Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 284/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 23 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỔ SUNG BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận.

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc các sở; thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Chí Dũng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

BỔ SUNG DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I

Lĩnh vực đường bộ

1

Cấp giấy phép lái xe (GPLX) cho người trúng tuyển kỳ sát hạch do Sở Giao thông vận tải quản lý sát hạch.

2

Cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng.

3

Cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều kiển xe máy chuyên dùng bị mất, bị hỏng.

4

Cấp mới chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

5

Cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

6

Cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động.

7

Cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.

8

Cấp giấy phép đào tạo lái xe hạng A1, A2, A3, A4.

9

Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu (nhóm B, C và các công trình xây dựng mới, sửa chữa chưa đến mức phải lập dự án) trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương.

10

Cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác là đường địa phương và quốc lộ được ủy thác.

II

Lĩnh vực đường thủy nội địa

1

Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương trong trường hợp phân chia, sáp nhập bến thủy nội địa.

2

Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương trong trường hợp chuyển quyền sở hữu bến thủy nội địa.

III

Lĩnh vực đăng kiểm

1

Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo do Sở Giao thông vận tải thực hiện.

2

Thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo do Sở Giao thông vận tải thực hiện.

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

I. LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ

1. Cấp giấy phép lái xe (GPLX) cho người trúng tuyển kỳ sát hạch do Sở Giao thông vận tải quản lý sát hạch

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân nộp hồ sơ dự sát hạch tại cơ sở được phép đào tạo lái xe.

- Cơ sở đào tạo lái xe báo cáo danh sách theo mẫu quy định với Sở Giao thông vận tải, tổ chức đào tạo theo chương trình quy định. Báo cáo sát hạch với Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận báo cáo sát hạch, trực tiếp tổ chức sát hạch lái xe và cấp GPLX cho người trúng tuyển kỳ sát hạch;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại cơ sở đào tạo lái xe;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX (theo mẫu).

- Giấy chứng nhận sức khoẻ (bản chính).

- Chứng chỉ nghề do cơ sở đào tạo cấp (bản chính).

- Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

- 6 ảnh màu cỡ 3x4 chụp kiểu chứng minh nhân dân.

- Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời gian giải quyết: 10 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận trúng tuyển;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: phòng Quản lý phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không có;

g) Kết quả thủ tục hành chính: giấy phép lái xe;

h) Phí và lệ phí (không bao gồm học phí đào tạo lái xe):

- Lệ phí cấp GPLX: 30.000 đồng/1 lần cấp.

- Lệ phí sát hạch lái xe:

+ Các hạng: A1, A2, A3, A4: lý thuyết 30.000đồng/ lần; thực hành 40.000 đồng/lần.

+ Ôtô các hạng: lý thuyết: 70.000 đồng/lần; trong hình: 230.000 đồng/lần; trên đường giao thông công cộng: 50.000 đồng/lần;

i) Tên mẫu đơn , mẫu tờ khai: đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe;

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính:

- Đủ độ tuổi: các hạng: A1, A1, A2, A4, B1, B2 từ 18 tuổi trở lên; hạng C: từ 21 tuổi trở lên; hạng D, FC: từ 24 tuỏi trở lên; hạng E, FD; từ 27 tuổi trở lên.

- Đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 28 tháng 11 năm 2008.

- Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

- Quyết định số 4132/2001/QĐ-BYT ngày 04 tháng 10 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bản tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

- Thông tư số 53/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

2. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân nộp hồ sơ dự học tại cơ sở đào tạo được Sở Giao thông vận tải chấp thuận.

- Cơ sở đào tạo tiếp nhận hồ sơ, lập báo cáo kèm theo danh sách trích ngang gửi Sở Giao thông vận tại và tổ chức đào tạo theo nội dung chương trình quy định; tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người đạt yêu cầu.

- Sở Giao thông vận tại tiếp nhận báo cáo của cơ sở đào tạo gửi và cấp phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho cơ sở đào tạo;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại cơ sở đào tạo;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị dự học bồi dưỡng kiến thức về pháp luật về giao thông đường bộ (theo mẫu).

- Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

- 3 ảnh màu cỡ 3x4 chụp không quá 6 tháng kiểu chứng minh nhân dân.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: cơ sở được phép đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ sở được phép đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: không có;

g) Kết quả thủ tục hành chính: chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ;

h) Phí và lệ phí: mức thu học phí: 100.000 đồng/người/cho một khoá học;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: đơn đề nghị dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

- Thông tư số 09/2009/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

- Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu học phí và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.

3. Cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều kiển xe máy chuyên dùng bị mất, bị hỏng

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân nộp hồ sơ dự học tại cơ sở đào tạo đã cấp chứng chỉ.

- Cơ sở đào tạo tiếp nhận hồ sơ và cấp lại chứng chỉ cho người có đủ điều kiện yêu cầu.

- Trường hợp cơ sở đào tạo bị chấm dứt hoạt động thì nộp hồ sơ về phòng Quản lý phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tại nơi đã quản lý cơ sở đào tạo;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (theo mẫu).

- Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

- 3 ảnh màu cỡ 3x4 chụp không quá 6 tháng kiểu chứng minh nhân dân.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời gian giải quyết: sau 05 ngày làm việc kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: cơ sở được phép đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: cơ sở được phép đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: không có;

g) Kết quả thủ tục hành chính: chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ;

h) Phí và lệ phí: không có;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: đơn đề nghị đổi, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

- Thông tư số 09/2009/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

4. Cấp mới chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện giao thông đường bộ;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải (theo mẫu), kèm theo 2 ảnh màu cỡ 3x4 chụp trong thời gian không quá 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

- Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề, nếu là văn bằng, chứng chỉ do nước ngoài cấp phải dịch ra tiếng Việt và có công chứng.

- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn môn về thiết kế phương tiện vận tải (theo mẫu);

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

h) Phí, lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải.

- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn về thiết kế phương tiện vận tải;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với công dân Việt Nam phải có chứng minh thư nhân dân, đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có hộ chiếu và giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Có bằng tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên do các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp; chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với nội dung xin cấp chứng chỉ.

- Có ít nhất 3 (ba) năm làm việc trong ngành xin cấp chứng chỉ;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ ngày 28 tháng 11 năm 2008.

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiêt kế phương tiện giao thông vận tải.

5. Cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, cấp lại chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện giao thông đường bộ;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Chứng chỉ cũ, trường hợp mất chứng chỉ thì phải có giấy xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương.

- Bản khai kết quả hành nghề theo chứng chỉ đã được cấp.

- Đối với trường hợp đề nghị bổ sung nội dung hành nghề thì phải có thêm bản sao văn bằng chứng chỉ liên quan đến nội dung xin bổ sung.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người được ủy quyền: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

h) Phí, lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 28 tháng 11 năm 2008.

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiêt kế phương tiện giao thông.

6. Cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động.

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp giấy chứng nhận;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị xây dựng trung tâm sát hạch lái xe của chủ đầu tư.

- Văn bản chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với trường hợp xây dựng mới; văn bản chấp thuận chủ trương của Sở Giao thông vận tải đối với trường hợp nâng cấp từ sân tập lái.

- Văn bản đề nghị thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể của trung tâm sát hạch lái xe kèm theo hồ sơ gồm: dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch.

- Văn bản của trung tâm sát hạch đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;

d) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra của trung tâm sát hạch);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thủ tục hành chính: giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;

h) Phí và lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: không có;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng thoả mãn các tiêu chuẩn trung tâm sát hạch lái xe ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

- Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

- Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn ngành trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (22 TCN-286-01).

7. Cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại cơ sở được phép đào tạo.

- Cơ sở đào tạo tiếp nhận hồ sơ, lập văn bản đề nghị tập huấn giáo viên dạy thực hành lái xe kèm theo danh sách trích ngang và trình Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại cơ sở đào tạo;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: bản photocopy giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;

d) Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày tập huấn xong và kiểm tra đạt yêu cầu);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thủ tục hành chính: giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;

h) Phí và lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân phải dự tập huấn và kiểm tra đạt yêu cầu theo quy định;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

- Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

8. Cấp giấy phép đào tạo lái xe hạng A1, A2, A3, A4

a) Trình tự thực hiện:

- Cơ sở đào tạo nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp giấy phép;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe (theo mẫu).

- Hồ sơ giáo viên.

- Hồ sơ xe dạy thực hành.

- Biên bản kiểm tra xét cấp giấy phép đào tạo lái xe của Sở Giao thông vận tải.

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;

d) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ ngày tiến hành xong các thủ tục kiểm tra);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thủ tục hành chính: giấy phép đào tạo lái xe ôtô;

h) Phí và lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

- Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

9. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu (nhóm B, C và các công trình xây dựng mới, sửa chữa chưa đến mức phải lập dự án) trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, có văn bản chấp thuận;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Văn bản đề nghị (bản chính).

- Hồ sơ dự án hoặc hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình thiết yếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

- Biên bản kiểm tra hiện trường giữa đơn vị quản lý đường bộ và chủ công trình thiết yếu (bản chính).

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Chuyên môn thuộc Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: các đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản chấp thuận;

h) Phí, lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2001.

- Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 186/2004/NĐ-CP.

- Quyết định số 04/2006/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về việc bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

10. Cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác là đường địa phương và quốc lộ được ủy thác

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin cấp phép thi công (bản chính);

- Văn bản chấp thuận xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền được quy định tại Mục III Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT (bản chính).

- Các quyết định đầu tư của chủ công trình (bản chính hoặc công chứng).

- Các văn bản của cơ quan liên quan đến công trình.

- Hồ sơ thiết kế theo quy định hiện hành, có bình đồ, sơ đồ hiện trạng vị trí xin thi công, trắc dọc, trắc ngang đại diện, khoảng cách từ vị trí xây dựng công trình đến chân mái ta luy đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, hoặc mép ngoài rãnh dọc (nếu có), kết cấu công trình xin xây dựng, hệ thống thoát nước dọc, ngang, ... hồ sơ phải được cơ quan tư vấn thiết kế tính toán và cơ quan có tư cách pháp nhân thẩm định hồ sơ (bản chính).

- Phương án thi công bảo đảm an toàn giao thông, thời gian thi công (bản chính).

- Bản cam kết của chủ công trình tự dỡ bỏ công trình hoặc thay đổi thiết kế đấu nối khi ngành đường bộ có yêu cầu sử dụng và không đòi bồi thường (bản chính).

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: phòng Quản lý giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép thi công;

h) Phí, lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ năm 2001.

- Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 186/2004/NĐ-CP.

- Quyết định số 04/2006/QĐ- BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tại ban hành quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

II. LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

1. Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương trong trường hợp phân chia, sáp nhập bến thủy nội địa

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ và xem xét nếu thoả mãn các điều kiện quy định thì cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa (theo mẫu).

- Bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất.

- Sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến (nếu có) có xác nhận của đơn vị quản lý đường thủy nội địa về việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi).

- Các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm theo quy định của pháp luật (nếu chuyên xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm).

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép phân chia, sáp nhập bến thủy nội địa;

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;

h) Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.

- Mức thu 40.000 đồng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa;

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Nếu các chỉ tiêu trong giấy phép hoạt động bến thủy nội địa không thay đổi thì trong đơn đề nghị ghi rõ tình trạng bến không thay đổi so với hồ sơ đã gửi lần trước. Trường hợp các chỉ tiêu nói trên có thay đổi thì đơn đề nghị cấp phép lại ghi rõ những thay đổi so với hồ sơ đã nộp lần trước kèm theo các giấy tờ về những thay đổi này (nếu có).

- Bến thủy nội địa không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, vị trí bến có địa hình thủy văn ổn định, phương tiện ra, vào an toàn thuận lợi.

- Vùng nước cảng, bến không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền.

- Công trình cầu đảm bảo điều kiện an toàn, luồng vào cảng, bến (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

- Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định.

- Thiết bị xếp dỡ (nếu có) phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu của cầu cảng hoặc sức chịu lực của công trình bến.

- Đối với bến chuyên xếp dỡ hàng nguy hiểm, ngoài các điều kiện trên còn phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đối với hàng nguy hiểm.

- Đối với bến hành khách phải có cầu cho hành khách lên xuống an toàn, có nhà chờ, nội quy cảng, bến và bảng niêm yết giá vé;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004.

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.

- Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

- Văn bản số 52/CĐS-PCVT ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải.

2. Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương trong trường hợp chuyển quyền sở hữu bến thủy nội địa

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ và xem xét nếu thoả mãn các điều kiện quy định thì cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa;

b) Cách thức thực hiện: thông qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa (theo mẫu).

- Bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất.

- Sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến (nếu có) có xác nhận của đơn vị quản lý đường thủy nội địa về việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi).

- Các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm theo quy định của pháp luật (nếu chuyên xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm).

- Giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu tài sản.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;

h) Phí, lệ phí:

- Lệ phí cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.

- Mức thu 40.000 đồng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa;

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Nếu các chỉ tiêu trong giấy phép hoạt động bến thủy nội địa không thay đổi thì trong đơn đề nghị ghi rõ tình trạng bến không thay đổi so với hồ sơ đã gửi lần trước. Trường hợp các chỉ tiêu nói trên có thay đổi thì đơn đề nghị cấp phép lại ghi rõ những thay đổi so với hồ sơ đã nộp lần trước kèm theo các giấy tờ về những thay đổi này (nếu có).

- Bến thủy nội địa không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, vị trí bến có địa hình thủy văn ổn định, phương tiện ra, vào an toàn thuận lợi.

- Vùng nước cảng, bến không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền.

- Công trình cầu đảm bảo điều kiện an toàn, luồng vào cảng, bến (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

- Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định.

- Thiết bị xếp dỡ (nếu có) phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu của cầu cảng hoặc sức chịu lực của công trình bến.

- Đối với bến chuyên xếp dỡ hàng nguy hiểm, ngoài các điều kiện trên còn phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đối với hàng nguy hiểm.

- Đối với bến hành khách phải có cầu cho hành khách lên xuống an toàn, có nhà chờ, nội quy cảng, bến và bảng niêm yết giá vé;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004.

- Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.

- Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

- Văn bản số 52/CĐS-PCVT ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải.

III. LĨNH VỰC ĐĂNG KIỂM

1. Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo do Sở Giao thông vận tải thực hiện

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân cải tạo xe cơ giới nộp hồ sơ đề nghị tại Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra phương tiện tại cơ sở cải tạo và cấp giấy chứng nhận;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Sở Giao thông vận tải;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của cơ sở cải tạo (bản chính).

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở cải tạo (đối với lần đầu nộp hồ sơ).

- Hồ sơ thiết kế đã được thẩm định (bản chính).

- Biên bản nghiệm thu xuất xưởng (KCS) của cơ sở cải tạo (bản chính).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (sau khi kết thúc kiểm tra);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng chức năng thuộc Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng nhận;

h) Phí, lệ phí:

- Phí kiểm tra mức 200.000 đồng tính theo biểu phí quy định tại Quyết định số 10/2003/QĐ-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2003 và Quyết định số 101/2008/QĐ-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2008.

- Lệ phí: 50.000 đồng/1 giấy chứng nhận; 100.000 đồng/1 giấy chứng nhận đối với ôtô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương).

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn tương ứng với các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: 22TCN-307-06; 22TCN-302-06; 22TCN-327-06.

- Đáp ứng tiêu chuẩn về kích thước phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: 22TCN-275-05.

- Đáp ứng quy định về kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo Quyết định số 4597/2001/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2001.

- Đáp ứng quy định về phạm vi kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo tại mục 4.4 Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Giao thông vận tải.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008.

- Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Giao thông vận tải ban hành quy định về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Tiêu chuẩn phương tiện cơ giới đường bộ - ôtô - yêu cầu an toàn chung, 22TCN307-06 ngày 10 tháng 5 năm 2006.

- Tiêu chuẩn phương tiện cơ giới đường bộ - ôtô khách thành phố - yêu cầu an toàn chung, 22TCN302-06 ngày 02 tháng 3 năm 2006.

- Tiêu chuẩn phương tiện cơ giới đường bộ - rơmoóc và sơmirơmoóc - yêu cầu an toàn chung, 22TCN327-05 ngày 09 tháng 6 năm 2005.

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - sai số cho phép và quy định làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới, 22TCN 275-05 ngày 30 tháng 11 năm 2005.

- Quyết định số 4597/2001/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2001 về việc quy định kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép tham gia giao thông.

- Quyết định số 10/2003/QĐ-BTC ngày 24 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành biểu mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng xe cơ giới và các thiết bị, xe máy chuyên dùng.

- Quyết định số 101/2008/QĐ-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 10/2003/QĐ-BTC ngày 24 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng.

2. Thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo

a) Trình tự thực hiện:

- Cơ sở thiết kế nộp hồ sơ thiết kế tại Sở Giao thông vận tải.

- Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ thiết kế và cấp giấy chứng nhận;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính).

- Các bản vẽ kỹ thuật (bản chính).

- Thuyết minh tính toán (bản chính).

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở thiết kế (đối với trường hợp thẩm định thiết kế lần đầu của cơ sở thiết kế).

- Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải hoặc bản sao công chứng bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành của cán bộ thiết kế (đối với trường hợp thẩm định thiết kế lần đầu của cơ sở thiết kế).

- Hồ sơ phương tiện hoặc hệ thống, tổng thành (bản phôtô).

* Số lượng hồ sơ: 04 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Chức năng thuộc Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng nhận;

h) Phí, lệ phí: phí thẩm định thiết kế: 200.000 đồng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn tương ứng với các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: 22TCN-307-06; 22TCN-302-06; 22TCN-327-06.

- Đáp ứng tiêu chuẩn về kích thước phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: 22TCN-275-05.

- Đáp ứng quy định về kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo Quyết định số 4597/2001/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2001.

- Đáp ứng phạm vi thẩm định thiết kế cải tạo tại điểm c, d mục 2.3 của Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008.

- Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Tiêu chuẩn phương tiện cơ giới đường bộ - ôtô - yêu cầu an toàn chung, 22TCN307-06 ngày 10 tháng 5 năm 2006.

- Tiêu chuẩn phương tiện cơ giới đường bộ - ôtô khách thành phố - yêu cầu an toàn chung, 22TCN302-06 ngày 02 tháng 3 năm 2006;

- Tiêu chuẩn phương tiện cơ giới đường bộ - rơmoóc và sơmirơmoóc - yêu cầu an toàn chung, 22TCN327-05 ngày 09 tháng 6 năm 2005.

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - sai số cho phép và quy định làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới, 22TCN 275 - 05 ngày 30 tháng 11 năm 2005.

- Quyết định số 4597/2001/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2001 về việc quy định kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép tham gia giao thông.

- Quyết định 10/2003/QĐ-BTC ngày 24 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành biểu mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng xe cơ giới và các thiết bị, xe máy chuyên dùng.

- Quyết định số 101/2008/QĐ-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 10/2003/QĐ-BTC ngày 24 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.

- Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 284/QĐ-UBND năm 2009 công bố bổ sung bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành

  • Số hiệu: 284/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/09/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Nguyễn Chí Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/09/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản