Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3191/2007/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 06 tháng 9 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH "QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC CHI VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỐI VỚI CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT – BTC - BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 93/2006/TTLT – BTC - BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của các đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 79/2005/TT - BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước;

 Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 50/TTr - KHCN ngày 29 tháng 8 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định định mức chi và phân bổ dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan, các tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phan Nhật Bình

 

QUY ĐỊNH

ĐỊNH MỨC CHI VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỐI VỚI CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3191 /2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Đối tượng áp dụng:

Các tổ chức và cá nhân được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì (đối với tổ chức), chủ nhiệm (đối với cá nhân) thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là đề tài, dự án, chương trình) thông qua phương thức tuyển chọn hoặc xét chọn để giao trực tiếp.

2. Phạm vi áp dụng:

Các hoạt động thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học-công nghệ cấp tỉnh thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, đề tài nghiệp vụ của các đơn vị sự nghiệp khoa học do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các hoạt động phục vụ công tác quản lý các đề tài, dự án, chương trình của cơ quan có thẩm quyền.

Các nội dung chi khác của các đề tài, dự án, chương trình không quy định trong văn bản này thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Các thuật ngữ về nhiệm vụ khoa học công nghệ, đề tài, dự án, chương trình khoa học, công nghệ cấp tỉnh được hiểu như giải thích tại Điều 2 trong Quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 2430/2005/QĐ - UBND ngày 13 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

2. Chuyên đề khoa học là một vấn đề cần giải quyết trong quá trình nghiên cứu của đề tài, dự án, chương trình khoa học, công nghệ, nhằm xác định những luận điểm khoa học và chứng minh những luận điểm này bằng những luận cứ khoa học, bao gồm luận cứ lý thuyết (cơ sở lý luận) và luận cứ thực tế (là kết quả khảo sát, điều tra, thí nghiệm, thực hiện do chính tác giả thực hiện hoặc trích dẫn của các đồng nghiệp khác).

Chuyên đề khoa học gồm 2 loại:

a. Chuyên đề loại 1 là nghiên cứu lý thuyết, bao gồm các hoạt động thu thập và xử lý các thông tin, tư liệu đã có, các luận điểm khoa học đã được chứng minh là đúng, được khai thác từ các tài liệu, sách báo, công trình khoa học của những người đi trước, hoạt động nghiên cứu-thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, từ đó đưa ra những luận cứ cần thiết để chứng minh luận điểm khoa học.

b. Chuyên đề loại 2 là chuyên đề nghiên cứu lý thuyết kết hợp triển khai thực nghiệm, ngoài các hoạt động như chuyên đề loại 1 nêu trên còn bao gồm các hoạt động điều tra, phỏng vấn, khảo cứu, khảo nghiệm, thực nghiệm trong thực tế nhằm đối chứng, so sánh, phân tích, đánh giá để chứng minh luận điểm khoa học.

3. Chuyên gia là người có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu, tối thiểu có 5 năm kinh nghiệm về lĩnh vực khoa học công nghệ của đề tài, dự án, chương trình; nắm vững cơ chế quản lý khoa học công nghệ; có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, chuyển giao và áp dụng các kết quả khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất; có uy tín chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Chương II

ĐỊNH MỨC CHI

Điều 3. Nội dung chi phục vụ công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học, công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện

1. Chi công tác tư vấn:

a. Các hoạt động tư vấn:

- Xác định các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh.

- Tuyển chọn hoặc xét chọn các tổ chức và cá nhân chủ trì, thực hiện đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh.

b. Nội dung chi:

- Công lao động khoa học cho các chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá các hồ sơ đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh.

- Thẩm định nội dung thuyết minh và kinh phí để thực hiện các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh.

- Các cuộc họp của tiểu ban tư vấn để lựa chọn đề tài, dự án chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh.

- Ăn, nghỉ cho các chuyên gia ở Trung ương hoặc tỉnh bạn được mời tham gia công tác tư vấn (nếu có).

2. Chi hoạt động quản lý:

a. Nội dung hoạt động quản lý:

- Kiểm tra, đánh giá 6 tháng, 01 năm đối với đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh (gọi chung là đánh giá giữa kỳ) .

- Nghiệm thu hoặc tổng kết kết quả thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh.

- Các hoạt động khác liên quan đến việc phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ.

b. Nội dung chi:

- Công lao động của các chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá kết quả thực hiện các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ.

- Các cuộc họp của đoàn kiểm tra, tổ chuyên gia thẩm định, hội đồng (gọi chung là đánh giá giữa kỳ, hàng năm và hội đồng nghiệm thu đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ).

- Ăn, nghỉ cho các chuyên gia ở Trung ương hoặc tỉnh bạn được mời tham gia công tác tư vấn (nếu có).

- Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động phục vụ công tác quản lý Nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ.

Điều 4. Định mức chi nội dung hoạt động quản lý các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ

Số TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Định mức (1.000đ)

I

Chi tư vấn xác định đề tài, dự án, chương trình

 

 

1.

Xây dựng đề bài được duyệt đề tài, dự án, chương trình để công bố.

Đề bài (đề cương)

1.000

2.

Họp Hội đồng xác định đề tài, dự án, chương trình:

 

 

- Chủ tịch Hội đồng

250

 

- Thành viên, thư ký khoa học

150

 

- Đại biểu được mời tham dự

50

II.

Chi tư vấn tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì

 

 

1.

Nhận xét đánh giá của uỷ viên phản biện

 

 

 

- Nhiệm vụ có tới 03 hồ sơ đăng ký

01 hồ sơ

300

 

- Nhiệm vụ có từ 04 đến 06 hồ sơ đăng ký

01 hồ sơ

250

 

- Nhiệm vụ có từ 7 hồ sơ đăng ký trở lên

01 hồ sơ

200

2.

Nhận xét đánh giá của uỷ viên Hội đồng

 

 

 

- Nhiệm vụ có tới 03 hồ sơ đăng ký

01 hồ sơ

200

 

- Nhiệm vụ có từ 4 đến 06 hồ sơ đăng ký

01 hồ sơ

180

 

- Nhiệm vụ có từ 07 hồ sơ đăng ký trở lên

01 hồ sơ

150

3.

Họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, xét chọn đề tài, dự án

Buổi họp

 

 

- Chủ tịch Hội đồng

250

 

- Thành viên, thư ký khoa học

150

 

- Đại biểu mời tham dự

50

4.

Thẩm định nội dung thuyết minh, kinh phí để thực hiện của đề tài, dự án, chương trình

Buổi họp

 

 

- Tổ trưởng tổ thẩm định

150

 

- Thành viên tổ thẩm định

100

III.

Chi tư vấn đánh giá, nghiệm thu chính thức tại Sở Khoa học và Công nghệ

 

 

1.

Nhận xét đánh giá (bằng văn bản)

 

 

 

- Nhận xét đánh giá của phản biện

Báo cáo

500

 

- Nhận xét đánh giá của uỷ viên Hội đồng

Báo cáo

300

2.

Chuyên gia đánh giá, khảo nghiệm kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ trước khi đánh gia nghiệm thu (tối đa 5 chuyên gia)

Báo cáo

1.000

3.

Họp tổ chuyên gia (nếu có)

Buổi họp

 

 

- Tổ trưởng

150

 

- Thành viên

100

 

- Đại biểu mời dự họp

50

4.

Họp Hội đồng nghiệm thu

Buổi họp

 

 

- Chủ tịch

250

 

- Thành viên, thư ký khoa học

150

 

- Đại biểu mời họp

50

5.

Hội thảo sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện đề tài, dự án, chương trình KHCN:

 

 

 

- Chủ trì hội thảo

Buổi họp

200

 

- Thư ký hội thảo

Buổi họp

100

 

- Đại biểu mời dự họp

Buổi họp

50

Điều 5. Nội dung chi thực hiện các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ

1. Chi công lao động tham gia trực tiếp thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ, bao gồm:

a. Công lao động của cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ như:

- Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu quy trình công nghệ, giải pháp khoa học công nghệ, thiết kế, chế tạo thử nghiệm.

- Nghiên cứu lý thuyết các luận cứ trong khoa học xã hội và nhân văn.

- Thực hiện, theo dõi thí nghiệm, phân tích mẫu.

- Điều tra khảo sát, thiết kế phiếu điều tra.

- Điều tra xã hội học

- Xử lý số liệu điều tra khảo sát, điều tra xã hội học.

- Viết các phần mềm máy tính.

- Viết báo cáo khoa học.

- Hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ

b. Công lao động khác phục vụ triển khai thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ.

2. Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, tư liệu, số liệu, sách, tạp chí tham khảo, tài liệu (kể cả tài liệu chuyện môn, kỹ thuật), bí quyết công nghệ, dụng cụ, bảo hộ lao động phục vụ nghiên cứu đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ.

3. Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định bao gồm:

- Mua tài sản thiết yếu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ.

- Thuê tài sản trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ của đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ (nếu có).

- Khấu hao tài sản cố định (nếu có) trong thời gian trực tiếp tham gia thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ (theo mức khấu hao quy định đối với tài sản của doanh nghiệp).

- Sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất trực tiếp cho việc nghiên cứu của đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ.

4. Các khoản chi khác:

- Công tác phí trong nước, đoàn vào, đoàn ra.

- Hội thảo, hội nghị thuộc nội dung thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ.

Số TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Định mức cho các loại đề tài, dự án, chương trình theo tổng mức kinh phí trong năm kế hoạch

(1.000 đồng)

Dưới 150 triệu đồng

Từ 150 đến 400 triệu đồng

Từ trên 400 đến 600 triệu đồng

Trên 600 triệu đồng

1.

Xây dựng thuyết minh chi tiết được duyệt

Đề cương, thuyết minh

1.000

1.400

1.800

2.000

2.

Chuyên đề nghiên cứu xây dựng quy trình khoa học công nghệ và Khoa học tự nhiên

chuyên đề

 

 

 

 

 

- Chuyên đề loại 1:

4.000

6.000

8.000

10.000

 

- Chuyên đề loại 2:

15.000

20.000

25.000

30.000

3.

Chuyên đề trong lĩnh vực xã hội và nhân văn

chuyên đề

 

 

 

 

 

- Chuyên đề loại 1:

5.000

6.000

7.000

8.000

 

- Chuyên đề loại 2:

6.000

8.000

10.000

12.000

4.

Báo cáo tổng thuật tài liệu đề tài, dự án, chương trình

Báo cáo

1.500

2.000

2.500

3.000

5.

Thù lao chủ nhiệm đề tài, dự án, chương trình

Một tháng

500

700

900

1.000

6.

Chi quản lý đề tài, dự án, chương trình tại cơ quan chủ trì

Một năm

8.000

10.000

12.000

15.000

- Văn phòng phẩm, in ấn, dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài.

- Quản lý chung của cơ quan chủ trì, gồm trả thù lao công lao động gián tiếp phục vụ (thư ký, kế toán) triển khai thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ; điện, nước, cước phí bưu điện, điện thoại, phương tiện làm việc của cơ quan v.v...

- Nghiệm thu cấp cơ sở.

- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm của đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ (nếu có).

- Một số khoản chi khác liên quan trực tiếp đến thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ.

Điều 6. Định mức chi các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ do các tổ chức chủ trì thực hiện

1. Định mức chi các hoạt động thực hiện đề tài, dự án, chương trình (phân loại theo tổng mức kinh phí trong năm kế hoạch):

2. Các định mức khác dùng chung cho hoạt động thực hiện các loại đề tài, dự án, chương trình:

Số TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Định mức chi
(1.000 đồng)

1.

Lập mẫu phiếu điều tra được duyệt

 

 

 

- Trong khoa học công nghệ

mẫu phiếu

300

 

- Trong khoa học xã hội và nhân văn

 

 

 

+ Đến 30 chỉ tiêu

mẫu phiếu

400

 

+ Trên 30 chỉ tiêu

mẫu phiếu

600

2.

Thu thập thông tin: (bao gồm thù lao cho điều tra viên, người đưa đường, người được phỏng vấn v.v... )

 

 

 

- Trong nghiên cứu khoa học công nghệ

phiếu

20

 

-Trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn:

 

 

 

+ Đến 30 chỉ tiêu

phiếu

20

 

+ Trên 30 chỉ tiêu

phiếu

30

3.

Xử lý, phân tích số liệu điều tra và lập báo cáo kết quả

01 đề tài, dự án, chương trình

 

 

- Trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Báo cáo

2.500

 

-Trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn:

 

 

 

+ Đến 30 chỉ tiêu

Báo cáo

2.500

 

+ Trên 30 chỉ tiêu

Báo cáo

4.000

4.

Viết báo cáo khoa học tổng kết đề tài, dự án, chương trình (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt, font chữ 13, khổ A4, không bao gồm phụ lục)

Dưới 100 trang

3.000

Từ 101 tr. đến 150tr.

5.000

Từ 151 tr. đến 200 tr.

7.000

Trên 201 tr.

9.000

5.

Nghiệm thu cấp cơ sở (nghiệm thu nội bộ)

 

 

5.1.

Nhận xét đánh giá

 

 

- Phản biện

Bản nhận xét

300

- Các uỷ viên khác

Bản nhận xét

200

5.2.

Chuyên gia (nếu có) phân tích, đánh giá, khảo nghiệm kết quả, sản phẩm của nhiệm cụ trước khi đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở/nghiệm thu nội bộ (số lượng không quá 5 chuyên gia, do Sở Khoa học và Công nghệ quyết định)

Báo cáo

800

5.3.

Họp tổ chuyên gia (nếu có)

Buổi họp

 

 

- Tổ trưởng

150

 

- Thành viên

100

 

- Đại biểu mời

 

50

5.4.

Họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (nghiêm thu nội bộ)

Buổi họp

 

 

- Chủ tịch

150

 

- Thành viên, thư ký khoa học

 

100

 

- Đại biểu mời

 

50

6.

Hội thảo khoa học

Hội thảo

 

 

- Người chủ trì

 

150

 

- Thư ký Hội thảo

 

100

 

- Báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng

 

400

 

- Đại biểu mời dự

 

50

7.

Tập huấn cho các đối tượng được hưởng lợi (Hộ nông dân, hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.....) vận dụng Thông tư 79/2005/TT - BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005

Buổi đào tạo

 

7.1.

Giảng viên, báo cáo viên:

 

 

 

- Giảng viên, báo cáo viên là Bộ trưởng, thứ trưởng, lãnh đạo tỉnh và tương đương

300

 

- Giảng viên, báo cáo viên là giáo sư, tiến sỹ, cục, vụ, viện trưởng, chuyên viên cao cấp, trưởng ngành và tương đương

200

 

- Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên cấp tỉnh, bộ và tương đương

150

 

 

- Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên cấp huyện, thị xã và tương đương

 

100

7.2

Chi chè nước, khánh tiết, nước uống

(Theo quy định chung)

 

Điều 7. Sử dụng định mức chi và kiểm soát chi

1. Các định mức quy định tại Điều 6 của Quy định này được sử dụng để xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí cho đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh.

2. Việc tiến hành chi và kiểm soát chi thực hiện theo quy định về chế độ khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT - BTC - BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chương III

XÂY DỰNG, THẨM TRA VÀ PHÊ DUYỆT KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 8. Các hoạt động quản lý nhà nước đối với đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh trong năm; kế hoạch kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (nếu có); đánh giá nghiệm thu đối với các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh, nội dung chi quy định tại Điều 3 và định mức chi quy định tại Điều 4 của Quy định này để xây dựng dự toán và tổng hợp vào dự toán chi sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm của tỉnh.

Điều 9. Đối với kinh phí thực hiện các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ

Việc hình thành, xác định và phê duyệt đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Chương 2 của Quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 2430/2005/QĐ - UBND ngày 13 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Dưới đây quy định một số điểm cụ thể:

1. Căn cứ xác định kinh phí:

a. Các nội dung nghiên cứu, khối lượng công việc cần triển khai để đạt được mục tiêu và sản phẩm của đề tài, dự án, chương trình đã được phê duyệt.

b. Các định mức kinh tế-kỹ thuật do các bộ, ngành ban hành, các khung định mức chi quy định tại văn bản này; các chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước và các quy định cụ thể của tỉnh. Trường hợp không có định mức kinh tế-kỹ thuật thì cần thuyết minh cụ thể chi tiết các căn cứ lập dự toán.

c. Các quy định về nội dung chi tại Điều 5 và định mức chi tại Điều 6 của Quy định này.

2. Yêu cầu:

a. Dự toán kinh phí của đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh được xây dựng và thuyết minh theo từng nội dung nghiên cứu và gắn với các sản phẩm cụ thể của đề tài, dự án.

b. Các tổ chức hoặc cá nhân chủ trì đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng dự toán theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.

Điều 10. Thẩm tra và phê duyệt dự toán của nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh

1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức việc thẩm định dự toán kinh phí của đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ theo đúng chế độ quy định. Trường hợp các nội dung chi không có định mức kinh tế - kỹ thuật của các bộ, ngành ban hành thì các sở, ngành phối hợp đề xuất các nội dung chi cần thiết và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.

2. Đối với các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh có dự toán kinh phí được xây dựng từ 300 triệu đồng trở lên (đối với đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) và 600 triệu đồng trở lên (đối với các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ ); hoặc các đề tài, dự án phức tạp, căn cứ xây dựng dự toán chưa rõ cần thiết phải có tổ thẩm định dự toán kinh phí thì thực hiện như sau:

a. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan thành lập Tổ thẩm định dự toán kinh phí của nhiệm vụ khoa học công nghệ (bao gồm các chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài, dự án khoa học và công nghệ, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia tài chính và các nhà doanh nghiệp có kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ khoa học công nghệ cần thẩm định);

b. Tổ thẩm định căn cứ vào kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn tuyển chọn (hoặc Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài, dự án khoa học công nghệ) tư vấn cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ về tổng kinh phí cần thiết để thực hiện đề tài, dự án khoa học công nghệ phù hợp với các nội dung được phê duyệt, số kinh phí cần thiết hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước, tính khả thi về thị trường, hiệu quả dự kiến đối với sản phẩm tạo ra của đề tài, dự án khoa học công nghệ để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

Điều 11. Phân cấp quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí

Việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ phải được thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, chế độ tài chính hiện hành, Kế hoạch khoa học công nghệ hàng năm đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và các quy định tại Chương 6 của Quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 2430/2005/QĐ - UBND ngày 13 tháng 6 năm 2005 cuả Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

Trong đó:

1. Giao cho Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí các hoạt động phục vụ công tác quản lý đối với đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh .

2. Giao cho tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ cấp tỉnh quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ đã được phê duyệt.

Điều 12. Phân bổ kinh phí khoa học công nghệ cho các đề tài nghiệp vụ và kinh phí từ quỹ phát triển khoa học công nghệ của tỉnh

1. Giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư căn cứ các định mức quy định tại văn bản này, xác định kinh phí cho các đề tài nghiệp vụ của các tổ chức sự nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh và tổng hợp trong Kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Các đề tài, dự án, chương trình khoa học và công nghệ thực hiện bằng nguồn kinh phí từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh được áp dụng các định mức quy định tại văn bản này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Đối với các đề tài, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã được phê duyệt trước thời điểm quy định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm phê duyệt.

2. Khi Nhà nước thay đổi các định mức khung xác định dự toán kinh phí của đề tài, dự án, thì liên ngành Sở Tài chính - Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, các chủ nhiệm đề tài, dự án, chương trình phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý ./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3191/2007/QĐ-UBND về quy định định mức chi và phân bổ dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương

  • Số hiệu: 3191/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/09/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
  • Người ký: Phan Nhật Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/09/2007
  • Ngày hết hiệu lực: 16/02/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản