Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 317/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 03 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2009 - 2020.

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP và Thông tư số: 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số: 3897/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số: 50-CT/TW;

Căn cứ Quyết định số: 1100/QĐ-UBND ngày 21/4/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt đề cương đề án “Phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006-2020” và Công văn số: 2171/UBND-NN ngày 31/5/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc điều chỉnh tên đề án thành “Quy hoạch phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006-2020”;

Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định đề án: Quy hoạch Phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 - 2020 được thành lập theo Quyết định số: 3433/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh tại Biên bản phiên họp ngày 09/12/2008;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số: 1142/TTr-SCT ngày 24/12/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2009 - 2020, với các nội dung sau:

1. Định hướng phát triển:

1.1. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế, bảo vệ môi trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

1.2. Ưu tiên phát triển công nghiệp sinh học coi đây là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Xây dựng công nghiệp sinh học trở thành một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của tỉnh;

1.3. Tập trung phát triển công nghiệp sinh học phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao và bền vững.

1.4. Để phát triển công nghiệp sinh học, cần liên kết giữa nghiên cứu khoa học, sản xuất thử nghiệm, sản xuất công nghiệp và thương mại hoá sản phẩm; dựa trên việc phát huy nội lực là chính, cùng với việc tiếp thu có chọn lọc, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường hợp tác quốc tế.

2. Mục tiêu phát triển:

- Xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, tạo ra một số sản phẩm chủ lực, khai thác tiểm năng, thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế xã - hội tỉnh Thanh Hoá.

- Nâng cấp, mở rộng, xắp xếp lại các tổ chức, doanh nghiệp và cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường hiện có trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh và định hướng sản xuất các sản phẩm chủ lực đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- Có cơ chế, chính sách giúp hình thành các loại hình doanh nghiệp sản xuất một số sản phẩm chủ lực hợp với từng địa bàn nhằm khai thác tốt lợi thế về nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, thị trường.

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu phát triển:

+ Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp sinh học Thanh Hoá đến năm 2015 là 15%; giai đoạn 2015 – 2020 là 10 – 12%.

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp sinh học trong các ngành công nghiệp của tỉnh 18%.

3. Nội dung phát triển công nghiệp sinh học:

Quy hoạch phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009 - 2020 bao gồm các dự án phát triển công nghiệp sinh học cho từng lĩnh vực. Tổng đầu tư dự kiến là 11.690 tỷ đồng huy động từ mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ theo từng dự án cụ thể.

3.1. Công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp:

Phát triển công nghiệp sinh học trong nông nghiệp là lĩnh vực cần được ưu tiên để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản có các tính năng vượt trội, có năng suất, chất lượng cao ở quy mô công nghiệp, cung cấp đầy đủ và ổn định cho nhu cầu của tỉnh và các vùng lân cận; cần trú trọng đánh giá tính an toàn sinh học, tính rủi ro của công nghệ và sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chuyển gen;

ứng dụng và phát triển các công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ tế bào phôi và công nghệ vi sinh để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm sinh học có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu;

Một số nguyên liệu cho nông nghiệp được quy hoạch theo vùng, lãnh thổ thống nhất như thuyết minh của Quy hoạch.

3.2. Công nghiệp sinh học phục vụ lĩnh vực y tế:

Hình thành và phát triển công nghiệp sinh học sản xuất nguyên liệu dược và các sản phẩm y sinh học, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản xuất một số loại thuốc và thực phẩm chức năng chất lượng cao, góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống. Lập quy hoạch phát triển cây nguyên liệu cho công nghiệp dược.

3.3. Công nghiệp sinh học phục vụ công nghiệp:

Phát triển công nghiệp sinh học phục vụ công nghiệp dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng sẵn có, sử dụng nguyên liệu địa phương, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu mạnh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm lên men truyền thống. Phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát triển hệ thống các dự án sản xuất rượu, bia, cồn công nghiệp; sản xuất các axit amin từ phụ phẩm mía đường, ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất các chế phẩm xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Vị trí đặt các nhà máy cần bố trí gần vùng nguyên liệu, thuận tiện giao thông.

3.4. Công nghiệp sinh học phục vụ công tác bảo vệ môi trường:

Phát triển công nghiệp sinh học phục vụ bảo vệ môi trường dựa trên nhu cầu thực tế đặt ra từ quá trình phát triển kinh tế xã hội; phải phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, khu vực; thực hiện đồng bộ với việc hoàn chỉnh cơ sở pháp lý, nâng cao trình độ công nghệ, thiết bị, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường. Các nhà máy được đặt tại các khu công nghiệp, gần khu đô thị nhằm tái chế phế thải, giảm thiểu ô nhiễm.

4. Các dự án ưu tiên đầu tư:

TT

Tên dự án

Địa điểm bố trí

Hình thức đầu tư

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

Thời gian thực hiện

 

Tổng vốn

 

 

11.690

 

I

Trong nông nghiệp

 

 

1.840

 

1

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chất điều hòa sinh trưởng

Lam Sơn/Như Xuân

Mọi thành phần KT

500

2010 - 2020

2

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón sinh học

Lam Sơn, Nông Cống, Thạch Thành

Mọi thành phần KT

500

2009 - 2015

3

Dự án phát triển đàn bò sữa

Thọ Xuân, Mường Lát, Bá Thước

Mọi thành phần KT

200

2009 - 2015

4

Dự án chế biến các sản phẩm thuỷ sản, thuỷ sinh

Tĩnh Gia, Nghi Sơn

Mọi thành phần KT

300

2009 - 2015

5

Dự án xây dựng Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao

Thành phố Thanh Hoá hoặc huyện lân cận

Ngân sách

100

2009 - 2015

6

Dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu ứng dụng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản, giống lâm nghiệp (04 trung tâm)

Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Tĩnh gia, Nga Sơn, Quảng Xương

Ngân sách

200

2009 - 2015

7

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triuển công nghiệp sinh học trong nông nghiệp ( 5 tiến sỹ, 30 kỹ sư, 50 CB kỹ thuật)

Trong nước và quốc tế

 

20

2009 - 2015

8

Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghiệp sinh học trong lính vực nông–lâm–ngư nghiệp

Thanh Hoá

 

20

2009 - 2015

II

Trong lĩnh vực Y tế

 

 

1.470

 

1

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kháng sinh beta-lactam

Tây Bắc ga TP Thanh Hoá

Mọi thành phần KT

1000

2010 - 2020

2

Dự án xây dựng khu chiết xuất dược liệu sản xuất thành phẩm đông dược và thuốc ống, lọ

Tây Bắc ga TP Thanh Hoá

Mọi thành phần KT

150

2010 - 2020

3

Dự án sản xuất viên nang mền

Khu CN Lễ Môn TP Thanh Hoá

Mọi thành phần KT

500

2010 - 2020

4

Dự án sản xuất thuốc y học cổ truyền đạt GMP (Hydan, Phong Bà Giằng ...)

Khu CN Hoằng Long, Hoằng Hoá

Mọi thành phần KT

100

2010 - 2020

5

Xây dựng Trung tâm nghiên cứu triển khai CN sinh học phục vụ y tế

TP Thanh Hoá

Ngân sách

100

2009 - 2015

6

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp sinh học trong y tế ( 2 tiến sỹ, 20 cử nhân, 30 CB kỹ thuật)

Trong nước và quốc tế

Ngân sách

20

2009 - 2015

7

Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CN sinh học trong lĩnh vực y tế

TP Thanh Hoá

Ngân sách

20

2009 - 2015

III

Trong Công nghiệp

 

 

5.390

 

1

Dự án sản xuất cồn nhiên liệu 500 triệu lít/năm

Lam Sơn, Nông Cống

Mọi thành phần KT

2000

2010-2020

2

Dự án sản xuất các sản phẩm sau tinh bột (tinh bột biến tính, đường glucoza, sorbitol,malto-oligosaccharit, cyclodextrin,...)

Bá Thước, Như Xuân, khu CN Lễ Môn

Mọi thành phần KT

150

2010-2015

3

Dự án sản xuất các đường chức năng (Fructo-oligosaccharit, isomaltuloza,...)

Lam Sơn, Nông Cống

Mọi thành phần KT

100

2010-2015

4

Dự án sản xuất sinh khối vi sinh vật

Lam Sơn, Nông Cống, Bá Thước, Như Xuân

Mọi thành phần KT

300

2010-2015

5

Dự án sản xuất axit amin (lizin, methionin...)

Lam Sơn, Nông Cống, Bá Thước, Như Xuân

Mọi thành phần KT

800

2010-2020

6

Dự án sản xuất axit hữu cơ (axit acetic, citric, lactic, gluconic...)

Lam Sơn, Nông Cống,

Mọi thành phần KT

800

2010-2020

7

Dự án sản xuất bao bì sinh học

Bá Thước, Như Xuân, Nghi Sơn

Mọi thành phần KT

300

2010-2020

8

Dự án sản xuất các chế phẩm sinh học ứng dụng trong CN thực phẩm

Bá Thước, Như Xuân, Nghi Sơn

Mọi thành phần KT

500

2010-2020

9

Nhà máy sản xuất chế phẩm sinh học bảo vệ môi trường

Lam Sơn, Nghi Sơn, khu CN Lễ Môn

Mọi thành phần KT

200

2009-2015

10

Dự án trồng ngô chuyển gen phục vụ SX cồn nhiên liệu

Đồng bằng châu thổ sông Mã

Mọi thành phần KT

100

2010-2020

11

Xây dựng TT nghiên cứu triển khai CN sinh học phục vụ công nghiệp

TP Thanh Hoá

Ngân sách

100

2009-2015

12

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển CN sinh học ứng dụng trong tiêu dùng và thực phẩm (5 tiến sỹ, 30 kỹ sư, 50 CBKT)

Trong nước và quốc tế

Ngân sách

20

2009-2015

13

Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng CN sinh học trong lĩnh vực tiêu dùng, thực phẩm

Thanh Hoá

Ngân sách

20

2009-2015

IV

Trong bảo vệ môi trường

 

 

2.990

 

1

Nhà máy chế biến rác thải đô thị thành phân bón vi sinh ( 03 nhà máy)

TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn, khu dô thị Ngọc Lặc

Mọi thành phần KT

600

2009-2015

2

Nhà máy chế biến rác thải, phế phụ phẩn CN thành phân bón vi sinh ( 03 nhà máy)

Khu CN: Lam Sơn, Nghi Sơn, Bỉm Sơn

Mọi thành phần KT

450

2009-2015

3

Cụm xử lý nước thải cho các khu công nghiệp (03 cụm)

Khu CN: Lễ Môn, Nghi Sơn, Lam Sơn

Mọi thành phần KT

600

2009-2015

4

Cụm xử lý nước thải sinh hoạt cho các thành phố, thị xã (05 cụm)

TP Thanh Hóa, TX Sầm Sơn, Bỉm Sơn, khu đô thị: Ngọc Lặc, Thành Vân thạch Thành

Mọi thành phần KT

1000

2009-2015

5

Nhà máy sản xuất thiết bị, vật liệu bảo vệ môi trường (02 nhà máy)

Khu KT Nghi Sơn, Khu CN Lễ Môn

Mọi thành phần KT

200

2009-2015

6

Xây dựng trung tâm nghiên cứu triển khai công nghiệp sinh học môi trường

TP. Thanh Hóa

Ngân sách

100

2009 - 2015

7

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (3 tiến sĩ, 30 kỹ sư, 40 cán bộ kỹ thuật)

Trong nước và quốc tế

Ngân sách

20

2009 - 2015

8

Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hoá

Ngân sách

20

2009 - 2015

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch;

Thực hiện tốt 9 giải pháp nêu trong Qui hoạch phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 .

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

- Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020; xây dựng kế hoạch chi tiết để phát triển sản xuất công nghiệp các sản phẩm: Rượu, bia, nước giải khát, thực phẩm chức năng, axít amin, axít hữu cơ, nhiên liệu sinh học, nguyên liệu hoá dược và chế phẩm vi sinh vật; xây dựng, bổ sung, sửa đổi cơ chế, ban hành, phổ biến các chính sách ưu tiên, thực hiện hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài, để phát triển công nghiệp sinh học trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch tăng cường đầu tư tiềm lực, thẩm định trình độ công nghệ và thiết bị cho các dự án đầu tư công nghiệp sinh học; xây dựng các dự án tăng cường tiềm lực nghiên cứu khoa học công nghệ cho các trường đại học, trung tâm nghiên cứu công nghiệp sinh học.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng các dự án tăng cường tiềm lực nghiên cứu khoa học công nghệ cho các trung tâm nghiên cứu công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp; mở rộng, hiện đại hoá các trung tâm giống; xây dựng và ban hành các quy định về hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến độ công nghệ sinh học trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp; xây dựng kế hoạch chi tiết để phát triển sản xuất công nghiệp các sản phẩm: Giống cây trông, vật nuôi, nấm ăn, phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thức ăn chăn nuôi, giống thuỷ sản chủ lực, các chế phẩm sinh học để sản xuất thức ăn, phòng trị bệnh và quản lý môi trường thuỷ sản; ứng dụng công nghệ enzim - protein trong chế biến thuỷ hải sản.

- Sở Y tế chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng các dự án tăng cường tiềm lực nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học cho các trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện; xây dựng và ban hành các quy định về hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ công nghệ sinh học trong ngành y tế.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng ban hành các quy định hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học để bảo vệ môi trường; phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng các dự án tăng cường tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học cho các trường, trung tâm nghiên cứu.

- Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành để xử lý các đề xuất về đầu tư của cơ quan chủ trì; cân đối tổng hợp các nguồn lực trong các kế hoạch của tỉnh, tham gia thẩm định giá cho các đề án, dự án đầu tư phát triển công nghiệp sinh học; xây dựng các giải pháp huy động nguồn vốn cho phát triển công nghiệp sinh học.

- Các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và các doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học thực hiện: Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển tiềm năng và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; đổi mới, nhập khẩu và chuyển giao công nghệ; xây dựng dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách phải tuân theo quy hoạch này và các quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công nghiệp (để B/C);
- TT Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, PgNN, Log.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thế Bắc

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 317/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2020

  • Số hiệu: 317/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/02/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lê Thế Bắc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/02/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản