- 1Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT ban hành Quy định về vệ sinh trường học của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 2Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 3Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- 4Nghị định 49/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3138/2008/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 31 tháng 12 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3138/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Dạy thêm, học thêm được đề cập trong Quy định này là hoạt động dạy học ngoài giờ học thuộc Kế hoạch giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, với nội dung dạy học trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông. Văn bản này quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường và dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dạy thêm học thêm.
2. Văn bản này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm, học thêm.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dạy thêm, học thêm
1. Nội dung và phương pháp dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho người học; phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm sinh lý của người học; không gây nên tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Hoạt động dạy thêm có thu tiền chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp khi được miễn giấy phép theo quy định tại Điều 9 Quy định này; đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của cấp có thẩm quyền về chuyên môn, tổ chức và tài chính.
3. Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Điều 3. Các trường hợp không thực hiện dạy thêm, học thêm
1. Đối với các trường dạy học 2 buổi trong một ngày, nhà trường và giáo viên không được tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh; việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi chuyển cấp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ bố trí trong các buổi học tại trường.
2. Không dạy thêm, học thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp nhận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình; phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục, thể thao; luyện tập kỹ năng đọc, viết cho học sinh, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
3. Cơ sở giáo dục đại học không tổ chức dạy thêm, học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông cho người học không phải là học sinh, học viên của cơ sở giáo dục đại học đó.
DẠY THÊM, HỌC THÊM TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ DẠY THÊM, HỌC THÊM NGOÀI NHÀ TRƯỜNG
Điều 4. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường
1. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do nhà trường phổ thông, cơ sở giáo dục khác dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông thực hiện.
2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường bao gồm: phụ đạo học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy thêm cho những học sinh có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến thức, ôn thi tuyển sinh trung học phổ thông cho học sinh lớp 9, ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh lớp 12. Khi mở lớp dạy thêm, phải có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo, có đủ cơ sở vật chất và lớp học bảo đảm yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 5. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm do các tổ chức khác, ngoài các tổ chức nói tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này, hoặc cá nhân thực hiện.
2. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường bao gồm: bồi dưỡng kiến thức, ôn luyện thi. Tổ chức, cá nhân đăng ký mở lớp dạy thêm phải có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo tương ứng, có đủ cơ sở vật chất và lớp học bảo đảm yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP DẠY THÊM, TRƯỜNG HỢP MIỄN GIẤY PHÉP
Điều 6. Thủ tục cấp giấy phép dạy thêm
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép dạy thêm gồm:
a) Đơn xin đăng ký dạy thêm (đối với cá nhân);
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đào tạo và giấy tờ khác có liên quan của người đăng ký dạy thêm;
c) Biên bản kiểm tra về giáo viên, cơ sở vật chất dạy thêm;
d) Tờ trình xin mở lớp dạy thêm (đối với tổ chức, đơn vị, trường học).
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép dạy thêm
a) Đối với các lớp dạy thêm trong nhà trường: trước khi mở lớp, Hiệu trưởng có tờ trình nêu rõ phương án dạy thêm cụ thể, số lượng người học, mức thu tiền học thêm... gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (dạy thêm cấp trung học cơ sở) hoặc gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (dạy thêm cấp trung học phổ thông, ôn luyện thi tuyển sinh...);
b) Đối với các lớp dạy thêm ngoài nhà trường:
- Đối với giáo viên đang công tác, người đăng ký dạy thêm phải làm đơn nêu rõ phương án dạy thêm cụ thể, số lượng người học, người dạy, mức thu tiền dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất... gửi Hiệu trưởng nhà trường, Hiệu trưởng xem xét và thành lập tổ kiểm tra để kiểm tra cơ sở vật chất; nếu đủ điều kiện, Hiệu trưởng có ý kiến đề nghị (kèm theo biên bản kiểm tra) gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (dạy thêm cấp trung học cơ sở) hoặc gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (dạy thêm cấp trung học phổ thông, ôn luyện thi tuyển sinh và những loại hình khác) để xin cấp giấy phép.
- Đối với các tổ chức ngoài nhà trường, giáo viên đã nghỉ công tác, người đăng ký dạy phải làm đơn kèm theo phương án tổ chức dạy thêm, số lượng người học, đội ngũ giáo viên, mức thu tiền dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất quy định tại Điều 10, Điều 11 của Quy định này gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trung học cơ sở) và Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trung học phổ thông, ôn luyện thi tuyển sinh và những loại hình khác) để được kiểm tra và cấp giấy phép.
3. Thời gian giải quyết cấp giấy phép, hiệu lực của giấy phép dạy thêm.
a) Giấy phép dạy thêm được cấp trong thời gian từ 5 đến 10 ngày làm việc hành chính sau khi cấp có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ theo quy định;
b) Thời gian giấy phép có hiệu lực trong 1 năm tính từ thời điểm được cấp. Trước khi hết thời hạn ít nhất 10 ngày, nếu tiếp tục dạy thêm phải đến cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xin gia hạn (nếu là giáo viên đang công tác thì phải có ý kiến đề nghị xin gia hạn của Hiệu trưởng).
Điều 7. Thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm
1. Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép dạy thêm cho nhà trường, tổ chức, cá nhân dạy thêm ở cấp trung học phổ thông (THPT), lớp ngoại ngữ, ôn luyện thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT, trường Chuyên, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép dạy thêm cho nhà trường, tổ chức, cá nhân dạy thêm ở cấp trung học cơ sở (THCS), tiểu học.
Điều 8. Thẩm quyền thu hồi giấy phép dạy thêm
1. Sở Giáo dục và Đào tạo thu hồi giấy phép dạy thêm đối với các đối tượng được cấp giấy phép nêu ở khoản 1 Điều 7 của Quy định này.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo thu hồi giấy phép dạy thêm đối với các đối tượng được cấp giấy phép nêu ở khoản 2 Điều 7 của Quy định này.
Điều 9. Các trường hợp dạy học theo hình thức “gia sư” chỉ dạy kèm không quá 2 người học trong cùng một thời gian học thì không phải xin cấp giấy phép dạy thêm, nhưng phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung giảng dạy.
ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP DẠY THÊM, HỌC THÊM
Điều 10. Tiêu chuẩn đối với người tham gia dạy thêm
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm.
2. Đạt chuẩn đào tạo theo cấp học đăng ký dạy thêm.
3. Có từ 3 năm trở lên đứng lớp giảng dạy môn, khối lớp đó.
4. Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên.
Người dạy thêm là cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu, ngoài các điều kiện trên (đã có trước khi nghỉ hưu), phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Điều 11. Điều kiện về cơ sở vật chất của lớp dạy thêm
1. Phòng học phải vững chắc, có đủ ánh sáng, thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, yên tĩnh, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ. Diện tích phòng học phải đạt mức tối thiểu 1 m2 cho một học sinh, chiều cao phòng (tính đến điểm đặt trần) đạt 3 m trở lên.
2. Bàn ghế, bảng đúng quy cách, đảm bảo chất lượng, đủ chỗ ngồi và tầm nhìn cho học sinh. Khoảng cách ngồi giữa hai người học không dưới 0,5 m.
Điều 12. Mỗi lớp dạy thêm, học thêm có không quá 45 người học.
1. Đối với tiểu học: không quá 2 buổi/tuần, mỗi buổi không quá 03 tiết.
2. Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông: số tiết dạy môn học thêm không quá số tiết lên lớp chính khoá trong nhà trường của môn đó theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đối với các lớp ôn luyện thi: không quá 6 tiết/môn/tuần.
Điều 14. Địa điểm dạy thêm ở ngoài nhà trường phải thuận tiện cho việc đi lại và đảm bảo an ninh, an toàn giao thông.
MỨC THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN DẠY THÊM
Điều 15. Mức thu tiền học thêm
Người tổ chức dạy thêm quyết định mức thu tiền học thêm từ người học một cách hợp lý trên cơ sở thoả thuận với người học (hoặc với người giám hộ của người học), nhưng phải đảm bảo tổng số tiền thu từ người học để chi cho mỗi tiết dạy thêm (bao gồm chi cho tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ, trang thiết bị dạy học, quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy...) trong tổng số tiết dạy thêm của 01 tháng học đối với lớp ở cấp trung học phổ thông không quá 14%; trung học cơ sở không quá 11%; tiểu học không quá 9% lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước tại thời điểm đó.
Điều 16. Sử dụng các khoản thu tiền học thêm
1. Đối với dạy thêm trong nhà trường, trong tổng số tiền thu học thêm, chi 70% cho người trực tiếp giảng dạy, 30% cho tăng cường cơ sở vật chất, tổ chức, phục vụ, quản lý tại cơ sở và các khoản chi khác.
2. Đối với cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường, mức chi tiền dạy thêm cho người trực tiếp giảng dạy theo thỏa thuận (hợp đồng) giữa người dạy với người tổ chức dạy thêm.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Thường xuyên nắm tình hình và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời điều chỉnh chế độ, chính sách đối với hoạt động dạy thêm, học thêm phù hợp với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định này; tổ chức chỉ đạo triển khai và hướng dẫn thực hiện cụ thể Quy định này; thanh tra, kiểm tra thường xuyên nhằm bảo đảm hiệu lực của Quy định về dạy thêm, học thêm; phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
3. Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chịu trách nhiệm quản lý đối với hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn huyện, thị xã theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định này; tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn huyện, thị xã để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo chức năng, quyền hạn và theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; kịp thời phát hiện những sai phạm đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý.
Điều 19. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu lực của Quy định về dạy thêm, học thêm; phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
2. Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm.
Điều 20. Trách nhiệm của các ngành có liên quan
Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền các cấp để tuyên truyền, quản lý thực hiện tốt việc dạy thêm, học thêm theo chức năng và thẩm quyền; kịp thời phát hiện, phản ánh những sai phạm để đề nghị cấp thẩm quyền xử lý.
Điều 21. Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường và người đứng đầu cơ sở giáo dục khác
1. Tổ chức và quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường, bảo đảm quyền lợi của người học; kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của giáo viên, cán bộ, nhân viên do trường hoặc đơn vị mình quản lý. Thực hiện đúng tiến độ quy định của phân phối chương trình; không cắt xén chương trình, nội dung dạy học đã được quy định để dành cho dạy thêm, học thêm.
2. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm; định kỳ tổng kết và báo cáo tình hình dạy thêm, học thêm theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm
1. Thực hiện Quy định này và các quy định khác về hoạt động giáo dục. Trước khi thực hiện dạy thêm, người tổ chức dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép và Hiệu trưởng (nếu là giáo viên đang công tác) về kế hoạch dạy thêm, nội dung dạy thêm, danh sách người học, danh sách người dạy; đồng thời báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đặt địa điểm dạy thêm biết.
2. Quản lý người học và tôn trọng quyền lợi của người học. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, phải báo cáo với cơ quan cấp giấy phép và thông báo công khai cho người học biết ít nhất là 30 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện.
3. Tổ chức, cá nhân dạy thêm phải kê khai thu nhập hàng tháng của người dạy thêm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục và của chính quyền các cấp.
Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định về dạy thêm, học thêm và được các cơ quan quản lý giáo dục đánh giá có nhiều đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Trường hợp không kê khai thu nhập cá nhân để trốn thuế, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2. Cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
3. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy định về dạy thêm, học thêm, có hành vi lừa đảo hoặc tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định dẫn tới vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 03/2007/QĐ-BGDĐT Quy định về dạy thêm, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT ban hành Quy định về vệ sinh trường học của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 5Nghị định 166/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 6Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- 7Nghị định 49/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- 8Quyết định 15/2001/QĐ-UB về Quy định dạy thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 9Quyết định 18/2008/QĐ-UBND quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Quyết định 3138/2008/QĐ-UBND về Quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Số hiệu: 3138/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Lô Ích Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/01/2009
- Ngày hết hiệu lực: 03/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực