Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3232/2008/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 16 tháng 10 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 21 – NQ/TW ngày 30/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ngày 23/9/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Chương trình hành động số 45 – CTr/TU ngày 05/5/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA X) VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3232 /2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh)
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X ban hành Nghị Quyết số 21 – NQ/TW ngày 30/01/2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Triển khai thực hiện Nghị quyết nêu trên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ (kèm theo Nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ngày 23/9/2008); Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Chương trình hành động số 45 – CTr/TU ngày 05/5/2008.
Chương trình hành động này xác định và phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành, các cấp trong việc thực hiện những nhiệm vụ đề ra trong Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Tạo sự thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết, làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hiểu rõ bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức giới thiệu, phổ biến cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh về những nội dung cơ bản của Nghị quyết, các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phổ biến thông tin về kinh tế - xã hội, các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh của tỉnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Báo Thanh Hoá, Báo Văn hoá - Thông tin, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu về các mô hình, tổ chức, cá nhân điển hình hoạt động có hiệu quả, phản ánh, phê phán những biểu hiện lệch lạc, chệch hướng, không phù hợp với thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Tiếp tục đổi mới, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Ban đổi mới doanh nghiệp chủ trì tổ chức đánh giá tình hình thực hiện công tác sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua, đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước, bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong quá trình cổ phần hoá và giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong những năm tới;
- Sở Tài chính chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá, đề xuất giải pháp tiếp tục và nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện chủ trương cung ứng dịch vụ công theo hình thức đấu thầu và đơn đặt hàng;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiến hành sơ kết tình hình thực hiện Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, gắn với sơ kết thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới; nghiên cứu đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã, các tổ hợp tác theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi và phát triển cộng đồng;
- Sở Tư pháp chủ trì rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách của tỉnh liên quan đến doanh nghiệp, phát hiện, đề xuất bãi bỏ, sửa đổi những quy định phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; bảo đảm quyền bình đằng cho các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các nguồn lực của Nhà nước.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển trang trại của tỉnh; hướng dẫn, khuyến khích các trang trại, các hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn góp vốn phát triển theo hình thức hợp tác xã, công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân; đề xuất giải pháp đẩy mạnh việc sắp xếp, chuyển đổi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông - lâm trường quốc doanh; khẩn trương hoàn thành phương án sắp xếp, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty thuỷ nông; hướng dẫn sử dụng hợp lý các chất bảo vệ thực vật, các chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, chăn nuôi, đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sở Công thương chủ trì tổ chức thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, tăng cường cung cấp thông tin về thị trường trong nước và ngoài nước cho các doanh nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường; chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội, ngành hàng, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu; hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và bắt kịp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh tiến hành rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chủ yếu thuộc ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách cho phù hợp với cơ chế thị trường; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong việc thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, các dự án đầu tư, cung ứng dịch vụ diện Nhà nước đài thọ theo hình thức hợp đồng.
3. Tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường:
- Sở Công thương chủ trì nghiên cứu đề xuất Đề án xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ và cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư; tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh về các phương thức giao dịch thị trường hiện đại, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đề xuất các giải pháp bảo đảm lưu thông hàng hoá thông suốt, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm sản xuất trong tỉnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, bảo đảm lợi ích chính đáng cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- Sở Lao động – TBXH chủ trì xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động toàn tỉnh, trước hết là ở các khu công nghiệp, khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hoá và các thị xã để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm việc làm và các doanh nghiệp tuyển dụng lao động; xây dựng đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của nhà nước; đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm, phát triển các các tổ chức dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm tư nhân đi đôi với tăng cường công tác quản lý, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, lừa đảo người lao động; tổ chức đánh giá công tác xuất khẩu lao động trong thời gian qua, đề xuất giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động theo hướng xuất khẩu lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao và hướng vào các thị trường có mức thu nhập cao; đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, khu vực tư nhân tham gia dạy nghề; khuyến khích các cơ sở dạy nghề liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, gắn dạy lý thuyết với thực hành, nâng cao chất lượng đào tạo nghề; tổ chức thực hiện tốt chính sách hỗ trợ học nghề đối với người tàn tật, người nghiện ma túy sau khi cai nghiện, thanh niên dân tộc thiểu số; phối hợp với ngân hàng chính sách triển khai việc cho vay với lãi suất ưu đãi để học nghề ở mọi trình độ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về tiền lương, tiền công, BHXH, vệ sinh an tòan lao động, ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế để đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Sở Tài chính chủ trì đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tín dụng, ngân hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
- Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng lộ trình và các giải pháp xúc tiến sự hình thành sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ - thiết bị (Thanh Hoá Techmart); hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ đo lường, giám định chất lượng, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ; đổi mới việc xác định và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo đơn đặt hàng; tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật sở hữu trí tuệ.
- Sở Tài nguyên và môi trường chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo quản lý chặt chẽ đất nông nghiệp, hình thành quỹ đất của nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, thực hiện chính sách xã hội và hỗ trợ tái định cư trong quá trình giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch về đất đai; hiện đại hoá hệ thống quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin về đất đai cung cấp cho các doanh nghiệp và nhân dân.
- Sở Tài chính đề xuất giải pháp điều chỉnh giá đất linh hoạt, sát với giá thực tế, phù hợp với tính đặc thù của từng dự án có thu hồi đất để tạo thuận lợi cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; triển khai việc đưa giá trị quyền sử dụng đất vào danh mục tài sản của mọi tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất;
- Sở Xây dựng xây dựng Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh đến 2020; đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích xây dựng nhà ở cho thuê, hoặc bán theo quy định của pháp luật, nhất là cho lao động tại các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế Nghi Sơn.
4. Đảm bảo gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
- Các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, trong quá trình xây dựng, thẩm định các quy hoạch, kế hoạch, dự án cần phải đặc biệt quan tâm đến mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường.
- Các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói - giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giá, trợ cước, các chương trình 134, 135, 253, 257, chương trình vốn vay và tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất giảm nghèo để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
- Sở Lao động – TBXH đề xuất các giải pháp đồng bộ để giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện miền núi; tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội; đề xuất giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc đối tượng xã hội;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường, đề xuất xử lý triệt để những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ở thượng nguồn các sông, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế và các đô thị lớn, đồng thời chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, không để phát sinh thêm các ô nhiễm mới.
5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
- Các ngành, UBND các huyện thị xã, thành phố có nhiệm vụ:
+ Tổ chức học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, thường xuyên cập nhật, nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Coi trọng công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, xử lý kịp thời những sai phạm trong thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách của Nhà nước, của tỉnh, của ngành và địa phương.
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước và tỉnh ban hành.
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ, nội dung công việc chủ yếu trong Chương trình hành động này và Phụ lục kèm theo, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của ngành, địa phương mình, trên cơ sở đó, cụ thể hoá thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm. Đối với những nhiệm vụ không cần thiết phải xây dựng thành các đề án, dự án, cần tổ chức triển khai ngay để bảo đảm thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả những nội dung của Chương trình hành động.
2. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình thực hiện; đồng thời gửi báo cáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Chương trình, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm Chương trình được thực hiện hiệu quả và đồng bộ./.
NHỮNG NỘI DUNG CÔNG VIỆC CHỦ YẾU
(Ban hành kèm theo Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa )
Số TT | Nội dung công việc | Đơn vị chủ trì | Thời gian hoàn thành |
I | Tiếp tục đổi mới, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh. | ||
1 | Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong những năm tới; | Ban đổi mới doanh nghiệp | Quý IV năm 2008 |
2 | Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, giải pháp tiếp tục và nâng cao hiệu quả thực hiện trong những năm tới. | Sở Tài chính | Quý IV năm 2008 |
3 | Phương án triển khai thực hiện chủ trương cung ứng dịch vụ công theo hình thức đấu thầu và đơn đặt hàng; | Sở Tài chính | Quý I năm 2009 |
4 | Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị quyết 10 của Tỉnh uỷ về phát triển doanh nghiệp; | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Quý IV năm 2008 |
5 | Phương án sắp xếp, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị thuỷ nông sau khi thực hiện miễn giảm thuỷ lợi phí | Sở Nông nghiệp và PTNT | Quý IV năm 2009 |
II | Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường | ||
1 | Hoàn chỉnh, đưa Sàn giao dịch việc làm vào hoạt động; Đề án hệ thống thông tin thị trường lao động ở các khu công nghiệp, khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hoá và các thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn. | Sở Lao động- BXH | Quý II năm 2009 |
2 | Đề án phát triển hệ thống Trung tâm việc làm và nâng cao năng lực Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hoá đến năm 2010, định hướng đến năm 2015. | Sở Lao động- TBXH | Quý IV năm 2008 |
3 | Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xuất khẩu lao động và chuyên gia, giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong những năm tới. | Sở Lao động- TBXH | Quý IV năm 2008 |
4 | Kế hoạch tổ chức chợ công nghệ - thiết bị tỉnh Thanh Hóa (Thanh Hoá Techmart); | Sở Khoa học và Công nghệ | Quý I năm 2009 |
5 | Báo cáo về các giải pháp thúc đẩy phát triển các dịch vụ đo lường, giám định chất lượng trên địa bàn tỉnh; | Sở Khoa học và Công nghệ | Quý IV năm 2008 |
6 | Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh đến 2020; | Sở Xây dựng | Quý IV năm 2008 |
7 | Cơ chế chính sách khuyến khích xây dựng nhà ở cho thuê, hoặc bán cho người lao động tại các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế Nghi Sơn. | Sở Xây dựng | Quý II năm 2009 |
III | Gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. | ||
1 | Đề án xoá đói giảm nghèo bền vững. Dự thảo Nghị quyết của Tỉnh uỷ về xoá đói, giảm nghèo | Sở Lao động - TBXH | Quý IV năm 2008 |
2 | Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh | Sở Xây dựng | Quý IV năm 2008 |
- 1Quyết định 85/2008/QĐ-UBND ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Thành ủy (khóa VIII) về thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Kế hoạch 90/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 2869/QĐ-UBND năm 2008 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22/2008/NQ-CP tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Kế hoạch 234/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị quyết số 22/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 85/2008/QĐ-UBND ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Thành ủy (khóa VIII) về thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 8Kế hoạch 90/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do thành phố Hà Nội ban hành
- 9Quyết định 2869/QĐ-UBND năm 2008 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22/2008/NQ-CP tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường do tỉnh Sơn La ban hành
- 10Kế hoạch 234/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Quyết định 3232/2008/QĐ-UBND chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 3232/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/10/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Mai Văn Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/10/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra