Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
---------------

Số: 2869/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 18 tháng 10 năm 2005.

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA" CỦA SỞ THƯƠNG MẠI TỈNH AN GIANG.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chánh nhà nước ở địa phương;

Căn cứ Quyết định số 2580/2002/QĐ-UB ngày 30/10/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2002-2005;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại tại tờ trình số 51/STM.VP ngày 09/8/2005,

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại tờ trình số 656/TTr-SNV ngày 26/9/2005,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một của" của Sở Thương mại tỉnh An Giang (kèm theo Đề án).

Điều 2. Giám đốc Sở Thương mại có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Đề án đã được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Sở Nội vụ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- TT. Tỉnh Ủy, HĐND tỉnh, TT.UBND tỉnh.
- Sở TM, Sở Nội vụ
- Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh
- Các sở,ban, ngành cấp tỉnh.
- UBND huyện, thị, thành phố.
- Phòng KT, TH.
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đảm

 

ĐỀ ÁN

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỞ THƯƠNG MẠI TỈNH AN GIANG
(ban hành kèm theo Quyết định số 2869/QĐ-UBND ngày 18/10/2005)

I/ CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ:

1/ Chức năng:

Sở Thương Mại là cơ quan chuyên môn giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.

Sở Thương Mại chịu sự chỉ đạo và quản lý về hoạt động,tổ chức,biên chế của UBNH tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Thương Mại về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện cơ chế, chính sách pháp luật thương Mại .

2/ Nhiệm vụ :

- Công tác quy hoạch, kế hoạch về tổ chức thị trường

- Quản lý lưu thông hàng hoá trong nước.

- Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.

- Quản lý thương mại điện tử .

- Công tác Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường.

- Quản lý cạnh tranh, chống độc quyền,chống bán phá giá và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn.

- Về hội nhập kinh tế- thương mại quốc tế

- Về công tác đào tạo.

- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về thương mại đối với cơ quan quản lý thương mại ở cấp huyện,thị xã, thành phố.

II/ MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:

1/ Mục đích:

- Nhằm để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động Thương mại trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước mang tính khoa học .

-Từng bước chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ công chức ,nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân phụ trách, góp phần xây dựng thái độ phục vụ của cán bộ công chức văn minh và chuyên nghiệp.

Đáp ứng kịp thời các nhu cầu kinh doanh của các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp đúng theo quy định pháp luật, tuyên truyền cơ chế chính sách đến các cơ Sở kinh doanh kịp thời, lắng nghe những kiến nghị của doanh nghiệp để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

2/ Yêu cầu :

- Cán bộ công chức trong ngành Thương mại phải quán triệt tinh thần cải cách một cửa, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của mình , nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tiếp nhận hồ sơ và trả lời kết quả cho người dân và doanh nghiệp.

- Phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành địa phương có liên quan trong việc cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, tránh phiền hà cho người dân đảm bảo thời gian thẩm định.

- Ban giám đốc kịp thời khen thưởng những cá nhân làm tốt công tác hành chính của đơn vị, phê phán và xử lý kỷ luật những cá nhân có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân đến quan hệ làm việc .

III/ TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC

1/ Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. (Theo thông tư số 14/1999/TT-BTM ngày 07/07/1999 của Bộ Thương Mại V/v hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu)

Các thủ tục cần có:

Hồ sơ tiếp nhận để thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: (các bản sao phải được thị thực).

a/ Mặt đất

1.1 Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (theo mẫu hướng dẫn của Bộ)

1.2 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp)

1.3 Bản sao giấy xác nhận môi trường (do Sở Tài Nguyên và Môi trường cấp)

1.4 Bản sao cấp giấy phép xây dựng: Bản sao văn bản chấp thuận của UBND huyện,thị, thành phố chấp thuận cho mở điểm kinh doanh.

1.5 Hồ sơ thiết kế cửa hàng xăng dầu (cơ quan tư vấn thiết kế) và Bản sao biên bản hoàn công công trình,(cơ quan cấp phép xây dựng cấp)

1.6 Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy (phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh cấp)

1.7 Bản sao giấy chứng nhận công nhân kỷ thuật xăng dầu (do các trường đào tạo chuyên ngành tỉnh cấp).

1.8 Bản sao giấy chứng nhận kiểm định trụ bơm, (do chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh cấp).

1.9 Giấy chứng nhận sức khoẻ của ngưòi kinh doanh (do cơ quan y tế Quận, huyện trở lên cấp).

b. Mặt nước: ngoài các thủ tục cần có như phần (a/ mặt đất) cần bổ sung thêm:

1.1 Bản sao giấy chứng nhận Đăng ký phương tiện kỷ thuỷ nội địa (do Sở Giao thông vận tải cấp)

1.2 Bản sao giấy chứng nhận An toàn phương tiện kỷ thuật thuỷ nội địa (do Chi nhánh Đăng kiểm tỉnh cấp)

- Thời gian thẩm định và cấp: là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Phí và lệ phí: Khi được cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, Thương nhân (DNTN) phải nộp một khoản phí và lệ phí theo quy định tại thông tư số 72/TT/LB ngày 08/11/1996 của Liên Bộ Tài chính- Thương Mại, cụ thể:

- Thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc: 350.000 đồng/Doanh nghiệp.

- Các huyện: 175.000 đồng/Doanh nghiệp.

2/ Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas:

(Theo thông tư số 15/1999/TT-BTM ngày 19/05/1999 của Bộ Thương Mại V/v hướng dẫn kinh doanh khí đốt hoá lỏng ‘gas’).

Các thủ tục cần có: Hồ sơ tiếp nhận để thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (các bản sao phải được thị thực)

2.1 Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas (theo mẫu hướng dẫn)

2.2 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp)

2.3 Bản sao giấy chứng nhận học lớp nghiệp vụ kinh doanh gas (do các trường đào tạo chuyên ngành cấp).

2.4 Giấy chứng nhận sức khoẻ của ngưòi kinh doanh (do cơ quan y tế Quận, huyện trở lên cấp).

2.5 Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy (do phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh cấp).

Thời gian thẩm định và cấp: là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Phí và lệ phí: Khi được cấp giấy CN đủ điều kiện kinh doanh,Thương nhân phải nộp một khoản phí và lệ phí theo quy định tại thông tư số 72/TT/LB ngày 08/11/1996 của Liên Bộ Tài chính- Thương Mại, cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp tư nhân:

+ Thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc: 350.000đồng/Doanh nghiệp.

+ Các huyện: 175.000đồng/Doanh nghiệp.

- Đối với các hộ cá thể:

+ Thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc: 150.000đồng/hộ

+ Các huyện: 75.000đồng/hộ.

Trường hợp cấp đổi : Sở đã uỷ quyền cho các phòng kinh tế huyện thị, thành phố tiếp nhận hồ sơ để tái thẩm định. Khi xong gởi hồ sơ và biên bản về Sở để có căn cứ cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas.(Theo công văn số 578/TM-DL ngày 22/11/2004).

Hồ sơ cấp đổi và phí và lệ phí thực hiện như thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas.

3/ Thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh rượu căn cứ theo thông tư số 12/1999/TT-BTM ngày 19/05/1999 của Bộ Thương Mại V/v hướng dẫn kinh doanh mặt hàng rượu)

Các thủ tục cần có: Hồ sơ tiếp nhận để thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh rượu gồm: (các bản sao phải được thị thực)

3.1Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu (theo mẫu hướng dẫn của)

3.2 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .

3.3 Các tài liệu về địa điểm kinh doanh rượu và việc đảm bảo vệ sinh môi trường.

3.4 Bản kê các loại rượu kinh doanh và nguồn mua các loại rượu đó.

Thời gian thẩm định và cấp: là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4/ Thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá theo thông tư số 30/1999/TT-BTM ngày 09/09/1999 của Bộ Thương Mại V/v hướng dẫn kinh doanh mặt hàng thuốc lá điếu sản xuất trong nước)

a/ Giấy phép bán lẻ:

Hồ sơ gồm:

4.1 Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá (theo mẫu hướng dẫn)

4.2 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b/ Giấy phép đại lý được mua thuốc lá của các nhà máy sản xuất thuốc lá, chỉ kinh doanh thuốc lá trong phạm vi 01 tỉnh,thành phố hồ sơ gồm: (các bản sao phải được thị thực).

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá trong đó ghi rõ nơi mua, nơi bán thuốc lá (theo mẫu hướng dẫn), kèm theo đề nghị của nhà máy về địa bàn doanh nghiệp phân phối thuốc lá cho nhà máy.

2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

3. Bản kê địa chỉ các địa điểm kinh doanh bán buôn, bán lẻ thuốc lá thuộc doanh nghiệp.

4. Phương án kinh doanh thuốc lá và tổ chức bảo đảm vệ sinh môi trường,phòng cháy chữa cháy.

Thời gian: cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá tối đa là 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5/ Hồ sơ và trình tự xác nhận chương trình khuyến mại: (theo thông tư số 17/2001/TT-BTM ngày 12/07/2001 của Bộ Thương Mại).

5.1 Đơn đề nghị tổ chức khuyến mại: tên hàng hoá, dịch vụ khuyến mại; tên hàng hoá, dịch vụ dùng khuyến mại; thời gian khuyến mại; địa bàn tổ chức khuyến mại và mẫu vé dự thưởng.

5.2 Giấy chứng nhận ĐKKD của thương nhân hoặc tổ chức tham gia khuyến mại (bản sao có thị thực).

5.3 Giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm (đối với hàng hoá khuyến mại)

5.4 Thể lệ chương trình khuyến mại.

Khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ. Sở Thương Mại xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận (nêu rõ lý do) trả lời bằng văn bản cho thương nhân xin tổ chức khuyến mại biết

Thời gian: là 4 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6/ Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm: (theo thông tư số 18/2001/TT-BTM ngày 12/07/2001 của Bộ Thương Mại).

6.1 Bản đăng ký kế hoạch tổ chức hội chợ,triển lãm gồm các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của thương nhân.

- Chủ đề và quy mô (số lượng doanh nghiệp tham gia) hội chợ,triển lãm.

- Hàng hoá dự kiến tham gia hội chợ,triển lãm.

- Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm.

6.2 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (DN có vốn đầu tư nước ngoài)giấy phép thành lập (chi nhánh tư nhân nước ngoài tại VN) có chức năng kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại (bản sao).

6.3 Bản sao hợp đồng tổ chức hội chợ, triển lãm (trường hợp đơn vị tổ chức không có chức năng kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại)

6.4 Sơ đồ bố trí các gian hội chợ.

6.5 Bản sao hợp đồng thuê mặt bằng(trường hợp thuê mặt bằng tổ chức hội chợ, triển lãm)

6.6 Nội dung các hoạt động sẽ diễn ra trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm.

Khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ. Sở Thương Mại xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận (nêu rõ lý do) trả lời bằng văn bản cho thương nhân xin tổ chức hội chợ, triển lãm biết.

Thời gian:

1/ Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại:

Trước ngày 15 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch.

2/ Đối với thương nhân không kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại tự tổ chức hội chợ, triển lãm hàng hoá mà thương nhân kinh doanh:

Chậm nhất 3 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký.

3/ Thương nhân nước ngoài khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại VN thực hiện: giải quyết chậm nhất 3 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký.

7/ Hồ sơ cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoạt động trong lĩnh vực thương mại: (theo thông tư liên tịch số 20/2002/TTLT-BTM- TCDL ngày 20/10/2002 của Bộ Thương Mại và Tổng Cục Du Lịch).

7.1 Bản sao giấy chứng nhận ĐKKD của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài xác nhận.

7.2 Bản dịch ra tiếng việt giấy chứng nhận ĐKKD được cơ quan công chứng VN hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của VN ở nước ngoài xác nhận.

8/ Giải quyết khiếu nại tố cáo:

Kể từ ngày nhận được đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở thì thụ lý và thông báo cho người dân biết.

Thời hạn: giải quyết khiếu nại đúng theo luật định, tại điều 36 Luật khiếu nại tố cáo.

IV/ TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN

1/ Nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả :

- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hướng dẫn ngưòi dân nộp đầy đủ thủ tục đúng quy định, vào sổ tiếp nhận hồ sơ, và viết phiếu hẹn thời gian trả lời kết quả cho ngưòi dân .

- Thu phí, lệ phí đúng theo quy định nhà nước.

- Chánh văn phòng Sở chịu trách nhiệm chung và điều hành công tác cải cách một cửa của Sở Thương Mại, giúp Ban giám đốc tổng hợp tình hình thực hiện tiếp nhận và trả lời kết quả hàng tháng gởi báo cáo lên cấp trên.

2/ Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả: thực hiện theo nguyên tắc (vào và ra một cửa)

- Bộ phận tiếp nhận và trả lời kết quả cho người dân, được bố trí nơi làm việc tại phòng Quản lý thương mại- Dịch vụ thuộc Sở Thương mại do cán bộ chuyên trách phòng thương mại tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người dân.

- Tất cả các hồ sơ, công văn đi đến qua đường bưu điện đều chuyển đến Phòng Quản lý Thương mại- Dịch vụ thuộc Sở Thương mại để thực hiện.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2869/QĐ-UBND năm 2005 về phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" của Sở Thương mại tỉnh An Giang

  • Số hiệu: 2869/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/10/2005
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Nguyễn Văn Đảm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản