Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA -
VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2745/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 13 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật người người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 29/6/2010;

Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Lao động -Thương binh và xã hội tại tờ trình số: 497/TTr.LĐTBXH-BTXH ngày 30/9/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này là Đề án trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện cả giai đoạn 2016 - 2020 được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước. Hàng năm, từng đơn vị cấp tỉnh liên quan thực hiện Đề án có trách nhiệm xây dựng kế hoạch dự toán, phối hợp với Sở Tài chính để được xem xét, thẩm định (Kèm theo Bảng dự toán kinh phí).

Ngoài nguồn ngân sách được bố trí thực hiện theo dự toán hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước, cần tăng cường huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm góp phần cải thiện và nâng cao dần chất lượng cuộc sống của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Văn hóa -Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Thông tin - Truyền thông, Tư pháp, Xây dựng, Nội vụ, Giao thông vận tải, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh, UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ LĐTBXH;
- TTr. Tỉnh ủy, HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- CT& các PCT.UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Ban VHXH - HĐND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
-Lưu: VT-TH

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

ĐỀ ÁN

TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2745/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu )

Ngày 05/8/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1019/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật của tỉnh từ năm 2011 theo Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 21/3/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

Để triển khai thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở các mục tiêu của Đề án 1019 và tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh tiếp tục xây dựng Đề án trợ giúp người khuyết tật của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

I. Tình hình chung về công tác chăm sóc người khuyết tật (NKT) trên địa bàn tỉnh:

1. Vài nét về tình hình NKT:

Theo rà soát, báo cáo từ các địa phương, toàn tỉnh hiện nay có 9.187 NKT (3.763 nữ, chiếm 40,9%), chiếm khoảng 1% dân số tỉnh. Trong đó, phân chia ra 6 dạng tật chính theo quy định về NKT như sau:

1. Vận động: 4.179 (nam: 2.594, nữ: 1.585), chiếm 45,48%.

2. Thần kinh: 2.743 (nam: 1.747, nữ: 996), chiếm 29,85%.

3. Nhìn: 445 (nam: 250, nữ: 195), chiếm 4,84%.

4. Trí tuệ: 909 (nam: 605, nữ: 304), chiếm 9,89%.

5. Nghe - nói: 734 (nam: 405, nữ: 329), chiếm 7,98%.

5. Khác: 177 (nam: 105, nữ: 72), chiếm 1,9%.

Trong số người khuyết tật cả tỉnh, có 1.863 NKT đặc biệt nặng, 5.854 NKT nặng và 1.175 NKT nhẹ, còn 295 NKT không xác định được mức độ khuyết tật đang tiếp tục chờ giám định y khoa tuyến trên.

Người khuyết tật đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội khoảng hơn 620 người.

2. Kết quả thực hiện Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2011 - 2015:

a. Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng:

- Tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, cấp dụng cụ cho Trung tâm Y tế, dụng cụ cho NKT, tại mỗi Trạm Y tế đều có một bộ dụng cụ cơ bản để tập PHCN.

- Trạm y tế xã thực hiện tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn NKT các phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe PHCN. Tại tất cả các Trạm Y tế đều có cán bộ, cộng tác viên của Chương trình PHCNDVCĐ, đã thực hiện việc tuyên truyền cho người dân biết cách phòng, ngừa dị tật, hướng dẫn cho gia đình NKT và bản thân họ biết cách tự chăm sóc, tập luyện để PHCN và hòa nhập cộng đồng, đồng thời kêu gọi toàn xã hội tham gia vào công tác PHCN, giúp đỡ NKT thông qua các buổi tập huấn, họp tổ dân phố, qua hoạt động vãng gia; Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe cho NKT, lập sổ theo dõi tập luyện PHCN cho NKT và phần mềm quản lý thông tin NKT; NKT trên địa bàn trong diện quản lý được cán bộ chuyên trách tổ chức hướng dẫn tập luyện PHCN theo nội dung, phác đồ của chương trình.

-Tổ chức phẫu thuật thay thủy tinh thể, khám mắt, tặng kính, khám sàng lọc và phát thuốc miễn phí, vận động triển khai chương trình mổ tim, trao tặng xe lăn, xe lắc, hỗ trợ sinh kế cho NKT (hỗ trợ con giống, trợ vốn, làm đường tiếp cận,...).

b. Công tác giáo dục:

- Triển khai các phương thức giáo dục đối với NKT: giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường phổ thông và trường chuyên biệt được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện kế hoạch hàng năm, định kỳ trong năm học có tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật được thực hiện theo hình thức giáo dục hòa nhập trong trường phổ thông đối với những trẻ có dạng tật nhẹ như: khuyết tật vận động, chậm phát triển ngôn ngữ... Triển khai phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật cấp tiểu học theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Các trường tiểu học có học sinh khuyết tật, sắp xếp cho từ 1 đến 2 học sinh cùng dạng tật học hòa nhập cùng một lớp. Việc tổ chức giảng dạy, giáo dục trên cơ sở xác định khả năng, nhu cầu của từng học sinh, tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật tham gia vào các hoạt động học tập tại lớp; Lập hồ sơ theo dõi đối với từng học sinh chậm phát triển trí tuệ, khó khăn trong học tập; Tổ chức cho học sinh khuyết tật được tham gia vào các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể, tạo điều kiện cho các em phát triển tối đa các khả năng.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với NKT tham gia giáo dục: miễn, giảm học phí, cung cấp phương tiện, tài liệu, sách vở, đồ dùng học tập...:

+ Đối với học sinh học hòa nhập hoặc chuyên biệt đều được tạo điều kiện học tập tốt và miễn phí. Ngoài ra, ngành giáo dục phối hợp với các ngành, các đơn vị địa phương vận động các mạnh thường quân hỗ trợ học bổng, phương tiện, sách vở, đồ dùng học tập cho các em.

+ Riêng đối với 02 trường giáo dục khuyết tật chuyên biệt (Trường Khiếm thị Hữu Nghị và Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật), được UBND tỉnh hỗ trợ tiền ăn hàng tháng là 900.000đ/học sinh/tháng (không quá 10 tháng/năm).

c. Văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch:

Hàng năm, tổ chức các giải thi đấu thể thao, văn nghệ dành cho NKT trong tỉnh cũng như đưa đoàn vận động viên NKT tham gia các giải thể thao, tham gia liên hoan văn nghệ toàn quốc hoặc do các tỉnh bạn tổ chức.

d. Bảo trợ xã hội:

Trong 05 năm qua, công tác triển khai thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội đối với NKT được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện với nhiều hoạt động, nội dung.

- Trợ cấp cho 8.012 lượt đối tượng là NKT đang hưởng trợ cấp tại cộng đồng, 1.397 hộ gia đình hưởng chế độ cho người chăm sóc NKT đặc biệt nặng, mức chuẩn trợ cấp thường xuyên ngoài cộng đồng cho đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và NKT nói riêng là 270.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,0). Quản lý, nuôi dưỡng khoảng 3.300 lượt đối tượng là NKT với mức nuôi dưỡng hàng tháng từ 900.000đ/người/tháng và 1.300.000đ/người/tháng. Ngoài ra, các đối tượng là NKT đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập còn được hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người tâm thần là 275.000đ/người/tháng; hỗ trợ học văn hóa, học nghề; trợ cấp tư trang vật dụng sinh hoạt.

- Hỗ trợ Hội NKT thành phố Vũng Tàu thuê trụ sở, hỗ trợ NKT mua/bảo dưỡng dụng cụ PHCN, hỗ trợ đột xuất các trường hợp NKT bị bệnh nặng; thăm tặng quà vào các dịp Lễ Tết, ngày kỷ niệm của NKT, hỗ trợ cho NKT tham dự các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, đi giao lưu nhân các dịp lễ kỷ niệm.

- Phối hợp với Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Tp.Hồ Chí Minh tổ chức khám và điều trị PHCN cho 323 người khuyết tật vận động.

- Quyết định công nhận cho 02 cơ sở sản xuất kinh doanh có từ 30% là người khuyết tật là Công ty TNHH Phần mềm máy tính A.S.A và Công ty TNHH thiết bị dầu khí Hoàng Đăng.

đ. Trợ giúp pháp lý:

- Đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 377 NKT, trong đó: có 24 vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng, 339 vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn và 14 vụ việc đại diện ngoài tố tụng.

- Về công tác truyền thông, thông tin về trợ giúp pháp lý: nhằm tạo điều kiện cho NKT tiếp cận và thụ hưởng các chính sách về trợ giúp pháp lý miễn phí, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã tham mưu Hội đồng phối hợp liên ngành về tố tụng tiến hành lắp đặt 02 bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại Trung tâm xã hội (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành) và Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh (Tp. Bà Rịa) và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; biên soạn và cấp phát miễn phí 47.329 tờ gấp pháp luật về NKT.

- Về công tác trợ giúp pháp lý lưu động: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã phối hợp với các huyện, thành phố, Phòng Tư pháp cấp huyện, Hội Người khuyết tật thành phố Vũng Tàu tổ chức lồng ghép 336 đợt trợ giúp pháp lý cho NKT. Năm 2013, Trung tâm phối hợp với Hội Người khuyết tật huyện Đất Đỏ tổ chức đợt trợ giúp pháp lý lưu động, thăm hỏi, giao lưu và phát quà cho 100 NKT tham dự.

e. Tiếp cận các công trình công cộng:

- Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng đề án thực hiện lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng như trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, bến xe, bến tàu, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục, thể thao... Do đó, việc cập nhật số liệu các dự án có khả năng tiếp cận cho NKT cũng chưa đầy đủ.

Tuy nhiên, giai đoạn từ 2012 đến nay, khi triển khai đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa các loại công trình công cộng, các chủ đầu tư đều có lưu ý việc đảm bảo khả năng tiếp cận của NKT khi đưa vào sử dụng.

g. Xây/sửa chữa nhà: trong 5 năm, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tổ chức xây nhà cho 73 hộ và sửa chữa 07 căn nhà cho NKT với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh cấp hơn 1,2 tỷ để xây 51 căn, sửa 03 căn; số còn lại Hội vận động của các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân tài trợ.

h. Công tác thông tin, tuyên truyền:

- Thông tin, tuyên truyền trong những năm qua đã tập trung phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với NKT, Luật Người khuyết tật, Đề án Trợ giúp NKT tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; phổ biến các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích và khuyết tật do các nguy cơ khác gây ra; vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủng hộ, trợ giúp NKT, đồng thời giúp NKT hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và phát huy vai trò trách nhiệm của mình hòa nhập vào đời sống xã hội; biểu dương NKT có nhiều nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và những tập thể, cá nhân điển hình, đạt thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc NKT.

Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người khuyết tật nói chung tuy được quan tâm triển khai, thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn. Người khuyết tật chưa được thụ hưởng mọi quyền lợi theo quy định của Luật người khuyết tật. Đó là do hệ thống văn bản pháp luật của các Bộ, ngành liên quan ban hành chưa đồng bộ; sự phối hợp của các ngành liên quan chưa thật sự thống nhất, chặt chẽ; bản thân người khuyết tật một phần vì điều kiện hạn chế về sức khỏe, kinh tế, mặc cảm tự ti, phần vì ỷ lại vào chính sách của nhà nước nên một bộ phận người khuyết tật chưa thật sự chủ động nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, thậm chí có phần buông xuôi.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế, cụ thể như:

- Công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện do công tác tuyên truyền các chính sách về đào tạo nghề cho người khuyết tật chưa được quan tâm thực hiện; tại các trường đào tạo nghề trong tỉnh các ngành nghề đào tạo chủ yếu là nghề công nghiệp nặng không phù hợp với điều kiện sức khỏe, khả năng của người khuyết tật; không có đội ngũ giáo viên chuyên biệt; cơ sở vật chất phù hợp với đặc thù của người khuyết tật chưa được trang bị...

- Việc miễn, giảm giá vé khi tham gia các phương tiện giao thông; tiếp cận với các công trình công cộng phù hợp với NKT...còn hạn chế, chưa triển khai thực hiện được.

- Chưa nhận được sự quan tâm phối hợp thực sự đồng bộ giữa các ngành, đơn vị trong công tác chăm sóc sức khỏe, PHCN cho NKT. Các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa việc tiếp cận với NKT gặp khó khăn, bản thân NKT tại các địa phương này cũng bị hạn chế trong tiếp cận với các dịch vụ y tế, đa số NKT thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn cũng là trở ngại không nhỏ cho NKT PHCN hòa nhập cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có bệnh viện chuyên ngành PHCN nên việc triển khai thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe cho NKT cũng gặp khó khăn; Thiếu đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên PHCN; kinh phí phục vụ cho công tác PHCN cho NKT còn thiếu.

- Công tác giáo dục hòa nhập tại các trường phổ thông cho học sinh khuyết tật cũng gặp một số khó khăn nhất định: Giáo viên tiểu học nói chung chưa được đào tạo nhiều về giáo dục học sinh khuyết tật, nên chưa nắm bắt được đặc điểm tâm lý của học sinh cũng như phương pháp giáo dục nhóm đối tượng này nên hiệu quả giáo dục còn hạn chế; Giáo viên dạy lớp có học sinh khuyết tật học hòa nhập phải đầu tư nhiều thời gian, công sức nhiều hơn nhưng không có chế độ hỗ trợ tác động không tốt đến hiệu quả công tác giảng dạy. Đa số phụ huynh có con em khuyết tật học hòa nhập có tâm lý ngại hoặc không muốn hợp tác với nhà trường và cơ quan y tế để xác định dạng tật, mức độ khuyết tật để làm cơ sở lập hồ sơ quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho các em (đặc biệt là nhóm học sinh bị tự kỷ, chậm phát triển hoặc thiểu năng trí tuệ).

- Công tác trợ giúp pháp lý gặp không ít khó khăn như: việc tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý đối với NKT hiện nay gặp nhiều khó khăn, do việc đi lại, nghe nói, tiếp xúc, trao đổi của NKT bị hạn chế, họ không thể tự đến các địa điểm của Trung tâm hoặc Chi nhánh để đề nghị trợ giúp pháp lý. Đội ngũ Trợ giúp pháp lý viên, Luật sư cộng tác viên còn hạn chế về số lượng, chưa am hiểu ngôn ngữ của NKT, chưa được tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho NKT nên bị hạn chế trong quá trình trợ giúp. Hoạt động trợ giúp pháp lý chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền một số địa phương, các văn bản đã ban hành kịp thời nhưng việc triển khai ở cơ sở còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý cho NKT. Cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh còn thiếu: trụ sở làm việc và phòng tiếp dân chưa thuận lợi cho NKT tiếp cận; kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý cho NKT còn khó khăn (hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ...).

II. Mục tiêu Đề án:

1. Mục tiêu tổng quát:

Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Hàng năm 80% số NKT có nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ y tế, PHCN dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật.

- Trên 70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.

- 1.000 NKT trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp.

- Phấn đấu trên 80% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT.

- Ít nhất 80% NKT có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương.

- 50% NKT được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- 30% NKT được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 40% NKT được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao.

- 100% NKT được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

- 80% cán bộ làm công tác trợ giúp NKT được tập huấn, nâng cao năng lực về quản lý, chăm sóc, hỗ trợ, tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác trợ giúp NKT; 60% gia đình có NKT được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho NKT; 50% NKT được tập huấn các kỹ năng sống.

III. Các nội dung hoạt động chính của Đề án:

1. Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT.

2. Trợ giúp tiếp cận giáo dục:

a) Hỗ trợ triển khai giáo dục hòa nhập ở các cấp học thông qua việc xây dựng chương trình, tài liệu; bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý tham gia giáo dục trẻ khuyết tật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật trí tuệ, khuyết tật nghe, nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật ngôn ngữ, tự kỷ.

b) Cung ứng các tài liệu học tập hỗ trợ cho học sinh khiếm thính, sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị, học sinh khuyết tật;

3. Dạy nghề, tạo việc làm:

a) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề và tư vấn viên việc làm cho NKT.

b) Tư vấn học nghề, việc làm theo khả năng của NKT.

đ) Dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho NKT.

Kinh phí dạy nghề cho NKT được bố trí trong Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được cấp hàng năm với mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học.

4. Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng:

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để NKT tiếp cận, sử dụng các công trình xây dựng.

5. Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông:

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về giao thông tiếp cận để NKT có thể tiếp cận, sử dụng.

6. Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

- Hỗ trợ NKT tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông.

- Duy trì, phát triển, nâng cấp các cổng/trang tin điện tử hỗ trợ NKT.

7. Trợ giúp pháp lý:

- Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho NKT thông qua các hoạt động thích hợp.

- Thực hiện trợ giúp pháp lý cho NKT bằng các hình thức cụ thể như: tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, kiến nghị, tư vấn, giải đáp pháp luật; trong đó chú trọng nâng cao chất lượng các vụ việc tham gia tố tụng cho NKT.

- Xây dựng các chương trình, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp cấp phát miễn phí cho NKT. Đồng thời, hàng năm tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.

8. Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch:

- Đa dạng hóa các loại hình tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ và TDTT dành cho NKT các cấp cơ sở và tỉnh.

- Khuyến khích các tổ chức, tập thể và cá nhân xây dựng các công trình thể thao, trong đó phải đáp ứng các nhu cầu tập luyện văn hóa văn nghệ, TDTT cho NKT.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động NKT tham gia các hoạt động về văn hóa, TDTT phù hợp.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ và TDTT cho NKT tham gia.

- Tạo điều kiện để NKT tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT ở các cấp khu vực, vùng và toàn quốc.

9. Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ NKT và giám sát đánh giá:

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật về NKT và những chủ trương, chính sách, chương trình trợ giúp NKT;

- Xây dựng chương trình tập huấn trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ NKT; tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp NKT.

- Tập huấn cho gia đình NKT về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho NKT;

- Dựa trên chương trình quản lý cơ sở dữ liệu về NKT của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về NKT của tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Đề án và các chính sách, pháp luật đối với NKT.

IV. Các giải pháp thực hiện:

1. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp NKT, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp NKT.

2. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp huyện và xã và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc trợ giúp NKT.

3. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho NKT.

4. Tăng cường trợ giúp về đời sống vật chất, tinh thần, giáo dục, y tế, dạy nghề, học nghề và tạo việc làm.

5. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp NKT tiếp cận và sử dụng các công trình công cộng, công nghệ thông tin, các chính sách ưu tiên trong tham gia giao thông công cộng.

6. Tuyên truyền nâng cao nhận thức đúng đắn về NKT trong nhân dân, tránh kỳ thị, xa lánh, phân biệt đối xử.

V. Kinh phí thực hiện Đề án:

1. Tổng kinh phí: 6.203.906.000 đồng (kèm theo Bảng dự toán).

Trong đó:

- Năm 2016: 1.350.725.000 đ.

- Năm 2017: 1.045.151.000 đ.

- Năm 2018: 1.095.030.000 đ.

- Năm 2019: 1.145.000.000 đ.

- Năm 2020: 1.568.000.000 đ.

2. Nguồn kinh phí:

- Cấp tỉnh: kinh phí để thực hiện Đề án cấp tỉnh trong 5 năm được bố trí trong dự toán ngân sách tỉnh với tổng kinh phí là 6.203.906.000 đồng. Hàng năm, từng đơn vị cấp tỉnh liên quan thực hiện Đề án xây dựng kế hoạch và dự toán cụ thể, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư để được xem xét, thẩm định (kế hoạch và dự toán đồng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, tổng hợp báo cáo).

- Cấp huyện: bố trí kinh phí từ nguồn đảm bảo xã hội theo Luật ngân sách hiện hành để thực hiện Đề án trong phạm vi cấp huyện.

Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm, cấp tỉnh và cấp huyện cần tranh thủ huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành để góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc NKT trên địa bàn tỉnh.

VI. Phân công tổ chức thực hiện:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án của tỉnh, có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Đề án:

- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các huyện, thành phố theo hệ thống ngành dọc tình hình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với NKT và Đề án trợ giúp NKT trên phạm vi toàn tỉnh.

- Điều tra, rà soát, khảo sát NCT để có cơ sở quản lý nhà nước về NKT.

- Tập huấn phổ biến chính sách, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ cấp xã và huyện về triển khai thực hiện chính sách NKT.

- Tổ chức thực hiện việc dạy nghề, tạo việc làm.

- Giám sát đánh giá; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Đề án định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh.

- Đề xuất khen thưởng các cá nhân và tập thể đã có những đóng góp tích cực trong việc thực hiện các chính sách đối với NKT và tổ chức tổng kết, khen thưởng vào cuối năm 2020.

2. Sở Tài chính: bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án và xây dựng chính sách hỗ trợ dạy nghề cho NKT.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: bố trí ngân sách, đầu tư kinh phí kịp thời để thuận lợi trong công tác chăm sóc NKT trên địa bàn tỉnh, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí của Đề án theo đúng luật ngân sách và các quy định hiện hành.

4. Sở Y tế: tổ chức thực hiện hoạt động phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp NKT tiếp cận giáo dục.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp NKT tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về NKT trong nhân dân, tránh kỳ thị, xa lánh, phân biệt đối xử.

7. Sở Tư pháp: tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho NKT.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ NKT trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (Tổ chức liên hoan văn nghệ NKT, giao lưu-sinh hoạt chuyên đề văn nghệ ; tổ chức các lớp bồi dưỡng TDTT cho NKT, hỗ trợ các CLB tham gia các hoạt động TDTT ở cụm, khu vực; cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về TDTT cho NKT.

9. Sở Xây dựng: phối hợp với các sở, ngành liên quan và các chủ đầu tư hướng dẫn việc xây dựng, cải tạo các công trình nhà ở, trụ sở làm việc, công trình nhà ở, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng và phù hợp nhu cầu sử dụng đối với NKT.

10. Sở Giao thông vận tải: có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Sở, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, các công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên NKT tham gia giao thông công cộng.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh các tổ chức liên quan: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp NKT như: xây, sửa chữa nhà ở; quan tâm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất (hỗ trợ thường xuyên hoặc đột xuất các trường hợp khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt; thăm tặng quà dịp lễ Tết, ngày kỷ niệm...), trợ giúp về y tế, giáo dục, công ăn việc làm,..., giúp NKT ổn định cuộc sống.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm về trợ giúp NKT; tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án./.

 

DỰ TOÁN NỘI DUNG CHI
ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2745/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Đvt: ngàn đồng; Nguồn NS tỉnh

Stt

Nội dung chi

Đơn vị thực hiện

Tổng cộng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

1

Thông tin tuyên truyền

 

2,763,725

463,726

500,000

550,000

600,000

650,000

 

- Thực hiện tập gấp tuyên truyền: biên tập nội dung, hình ảnh. Thiết kế - trình bày maket

Sở Th. tin - Tr. Thông

98,400

- Thực hiện chương trình phát thanh trên đĩa CD, phát trên đài truyền thanh xã, phường

 

93,325

- Tổ chức lớp tập huấn cho NKT tiếp cận thông tin

 

52,000

- Tuyên truyền trên Báo

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

100,000

- Tuyên truyền trên Đài

Đài Phát thanh - TH tỉnh

120,000

2

Tổ chức thực hiện hoạt động phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT.

Sở Y tế

 

 

 

 

 

 

Sở Y tế thực hiện riêng theo Kế hoạch tăng cường đầu tư và phát triển công tác PHCN của tỉnh giai đoạn 2015-2020

3

Hoạt động trợ giúp pháp lý

Tr.tâm trợ giúp pháp lý

 

 

 

 

 

 

KP đã được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm của đơn vị

7

Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT cho NKT

Sở Văn hóa -TTDL

900,000

180,000

180,000

180,000

180,000

180,000

 

- Tổ chức liên hoan văn nghệ

 

185,000

37,000

37,000

37,000

37,000

37,000

 

- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề

 

25,000

5,000

5.000

5,000

5,000

5,000

 

- Tổ chức giao lưu

 

40,000

8,000

8,000

8,000

8,000

8,000

 

- Tham gia liên hoan văn nghệ toàn quốc

 

200,000

40,000

40,000

40,000

40,000

40,000

 

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng TDTT cho NKT

 

150,000

30,000

30,000

30,000

30,000

30,000

 

- Hỗ trợ các CLB tham gia các hoạt động TDTT ở cụm, khu vực

 

150,000

30,000

30,000

30,000

30,000

30,000

 

- Tuyên truyền, hướng dẫn tập luyện TDTT trên phương tiện thông tin đại chúng, logo áo, nón

 

50,000

10,000

10,000

10,000

10,000

10,000

 

- Cử cán bộ NKT tham gia các lớp tập huấn về TDTT cho NKT

 

100,000

20,000

20,000

20,000

20,000

20,000

 

8

Đào tạo nghề cho NKT

Sở Lao động - TBXH

 

 

 

 

 

 

Thực hiện riêng theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

9

Điều phối chung, quản lý, nghiệp vụ

Sở Lao động - TBXH

2,540,181

707,000

365,151

365,030

365,000

738,000

 

 

- Điều tra, khảo sát NCT

 

600,000

300,000

0

0

0

300,000

 

 

- Hỗ trợ mua dụng cụ CHPHCN

 

500,000

100,000

100,000

100,000

100,000

100,000

 

 

- Tổ chức tập huấn/phổ biến chính sách NKT

 

117,000

25,000

23,000

23,000

23,000

23,000

 

 

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện

 

83,000

17,000

17,000

17,000

17,000

15,000

 

 

- Trợ cấp KK cho NKT bị bệnh nặng

 

280,000

80,000

50,000

50,000

50,000

50,000

 

 

- Tặng quà nhân ngày kỷ niệm của NKT, Tết, hỗ trợ NKT giao lưu, VH văn nghệ

 

750,000

150,000

150,000

150,000

150,000

150,000

 

 

- Sơ kết, tổng kết, khen thưởng

 

40,000

0

0

0

0

40,000

 

 

- Dự Hội nghị

 

60,000

15,000

10,000

10,000

10,000

15,000

 

 

- Văn phòng phẩm, mua sắm/sửa chữa VRTMH

 

80,000

20,000

15,000

15,000

15,000

15,000

 

 

Tổng cộng

 

6,203,906

1,350,725

1,045,151

1,095,030

1,145,000

1,568,000