Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2007/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 28 tháng 8 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2003; Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất (sửa đổi, bổ sung năm 1999);
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông lâm trường quốc doanh;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2006/NQ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng;
Căn cứ Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/4/2006 và Thông tư liên tịch số 50/2007/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 21/5/2007 của liên bộ: Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Thủy sản về việc ban hành và sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2007/NQ-HĐND ngày 17/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVI, kỳ họp thứ 8 về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cây chè, cây mía trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cây chè, cây mía trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2010.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ, CÂY MÍA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2007-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND ngày 28/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định về chính sách khuyến khích đầu tư trồng, chăm sóc, thâm canh cây chè đạt năng suất bình quân trên 10 tấn/ha/năm, cây mía đạt năng suất mía bình quân trên 60 tấn/ha/năm đối với mía trồng trên đất đồi, 100 tấn/ha/năm trở lên đối với mía trồng trên đất ruộng, đất soi bãi, theo quy hoạch được phê duyệt.
Các hợp tác xã, liên hộ gia đình, hộ gia đình; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài tỉnh trực tiếp tham gia đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chè, mía theo quy hoạch được phê duyệt, trong giai đoạn từ năm 2007 đến hết năm 2010 (sau đây gọi chung là người sản xuất chè, mía).
Điều 3. Điều kiện được hưởng chính sách của người sản xuất chè, mía
1. Có dự án đầu tư trồng, thâm canh cây chè, cây mía theo quy trình kỹ thuật được phê duyệt, để đạt năng suất chè bình quân từ 10 tấn/ha/năm trở lên và năng suất mía bình quân trên 60 tấn/ha/năm đối với mía trồng trên đất đồi, từ 100 tấn/ha/năm trở lên đối với mía trồng trên đất ruộng, đất soi bãi.
2. Đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế phải có diện tích trồng chè, trồng mía từ 20 ha trở lên, tự chế biến hoặc có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh (thời hạn hợp đồng từ 03 năm trở lên).
3. Đối với liên hộ gia đình, hộ gia đình, cá nhân phải có diện tích trồng chè, trồng mía từ 01 ha trở lên và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh với thời hạn từ 03 năm trở lên.
Điều 4. Những nội dung không nêu trong bản Quy định này được thực hiện theo các chính sách, pháp luật hiện hành của Nhà nước.
1. Khuyến khích người sản xuất chè, mía nhận đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai để đầu tư trồng mới, thâm canh cải tạo vườn chè, mía và đầu tư cơ sở chế biến.
2. Người sản xuất chè, mía được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản trên đất trồng chè, trồng mía để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến theo quy định của pháp luật.
3. Khi người sản xuất chè, mía mua lại giá trị vườn chè, mía và tài sản gắn liền trên đất của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè, mía được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
4. Đối với diện tích đất trồng chè, mía đang được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ, nếu bên nhận khoán thực hiện đúng hợp đồng khoán, sử dụng đất đúng mục đích thì tiếp tục được sử dụng đất theo hợp đồng đã ký và điều chỉnh nội dung hợp đồng khoán theo quy định của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông lâm trường quốc doanh.
1. Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay để thực hiện khai hoang, cải tạo, chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây kém hiệu quả kinh tế sang trồng mía, trồng chè trong vùng quy hoạch nguyên liệu tập trung theo dự án được phê duyệt.
2. Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay đầu tư thâm canh cây chè, cây mía trong năm đầu thực hiện theo dự án được phê duyệt.
3. Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay đầu tư mua mới, nâng cấp, cải tiến máy móc, dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng được thị trường tiêu thụ theo dự án đầu tư được phê duyệt; thời gian được hỗ trợ lãi suất trong 3 năm kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
Điều 7. Về hỗ trợ đầu tư kỹ thuật và khuyến nông
1. Người sản xuất chè, mía được ưu tiên tham gia các chương trình dự án của Nhà nước về khuyến nông, khuyến công và được hưởng các chính sách về khuyến nông, khuyến công theo quy định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách khuyến nông, khuyến công.
2. Người sản xuất chè, mía thực hiện ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, cải tiến thiết bị nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, mía được ưu tiên đưa vào danh mục đề tài, dự án khoa học công nghệ và được xem xét hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học theo quy định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức thực hiện và quản lý các đề tài, dự án khoa học công nghệ.
3. Người sản xuất chè, mía được hỗ trợ chi phí xây dựng mô hình trình diễn, mô hình công nghệ cao, chuyển giao kết quả khoa học công nghệ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển cây chè, cây mía của tỉnh; mức chi hỗ trợ cụ thể thực hiện theo quy định của Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/4/2006 của liên bộ: Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Thủy sản về Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
4. Người sản xuất chè, mía sử dụng giống chè, giống mía tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao để thay thế giống đang sử dụng theo dự án được phê duyệt, được hỗ trợ một lần bằng 50% chi phí chênh lệch giá tăng thêm giữa giống mới so với giống đang sử dụng.
1. Được Nhà nước miễn thuế, giảm thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới; thay đổi dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến mới hoặc di chuyển địa điểm theo quy hoạch.
2. Được miễn thuế theo quy định của Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất (thuộc các xã nông thôn ở miền núi) và chuyển đổi đất sản xuất nông lâm nghiệp cho nhau để sản xuất, chế biến chè, mía phù hợp với điều kiện canh tác.
1. Ngoài các chính sách hiện hành của Nhà nước, người sản xuất chè, mía đầu tư vào vùng sản xuất hàng hóa tập trung và có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với nông dân ngay từ đầu vụ được hỗ trợ 50% kinh phí (01 lần/năm) để mở hội nghị khách hàng, được ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng thương mại của Chính phủ và các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại, Bộ, ngành có liên quan, Hiệp hội ngành hàng và địa phương tổ chức.
2. Hỗ trợ 50% kinh phí đăng ký nhãn hiệu, chất lượng lần đầu cho sản phẩm được chứng nhận là hàng nông sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại.
3. Hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng thương hiệu sản phẩm sau khi thương hiệu sản phẩm được công nhận.
Điều 10. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí
Việc lập dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí khuyến khích phát triển cây chè, cây mía thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, trong đó:
1. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tổng hợp, lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển cây chè, cây mía của các hợp tác xã, liên hộ, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, tổng hợp dự toán ngân sách thực hiện chính sách khuyến khích phát triển cây chè, cây mía của các huyện, thị, các dự án đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định hiện hành.
3. Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt để kiểm soát, quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí khuyến khích phát triển cây chè, cây mía theo đúng định mức, chế độ chi tiêu và quy định hiện hành của Nhà nước, của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Các đơn vị được giao dự toán kinh phí khuyến khích phát triển cây chè, cây mía chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả và quyết toán kinh phí thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã:
Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án đầu tư phát triển cây chè, cây mía của các doanh nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ kinh phí theo quy định này; thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ đối với dự án mua mới, cải tiến máy móc dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất (theo khoản 3 Điều 6 của Quy định này).
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè, mía toàn tỉnh để hướng dẫn và triển khai việc thực hiện Quy định này.
2. Các Sở, ngành, đơn vị liên quan:
Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các cơ chế, chính sách tại Quy định này.
3. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã:
a) Có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc Ủy ban nhân dân các xã, người sản xuất chè, mía trên địa bàn trong việc thực hiện cơ chế, chính sách tại Quy định này.
b) Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư trồng mới, thâm canh cây chè, cây mía cho các hợp tác xã, liên hộ và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để làm cơ sở vay vốn và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Xác nhận hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất và người chế biến.
b) Xác nhận diện tích đầu tư thâm canh chè, mía, diện tích khai hoang trồng mới, diện tích chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng chè, trồng mía trên địa bàn.
5. Các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp:
a) Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè, mía hàng năm để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu ngay từ đầu vụ, đầu năm, đầu chu kỳ sản xuất.
b) Thực hiện công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với vùng sản xuất nguyên liệu theo quy hoạch.
c) Chủ động phối hợp với các ngành, UBND các cấp, các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất nguyên liệu; đảm bảo tiêu thụ nguyên liệu ổn định theo hợp đồng đã ký.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện Quy định này sẽ được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế./.
- 1Quyết định 591/2000/QĐ-UB phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây chè tỉnh Bắc Cạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Cạn ban hành
- 2Quyết định 3666/2006/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển cây chè tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 - 2010
- 3Quyết định 11/2013/QĐ-UBND quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển cây trồng gắn với kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013-2016
- 4Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội dồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành đến hết ngày 31/12/2013
- 1Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
- 2Nghị định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- 3Luật Đầu tư 2005
- 4Quyết định 591/2000/QĐ-UB phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây chè tỉnh Bắc Cạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Cạn ban hành
- 5Thông tư liên tịch 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triễn nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 6Nghị quyết số 08/2006/NQ-CP về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Tuyên Quang do Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 8Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- 9Nghị định 24/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 10Thông tư liên tịch 50/2007/TTLT-BTC-BNN- BTS sửa đổi Thông tư 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Tài Chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Thủy sản ban hành
- 11Luật Thuế Chuyển quyền sử dụng Đất 1994
- 12Nghị định 01/CP năm 1995 ban hành bản quy định giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước
- 13Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất sửa đổi 1999
- 14Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 16Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2003
- 17Luật Đất đai 2003
- 18Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 19Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 20Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 21Quyết định 3666/2006/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển cây chè tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 - 2010
- 22Quyết định 11/2013/QĐ-UBND quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển cây trồng gắn với kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2013-2016
- 23Nghị quyết 05/2007/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cây chè, cây mía trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2010
Quyết định 29/2007/QĐ-UBND ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cây chè, cây mía trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 - 2010
- Số hiệu: 29/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Lê Thị Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/09/2007
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra