Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2897/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 16 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 3594/QĐ-BNN-KTHT ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành quy định về mức hỗ trợ vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2504/TTr-SNN ngày 30 tháng 8 năm 2019; ý kiến thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 2638/BC-SKHĐT ngày 26 tháng 8 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tiếp tục đổi mới, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020” với các nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Phấn đấu phát triển nhiều hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm chủ lực. Tiếp tục phát triển hợp tác xã kiểu mới và xử lý dứt điểm các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ngừng hoạt động nhiều năm; qua đó góp phần thực hiện mục tiêu Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” của Chính phủ theo Nghị quyết số 32/2016/QH14 của Quốc hội khóa 14 ngày 22 tháng 11 năm 2016.

2. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2020

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã cho ít nhất 20% thành viên hợp tác xã để hiểu rõ bản chất của hợp tác xã kiểu mới.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho cán bộ quản lý của hợp tác xã.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của 90 hợp tác xã hiện có; xác định ngành hàng nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh tại các địa phương để hướng dẫn thành lập mới 40 hợp tác xã đảm bảo đến năm 2020 có 80 hợp tác xã hoạt động hiệu quả.

- Cuối năm 2019 giải thể dứt điểm 16 hợp tác xã ngừng hoạt động trên 12 tháng.

- Năm 2020, hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp có nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng; hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với hợp tác xã có vay vốn đầu tư máy cơ giới hóa nông nghiệp; hỗ trợ dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị giữa hợp tác xã với doanh nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013

Tập huấn Luật Hợp tác xã và các nội dung theo Quyết định số 5243/QĐ-BNN-KTHT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng kiến thức phát triển hợp tác xã nông nghiệp; Quyết định số 4588/QĐ-BNN-KTHT ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt bài giảng về tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp để tập huấn dài ngày và tài liệu tập huấn ngắn hạn cho cán bộ trẻ về làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp; Quyết định số 5049/QĐ-BNN-KTHT ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt bài giảng hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất rau; Quyết định số 5243/QĐ-BNN-KTHT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng kiến thức phát triển hợp tác xã nông nghiệp và để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã.

2. Hỗ trợ hợp tác xã theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 và Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

a) Bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Bồi dưỡng trình độ quản lý, điều hành về hợp tác xã cho Giám đốc điều hành hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- Điều kiện, tiêu chí: Được hợp tác xã cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành hợp tác xã phù hợp với vị trí công tác và nhu cầu của hợp tác xã (có văn bản đề nghị được hỗ trợ bồi dưỡng của hợp tác xã).

- Mức chi hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, thành viên của hợp tác xã; chi tổ chức, quản lý lớp bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Mục I, Chương II Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

b) Hỗ trợ phát triển hợp tác xã

- Thành lập mới hợp tác xã: Rà soát, xác định các ngành hàng nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh như: Rau, quả; lúa giống; lúa gạo chất lượng cao; mía đường; cây ăn quả; cây dược liệu; chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng, khai thác đánh bắt thủy sản tại địa phương.

- Nội dung, điều kiện, tiêu chí hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Mục III, Điều 1 Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Mức chi hỗ trợ thành lập mới theo quy định tại Điều 10, Mục II, Chương II Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

c) Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng

Hợp tác xã được hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo đủ điều kiện quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp.

 Nguồn và mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 80% tổng mức đầu tư của dự án (trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh 70%, cấp huyện 30% theo hướng dẫn tại Khoản 2 Công văn số 6810/UBND-KT về việc thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 trong Chương trình xây dựng nông thôn mới); hợp tác xã đối ứng 20% tổng mức đầu tư của dự án theo quy định tại Khoản 2, Mục III, Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

3. Giải thể hợp tác xã theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục nêu tại Khoản 2, Điều 54 Luật Hợp tác xã năm 2012 (Phụ lục II) hoàn thành vào cuối năm 2019.

- Hướng dẫn xử lý tài sản theo quy định tại Điều 21, Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ và Thông tư số 31/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản.

4. Hỗ trợ hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

a) Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt để sản xuất rau, quả (VietGAP, GlobalGAP) với quy mô diện tích từ 02 ha trở lên được hỗ trợ:

- Hỗ trợ một lần 50% chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu tiêu chuẩn GlobalGAP. Mức hỗ trợ không quá 60 triệu đồng/cơ sở.

- Hỗ trợ 50% kinh phí lấy mẫu, phân tích mẫu sản phẩm hàng năm để duy trì việc sản xuất theo VietGAP đã được chứng nhận. Mức hỗ trợ tối đa không quá 15 triệu đồng/lần/cơ sở/năm. Thời gian hỗ trợ 02 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận lần đầu.

- Hỗ trợ một lần 50% chi phí đầu tư xây dựng nhà sơ chế đóng gói, nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới tiết kiệm để trồng hoa, rau, cây lâu năm. Mức hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng/cơ sở. 

b) Hợp tác xã sản xuất nấm hỗ trợ một lần 50% chi phí xây dựng nhà trồng nấm. Mức hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/cơ sở.

c) Hợp tác xã diêm nghiệp được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay để đầu tư sản xuất muối kết tinh trên bạt. Định mức cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa 02 năm tính từ ngày giải ngân vốn vay.

d) Hợp tác xã chăn nuôi được hỗ trợ một lần 50% chi phí mua máy, thiết bị để lắp đặt, xây dựng hệ thống sơ chế, cung cấp thức ăn, nước uống; hệ thống xử lý chất thải, điều hòa không khí trong trại chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

e) Phương thức hỗ trợ, trình tự thực hiện hỗ trợ và hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo Khoản 3, 4, 5 Điều 5 và Khoản 3, 4 Điều 8 Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020.

5. Chính sách đất đai đối với hợp tác xã

a) Hướng dẫn các hợp tác xã thủ tục thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để xây dựng trụ sở làm việc, cửa hàng mua bán vật tư, nhà xưởng, nhà sơ chế, nhà kho, sân phơi... cho các hợp tác xã theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Hợp tác xã được hưởng các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được quy định tại Điểm g Khoản 1, Khoản 9 Điều 19 và Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thuê đất, thuê mặt nước và Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Điều 3, Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012.

6. Hướng dẫn hợp tác xã xây dựng hợp đồng vay vốn theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg và Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015

a) Hướng dẫn hợp tác xã xây dựng dự án vay vốn để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Các loại máy, thiết bị theo Khoản 2, Điều 1 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp phải là máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và thuộc danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Điều kiện hỗ trợ: Hợp tác xã phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản và thủy sản; cơ giới hóa nông nghiệp và nghề muối thì được vay 100% giá trị hàng hóa để thực hiện các dự án nói trên. Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; mức hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 02 năm đầu theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch.

b) Hướng dẫn hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được tổ chức tín dụng cho vay không tài sản đảm bảo tối đa là 01 tỷ đồng/hợp tác xã theo quy định tại Điểm e Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn.

c) Hướng dẫn các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 02 tỷ đồng theo quy định tại Điểm g, Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn.

Các hợp tác xã được vay vốn không có tài sản bảo đảm quy định tại Điểm e, g, Khoản 2 Điều 9, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Hợp tác xã chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 Điều 9, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ.

7. Hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ

a) Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp và các bên tham gia hợp đồng liên kết cùng thỏa thuận lựa chọn các hình thức liên kết, chủ trì liên kết, xây dựng hợp đồng và dự án liên kết chuỗi giá trị theo quy định tại Điều 4, 5 và 6 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ cụ thể:

- Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp làm chủ trì liên kết được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết (tối đa không quá 300 triệu đồng) bao gồm tư vấn nghiên cứu xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

- Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

b) Ngoài việc hỗ trợ các công trình hạ tầng phục vụ liên kết, các bên tham gia liên kết được Ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung như:

- Xây dựng mô hình khuyến nông; đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã; ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi. Nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

c) Chủ trì liên kết xây dựng hồ sơ dự án đề nghị hỗ trợ liên kết. Các quy định về nguyên tắc ưu đãi hỗ trợ; điều kiện về hỗ trợ; hồ sơ và trình tự thủ tục phục vụ liên kết; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết theo quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và 14 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

III. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí dự kiến giai đoạn 2019-2020 là: 44.538 triệu đồng, cụ thể:

STT

Chỉ tiêu

Tổng kinh phí

Năm

2019

2020

1

Vốn ngân sách

29.840

477

29.363

a

Cấp tỉnh

22.692

477

22.215

-

Vốn sự nghiệp

2.963

477

2.486

-

Vốn đầu tư phát triển

19.729

 

19.729

b

Cấp huyện

7.148

 

7.148

-

Vốn sự nghiệp

 

 

 

-

Vốn đầu tư phát triển

7.148

 

7.148

2

Vốn đối ứng

14.698

 

14.698

 

Tổng

44.538

477

44.061

Năm 2019, sử dụng kinh phí đã cấp theo Quyết định số 3799/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước là 477 triệu đồng để triển khai Đề án phê duyệt theo Quyết định số 3169/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Cấp tỉnh

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp kinh phí của địa phương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo quá trình triển khai thực hiện Đề án cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan hàng năm cân đối kinh phí đầu tư phát triển để triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kinh phí sự nghiệp để thực hiện Đề án trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

d) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố giới thiệu công nghệ mới cho các dự án liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp để ứng dụng vào sản xuất.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cho hợp tác xã thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hợp tác xã để hợp tác xã có điều kiện hoạt động.

e) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn đẩy mạnh cho vay đối với hợp tác xã, đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với đối tượng là hợp tác xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.

g) Liên minh Hợp tác xã tỉnh thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn cho hợp tác xã xây dựng kế hoạch, dự án, phương án sản xuất kinh doanh; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển của hợp tác xã; vận động hợp tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án.

h) Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Đề án này. Vận động các chủ trang trại, nông dân là hội viên Hội Nông dân các cấp tham gia tích cực vào phong trào phát triển hợp tác xã. Ưu tiên nguồn kinh phí cho vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân để giúp các hội viên là thành viên hợp tác xã để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

2. Cấp huyện

- Chỉ đạo Phòng chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã vận động nông dân tham gia hợp tác xã và hướng dẫn các Sáng lập viên thành lập mới 40 hợp tác xã tại địa phương, đảm bảo đến cuối năm 2020 hoàn thành kế hoạch giao (Phụ lục I).

- Xây dựng kế hoạch giải thể bắt buộc hoặc chuyển đổi sang loại hình khác đối với các hợp tác xã đã ngừng hoạt động nhiều năm hoàn thành vào cuối năm 2019 (Phụ lục II).

- Hướng dẫn các hợp tác xã trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khai thác đánh bắt thủy sản, sản xuất muối, dịch vụ tổng hợp và các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh xây dựng dự án đầu tư sản xuất kinh doanh để hưởng chính sách theo Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3169/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Đề án đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Công Thiên

 

ĐỀ ÁN

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Phần mở đầu

I. Sự cần thiết

Ngày 20 tháng 10 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Quyết định số 3169/QĐ-UBND về Đề án “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020” giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện kết quả đạt được như sau: Tổ chức tuyên truyền Luật Hợp tác xã cho 1.600 thành viên; hướng dẫn thành lập mới 27 hợp tác xã; 01 hợp tác xã nông nghiệp xây dựng dự án sản xuất lúa nguyên liệu chất lượng cao; 02 hợp tác xã xây dựng dự án mua máy cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp; 05 hợp tác xã thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; 05 hợp tác xã được hỗ trợ lao động làm việc có thời hạn tại hợp tác xã. Tuy nhiên, một số giải pháp về vốn; đất đai; kết cấu hạ tầng; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ ban đầu và xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng để hỗ trợ hợp tác xã phát triển lại chưa phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến việc triển khai Đề án còn nhiều hạn chế.

Năm 2018, Chính phủ ban hành Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 về Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 và Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mục đích của chính sách nhằm hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ hợp tác xã ứng dụng các công nghệ cao (công nghệ tưới tiết kiệm; nhà kính, nhà lưới, nhà màng; bảo quản lạnh; tạo màng trong bảo quản rau, hoa, quả tươi, thịt, trứng và công nghệ lên men) vào sản xuất đang là nhu cầu lớn của hợp tác xã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

 Xuất phát từ yêu cầu thực tế, trên cở sở tổng hợp đề xuất của địa phương việc xây dựng Đề án “Tiếp tục đổi mới, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020” nhằm bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với thực trạng để thay thế Đề án “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2019-2020 là cần thiết.

II. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Căn cứ Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 3594/QĐ-BNN-KTHT ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020.

III. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Phần I

I. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

1. Tình hình hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

Đến tháng 6 năm 2019, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 106 hợp tác xã trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và dịch vụ tổng hợp (sau đây gọi tắt là HTX). Trong đó, có 90 HTX đang hoạt động  (25 HTX mới thành lập, 65 HTX đã chuyển đổi hoạt động đạt 100%), 16 HTX ngừng hoạt động. Trong số 90 HTX đang hoạt động, có 68 HTX dịch vụ nông nghiệp, 06 HTX khai thác, 02 HTX hậu cần nghề cá, 03 HTX muối, 06 HTX trồng trọt, 03 HTX chăn nuôi gia cầm và 02 HTX nuôi trồng thủy sản. Trong số 65 HTX chuyển đổi, có 15 HTX đạt loại tốt, 20 HTX đạt loại khá, 23 HTX đạt loại trung bình và 07 HTX xếp loại yếu (HTX mới thành lập không xếp loại) và đã tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đạt 100%; phân bổ chủ yếu ở các huyện Vạn Ninh (17 HTX); thị xã Ninh Hòa (18 HTX); thành phố Nha Trang (15 HTX); huyện Diên Khánh (24 HTX); huyện Cam Lâm (03 HTX); thành phố Cam Ranh (06 HTX); huyện Khánh Vĩnh (03 HTX) và huyện Khánh Sơn (02 HTX).

- Về kết cấu hạ tầng: 32 HTX chuyển đổi hoạt động có kết cấu hạ tầng đã xuống cấp, do sử dụng nhiều năm, thiếu phòng làm việc, cần xây dựng mới để HTX có nơi làm việc; 22 HTX chưa có cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp và sân phơi lúa và 100% HTX mới thành lập đều chưa có trụ sở làm việc.

- Vốn hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt thấp, bình quân 1 tỷ đồng/HTX; 95% HTX không có máy móc cơ giới hóa để cung ứng dịch vụ làm đất và thu hoạch cho thành viên (dịch vụ này chủ yếu là thành viên cung ứng) và 10% HTX được thuê đất nông nghiệp của địa phương để sản xuất nông nghiệp.

2. Tình hình các HTX ngừng hoạt động

Có 16 HTX ngừng hoạt động trên 12 tháng, chủ yếu là HTX thành lập từ những năm 1980 (trên 30 năm) được chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 1996 và sau đó Luật Hợp tác xã sửa đổi bổ sung năm 2003. Tuy nhiên, do hạn chế về các nguồn lực như: Tư liệu sản xuất, vốn, nhân lực, kết cấu hạ tầng và phương án kinh doanh chưa phù hợp với kinh tế thị trường, dẫn đến các HTX này không đủ điều kiện để hoạt động và phải ngừng hoạt động trong nhiều năm qua.

3. Tình hình liên kết sản xuất

Khánh Hòa là tỉnh có lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp bao gồm phát triển cây hàng năm; cây lâu năm; chăn nuôi; nuôi trồng, đánh bắt khai thác thủy hải sản và sản xuất muối. Đối tượng là nông dân, cá thể tham gia sản xuất nông nghiệp và phân phối nông sản trên thị trường chiếm đa số nhưng tổ chức kinh tế lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, chưa thiết lập được mối quan hệ cung cầu vững chắc, ảnh hưởng đến giá cả và thị trường đầu ra không ổn định, đó là rào cản lớn làm chậm phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Hiện nay, hình thức liên kết không chính thức khá phổ biến, chủ yếu vẫn là các ngành hàng như: Lúa gạo thương phẩm, rau củ quả, trái cây, thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm thủy hải sản chiếm trên 90% sản lượng nông sản. Bên cạnh đó, liên kết chính thức (có hợp đồng) giữa nông dân với doanh nghiệp vẫn còn khá khiêm tốn, chủ yếu là các ngành hàng như: Mía đường, lúa giống, cá ngừ đại dương và muối.

II. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

Doanh thu bình quân hàng năm của HTX đạt 121 tỷ đồng, lợi nhuận 4,7 tỷ đồng/năm và tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 15%/năm. Tuy lãi không cao, đóng góp vào ngân sách của tỉnh còn thấp nhưng hoạt động của HTX đã tạo việc làm cho 770 lao động gián tiếp và trực tiếp; tạo được việc làm cho hàng nghìn lao động thời vụ khác, góp phần phát triển kinh tế hộ thành viên. Mặt khác, nhiều HTX mới thành lập đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP, gạo chất lượng cao, lúa giống xác nhận. Ngoài ra, những địa phương có HTX hoạt động tốt, cụ thể là huyện Diên Khánh có 86% (20 HTX) HTX xếp loại khá tốt. Trong đó có 57% HTX (13 HTX) có liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ lúa giống xác nhận với quy mô diện tích sản xuất năm 2017 đạt 770 ha, sản lượng đạt 6.160 tấn, điều này thể hiện rất rõ khi so sánh với những địa phương không có HTX hoặc địa phương có HTX nông nghiệp hoạt động yếu.

2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

- Cán bộ quản lý HTX chưa có chuyên môn chiếm 78%. Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ hiện nay đa số lớn tuổi, chủ yếu trưởng thành qua kinh nghiệm. Trong khi đó, hầu hết các HTX không có quy hoạch đội ngũ cán bộ kế thừa, vì vậy, nhiều năm qua, chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành HTX thường là một người đảm nhận nhiều nhiệm kỳ, dẫn đến nhiều hạn chế trong quản lý và điều hành HTX trước áp lực của kinh tế thị trường.

- Thành viên HTX chưa được tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 chiếm trên 90%, vì vậy, đa số thành viên chưa hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; các quan hệ phân phối, thu nhập, quản lý, sở hữu... và các nguyên tắc hoạt động của HTX.

- Có 90% HTX vốn hoạt động thấp. Nguyên nhân là do thành viên HTX không quan tâm đến phương án tăng vốn góp của HTX; HTX chưa tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng ngân hàng; bởi vì, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho HTX không có quyền thế chấp để vay vốn (thuộc đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất), làm hạn chế đến việc đầu tư phát triển sản xuất của HTX.

- Ngân sách hàng năm hỗ trợ phát triển HTX còn hạn chế cả về kinh phí đào tạo, tập huấn cán bộ HTX; phát triển thành lập mới; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; hỗ trợ chế biến sản phẩm; xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng mô hình HTX hoạt động có hiệu quả chưa được quan tâm.

- Số lượng HTX có kết cấu hạ tầng xuống cấp chiếm 80%; 60% HTX chưa được chính quyền địa phương quan tâm cho thuê đất nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: Rau an toàn, lúa giống, lúa nguyên liệu chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản; số lượng HTX chưa đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp để cung ứng dịch vụ cho thành viên chiếm 96%; đa số HTX chưa được hỗ trợ hướng dẫn liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Phần II

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020

I. Định hướng và mục tiêu

1. Định hướng

- Phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển các HTX hoạt động theo hướng đa lĩnh vực, đa ngành nghề có ưu thế tại địa phương; xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế.

- Có chính sách hỗ trợ các HTX tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh của các HTX và hiệu quả xã hội như: Đóng góp tăng thu nhập cho thành viên, tạo việc làm ổn định cho người lao động, phát triển cộng đồng, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Nâng cao trình độ quản lý nhà nước cho cán bộ quản lý kinh tế hợp tác các cấp; trình độ quản lý HTX cho lãnh đạo HTX. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền thông qua việc tập huấn cho thành viên HTX hiểu rõ bản chất của HTX kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX xếp loại khá tốt trở thành mô hình HTX hoạt động có hiệu quả phù hợp theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Củng cố, kiện toàn các HTX loại yếu, trung bình để trở thành loại khá, tốt; kiên quyết giải thể các HTX ngừng hoạt động nhiều năm.

- Xây dựng HTX kiểu mới trong các lĩnh vực mía đường; rau sạch; cây ăn quả; chế biến nông sản; đánh bắt thủy sản, chăn nuôi và lâm nghiệp.

2. Mục tiêu chung

Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp. Phấn đấu phát triển nhiều HTX ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm chủ lực. Tiếp tục phát triển HTX kiểu mới và xử lý dứt điểm các HTX dịch vụ nông nghiệp ngừng hoạt động nhiều năm; qua đó góp phần thực hiện mục tiêu Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” của Chính phủ theo Nghị quyết số 32/2016/QH14 của Quốc hội khóa 14 ngày 22 tháng 11 năm 2016.

3. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2020

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HTX cho ít nhất 20% thành viên HTX để hiểu rõ bản chất của HTX kiểu mới.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho cán bộ quản lý của HTX.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của 90 HTX hiện có; xác định ngành hàng nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh tại các địa phương để hướng dẫn thành lập mới 40 HTX đảm bảo đến năm 2020 có 80 HTX hoạt động hiệu quả.

- Cuối năm 2019 giải thể dứt điểm 16 HTX ngừng hoạt động trên 12 tháng.

- Năm 2020, hỗ trợ các HTX nông nghiệp có nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng; hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với HTX có vay vốn đầu tư máy cơ giới hóa nông nghiệp; hỗ trợ dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị giữa HTX với doanh nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và thành viên HTX theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013

Tập huấn Luật Hợp tác xã và các nội dung theo Quyết định số 5243/QĐ-BNN-KTHT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng kiến thức phát triển hợp tác xã nông nghiệp; Quyết định số 4588/QĐ-BNN-KTHT ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt bài giảng về tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp để tập huấn dài ngày và tài liệu tập huấn ngắn hạn cho cán bộ trẻ về làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp; Quyết định số 5049/QĐ-BNN-KTHT ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt bài giảng hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất rau; Quyết định số 5243/QĐ-BNN-KTHT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng kiến thức phát triển hợp tác xã nông nghiệp và để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và thành viên HTX.

2. Hỗ trợ HTX theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 và Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

a) Bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Bồi dưỡng trình độ quản lý, điều hành về HTX cho Giám đốc điều hành HTX trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- Điều kiện, tiêu chí: Được HTX cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành HTX phù hợp với vị trí công tác và nhu cầu của HTX (có văn bản đề nghị được hỗ trợ bồi dưỡng của HTX).

- Mức chi hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, thành viên của HTX; chi tổ chức, quản lý lớp bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Mục I, Chương II Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

b) Hỗ trợ phát triển HTX

- Thành lập mới HTX: Rà soát, xác định các ngành hàng nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh như: Rau, quả; lúa giống; lúa gạo chất lượng cao; mía đường; cây ăn quả; cây dược liệu; chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng, khai thác đánh bắt thủy sản tại địa phương.

- Nội dung, điều kiện, tiêu chí hỗ trợ thành lập mới HTX thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Mục III, Điều 1 Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Mức chi hỗ trợ thành lập mới theo quy định tại Điều 10, Mục II, Chương II Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

c) Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng

HTX được hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo đủ điều kiện quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp.

 Nguồn và mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 80% tổng mức đầu tư của dự án (trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh 70%, cấp huyện 30% theo hướng dẫn tại Khoản 2 Công văn số 6810/UBND-KT về việc thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 trong Chương trình xây dựng nông thôn mới); HTX đối ứng 20% tổng mức đầu tư của dự án theo quy định tại Khoản 2, Mục III, Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

3. Giải thể HTX theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch giải thể bắt buộc đối với HTX không hoạt động trong 12 tháng liên tục nêu tại Khoản 2, Điều 54 Luật Hợp tác xã năm 2012 (Phụ lục II) hoàn thành vào cuối năm 2019.

- Hướng dẫn xử lý tài sản theo quy định tại Điều 21, Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ và Thông tư số 31/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản.

4. Hỗ trợ HTX ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

a) HTX ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt để sản xuất rau, quả (VietGAP, GlobalGAP) với quy mô diện tích từ 02 ha trở lên được hỗ trợ:

- Hỗ trợ một lần 50% chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu tiêu chuẩn GlobalGAP. Mức hỗ trợ không quá 60 triệu đồng/cơ sở.

- Hỗ trợ 50% kinh phí lấy mẫu, phân tích mẫu sản phẩm hàng năm để duy trì việc sản xuất theo VietGAP đã được chứng nhận. Mức hỗ trợ tối đa không quá 15 triệu đồng/lần/cơ sở/năm. Thời gian hỗ trợ 02 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận lần đầu.

- Hỗ trợ một lần 50% chi phí đầu tư xây dựng nhà sơ chế đóng gói, nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới tiết kiệm để trồng hoa, rau, cây lâu năm. Mức hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng/cơ sở. 

b) HTX sản xuất nấm hỗ trợ một lần 50% chi phí xây dựng nhà trồng nấm. Mức hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/cơ sở.

c) Hợp tác xã diêm nghiệp được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay để đầu tư sản xuất muối kết tinh trên bạt. Định mức cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa 02 năm tính từ ngày giải ngân vốn vay.

d) Hợp tác xã chăn nuôi được hỗ trợ một lần 50% chi phí mua máy, thiết bị để lắp đặt, xây dựng hệ thống sơ chế, cung cấp thức ăn, nước uống; hệ thống xử lý chất thải, điều hòa không khí trong trại chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

đ) Phương thức hỗ trợ, trình tự thực hiện hỗ trợ và hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo Khoản 3, 4, 5 Điều 5 và Khoản 3, 4 Điều 8 Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020.

5. Chính sách đất đai đối với HTX

a) Hướng dẫn các HTX thủ tục thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để xây dựng trụ sở làm việc, cửa hàng mua bán vật tư, nhà xưởng, nhà sơ chế, nhà kho, sân phơi... cho các HTX theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Hợp tác xã được hưởng các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được quy định tại Điểm g Khoản 1, Khoản 9 Điều 19 và Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thuê đất, thuê mặt nước và Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Điều 3, Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012.

 6. Hướng dẫn HTX xây dựng hợp đồng vay vốn theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg và Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015

a) Hướng dẫn HTX xây dựng dự án vay vốn để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Các loại máy, thiết bị theo Khoản 2, Điều 1 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp phải là máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và thuộc danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Điều kiện hỗ trợ: HTX phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản và thủy sản; cơ giới hóa nông nghiệp và nghề muối thì được vay 100% giá trị hàng hóa để thực hiện các dự án nói trên. Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; mức hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 02 năm đầu theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch.

b) Hướng dẫn HTX hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được tổ chức tín dụng cho vay không tài sản đảm bảo tối đa là 01 tỷ đồng/hợp tác xã theo quy định tại Điểm e Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn.

c) Hướng dẫn các HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 02 tỷ đồng theo quy định tại Điểm g, Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn.

Các HTX được vay vốn không có tài sản bảo đảm quy định tại Điểm e, g, Khoản 2 Điều 9, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. HTX chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 Điều 9, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ.

7. Hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ

a) HTX hoặc doanh nghiệp và các bên tham gia hợp đồng liên kết cùng thỏa thuận lựa chọn các hình thức liên kết, chủ trì liên kết, xây dựng hợp đồng và dự án liên kết chuỗi giá trị theo quy định tại Điều 4, 5 và 6 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ cụ thể:

- HTX hoặc doanh nghiệp làm chủ trì liên kết được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết (tối đa không quá 300 triệu đồng) bao gồm tư vấn nghiên cứu xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

- Dự án liên kết được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

b) Ngoài việc hỗ trợ các công trình hạ tầng phục vụ liên kết, các bên tham gia liên kết được Ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung như:

- Xây dựng mô hình khuyến nông; đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã; ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi. Nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

c) Chủ trì liên kết xây dựng hồ sơ dự án đề nghị hỗ trợ liên kết. Các quy định về nguyên tắc ưu đãi hỗ trợ; điều kiện về hỗ trợ; hồ sơ và trình tự thủ tục phục vụ liên kết; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết theo quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và 14 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ.

III. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí dự kiến giai đoạn 2019-2020 là: 44.538 triệu đồng, cụ thể:

STT

Chỉ tiêu

Tổng
kinh phí

Năm

2019

2020

1

Vốn ngân sách

29.840

477

29.363

a

Cấp tỉnh

22.692

477

22.215

-

Vốn sự nghiệp

2.963

477

2.486

-

Vốn đầu tư phát triển

19.729

 

19.729

b

Cấp huyện

7.148

 

7.148

-

Vốn sự nghiệp

 

 

 

-

Vốn đầu tư phát triển

7.148

 

7.148

2

Vốn đối ứng

14.698

 

14.698

 

Tổng

44.538

477

44.061

Năm 2019, sử dụng kinh phí đã cấp theo Quyết định số 3799/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước là 477 triệu đồng để triển khai Đề án phê duyệt theo Quyết định số 3169/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cấp tỉnh

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp kinh phí của địa phương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo quá trình triển khai thực hiện Đề án cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan hàng năm cân đối kinh phí đầu tư phát triển để triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kinh phí sự nghiệp để thực hiện Đề án trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

d) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố giới thiệu công nghệ mới cho các dự án liên kết giữa HTX với doanh nghiệp để ứng dụng vào sản xuất.

e) Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cho HTX thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX để HTX có điều kiện hoạt động.

f) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn đẩy mạnh cho vay đối với HTX, đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với đối tượng là HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HTX tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.

g) Liên minh Hợp tác xã tỉnh thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn cho HTX xây dựng kế hoạch, dự án, phương án sản xuất kinh doanh; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển của HTX; vận động HTX tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án.

h) Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Đề án này. Vận động các chủ trang trại, nông dân là hội viên Hội Nông dân các cấp tham gia tích cực vào phong trào phát triển HTX. Ưu tiên nguồn kinh phí cho vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân để giúp các hội viên là thành viên HTX để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

2. Cấp huyện

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng chuyên môn:

- Chỉ đạo Phòng chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã vận động nông dân tham gia HTX và hướng dẫn các Sáng lập viên thành lập mới 40 HTX tại địa phương, đảm bảo đến cuối năm 2020 hoàn thành kế hoạch giao (Phụ lục I).

- Xây dựng kế hoạch giải thể bắt buộc hoặc chuyển đổi sang loại hình khác đối với các HTX đã ngừng hoạt động nhiều năm hoàn thành vào cuối năm 2019 (Phụ lục II).

- Hướng dẫn các HTX trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khai thác đánh bắt thủy sản, sản xuất muối, dịch vụ tổng hợp và các HTX ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh xây dựng dự án đầu tư sản xuất kinh doanh để hưởng chính sách theo Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020.

- Xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn, cần bổ sung những nội dung cụ thể của Đề án, các sở, ngành, địa phương chủ động báo cáo qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH THÀNH LẬP MỚI HỢP TÁC XÃ NĂM 2019-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

STT

Địa phương

Số lượng

Ghi chú

2019

2020

1

Huyện Vạn Ninh

1

2

 

2

Thị xã Ninh Hòa

3

4

 

3

TP. Nha Trang

1

2

 

4

Huyện Diên Khánh

1

2

 

5

Huyện Khánh Vĩnh

3

5

 

6

Huyện Cam Lâm

2

4

 

7

TP. Cam Ranh

2

3

 

8

Huyện Khánh Sơn

1

4

 

 

Tổng

14

26

 

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH GIẢI THỂ CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP NGỪNG HOẠT ĐỘNG NHIỀU NĂM TRONG NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

STT

Địa phương

Tên hợp tác xã

I

Huyện Cam Lâm

 

1

Xã Suối Tân

HTXNN Suối Tân

II

Thị xã Ninh Hòa

 

1

Xã Ninh Hưng

HTXNN Tân Hưng

2

Xã Ninh An

HTXNN Ninh An 1

3

Xã Ninh An

HTXNN Ninh An 2

4

Xã Ninh Hưng

HTXNN Ninh Hưng

5

Xã Ninh Thượng

HTXNN Ninh Thượng 1

6

Xã Ninh Thượng

HTXNN Ninh Thượng 2

7

Xã Ninh Phú

HTXNN Ninh Phú

8

Xã Ninh Trung

HTXNN Ninh Trung 1

9

Xã Ninh Trung

HTXNN Ninh Trung 2

10

Xã Ninh Thân

HTXNN Ninh Thân 1

11

Xã Ninh Thân

HTXNN Ninh Thân 2

12

Xã Ninh Xuân

HTXNN Ninh Xuân

13

Xã Ninh Hải

HTXNN muối Ninh Hải

14

Xã Ninh Thọ

HTXNN Ninh Thọ

15

Xã Ninh Bình

HTXNN Ninh Bình

* Ghi chú: Số liệu theo kết quả điều tra các HTX năm 2004 của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tại tỉnh Khánh Hòa và báo cáo rà soát của địa phương.

 

PHỤ LỤC III

DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ LÃI SUẤT VỐN VAY THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 68/2013/QĐ-TTg NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Mức cho vay bình quân
(triệu đồng)

Tổng giá trị vốn vay từ ngân hàng (triệu đồng)

Dự kiến mức lãi suất tối đa là 08%/năm
(triệu đồng)

Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay 02 năm

2019

2020

1

2

3

4

5

6=4*5

7= 6*8%/năm

8=7

9=7

a

2019

HTX

3

700

2.100

168

168

 

b

2020

HTX

3

700

2.100

168

 

168

Tổng

 

 

 

4.200

336

168

168

 

PHỤ LỤC IV

DỰ TOÁN HỖ TRỢ 80% KINH PHÍ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2261/QĐ-TTg NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên dự án đầu tư

Địa điểm thực hiện

Loại công trình đề nghị hỗ trợ

Tổng dự toán

Vốn ngân sách nhà nước 80%

Vốn đối ứng 20%

Cấp tỉnh 70%

Cấp huyện 30%

1

Dự án: “Xây dựng nhà kho bảo quản lúa”

HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Vạn Lương 1, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh

Xây dựng nhà kho bảo quản lúa

200

112

48

40

 

Tổng

 

 

200

112

48

40

2

Dự án: “Xây dựng xưởng chế biến và kho bảo quản”

HTX nông nghiệp Vạn Phú 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh

Xưởng chế biến nông sản

3.000

1.680

720

600

Nhà kho

2.000

1.120

480

400

 

Tổng

 

 

5.000

2.800

1.200

1.000

3

Dự án: “Xây dựng sân phơi”

HTX nông nghiệp Vạn Phú 2, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh

Sân phơi

700

392

168

140

 

Tổng

 

 

700

392

168

140

4

Dự án: “Xây dựng kênh mương Láng đội 1 nội đồng”

HTXNN Vạn Phước, xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh

Mương Láng đội 1

1.100

616

264

220

 

Tổng

 

 

1.100

616

264

220

5

Dự án: “Xây dựng đường nội đồng đội 7”

HTXNN Vạn Long, xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh

Đường nội đồng đội 7

500

280

120

100

 

Tổng

 

 

500

280

120

100

6

Dự án: “Xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho và cửa hàng vật tư”

HTX nông nghiệp Vạn Bình, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh

Trụ sở

800

448

192

160

Sân phơi

500

280

120

100

Nhà kho

500

280

120

100

Cửa hàng vật tư

300

168

72

60

 

Tổng

 

 

2.100

1.176

504

420

7

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc, sân phơi, nhà kho và cửa hàng vật tư”

HTX nông nghiệp Ninh Đa, xã Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa

Trụ sở

1.000

560

240

200

Nhà kho

500

280

120

100

Sân phơi

300

168

72

60

Cửa hàng vật tư

200

112

48

40

 

Tổng

 

 

2.000

1.120

480

400

8

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc”

HTX nông nghiệp 1 Ninh Quang, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa

Trụ sở làm việc

400

224

96

80

 

Tổng

 

 

400

224

96

80

9

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc, sân phơi, nhà kho và cửa hàng vật tư”

HTX nông nghiệp 2 Ninh Quang, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa

Trụ sở làm việc

1.500

840

360

300

Sân phơi

1.200

672

288

240

Kho chứa lúa

500

280

120

100

Kho vật tư

500

280

120

100

 

Tổng

 

 

3.700

2.072

888

740

10

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc và cửa hàng vật tư”

HTX nông nghiệp Ninh Đông, xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa

Trụ sở làm việc

400

224

96

80

Cửa hàng vật tư nông nghiệp

250

140

60

50

 

Tổng

 

 

650

364

156

130

11

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc, xưởng sơ chế và nhà kho”

HTX sản xuất rau an toàn Ninh Đông, xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa

Trụ sở làm việc

300

168

72

60

Xưởng sơ chế

500

280

120

100

Nhà kho

1.000

560

240

200

 

Tổng

 

 

1.800

1.008

432

360

12

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc, cửa hàng vật tư”

HTX nông nghiệp Diên Bình, xã Diên Bình, huyện Diên Khánh

Trụ sở làm việc

700

392

168

140

Cửa hàng vật tư

400

224

96

80

 

Tổng

 

 

1.100

616

264

220

13

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc, nhà kho”

HTX nông nghiệp Diên Thạnh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh

Trụ sở làm việc

250

140

60

50

Nhà kho

400

224

96

80

 

Tổng

 

 

650

364

156

130

14

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc, sân phơi”

HTX nông nghiệp Diên Hòa, xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh

Trụ sở làm việc

500

280

120

100

Sân phơi

200

112

48

40

 

Tổng

 

 

700

392

168

140

15

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc”

HTX nông nghiệp Diên Lộc, xã Diên Lộc, huyện Diên Khánh

Trụ sở làm việc

1.500

840

360

300

 

Tổng

 

 

1.500

840

360

300

16

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc, xưởng chế biến nông sản”

HTX nông nghiệp Diên Lạc, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh

Trụ sở làm việc

500

280

120

100

Xưởng chế biến nông sản

500

280

120

100

 

Tổng

 

 

1.000

560

240

200

17

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc”

HTX nông nghiệp Diên Phú, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh

Trụ sở làm việc

1.250

700

300

250

 

Tổng

 

 

1.250

700

300

250

18

Dự án: “Xây dựng trụ sở làm việc, sân phơi”

HTX nông nghiệp Suối Tiên, xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh

Trụ sở làm việc

1.000

560

240

200

Sân phơi

500

280

120

100

 

Tổng

 

 

1.500

840

360

300

19

Dự án: “Xây dựng cửa hàng vật tư nông nghiệp, sân phơi”

HTX nông nghiệp Diên Điền 2, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh

Cửa hàng vật tư nông nghiệp

300

168

72

60

Sân phơi

420

235

101

84

 

Tổng

 

 

720

403

173

144

20

Dự án: “Xây dựng cửa hàng vật tư nông nghiệp”

HTX nông nghiệp Diên Phước, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh

Cửa hàng vật tư nông nghiệp

300

168

72

60

 

Tổng

 

 

300

168

72

60

21

Dự án: “Xây dựng cửa hàng vật tư nông nghiệp”

HTX nông nghiệp Suối Hiệp 2, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh

Cửa hàng vật tư nông nghiệp

100

56

24

20

 

Tổng

 

 

100

56

24

20

22

Dự án: “Xây dựng nhà kho”

HTX nông nghiệp Suối Hiệp 1, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh

Nhà kho

2.000

1.120

480

400

 

Tổng

 

 

2.000

1.120

480

400

23

Dự án: “Xây dựng sân phơi”

HTX nông nghiệp Diên Lâm 2, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh

Sân phơi

350

186

94

70

 

Tổng

 

 

350

186

94

70

24

Dự án: “Xây dựng sân phơi”

HTX nông nghiệp Diên Lâm 1, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh

Sân phơi

420

235

101

84

 

Tổng

 

 

420

235

101

84

Tổng cộng:

29.740

16.644

7.148

5.948

 

PHỤ LỤC V

HỖ TRỢ DỰ ÁN LIÊN KẾT THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 98/2018/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên dự án

Đối tượng liên kết

Địa điểm thực hiện

Tổng dự toán

Vốn ngân sách nhà nước

Vốn của HTX và DN đối ứng

1

Dự án: “Liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến, lúa nguyên liệu huyết rồng”

Hợp tác xã nông nghiệp 2 Ninh Quang liên kết với Công ty TNHH Dịch vụ phân phối tổng hợp Việt Nam

Xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

10.135

3.135

7.000

a

Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng dự án liên kết cho HTX hoặc DN làm chủ trì liên kết

300

300

 

b

Hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ dự án liên kết

9.335

2.335

7.000

c

Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã

500

500

 

2

Dự án: “Liên kết sản xuất, tiệu thụ, chế biến tỏi VietGAP”

Hợp tác xã tỏi Vạn Hưng với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Đức Hà Việt Nam

a) Địa điểm sản xuất tại HTX Vạn Hưng địa bàn xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh.

b) Địa điểm chế biến sản phẩm tại xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang.

2.850

1.100

1.750

a

Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng dự án liên kết cho HTX hoặc DN làm chủ trì liên kết

250

250

 

b

Hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ dự án liên kết

2.500

750

1.750

c

Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã

 

 

100

100

 

Tổng cộng:

12.985

4.235

8.750

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC VI

KẾ HOẠCH DỰ TOÁN TỔNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH THỰC HIỆN NĂM 2019-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung thực hiện

Tổng kinh phí (2019-2020)

Kinh phí 2019

Kinh phí đối ứng

Kinh phí 2020

Kinh phí đối ứng

Cơ quan, đơn vị thực hiện

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư PT

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư PT

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư PT

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư PT

1

Tập huấn Luật HTX theo NĐ 193

427

227

 

 

 

 

200

 

 

 

 

 

 

Tập huấn Luật HTX và các bài giảng chuyên đề về HTX

427

227

 

 

 

 

200

 

 

 

 

SNN và PTNT

2

Hỗ trợ HTX theo NĐ 193 và QĐ 2261

30.290

250

 

 

 

 

300

16.644

 

7.148

5.948

 

a

Đào tạo Giám đốc điều hành HTXNN để nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý HTX

550

250

 

 

 

 

300

 

 

 

 

SNN và PTNT

b

Hỗ trợ HTX đầu tư kết cấu hạ tầng theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ

29.740

 

 

 

 

 

 

16.644

 

7.148

5.948

UBND cấp xã

3

Hỗ trợ HTX ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 07/6/2018 của UBND tỉnh

500

 

 

 

 

 

500

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ lãi suất vốn vay

336

 

 

 

 

 

336

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ HTX về lãi suất vay vốn theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ

336

 

 

 

 

 

336

 

 

 

 

STC

5

Hỗ trợ khuyến khích liên kết theo NĐ 98

12.985

 

 

 

 

 

1.150

3.085

 

 

8.750

 

a

Dự án: “Liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến tỏi VietGAP”

2.850

 

 

 

 

 

350

750

 

 

1.750

HTX và DN

b

Dự án: “Liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến, lúa nguyên liệu huyết rồng”

10.135

 

 

 

 

 

800

2.335

 

 

7.000

HTX và DN

 

Tổng

44.538

477

 

 

 

 

2.486

19.729

 

7.148

14.698

 

Ghi chú:

Tổng kinh phí: 44.538 triệu đồng, trong đó:

1. Ngân sách nhà nước: 29.840 triệu đồng.

- Năm 2019: 477 triệu đồng.

- Năm 2020: 29.363 triệu đồng.

2. Kinh phí đối ứng: 14.698 triệu đồng.

- Năm 2019: 0 triệu đồng.

- Năm 2020: 14.698 triệu đồng.

Năm 2019 sử dụng kinh phí đã cấp theo Quyết định số 3799/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 để triển khai Đề án 3169 cho năm 2019: 477 triệu đồng.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2897/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Tiếp tục đổi mới, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

  • Số hiệu: 2897/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/09/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Đào Công Thiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản