Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2777/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển Thể dục Thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục Thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 3497/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề cương chi tiết Quy hoạch phát triển ngành Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025;

Căn cứ Báo cáo số 151/BC-UBND-VX ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố sơ kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển Thể dục Thể thao thành phố và phương hướng, nhiệm vụ, những giải pháp chủ yếu phát triển phong trào thể dục thể thao Thành phố đến năm 2020; Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực trạng và giải pháp phát triển thể thao thành tích cao Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 4383/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển ngành Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025; Quyết định số 3600/QĐ-UBND ngày 3 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về bổ sung thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển ngành Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 1999/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 36-CTrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 2044/SVHTT-KH ngày 08 tháng 5 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Phát triển thể dục thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể.

Xây dựng nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo tài năng thể thao gắn kết giữa các tuyến, các lớp kế cận, có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất từ Thành phố đến cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và truyền thống dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế, góp phần tích cực thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao, đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục thể thao. Đổi mới quản lý nhà nước về thể dục thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục thể thao.

Giữ gìn, tôn vinh những giá trị thể dục thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục thể thao nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân văn và văn minh.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Tập trung đầu tư và nâng cao trình độ tổ chức, quản lý để phát triển thể dục thể thao đúng tầm của Thành phố là một đô thị đặc biệt, trung tâm thể thao của cả nước. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao; mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể thao quần chúng, thể thao học đường, đầu tư thích đáng với tầm nhìn chiến lược cho một số môn thể thao cơ bản trọng điểm và có ưu thế của thành phố, tiến đến thể thao chuyên nghiệp; phát triển cơ sở vật chất hiện đại và mở rộng đầu tư, giao lưu hợp tác quốc tế.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Tập trung quy hoạch, xây dựng, sớm đưa vào hoạt động Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Thành phố hiện đại.

2. Hoàn thành Khu Liên hợp Thể dục Thể thao Rạch Chiếc.

3. Nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở vật chất hiện có, các sân bóng đá và trung tâm thể dục thể thao quận, huyện.

4. Khuyến khích nhân dân xây dựng các công trình thể dục thể thao như sân tennis, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, phòng tập thể dục, phòng tập thể hình, hồ bơi, sửa chữa sân bóng đá các xã, phường, mua sắm dụng cụ thể dục thể thao cho trường học và các cụm thể thao ở quận, huyện theo hướng khai thác mọi nguồn lực từ ngân sách địa phương và sự đóng góp của toàn xã hội.

5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào thể dục thể thao quần chúng tại cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ trong hoạt động thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe nhân dân.

6. Phấn đấu từ năm 2015 tất cả trường học đều thực hiện tốt chương trình thể dục chính khóa, 97% trường có hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa thường xuyên; 70% phường, xã có sân, bãi tập thể dục thể thao; 50% quận, huyện có sân vận động đạt tiêu chuẩn cấp III (thi đấu các giải Thành phố).

7. Phấn đấu đến năm 2020: tỷ lệ dân số tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 33%; Tỷ lệ gia đình thể thao đạt 25% số hộ trong toàn Thành phố; có từ 70% - 80% trường học có sân chơi, bãi tập; 100% số xã, phường có sân, bãi tập thể dục thể thao; 99,5% học sinh, sinh viên tham gia phong trào rèn luyện thân thể.

IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Các chỉ tiêu phát triển thể dục thể thao quần chúng:

- Tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trên tổng số dân: năm 2015 là 28%; Năm 2020 là 33%, năm 2025 là trên 35%;

- Tỷ lệ hộ gia đình thể thao trên tổng số hộ gia đình: năm 2015 là 22%; Năm 2020 là 25%, năm 2025 là trên 25%;

2. Các chỉ tiêu phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường:

TT

Năm

Các chỉ tiêu

2015

2020

Định hướng 2025

1

Tỷ lệ học sinh, sinh viên tập luyện TDTT chính khóa (%)

 

 

 

- Mẫu giáo

100

100

100

- Tiểu học

100

100

100

- Trung học cơ sở

100

100

100

- Trung học phổ thông

100

100

100

- Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

80

90

100

2

Tỷ lệ học sinh, sinh viên tập luyện TDTT ngoại khóa (%)

 

 

 

- Tiểu học

55,1

96,8

99

- Trung học cơ sở

62,3

98

99

- Trung học phổ thông

75

98

99

- Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

43,2

70

99

3

Tỷ lệ số trường thực hiện GDTT và TT đạt mức độ tốt (%)

 

 

 

- Mẫu giáo

50

65

>90

- Tiểu học

50

80

>90

- Trung học cơ sở

55

85

>90

- Trung học phổ thông

55

85

>90

- Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

70

90

>90

4

Tỷ lệ giáo viên TDTT (giáo viên/số học sinh, sinh viên)

 

 

 

- Tiểu học

1/400

1/300

1/200

- Trung học cơ sở

1/300

1/250

1/200

- Trung học phổ thông

1/300

1/180

1/150

- Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

1/380

1/250

1/200

3. Các chỉ tiêu phát triển thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang:

- Tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trên tổng số cán bộ chiến sĩ trong:

+ Lực lượng quân đội nhân dân: từ năm 2020 trở đi là 100%;

+ Lực lượng công an nhân dân: năm 2020 đạt 75% - 85% và duy trì đến năm 2025.

- Tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trên tổng số quân nhân: 85% - 90%.

4. Các chỉ tiêu phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp:

a) Lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài:

- Số lượng VĐV các cấp: năm 2015 là 2.020 người; Năm 2020 là 2.832 người; năm 2025 là 3.282 người;

- Số lượng VĐV đạt đẳng cấp: cấp I: năm 2015 là 486 người; năm 2020 là 534 người, năm 2025 là 587 người; Kiện tướng: năm 2015 là 460 người; năm 2020 là 492 người, năm 2025 là 526 người;

- Huấn luyện viên các cấp: năm 2015 là 558 người, năm 2020: 647 người; năm 2025: 825 người;

- Huấn luyện viên chuyên nghiệp: năm 2015 là 25 người, năm 2020 là 35 người, năm 2025 là 45 người;

- Trọng tài cấp quốc gia: năm 2015 là 120 người, năm 2020 là 150 người, năm 2025 là 180 người;

- Trọng tài cấp quốc tế: năm 2015 là 40 người, năm 2020 là 70 người, năm 2025 là 100 người;

b) Thể thao chuyên nghiệp:

- Số môn thể thao chuyên nghiệp: Năm 2020 là 9 môn, năm 2025 là trên 9 môn;

- Số lượng CLB chuyên nghiệp: Năm 2020 là 9 CLB, năm 2025 là 20 CLB;

c) Thành tích thi đấu:

- Các giải trong nước: năm 2015 đạt 1.800 huy chương; năm 2020 đạt 1.900 huy chương; năm 2025 đạt 2.000 huy chương;

- Các giải Quốc tế chính thức: năm 2015 đạt 150 huy chương; năm 2020 đạt 200 huy chương; năm 2025 đạt 230 huy chương.

- Đại hội TDTT toàn quốc 2018 và Đại hội TDTT toàn quốc 2022: tham dự từ 800 - 1.000 vận động viên, đạt từ 100-120 huy chương vàng;

- Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games):

TT

Đại hội Thể thao

Huy chương vàng

Số lượng VĐV

1

SEA Games 2017

20-25

250-300

2

SEA Games 2019

25-30

250-300

3

SEA Games 2021

30-35

300-350

4

SEA Games 2023

30-35

300-350

5

SEA Games 2025

30-35

300-350

- Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD):

TT

Đại hội Thể thao

Huy chương vàng

Số lượng VĐV

1

ASIAD 2018

3-5

30-40

2

ASIAD 2023

3-5

40-50

- Thế vận hội (Olympic):

TT

Đại hội Thể thao

Huy chương vàng

Số lượng VĐV

1

Olympic 2016

1

5-10

2

Olympic 2020

1

10-15

3

Olympic 2024

1-2

15-20

5. Các chỉ tiêu phát triển hệ thống tổ chức bộ máy và nhân sự:

- Tổ chức bộ máy ngành TDTT: năm 2015 là 950 người; năm 2020 là 1.050 người, năm 2025 là 1.150 người;

- Tỉ lệ cán bộ TDTT (các loại) trên số người tập luyện TDTT thường xuyên (‰): năm 2015 là 2,5/1000 người; năm 2020 là 3/1000 người, năm 2025 là 4/1000 người;

- Trình độ cán bộ: Đại học (tỷ lệ trên số cán bộ TDTT): năm 2015 là 50%, năm 2020 là 60% và năm 2025 là 80%; Trên Đại học: năm 2015 là 65 người; năm 2020 là 83 người, năm 2025 trên 106 người;

6. Các chỉ tiêu phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT:

- Chỉ tiêu đất dành cho hoạt động TDTT: năm 2015 là 1.420 ha; năm 2020 là 2.278 ha, năm 2025 là 2.600 ha;

- Chỉ tiêu đất bình quân đầu người dành cho hoạt động TDTT (m2/người): năm 2015 là 1,7 m2/người; năm 2020 là 2,4 m2/người; năm 2025 là 2,6 m2/người.

- Chỉ tiêu đất bình quân đầu người dành cho hoạt động TDTT học đường:

+ Tiểu học: năm 2015 là 1 m2/học sinh; năm 2020 là 1,5 m2/học sinh; năm 2025 là 2 m2/học sinh;

+ Trung học cơ sở: năm 2015 là 1,8 m2/học sinh; năm 2020 là 2 m2/học sinh; năm 2025 là 2,5 m2/học sinh;

+ Trung học phổ thông: năm 2015 là 2 m2/học sinh; năm 2020 là 2,5 m2/học sinh; năm 2025 là 3 m2/học sinh;

+ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp: năm 2015 là 2 m2/học sinh; năm 2020 là 3 m2/học sinh; năm 2025 là 4 m2/học sinh;

- Các công trình thể thao: (Đính kèm phụ lục chỉ tiêu sử dụng đất dành cho các công trình TDTT đến năm 2025).

+ Cấp quốc tế: các công trình, cơ sở vật chất TDTT cấp Thành phố phải đảm bảo quy chuẩn thi đấu quốc tế.

+ Cấp quốc gia: Các công trình, cơ sở vật chất TDTT từ cấp Quận, huyện trở lên phải đảm bảo quy chuẩn thi đấu cấp quốc gia.

+ Cấp Thành phố: Các công trình, cơ sở vật chất TDTT của xã, phường phải đảm bảo theo quy chuẩn thi đấu cấp Thành phố.

7. Các chỉ tiêu về nguồn đầu tư tài chính:

- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (chưa tính kinh phí đầu tư cơ sở vật chất): năm 2015: 500 tỷ đồng; năm 2020: 550 tỷ đồng; năm 2025: 600 tỷ đồng;

- Tỷ lệ nguồn tài chính huy động từ xã hội trên kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho ngành TDTT: năm 2015 là 5%; năm 2020 là 10%; năm 2025 là 15%.

V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

(Phụ lục đính kèm)

VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

1. Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh thông tin, truyền thông

Tăng cường công tác quán triệt, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động thể dục thể thao; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong công tác phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Thể dục thể thao được xác định là một nội dung trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và dài hạn của Thành phố Hồ Chí Minh.

Đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin, truyền thông về vai trò, tác dụng của thể dục thể thao, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, phát huy mặt tích cực của dư luận xã hội trong việc tuyên truyền, quảng bá các giá trị xã hội của thể dục thể thao.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức thông tin về thể dục thể thao, phục vụ có hiệu quả việc tìm kiếm, khai thác, chia sẻ và phổ biến thông tin về thể dục thể thao giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan tổ chức, địa phương và các cá nhân trong xã hội.

2. Đẩy mạnh phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường

Đổi mới nhận thức về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường trên cơ sở đó hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, phối hợp và phân công trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các liên đoàn, hiệp hội của Thành phố.

Mạnh dạn đề xuất, nghiên cứu, thử nghiệm các nội dung giảng dạy thể dục chính khóa trên cơ sở chương trình khung chuẩn của từng cấp học theo hướng coi trọng và nâng cao chất lượng giờ học thể dục trong tất cả các trường; tập trung phát triển các hoạt động tập luyện, thi đấu thể dục thể thao ngoại khóa một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi trường; có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên, gia đình, các tổ chức xã hội ủng hộ, tự nguyện tham gia để tăng nhanh số lượng trường học đạt mức độ tốt trong thực hiện công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.

Phổ cập dạy và học bơi đối với học sinh hệ phổ thông và mầm non; đảm bảo 100% trường phổ thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khóa.

Tăng cường xây dựng hệ thống câu lạc bộ thể dục thể thao trường học làm đơn vị cơ sở và được coi là tế bào của hệ thống giáo dục thể chất thanh thiếu niên. Nghiên cứu thành lập các trung tâm thể dục, thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên để thu hút ngày càng nhiều thanh, thiếu niên tham gia vào hoạt động thể dục thể thao, từ đó nâng cao sức khỏe của những công dân tương lai và phát hiện tài năng thể thao.

Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện công tác đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục thể thao cho hệ thống trường học các cấp theo phương châm mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thể dục thể thao, đảm bảo tăng nhanh về số lượng và chất lượng, phấn đấu đến năm 2020 đủ giáo viên chuyên trách thể dục thể thao cho các trường.

Cải tiến hệ thống thi đấu thể thao trong nhà trường các cấp; đổi mới nội dung, hình thức tổ chức Hội khỏe Phù Đổng Thành phố các cấp cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia thi đấu trong từng cấp học, đồng thời tuyển chọn tài năng thể thao cho thành phố và quốc gia.

Quy hoạch diện tích đất dùng cho các công trình thể dục thể thao ở các trường học, ưu tiên đầu tư cho các huyện ngoại thành; xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng và sử dụng liên thông hệ thống cơ sở vật chất thể dục thể thao giữa các trường trong khu vực địa giới, giữa các trường với các trung tâm thể dục thể thao của quận, huyện. Kết hợp đẩy mạnh công tác xã hội hóa để thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đầu tư vào cơ sở vật chất thể dục thể thao ở các trường học. Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định pháp luật đối với trường tư thục, trường dân lập để các trường này có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao.

3. Tập trung đầu tư phát triển thể thao thành tích cao

Duy trì, củng cố 20 môn thể thao trọng điểm, thế mạnh của thành phố; Tăng mức đầu tư và đổi mới cơ chế, chính sách đối với các môn cơ bản như điền kinh, bơi lội, thể dục và các môn bóng; nỗ lực nâng cao trình độ các môn thể thao còn yếu kém, lạc hậu. Xây dựng chủ trương, chính sách cụ thể để khuyến khích các quận, huyện phát triển có trọng tâm các môn thể thao phù hợp với đặc điểm của quận, huyện; hình thành nên các môn thể thao ưu thế và đặc sắc của mỗi quận, huyện.

Hoàn thiện và phát huy vai trò chủ đạo của nhà nước để phát triển thể thao thành tích cao ở Thành phố Hồ Chí Minh: Điều tiết tốt mối quan hệ giữa trung ương, thành phố, quận, huyện và các liên đoàn, hội thể thao để phát triển cân đối các môn thể thao thành tích cao và các môn thể thao chuyên nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng cơ chế phối hợp với các Trung tâm thể thao quận, huyện trong định hướng phát triển từng môn thể thao. Tăng cường phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan mật thiết đến sự phát triển ngành như: Sở Giáo dục - Đào tạo, Trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thể dục Thể thao, Vụ hợp tác quốc tế, Hội Y học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện 115, Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên ngành Thể dục Thể thao.

Xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ tiêu khả thi để tham gia Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Châu Á và Olympic:

Đổi mới công tác quản lý và huấn luyện các đội dự tuyển, đội tuyển Thành phố: Hoàn thiện, nâng cao các chế độ chính sách cho các đội dự tuyển, đội tuyển Thành phố; phát huy tác dụng chủ đạo của huấn luyện viên trưởng và triển khai thực hiện quy chế giám định huấn luyện đối với các vận động viên của Thành phố theo quy định. Khuyến khích và mạnh dạn giao cho các quận, huyện, các câu lạc bộ có đủ năng lực đứng ra đảm nhận trách nhiệm tổ chức quá trình tập luyện của các đội dự tuyển Thành phố.

Xây dựng hệ thống đào tạo nhân tài thể thao: Xây dựng kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn nguồn nhân lực thể thao kế cận cho các nhóm môn thể thao được quy hoạch, đặc biệt là các môn thể thao trọng điểm, các môn Olympic; Hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan đến công tác giáo dục, giáo dưỡng đội ngũ nhân tài thể thao. Xây dựng và triển khai quy chế tuyển chọn tài năng thể thao. Xây dựng hệ thống liên kết các câu lạc bộ thể dục, thể thao trường học, các liên đoàn, hội thể thao và tư nhân... để đào tạo các tài năng thể thao kế cận.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và phẩm chất đạo đức cho các vận động viên.

Tăng cường giáo dục văn hóa; Hoàn thiện, xây dựng mới các chế độ, chính sách khen thưởng và bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi thiết thực cho vận động viên; bảo đảm vận động viên được hưởng các đãi ngộ về việc làm sau khi thi đấu, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

Phòng chống tiêu cực và doping trong thể thao: Phối hợp các cơ quan chức năng xây dựng hệ thống văn bản pháp quy và triển khai các mặt công tác phòng, chống và xử lý các hoạt động tiêu cực: mua bán, dàn xếp tỉ số, bạo lực, giả mạo, dối trá, tham ô, biến chất... trong thi đấu thể thao. Quán triệt và thực hiện việc phòng chống doping trong thể thao.

4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thể dục thể thao ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thể dục thể thao trên cơ sở đổi mới cơ chế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh phát triển ngành thể dục thể thao trong giai đoạn mới.

Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của các tổ chức quản lý nhà nước về thể dục thể thao trên cơ sở đẩy mạnh chức năng dịch vụ công, sự hỗ trợ của xã hội và sự tham gia rộng rãi của nhân dân.

Phát huy hơn nữa vai trò của các liên đoàn, hiệp hội thể thao; hoàn thiện cơ cấu tổ chức bằng cơ chế phối hợp trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, đẩy mạnh cơ chế tự kỷ luật.

Tích cực đẩy mạnh cải cách, phân loại đơn vị ngành thể dục thể thao theo hướng dịch vụ công; khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý thể dục thể thao để đa dạng hóa chủ thể cung cấp các dịch vụ thể dục thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tăng cường sự phối hợp của cơ quan quản lý thể dục thể thao các cấp với các đoàn thể chính trị-xã hội (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ...) để triển khai các hoạt động thể dục thể thao rộng khắp cho mọi đối tượng.

5. Hoàn thiện chính sách về phát triển nguồn nhân lực thể dục thể thao

Đổi mới cơ chế, chính sách và các quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực thể dục thể thao; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống khung pháp lý về phát triển nguồn nhân lực thể dục thể thao theo định hướng thị trường, đa dạng hóa, giữa các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực hiện có. Chuẩn hóa đội ngũ huấn luyện viên thể thao của Thành phố theo hướng chuyên nghiệp.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nguồn nhân lực thể dục thể thao; đào tạo cán bộ, chuyên gia đầu ngành, chuyên môn sâu ở các lứa tuổi có tính kế cận; tăng cường nghiên cứu để ứng dụng phù hợp trong việc giáo dục chính trị tư tưởng cho nguồn nhân lực thể dục thể thao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tăng cường xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Thành phố; chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế để huy động nguồn nhân lực từ các nước trên thế giới.

6. Tập trung đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật Thể dục Thể thao

Tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp theo quy hoạch đến năm 2020 và đến 2025.

Rà soát những công trình thể dục thể thao hiện hữu để lập đề án xây dựng nâng cấp, mở rộng, điều chỉnh, sắp xếp lại theo quy hoạch; quy định về trách nhiệm quản lý chặt chẽ diện tích đất dành cho công trình thể dục thể thao và các quy định nghiêm cấm việc lấn chiếm, sử dụng đất thể dục thể thao vào nội dung khác.

Tập trung đầu tư các công trình Thể dục Thể thao trọng điểm đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần 9 và Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 27-CTrHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn Thành phố (Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 3 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố) xác định để sớm đưa vào sử dụng, gồm Trung tâm Huấn luyện và thi đấu Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (hoàn thành vào năm 2017), Khu Liên hợp Thể dục Thể thao Rạch Chiếc (2020) và Trung tâm Thể dục Thể thao Phan Đình Phùng (2017).

Xây dựng cơ chế, chính sách về tạo quỹ đất dành cho thể dục thể thao, về miễn giảm thuế, chính sách ưu đãi tín dụng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách để tham gia đầu tư xây dựng đối với các dự án, các công trình thể dục thể thao có quy mô lớn; đặc biệt đối với công trình thể dục thể thao ở trường học, khu dân cư, khu công nghiệp.

Có chính sách khuyến khích nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao ở thành phố, quận, huyện với điều kiện không làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các công trình thể dục thể thao; Nghiên cứu trình cấp thẩm quyền cho phép thực hiện chủ trương tạo nguồn thu từ xổ số thể thao, đặt cược thể thao để hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao.

Phát triển việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước để đầu tư cho những công trình thể dục thể thao mang tính đón đầu trong tương lai và phù hợp nhu cầu tập luyện của nhân dân.

Đẩy mạnh việc đầu tư các công trình thể dục thể thao phục vụ cho huấn luyện, đào tạo từng môn thể thao từ các Hiệp hội, Liên đoàn thể thao.

Rà soát, đánh giá, xác định danh mục các cơ sở vật chất thể dục thể thao đang trong tình trạng xuống cấp, sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng và không hết công năng hoặc diện tích nhỏ, không đảm bảo điều kiện tập luyện... để xem xét hoán đổi hoặc chuyển mục đích sử dụng nhằm tạo kinh phí, tập trung đầu tư phát triển các công trình trọng điểm.

7. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa Thể dục Thể thao

Xây dựng và phát triển đa dạng các hình thức tổ chức xã hội về thể dục thể thao. Nâng cao tính tích cực xã hội và năng lực hoạt động xã hội của nhân dân trong công tác thể dục thể thao.

Tăng cường phát triển kinh tế thể thao, xác định rõ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh thể dục thể thao, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thể dục thể thao chuyên nghiệp, khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác giữa nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong phát triển kinh doanh thể dục thể thao ở trong và ngoài nước, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Từng bước chuyển giao các hoạt động tác nghiệp trong hoạt động thể dục thể thao cho các Liên đoàn, Hội thể thao thực hiện.

8. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

Tập trung nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực trọng điểm gắn với các môn thể thao nhằm nâng cao thành tích, đặc biệt là những môn Olympic.

Xây dựng mô hình liên kết khoa học công nghệ thể dục thể thao giữa các trường đại học thể dục thể thao, Viện Khoa học Thể dục thể thao, các Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia, các Trung tâm nghiên cứu khoa học ở Trung ương và thành phố, các hội khoa học kỹ thuật...

Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ từ các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và nước ngoài theo hướng thiết thực và hiệu quả.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong y học thể thao các cơ sở y học thể dục thể thao, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học, kiểm tra y học, đánh giá thể chất, phòng ngừa, chữa trị, hồi phục chấn thương, nhất là đối với thể thao thành tích cao.

9. Thúc đẩy hợp tác quốc tế

Tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước, với các tổ chức đơn môn thể thao quốc tế, với các tổ chức thể thao quốc tế khác thông qua hiệp định hợp tác của ngành thể dục thể thao, của Ủy ban Olympic quốc gia.

Củng cố mối quan hệ truyền thống với các nước đã có quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng các chương trình giao lưu thể dục thể thao để tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, huấn luyện viên, vận động viên và trọng tài tiếp cận với nền thể dục thể thao tiên tiến của các nước, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn.

Xây dựng chương trình phổ biến võ học Việt Nam (Vovinam, võ cổ truyền) đến các nước có quan hệ hợp tác.

Kết hợp các hoạt động hợp tác quốc tế với quá trình chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa các môn thể thao ở Thành phố Hồ Chí Minh; đặc biệt là hợp tác phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp như bóng đá, bóng chuyền, xe đạp, quần vợt, cầu lông...

Mở rộng các hoạt động liên doanh liên kết, hợp tác để phát triển kinh doanh thể thao ở Thành phố Hồ Chí Minh; phát triển các loại kinh doanh thể thao giải trí; kêu gọi ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào việc xây dựng các công trình thể thao, đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư vào các hoạt động thể thao ở Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Tăng cường đầu tư tài chính cho phát triển thể dục thể thao:

Tăng cường đầu tư ngân sách thành phố cho hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao tương xứng với nhiệm vụ, phát triển theo từng năm, từng thời kỳ phù hợp với xu thế phát triển chung của Thành phố

Quy định chặt chẽ, rõ ràng và đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo sự thuận tiện, nhanh chóng trong việc cấp giấy phép, đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề của các tổ chức, cá nhân tham gia vào các lĩnh vực hoạt động thể dục thể thao.

Tiến hành nghiên cứu, phân tích mức độ liên quan của các hoạt động kinh doanh thể dục thể thao, từ đó xác định kế hoạch hợp nhất và liên hoàn giữa kinh doanh thể dục thể thao và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan để từng bước phát triển công nghiệp thể thao ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thể dục thể thao; từng bước mở rộng thị trường thể thao.

Hoàn thiện tiêu chuẩn dịch vụ thể thao; thực hiện các chế độ kiểm định chất lượng dịch vụ thể thao.

Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, quảng cáo, thương quyền... trong các lĩnh vực thể dục thể thao; từng bước thực hiện kế hoạch tổ chức xổ số thể thao, đặt cược thể thao theo chủ trương chung của Chính phủ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Về kinh phí thực hiện Quy hoạch: Ngân sách thành phố đảm bảo thực hiện chương trình, dự án được phê duyệt theo quy định để thực hiện kế hoạch phát triển ngành thể dục thể thao hàng năm. Thực hiện các giải pháp cụ thể để thu hút nguồn xã hội hóa thể dục thể thao, tạo mọi điều kiện thực hiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển thể dục, thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.

2. Trách nhiệm của Sở Văn hóa và Thể thao:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển thể dục thể thao Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo định kỳ; tổ chức sơ kết 5 năm một lần.

- Phối hợp Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các quận huyện, đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Thành phố, Khu Liên hợp Thể dục thể thao Rạch Chiếc; nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở vật chất thể dục thể thao.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện:

- Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học; Thực hiện định kỳ điều tra đánh giá thể chất và sức khỏe cho học sinh, sinh viên; Tổ chức thi đấu thể dục, thể thao học đường.

- Đảm bảo đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên cho thể dục thể thao trường học.

- Đảm bảo chỉ tiêu đất thể dục thể thao và cơ sở vật chất thể dục thể thao dành cho trường học xây dựng theo tiêu chuẩn quy định.

- Tham mưu xây dựng các văn bản pháp quy, chế độ chính sách phát triển thể dục thể thao học đường.

- Ban hành chính sách đặc thù xây dựng các câu lạc bộ thể dục thể thao trường học, xây dựng thí điểm một số cơ sở đào tạo tài năng thể thao trẻ ở trường học.

4. Sở Y tế chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe học đường; phối hợp thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm phối hợp đưa Quy hoạch phát triển thể dục thể thao vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở ngành huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước cho phát triển thể dục thể thao Thành phố.

6. Sở Quy hoạch Kiến trúc chịu trách nhiệm phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tập trung hoàn thành Quy hoạch 1/2000, 1/500 Khu Trường đua Phú Thọ, Khu Liên hợp Thể dục thể thao Rạch Chiếc.

7. Sở Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Quy hoạch phát triển thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư cho thể dục thể thao; xây dựng các chính sách khuyến khích xã hội hóa và kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao.

8. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao quản lý các tổ chức xã hội về thể dục thể thao; xây dựng chế độ chính sách dành cho cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, chính sách đối với tập thể, cá nhân tham gia hoạt động thể dục thể thao theo chủ trương xã hội hóa.

9. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện báo, đài, thông tin đại chúng giúp mọi người nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về ý nghĩa tác dụng của tập luyện thể dục thể thao.

10. Sở Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quy hoạch sử dụng đất dành cho thể dục thể thao, thiết lập các chế tài thực hiện các quy định này.

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai và thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc xác định nhu cầu sử dụng đất và lập kế hoạch điều chỉnh, sử dụng đất của ngành thể dục thể thao đến 2025.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thuộc Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)

Đơn vị tỉnh: Tỷ đồng

Stt

Tên chương trình, dự án

Thời gian khởi công - hoàn thành

Tổng vốn đầu tư

Kế hoạch vốn 2015

Nguồn vốn đầu tư

Trung ương

Thành phố

Xã hội hóa

1

Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

2015-2017

3.000

 

 

X

X

2

Dự án Khu Liên hợp Thể dục Thể thao Quốc gia Rạch Chiếc

2015-2020

21.000

0,435

X

X

X

3

Trung tâm Thể dục Thể thao Phan Đình Phùng

2015-2017

1.500

 

 

X

X

4

Trung tâm Thể dục Thể thao Hoa Lư

2015-2017

150

 

 

X

 

5

Trung tâm TDTT quận 12 (phường Hiệp Thành)

2016-2020

500

X

 

X

X

6

Trung tâm TDTT quận Thủ Đức (phường Tam Phú)

2016-2020

600

X

 

X

X

7

Trung tâm TDTT huyện Nhà Bè (ấp 1, xã Phú Xuân)

2016-2020

500

X

 

X

X

8

Sân vận động (Lô 2-22) Khu đô thị mới Thủ Thiêm

2016-2020

800

 

 

 

X

9

Nhà thi đấu đa năng
(Lô 2-28) Khu đô thị mới Thủ Thiêm

2016-2020

400

 

 

 

X

10

Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực Thể thao giai đoạn 2016-2020

2016-2020

1.000

 

 

X

X

11

Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực Thể thao giai đoạn 2021-2025

2021-2025

1.000

 

 

X

X

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT DÀNH CHO CÁC CÔNG TRÌNH THỂ DỤC THỂ THAO ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

1. Cấp Thành phố:

Năm

Tên công trình

Hiện trạng
(m2)

2015
(m2)

2020
(m2)

2025
(m2)

Trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu

8.753

8.753

8.753

8.753

Trung tâm TDTT Hoa Lư

22.000

22.000

22.000

22.000

Câu lạc bộ thể thao Trần Hưng Đạo

2.374

2.374

0

0

Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc (dự kiến)

180 ha

180 ha

180 ha

180 ha

Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng

15.465

15.465

15.465

15.465

Sân vận động Thống Nhất

36.540

36.540

36.540

36.540

Trung tâm huấn luyện và thi đấu TP.HCM

253.000

253.000

138.237

138.237

Nhà thi đấu Phú Thọ

47.759

47.759

47.759

47.759

Nhà tập luyện Phú Thọ

18.419

18.419

18.419

18.419

CLB bơi lặn Phú Thọ

14.000

14.000

14.000

14.000

CLB quần vợt Phú Thọ

18.894

18.894

18.894

18.894

CLB thể thao Thanh Đa

12.880

12.880

12.880

12.880

Sân vận động (Lô 2-22) Khu đô thị mới Thủ Thiêm

 

 

69.000

69.000

Nhà thi đấu đa năng (Lô 2-28) Khu đô thị mới Thủ Thiêm

 

 

26.000

26.000

2. Cấp quận, huyện:

Năm

Tên công trình

Hiện trạng
(m2)

2015
(m2)

2020
(m2)

2025
(m2)

Quận 1

29.424

29.424

29.424

29.424

Nhà thi đấu Nguyễn Du

10.000

10.000

10.000

10.000

CLB thể thao đa môn Nguyễn Du

2.126

2.126

2.126

2.126

CLB Tao Đàn

14.394

14.394

14.394

14.394

CLB bơi lội Nguyễn Bỉnh Khiêm

2.904

2.904

2.904

2.904

Quận 2

 

4.719

56.239

56.239

Trung tâm TDTT Quận 2

980

980

0

0

CLB bơi lội An Phú

3.739

3.739

3.739

3.739

Khu TDTT quận 2

 

 

30.000

30.000

CLB TDTT Thảo Điền

 

 

22.500

22.500

Quận 3

9.340

9.340

9.340

9.340

Trung tâm TDTT Hồ Xuân Hương

4.896

4.896

4.896

4.896

CLB 193/1C Nam Kỳ Khởi Nghĩa

740

740

740

740

Hồ bơi Kỳ Đồng

3.704

3.704

3.704

3.704

Quận 4

19.300

43.600

43.600

43.600

Nhà thi đấu, tập luyện Vân Đồn

10.800

10.800

10.800

10.800

Hồ bơi Vân Đồn

1.500

1.500

1.500

1.500

Sân bóng đá Khánh Hội

7.000

7.000

7.000

7.000

Khu Thể thao Khu công viên Hồ Khánh Hội

 

24.300

24.300

24.300

Quận 5

8.879

8.879

17.737

17.737

Trung tâm TDTT Quận (CLB Tinh Võ)

2.000

2.000

2.000

2.000

CLB bơi lội Lam Sơn

5.717

5.717

5.717

5.717

CLB thể thao Lê Hồng Phong

642

642

642

642

CLB Lệ Chí

520

520

520

520

Công trình TDTT (Trường ĐH Sư phạm TDTT)

 

 

8.858

8.858

Quận 6

27.350

27.350

27.350

27.350

Nhà thi đấu quận 6

4.500

4.500

4.500

4.500

Sân bóng đá quận 6

19.500

19.500

19.500

19.500

CLB đa môn Hương Bình

895

895

895

895

CLB bơi lội Phú Lâm

2.455

2.455

2.455

2.455

Quận 7

75.909

75.909

75.511

75.511

Trung tâm TDTT quận 7

1.448

1.448

0

0

Trung tâm TDTT quận 7 - cơ sở 2

9.012

9.012

9.012

9.012

Sân vận động quận 7

32.449

32.449

32.449

32.449

Quận 8

 

 

 

 

Trung tâm TDTT quận 8

33.000

33.000

33.000

33.000

Hồ bơi Quận 8

 

 

1.050

1.050

Quận 9

65.242

65.242

65.242

65.242

Trung tâm TDTT quận 9

45.242

45.242

45.242

45.242

CLB bóng đá Phước Long A

10.000

10.000

10.000

10.000

Sân vận động Long Phước

10.000

10.000

10.000

10.000

Quận 10

18.918

18.918

27.613

27.613

Nhà thi đấu và tập luyện Nguyễn Tri Phương

2.505

2.505

3.200

3.200

CLB Nguyễn Tri Phương

2.516

2.516

2.516

2.516

CLB bơi lặn Nguyễn Tri Phương

6.897

6.897

6.897

6.897

Sân vận động Kỳ Hòa

7.000

7.000

7.000

7.000

Sân Bi sắt (C30)

 

 

8.000

8.000

Quận 11

6.300

10.300

10.300

10.300

Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng

6.300

6.300

6.300

6.300

Khu TDTT phường 3, quận 11

 

4.000

4.000

4.000

Quận 12

24.970

24.970

77.970

77.970

Trung tâm TDTT quận 12

6.190

6.190

6.190

6.190

Sân bóng đá Cây Sộp 1 (ngoài công lập)

9.100

9.100

9.100

9.100

Sân bóng đá Cây Sộp 3 (ngoài công lập)

9.680

9.680

9.680

9.680

Nhà thi đấu quận (phường Hiệp Thành)

 

 

53.000

53.000

Quận Bình Tân

39.070

39.070

39.070

39.070

Trung tâm VH-TDTT quận Bình Tân

3.280

3.280

3.280

3.280

CLB thể thao quận Bình Tân

24.790

24.790

24.790

24.790

TT VH-TT liên phường Tân Tạo

6.000

6.000

6.000

6.000

TT VH-TT liên phường Bình Trị Đông

3.000

3.000

3.000

3.000

TT-VH-TT liên phường Bình Hưng Hòa A

2.000

2.000

2.000

2.000

Quận Bình Thạnh

70.799

70.799

70.799

70.799

Trung tâm TDTT quận Bình Thạnh

27.157

27.157

27.157

27.157

Hồ bơi Đại Đồng

3.142

3.142

3.142

3.142

CLB quần vợt Gia Định

7.500

7.500

7.500

7.500

Khu TDTT 44 đường D3 (phường 25)

29.000

29.000

29.000

29.000

CLB Li Đô (290 Nơ Trang Long, P.12)

4.000

4.000

4.000

4.000

Quận Gò Vấp

23.473

23.473

23.473

23.473

Trung tâm TDTT quận Gò vấp

20.026

20.026

20.026

20.026

Hồ bơi quận Gò vấp

3.447

3.447

3.447

3.447

Quận Phú Nhuận

41.705

41.705

36.276

36.276

Trung tâm TDTT quận Phú Nhuận

5.429

5.429

0

0

Nhà thi đấu và hồ bơi Rạch Miễu

17.000

17.000

17.000

17.000

CLB TDTT Chi Lăng

800

800

800

800

CLB bóng đá Phú Nhuận

16.000

16.000

16.000

16.000

CLB TDTT học đường (phường 10)

2.476

2.476

2.476

2.476

Quận Tân Bình

49.992

49.992

49.992

49.992

Trung tâm VH-TDTT quận Tân Bình

32.402

32.402

32.402

32.402

CLB bơi lội Cộng Hòa

3.000

3.000

3.000

3.000

CLB thể thao Bàu Cát

10.951

10.951

10.951

10.951

CLB thể thao 2 tháng 9

2.045

2.045

2.045

2.045

CLB thể thao Lý Thường Kiệt

1.594

1.594

1.594

1.594

Quận Tân Phú

12.296

12.296

66.596

66.596

Trung tâm VH-TDTT quận Tân Phú

1.379

1.379

1.379

1.379

CLB thể thao Tây Thạnh

10.917

10.917

10.917

10.917

Khu TDTT Công viên Tân Thắng

 

 

54.300

54.300

Quận Thủ Đức

55.531

55.531

127.531

127.531

Trung tâm TDTT quận Thủ Đức

11.000

11.000

11.000

11.000

Trung tâm TDTT quận (phường Tam Phú)

 

 

72.000

72.000

Sân bóng đá Linh Xuân

10.800

10.800

10.800

10.800

Nhà VH-TT phường Bình Chiểu

7.966

7.966

7.966

7.966

Nhà VH-TT phường Hiệp Bình Phước

6.174

6.174

6.174

6.174

Nhà VH-TT phường Hiệp Bình Chánh

4.991

4.991

4.991

4.991

Nhà VH-TT phường Linh Trung

10.300

10.300

10.300

10.300

Hồ bơi nhà thiếu nhi quận

1.200

1.200

1.200

1.200

Hồ bơi quốc tế

600

600

600

600

CLB Hiệp Bình Phước

1.500

1.500

1.500

1.500

Động Đình Hồ

1.000

1.000

1.000

1.000

Huyện Bình Chánh

181.811

181.811

181.811

181.811

CLB VH-TDTT liên xã Hưng Long

10.790

10.790

10.790

10.790

CLB VH-TDTT liên xã Vĩnh Lộc A

16.283

16.283

16.283

16.283

Trung tâm VH-TDTT huyện

31.238

31.238

31.238

31.238

CLB bơi lặn Bình Chánh

10.000

10.000

10.000

10.000

Sân vận động Thành Long (ngoài công lập)

113.500

113.500

113.500

113.500

Huyện Cần Giờ

56.670

56.670

56.670

56.670

Trung tâm TDTT huyện cần Giờ

2.600

2.600

2.600

2.600

Sân bóng đá xã Long Hòa

10.656

10.656

10.656

10.656

Nhà VH-TT xã Tam Thôn Hiệp

10.214

10.214

10.214

10.214

Sân bóng đá xã Thạnh An

3.200

3.200

3.200

3.200

Sân bóng đá xã Lý Nhơn

30.000

30.000

30.000

30.000

Huyện Củ Chi

45.542

45.542

45.542

45.542

Sân vận động huyện Củ Chi

14.805

14.805

14.805

14.805

Hồ bơi Ấp Hậu

180

180

180

180

TT VH-TT xã Tân Thông Hội (ấp Tân Tiến)

11.000

11.000

11.000

11.000

Nhà Văn hóa xã Thái Mỹ

11.574

11.574

11.574

11.574

NVH cụm An Nhơn Tây

7.983

7.983

7.983

7.983

Huyện Hóc Môn

54.967

54.967

54.967

54.967

CLB TDTT huyện Hóc Môn

1.136

1.136

1.136

1.136

CLB VH-TDTT Xuân Thới Thượng

12.223

12.223

12.223

12.223

Sân bóng đá Thới Tứ

23.652

23.652

23.652

23.652

Sân bóng đá Tân Xuân

7.856

7.856

7.856

7.856

Sân bóng đá Đông Thạnh

10.100

10.100

10.100

10.100

Huyện Nhà Bè

 

 

40.000

40.000

Trung tâm TDTT huyện Nhà Bè (ấp 1 xã Phú Xuân)

 

 

40.000

40.000