- 1Quyết định 02/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 3Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2716/2003/QĐ-UB | Thái Nguyên, ngày 24 tháng 10 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi).
- Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - y tế - văn hóa, thể thao.
- Căn cứ vào Thông báo số: 217-TB/TU ngày 04/6/2003 của Ban thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên về Đề án xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2003 - 2005 và các năm tiếp theo.
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tại Tờ trình số: 715/GD-ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2003 về việc phê duyệt Đề án xã hội hóa giáo dục từ 2003 đến 2005 và các năm tiếp theo đối với ngành học mầm non và phổ thông tỉnh Thái Nguyên.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 - Phê duyệt Đề án xã hội hóa giáo dục từ 2003 đến 2005 và các năm tiếp theo đối với ngành học mầm non và phổ thông tỉnh Thái Nguyên với các nội dung cơ bản sau:
1. Mục tiêu Đề án:
a. Ngành học mầm non:
- Chuyển 55 trường mầm non công lập thuộc địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp sang mô hình trường bán công.
- Xây dựng 42 trường mầm non công lập tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; các xã có phụ cấp khu vực 0,5 trở lên.
- Khuyến khích phát triển mầm non tư thục ở thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp và nơi có điều kiện kinh tế phát triển.
b. Ngành học phổ thông:
* Bậc tiểu học: Mở rộng dạy 2 buổi/ngày đối với các lớp trong bậc học.
* Bậc THCS: Giữ quy mô như hiện nay: 178 trường. Chuyển trường công lập ở một số trung tâm huyện, thành phố, thị xã sang bán công.
* Bậc THPT:
Quy mô bậc THPT: 33 trường, trong đó trường công lập: 21 trường, Bán công và dân lập 12 trường.
- Tách lớp bán công trong trường công, phát triển trường bán công, phân hiệu bán công trong trường công (Đến 2005 khu vực thành phố Thái Nguyên không còn lớp bán công trong trường công).
(có phụ lục kèm theo)
2. Giải pháp thực hiện Đề án.
a. Tuyên truyền, giáo dục:
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền xã hội hóa giáo dục, làm cho toàn xã hội nhận thức đầy đủ về các yêu cầu, chủ trương, chính sách của Nhà nước với công tác XHH giáo dục. Tăng cường các mối quan hệ giữa nhà trường, các ngành, địa phương, các đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, hội khuyến học... Vận động và tạo điều kiện để xã hội đóng góp phát triển giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
b. Về biên chế và chế độ giáo viên:
- Giáo viên trong biên chế thuộc các trường mầm non và phổ thông chuyển sang bán công vẫn thuộc biên chế nhà nước cho đến khi nghỉ chế độ.
- Khi có nhu cầu tuyển giáo viên chỉ tuyển theo chế độ hợp đồng lao động.
- Các trường mầm non công lập mới thành lập có đủ biên chế cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán. Từng bước điều chuyển biên chế của các trường công lập chuyển sang bán công cho các trường công mới thành lập.
c. Về tài chính:
- Các khoản thu do thực hiện XHHGD dùng để chi trả chế độ giáo viên hợp đồng trong định biên của các nhà trường. Nếu thiếu được cấp bù, nếu còn dư được tăng cường cho cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
- Thực hiện khoán quỹ lương theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 6.1.2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu đối với các trường công lập. Nguồn dư do thu học phí đã được điều chỉnh tăng ở các trường công lập (Theo nghị quyết HĐND tỉnh khóa 10, kỳ họp thứ 9 ngày 16.7.2003) tỉnh sẽ điều tiết cho các hoạt động của ngành GD-ĐT.
d. Về cơ chế, chính sách:
- Điều chỉnh mức thu học phí cho phù hợp.
- Thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên trong biên chế từ trường công chuyển sang bán công theo Quyết định 161/2002/QĐ của Thủ tướng Chính phủ quy định biên chế giáo viên mầm non công lập chuyển sang bán công.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường công chuyển sang bán công.
- Quy hoạch dành quỹ đất cho GD-ĐT, ưu tiên sử dụng đất cho các trường ngoài công lập.
3 - Tổ chức thực hiện:
* Sở Giáo dục - Đào tạo:
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy mô và phát triển mạng lưới các nhà trường theo Đề án. Phối hợp giữa huyện, TP, TX với Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư giải quyết các vấn đề về biên chế giáo viên, thu và sử dụng học phí, quy hoạch xây dựng và phát triển các nhà trường.
* Sở Tài chính - Vật giá:
Hướng dẫn các nhà trường quản lý thu và sử dụng học phí kết hợp với ngân sách Nhà nước hàng năm đảm bảo chế độ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện mục tiêu của Đề án.
* Sở Kế hoạch - Đầu tư:
Căn cứ vào mục tiêu của Đề án, lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển các trường (từ mầm non đến phổ thông) theo tiến độ của Đề án.
* Ban Tổ chức chính quyền tỉnh:
Chủ trì, cùng với Sở Giáo dục - Đào tạo, UBND các huyện, thành phố, thị xã giải quyết biên chế và hợp đồng giáo viên các trường mầm non và phổ thông công lập khi chuyển sang bán công và bổ sung giáo viên hợp đồng theo định mức quy định.
* UBND các huyện, thành phố, thị xã:
Phối hợp cùng với Sở Giáo dục - Đào tạo lập kế hoạch tổ chức thực hiện quy mô và mạng lưới các trường sử dụng biên chế và hợp đồng giáo viên các nhà trường thuộc phạm vi quản lý theo Đề án.
Điều 2 - Giao cho Sở Giáo dục - Đào tạo là cơ quan thường trực phối hợp với các ngành: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các ban, ngành và đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo về UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Điều 3 - Các ông (bà) chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, Tài chính - Vật giá, Kế hoạch - Đầu tư, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN |
- 1Nghị quyết 07/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2016, định hướng đến năm 2020
- 2Nghị quyết 82/2017/NQ-HĐND về chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 3Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về quy định thực hiện Chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 theo Nghị quyết 82/2017/NQ-HĐND
- 4Quyết định 02/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 5Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 6Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 02/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 3Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
- 3Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 4Quyết định 161/2002/QĐ-TTG về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 07/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2016, định hướng đến năm 2020
- 6Nghị quyết 82/2017/NQ-HĐND về chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 7Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về quy định thực hiện Chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 theo Nghị quyết 82/2017/NQ-HĐND
Quyết định 2716/2003/QĐ-UB về phê duyệt Đề án xã hội hóa giáo dục từ 2003 đến 2005 và các năm tiếp theo đối với ngành học mầm non và phổ thông tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 2716/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/10/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Trịnh Thị Cúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/10/2003
- Ngày hết hiệu lực: 10/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực