Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2013/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ VÀ VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP; Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005;
Căn cứ Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1666/TTr-SNN ngày 07 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ VÀ VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA QUẢNG BÌNH
(ban hành kèm theo Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa tỉnh Quảng Bình.
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Bình là vùng biển được giới hạn bởi các đoạn thẳng có tọa độ như sau:
a) Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh là đoạn thẳng nối hai điểm có tọa độ gồm: Vĩ độ 17057’39”N - kinh độ 106030’33”E và vĩ độ 17059’17”N - kinh độ 106036’58”E.
b) Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị là đoạn thẳng nối hai điểm có tọa độ gồm: Vĩ độ 17009’53”N - kinh độ 106059’26”E và vĩ độ 17019’20”N - kinh độ 107012’00”E.
c) Ranh giới phía ngoài là đoạn thẳng nối hai điểm có tọa độ gồm: Vĩ độ 17059’17”N - kinh độ 106036’58”E và vĩ độ 17019’20”N - kinh độ 107012’00”E.
2. Vùng khai thác thủy sản chung ven bờ là vùng biển ven bờ tiếp giáp giữa Quảng Bình với Hà Tĩnh và Quảng Bình với Quảng Trị được giới hạn bởi đoạn thẳng được nối liền bởi các điểm. Cụ thể:
a) Giữa Quảng Bình với Hà Tĩnh gồm 04 điểm có tọa độ như sau:
Điểm thứ nhất: Vĩ độ: 17058’22”N; kinh độ: 106029’26”E;
Điểm thứ hai: Vĩ độ: 18000’10”N; kinh độ: 106036’19”E;
Điểm thứ ba: Vĩ độ: 17058’24”N; kinh độ: 106037’39”E.
Điểm thứ tư: Vĩ độ: 17056’34”N; kinh độ: 106030’40”E;
b) Giữa Quảng Bình với Quảng Trị gồm 04 điểm có tọa độ như sau:
Điểm thứ nhất: Vĩ độ: 17011’48”N; kinh độ: 106056’53”E;
Điểm thứ hai: Vĩ độ: 17021’37”N; kinh độ: 107009’58”E;
Điểm thứ ba: Vĩ độ: 17016’59”N; kinh độ: 107014’05”E.
Điểm thứ tư: Vĩ độ: 17008’04”N; kinh độ: 107002’05”E;
3. Vùng nước nội địa là các vùng nước nằm trong đất liền, gồm sông, suối, đầm, phá, hồ chứa và vùng nước nội đồng, trừ vùng nước đã giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa nhằm tổ chức khai thác có hiệu quả đi đôi với việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản; tuân theo quy định của Luật Thủy sản và các quy định khác của pháp luật.
2. Phân chia vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa và phân cấp quản lý nhằm gắn trách nhiệm với quyền lợi của chính quyền địa phương và cộng đồng ngư dân trên địa bàn trong việc tổ chức khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hiệu quả và bền vững.
Chương II
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ VÀ VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH QUẢNG BÌNH
Điều 4. Quy định đối với tàu cá và tổ chức, cá nhân tham gia khai thác thủy sản
1. Đối với tàu cá
a) Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 CV hoặc không lắp máy được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa. Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV trở lên không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa trừ các tàu cá làm nghề lưới vây cá nổi nhỏ và nghề khai thác nhuyễn thể.
b) Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 CV hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét tham gia khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa phải có Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Quy chế này. Tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên tham gia khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định của pháp luật.
c) Tàu cá ngoại tỉnh không được khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa tỉnh Quảng Bình. Riêng trong vùng khai thác thủy sản chung với các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, tàu cá dưới 20 CV của tỉnh tiếp giáp được phép hoạt động, nhưng không được sử dụng các nghề khai thác thủy sản cố định như đăng, đáy và phải tuân theo các quy định của Quy chế này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia khai thác thủy sản
a) Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
b) Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
c) Ðánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Tự chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trong quá trình hoạt động.
đ) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp từng chức danh đi trên tàu đối với tàu cá theo quy định hoặc giấy tờ tùy thân khi tham gia khai thác thủy sản.
e) Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản; bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác.
g) Tuân thủ các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác.
h) Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn.
i) Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
k) Không vi phạm các hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản được quy định tại Điều 5, Quy chế này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 5. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản
1. Sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản;
2. Sử dụng tàu cá không đăng ký, không có giấy phép để khai thác thủy sản, trừ tàu cá không lắp máy có trọng tải dưới 0,5 tấn;
3. Khai thác tôm hùm trong thời gian từ ngày 01/4 đến ngày 31/7 hàng năm và cả năm đối với tôm hùm mang trứng và tôm hùm con;
4. Khai thác rong mơ trong thời gian từ ngày 01/3 đến ngày 15/6 hàng năm;
5. Khai thác thủy sản bằng nghề lưới kéo (trừ nghề lưới kéo ruốc ở tầng nước mặt);
6. Vi phạm các quy định khác mà pháp luật cấm.
Điều 6. Phân chia ranh giới và phân cấp quản lý
1. Phân chia ranh giới vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa
a) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có bờ biển tiếp giáp tổ chức hiệp thương phân chia ranh giới vùng khai thác thủy sản vùng biển ven bờ của từng địa phương. Đường phân chia ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai huyện, thành phố chỉ có giá trị về việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản, không có giá trị pháp lý về phân chia địa giới hành chính.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh thống nhất quy định chung việc quản lý khai thác thủy sản tại các vùng nước nội địa tiếp giáp giữa hai hoặc nhiều huyện, thành phố.
2. Phân cấp quản lý
a) Vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa thuộc địa bàn huyện, thành phố nào thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện đó quản lý.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá và cấp, gia hạn, đổi, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với loại tàu cá lắp máy có công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15m.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa; hướng dẫn sử dụng biểu mẫu Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản thống nhất trong toàn tỉnh.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp khai thác vùng ven bờ; thẩm định các dự án quản lý có sự tham gia của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng ven bờ, dự án khu bảo tồn cấp tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; thanh tra kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh. Định kỳ tổng hợp báo cáo công tác quản lý, hoạt động khai thác thủy sản cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị liên quan
Trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của mình, các sở, ngành liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho ngư dân khai thác thủy sản trên vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản; phối hợp với các ngành, các cấp tìm kiếm cứu nạn người và tàu cá, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân tiến hành hoạt động khai thác thủy sản hợp pháp trên vùng biển ven bờ; phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi và quản lý các tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa của tỉnh.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức quản lý hoạt động khai thác thủy sản trong vùng nước được giao. Cụ thể:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chính sách, dự án nhằm khai thác nguồn lợi có hiệu quả, bền vững, phù hợp với tình hình địa phương và các quy định của pháp luật.
b) Thực hiện cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá theo phân cấp.
c) Xây dựng mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng ven bờ; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh thiết lập khu bảo tồn, vùng cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn theo quy định của pháp luật.
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nhân dân.
đ) Chủ trì tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi bị cấm được nêu tại Điều 5 Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về lĩnh vực thủy sản trong phạm vi được giao.
2. Định kỳ hàng quý, năm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả cấp Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản; tình hình khai thác thủy sản.
Điều 10. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quy chế này sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương có ý kiến gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 63/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 15/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 21/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 542/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 31/2014/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước đối với tàu cá dưới 20 sức ngựa và hoạt động khai thác hải sản thuộc vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 43/2015/QĐ-UBND Quy định về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Quyết định 06/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở vùng ven bờ và vùng nội địa tỉnh Quảng Bình
- 7Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Quyết định 06/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở vùng ven bờ và vùng nội địa tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản
- 3Thông tư 02/2006/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ thủy sản ban hành
- 4Luật Thủy sản 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Thông tư 02/2007/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 66/2005/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành
- 7Thông tư 62/2008/TT-BNN sửa đổi Thông tư 02/2006/TT-BTS thi hành Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 14/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
- 9Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- 10Quyết định 63/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 11Nghị định 53/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về lĩnh vực thủy sản
- 12Quyết định 15/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 21/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển tỉnh Cà Mau
- 13Quyết định 542/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa
- 14Quyết định 31/2014/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước đối với tàu cá dưới 20 sức ngựa và hoạt động khai thác hải sản thuộc vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận
- 15Quyết định 43/2015/QĐ-UBND Quy định về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quyết định 29/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 29/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Văn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra