Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2023/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 21 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức Chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào Doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản, tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số Điều của Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 77/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng làm đại diện chủ sở hữu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 và thay thế Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc UBND tỉnh Cao Bằng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chánh Thanh tra tỉnh; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Thành viên Hội đồng thành viên của Tổng công ty hoặc Công ty đối với Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước và Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
(Kèm theo Quyết định số 31/2023/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do UBND tỉnh Cao Bằng làm đại diện chủ sở hữu.
Những nội dung chưa quy định trong Quy chế này được thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu: Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng;
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do UBND tỉnh làm đại diện chủ sở hữu;
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Công ty mẹ của Tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (sau đây gọi chung là công ty mẹ) do UBND tỉnh quyết định thành lập.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do UBND tỉnh quyết định thành lập.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của UBND tỉnh (sau đây gọi là Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp).
4. Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Cao Bằng thực hiện giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động công khai thông tin tài chính theo quy định tại quy chế này và quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số. Trường hợp quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số khác quy định tại quy chế này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số đó.
5. Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nội vụ; Sở Lao động-Thương binh và xã hội; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cục thuế tỉnh; Thanh tra tỉnh; các cơ quan quản lý Nhà nước được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tại Quy chế này và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 3. Mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động
1. Đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
2. Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
3. Giúp UBND tỉnh kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh.
4. Thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
5. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Chương II
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
Mục 1. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 4. Chủ thể giám sát
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu
UBND tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do UBND tỉnh quyết định thành lập.
2. Cơ quan Tài chính
Sở Tài chính là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo giám sát, giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do UBND tỉnh quyết định thành lập theo quy định.
Điều 5. Nội dung, căn cứ và phương thức thực hiện giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu
Thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin của doanh nghiệp nhà nước và Điều 5 Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Điều 6. Tổ chức giám sát
1. Trách nhiệm của UBND tỉnh
a) Thực hiện theo khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 17 Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
b) UBND tỉnh ban hành Quy chế tài chính đối với công ty mẹ “tổng công ty nhà nước do UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý” sau khi có thỏa thuận với Bộ Tài chính; ban hành Quy chế tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước còn lại do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào Doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh
Các quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được cấp có thẩm quyền giao, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan theo dõi, giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện các quy định của nhà nước trong quá trình hoạt động; tập trung cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh theo quy định; đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về việc tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó:
a) Trách nhiệm của Sở Tài chính
- Chủ trì lập kế hoạch giám sát tài chính (bao gồm kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tài chính) đối với các doanh nghiệp theo quy định, trình UBND tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm trước để xem xét chỉ đạo hoàn thiện, phê duyệt và công bố trước ngày 31 tháng 01 hàng năm;
- Trực tiếp tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát tài chính; chủ động tham mưu thu thập, quản lý thông tin tài chính của từng doanh nghiệp đảm bảo kịp thời, đầy đủ, liên tục; tổng hợp kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ báo cáo UBND tỉnh theo quy định;
- Khi phát hiện tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, phải cảnh báo khuyến nghị kịp thời cho doanh nghiệp. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh để chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém; đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm về quản lý tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp báo cáo tài chính có dấu hiệu không đầy đủ, chính xác, Sở Tài chính yêu cầu doanh nghiệp thuê công ty kiểm toán độc lập soát xét lại số liệu tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận giám sát; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về tài chính của doanh nghiệp để báo cáo xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp việc tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các kiến nghị của cơ quan tài chính, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về việc xử lý các sai phạm và biện pháp tăng cường giám sát tài chính doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thực hiện chế độ giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Mục 4 Chương III của Nghị định số 87/2015/NĐ-CP;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP; Thông tư số 200/2015/TT-BTC; Thông tư số 77/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
- Lập báo cáo kết quả giám sát tài chính định kỳ (06 tháng) và hàng năm (trong đó nhận xét đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp theo các nội dung tại Điều 9 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, từ đó nêu các khuyến nghị đối với từng doanh nghiệp), báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 20/8 (đối với báo cáo giám sát tài chính 6 tháng), trước ngày 15/5 (đối với báo cáo tài chính năm) để xem xét, gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/8 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 31/5 của năm tiếp theo (đối với báo cáo năm); chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu về tính trung thực, chính xác của kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp.
- Thông báo bằng văn bản đến Sở Nội vụ những người quản lý doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong báo cáo giám sát của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Sở Tài chính.
- Tham mưu việc xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập thông tin trực tiếp từ các doanh nghiệp.
b) Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính thực hiện đánh giá, giám sát doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan đến giám sát doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 87/2021/NĐ-CP; Thông tư số 200/2015/TT-BTC; Thông tư số 77/2021/TT-BTC.
c) Trách nhiệm của Sở Nội vụ:
Căn cứ kết quả giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ý kiến của Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh:
- Xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với người quản lý doanh nghiệp trong các trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong báo cáo giám sát của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Sở Tài chính;
- Đánh giá đối với người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật để làm cơ sở đề nghị khen thưởng, kỷ luật (nếu có) hàng năm; xem xét, đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ.
d) Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp;
- Tổng hợp kết quả giám sát tình hình thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý, kiểm soát viên tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc UBND tỉnh gửi về Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 15 tháng 4 (đối với báo cáo năm).
đ) Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chủ động phối hợp với Sở Tài chính thực hiện đánh giá, giám sát doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP; Thông tư số 200/2015/TT-BTC; Thông tư số 77/2021/TT-BTC.
e) Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành và đơn vị có liên quan giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, các khoản thu nộp ngân sách của doanh nghiệp;
- Tổng hợp kết quả giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chấp hành chính sách, pháp luật về thuế của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc UBND tỉnh; gửi về Sở Tài chính trước ngày 05 tháng 8 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 15 tháng 4 (đối với báo cáo năm).
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp nhà nước xây dựng Quy chế tài chính trình Cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành Quy chế tài chính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 Nghị định 91/2015/NĐ-CP;
b) Doanh nghiệp nhà nước phải ban hành quy chế tài chính của công ty con trong đó quy định cụ thể việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tại công ty con, thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con về doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định 91/2015/NĐ-CP;
c) Xây dựng và ban hành các quy trình quản lý phục vụ giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Quy trình kế hoạch ngân sách và dự báo, quy trình kế toán, lập báo cáo tài chính hợp nhất, quy trình quản lý rủi ro tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với các công ty con, công ty liên kết;
d) Ban hành quy định phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các phòng ban; cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, đặc biệt là các phòng ban có chức năng giám sát và bộ phận kiểm soát nội bộ; tổ chức giám sát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) sử dụng bộ máy trong tổ chức của doanh nghiệp để thực hiện việc giám sát này. Doanh nghiệp phải lập báo cáo kết quả công tác giám sát tài chính nội bộ định kỳ hằng năm theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có);
đ) Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ nói riêng và doanh nghiệp nói chung, đảm bảo thu thập được thông tin về các chỉ tiêu giám sát tài chính doanh nghiệp;
e) Lập và gửi các báo cáo phục vụ công tác giám sát tài chính theo quy định. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, doanh nghiệp có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá tình hình tài chính theo nội dung quy định và mẫu biểu tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 200/2015/TT-BTC; Khoản 1 Điều 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư số 77/2021/TT-BTC và theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP gửi UBND tỉnh và các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ làm nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi gửi thêm Sở Nông nghiệp và PTNT) trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 15 tháng 4 (đối với báo cáo năm); chịu trách nhiệm trước pháp luật và đại diện chủ sở hữu về tính trung thực, chính xác của các báo cáo phục vụ công tác giám sát tài chính.
g) Được quyền thuê tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính để xây dựng chỉ tiêu giám sát tài chính đặc thù (nếu có), báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt làm cơ sở để tổ chức thực hiện;
h) Có trách nhiệm thuê công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu để soát xét lại số liệu tài chính của doanh nghiệp, chi phí này được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp;
i) Khi doanh nghiệp có các dấu hiệu mất an toàn về tài chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp phải chủ động và báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh và Sở Tài chính;
k) Xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục các nguy cơ mất an toàn tài chính doanh nghiệp, rủi ro trong quản lý tài chính doanh nghiệp khi có cảnh báo của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính;
l) Thực hiện đầy đủ kịp thời các chỉ đạo, khuyến nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính trong các báo cáo giám sát. Trường hợp không thống nhất, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo, khuyến nghị, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính. Khi cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính đưa ra ý kiến cuối cùng thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải thực hiện các ý kiến đó;
Mục 2. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT
Điều 7. Chủ thể, đối tượng, nội dung giám sát
Công ty Mẹ thực hiện giám sát tài chính đối với các Công ty con, Công ty liên kết; UBND tỉnh giám sát gián tiếp đối với các Công ty con, Công ty liên kết quan trọng của Doanh nghiệp thông qua Công ty Mẹ theo Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP; Điều 6 Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
Điều 8. Phương thức, tổ chức giám sát
Phương thức và tổ chức giám sát đối với Công ty con, Công ty liên kết được thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
Mục 3. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 9. Chủ thể giám sát
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện chức năng giám sát thông qua Người đại diện đối với Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước.
2. Sở Tài chính là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Điều 10. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu
UBND tỉnh thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ; Điều 8, Điều 9 Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 và Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 77/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 11. Phương thức giám sát
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
Việc giám sát tài chính thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu do Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp, UBND tỉnh chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Ban Kiểm soát doanh nghiệp thực hiện kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.
Việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ của Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
a) Định kỳ 6 tháng, hàng năm, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 87/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 8 Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi Sở Tài chính và UBND tỉnh; thời hạn gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo (đối với báo cáo năm).
b) Căn cứ báo cáo giám sát của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Sở Tài chính chủ trì tham mưu UBND tỉnh thực hiện giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; tổng hợp kết quả giám sát tài chính và gửi về Bộ Tài chính, UBND tỉnh trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
a) Định kỳ hằng năm, Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 87/2015/NĐ-CP; Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi Sở Tài chính và UBND tỉnh; thời hạn gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo.
b) Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện lập vốn nhà nước theo quy định, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước; tổng hợp kết quả giám sát tài chính và gửi về Bộ Tài chính, UBND tỉnh trước ngày 31 tháng 5 theo quy định.
Mục 4. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT
Điều 13. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính và Quyết định giám sát tài chính đặc biệt
1. Trường hợp doanh nghiệp có một trong những dấu hiệu mất an toàn tài chính quy định tại Khoản 1, 2 Điều 24 Nghị định 87/2015/NĐ-CP, Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp các cơ quan quản lý có chức năng liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xem xét dấu hiệu mất an toàn tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp để quyết định đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt hay tiếp tục thực hiện giám sát tài chính theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định giám sát tài chính đặc biệt quy định tại Điều 25 Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
Điều 14. Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt và trách nhiệm của Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt
1. Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt: thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt: thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định 87/2015/NĐ-CP và định kỳ lập báo cáo gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính.
Mục 5. CÔNG KHAI THÔNG TIN TÀI CHÍNH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 15. Công khai thông tin tài chính và công bố thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu
1. UBND tỉnh giao Sở Tài chính tham mưu thực hiện công khai thông tin tài chính doanh nghiệp theo quy định tại Điều 43 Nghị định 87/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
2. Nội dung công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo Điều 42 Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
Giao Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh thực hiện công khai thông tin về tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo Biểu số 06A, tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo Biểu số 06.B và Biểu số 06.C trước ngày 30 tháng 6 hàng năm ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
Điều 16. Công khai thông tin tài chính và công bố thông tin của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước và Nghị định về công bố thông tin hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện công khai thông tin tài chính theo quy định tại Mục 2 Chương V Nghị định 87/2015/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác.
Doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện công khai thông tin tài chính theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xổ số thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
2. Nội dung thông tin tài chính công khai theo định kỳ của doanh nghiệp theo Điều 39 Nghị định 87/2015/NĐ-CP. Doanh nghiệp thực hiện công khai thông tin tài chính bất thường theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Phương thức công khai thông tin tài chính theo định kỳ theo Điều 40 Nghị định 87/2015/NĐ-CP và thông tin tài chính công khai bất thường theo Điều 41 Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
Mục 6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Điều 17. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Điều 28, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số 200/2015/TT-BTC; Điều 1, 2 Thông tư số 77/2021/TT-BTC.
Điều 18. Căn cứ đánh giá hiệu quả, xếp loại doanh nghiệp
1. Kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp;
2. Kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ sáu (06) tháng, hằng năm;
3. Báo cáo tài chính sáu (06) tháng, hằng năm;
4. Kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp;
5. Các vấn đề phát sinh có thể tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp;
6. Ý kiến nhận xét của các cơ quan liên quan về việc thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra hằng năm đối với các doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh quản lý.
Điều 19. Cơ quan thực hiện và phương thức đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp
1. Sở Tài chính là cơ quan tham mưu được UBND tỉnh giao chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện việc đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
2. Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 14 Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
Điều 20. Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp
1. Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Điều 28 Nghị định 87/2015/NĐ-CP, các chỉ tiêu do UBND tỉnh giao và các mẫu biểu quy định tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC, Thông tư 77/2021/TT-BTC, tự đánh giá xếp loại doanh nghiệp, lập báo cáo đánh giá và xếp loại hàng năm, gửi Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo để thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Đối với doanh nghiệp là Công ty Mẹ, ngoài việc gửi báo cáo đến Sở Tài chính, phải gửi báo cáo đánh giá và xếp loại hàng năm đến Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm.
a) Lập báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của các doanh nghiệp, tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của doanh nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15 tháng 5 của năm tiếp theo để gửi Bộ Tài chính theo quy định.
b) Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, tham mưu UBND tỉnh ra quyết định công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Tổ chức thực hiện
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Các Sở, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Tài chính đối với các nội dung có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch, Giám đốc các Công ty TNHH MTV do UBND tỉnh làm đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm căn cứ Quy chế này và các quy định hiện hành để xây dựng và thực hiện Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính, công bố thông tin doanh nghiệp.
4. Người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện nghiêm túc đầy đủ chế độ báo cáo theo Quy chế này.
b) Thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ, nghiêm túc nhằm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, kịp thời phát hiện các vấn đề có khả năng gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính và vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính để xem xét xử lý.
5. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan đơn vị phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Tài chính) để tổng hợp trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 30/2023/QĐ-UBND về quy chế phối hợp thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đại diện quyền chủ sở hữu
- 2Quyết định 33/2023/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 28/2023/QĐ-UBND về Quy chế giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ làm đại diện chủ sở hữu
- 1Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- 5Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
- 6Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Luật Doanh nghiệp 2020
- 11Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
- 12Thông tư 77/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Nghị định 87/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi Nghị định 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
- 14Quyết định 30/2023/QĐ-UBND về quy chế phối hợp thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đại diện quyền chủ sở hữu
- 15Quyết định 33/2023/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
- 16Quyết định 28/2023/QĐ-UBND về Quy chế giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ làm đại diện chủ sở hữu
Quyết định 31/2023/QĐ-UBND về Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng làm đại diện chủ sở hữu
- Số hiệu: 31/2023/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Hoàng Xuân Ánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra