Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2697/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 20 tháng 9 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Quy hoạch lộ trình xếp hạng di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH LỘ TRÌNH XẾP HẠNG DI TÍCH - DANH THẮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2697/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
1. Mục đích
- Quy hoạch lộ trình xếp hạng di tích - danh thắng (sau đây viết tắt cụm từ di tích - danh thắng là di tích) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020 nhằm thống kê số lượng các di tích đã được kiểm kê phổ thông có giá trị về: Lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, danh thắng để đưa vào danh mục đề nghị cấp thẩm quyền xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh;
- Đảm bảo đúng tiêu chí lập hồ sơ xếp hạng di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và kế hoạch xếp hạng di tích hàng năm.
2. Yêu cầu
- Kiểm kê, đánh giá các giá trị di tích phổ thông trên địa bàn tỉnh, lập danh mục quy hoạch lộ trình xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020 theo đúng tiêu chí quy định của Luật Di sản văn hóa.
- Phân bổ giai đoạn và ưu tiên xếp hạng di tích phục vụ nhu cầu phát triển văn hóa gắn với du lịch ở địa phương.
III. THỰC TRẠNG DI TÍCH - DANH THẮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.500 di tích phổ thông và hàng trăm địa điểm danh thắng có giá trị về lịch sử, văn hóa, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật và cảnh quan thiên nhiên. Trong số di tích đã được kiểm kê phổ thông có nhiều di tích đủ tiêu chí xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh. So với một số tỉnh, thành trong cả nước, việc lập hồ sơ xếp hạng các di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn chậm.
- Do chưa quy hoạch được lộ trình danh mục các di tích lập hồ sơ xếp hạng nên chưa có cơ sở pháp lý để ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương xây dựng kế hoạch lập hồ sơ xếp hạng và giữ gìn, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, đảm bảo các yếu tố nguyên gốc của di tích theo Luật Di sản văn hóa và quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trải qua thời gian dài, đa số các di tích có giá trị bị hư hỏng, xuống cấp, không được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo kịp thời hoặc có trùng tu, sửa chữa thì thường làm mới, không giữ được các yếu tố nguyên gốc di tích; khi có kế hoạch lập hồ sơ xếp hạng thì các di tích đó không còn nguyên trạng, không còn đủ tiêu chí để xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
- Việc kiểm kê phổ thông các di tích đã được thực hiện từ nhiều năm trước nhưng chưa xây dựng lộ trình xếp hạng di tích phân theo giai đoạn (05 năm, 10 năm) mà chỉ xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng năm. Đây là hạn chế dẫn tới việc lập hồ sơ xếp hạng các di tích trên địa bàn tỉnh luôn bị động, chưa đưa ra được các di tích ưu tiên xếp hạng trước và lộ trình xếp hạng các di tích vào những năm tiếp theo một cách khoa học. Việc lập hồ sơ xếp hạng di tích bị chậm, chất lượng hồ sơ chưa sâu, chưa đáp ứng yêu cầu do chưa có sự nghiên cứu, đầu tư chuẩn bị chu đáo từ trước.
- Lập danh mục quy hoạch lộ trình xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh nhằm tạo cơ sở hành lang pháp lý cho việc ghi nguồn vốn ngân sách Nhà nước để lập hồ sơ xếp hạng các di tích, đặc biệt là các di tích được ưu tiên; có kế hoạch vận động xã hội hóa đối với các di tích thực hiện theo nguồn này, phục vụ cho việc quy hoạch phát triển ngành Văn hóa, Thể theo và Du lịch giai đoạn 2012 - 2020.
1. Phân loại di tích
Căn cứ Điều 11, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, di tích trên địa bàn tỉnh được phân loại như sau:
a) Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân).
b) Di tích kiến trúc nghệ thuật.
c) Di tích khảo cổ học.
d) Danh lam thắng cảnh.
2. Lộ trình xếp hạng di tích
Danh mục và lộ trình xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020:
Số TT | Tên gọi | Đề xuất xếp hạng | Loại hình di tích | Nguồn kinh phí thực hiện | Địa điểm | ||
Cấp Quốc gia | Cấp tỉnh | Nguồn ngân sách Nhà nước | Xã hội hóa | ||||
Giai đoạn 2011 - 2015 | |||||||
1 | Cụm di tích: Trung ương Cục Miền Nam (1961 - 1962), Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Địa đạo Suối Linh | Di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng |
| Di tích lịch sử | X |
| Xã Phú Lý và xã Hiếu Liêm - Vĩnh Cửu |
2 | Đền thờ Trần Hưng Đạo |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa |
| X | Ấp Suối Sóc, xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ |
3 | Thác Hòa Bình - Chùa Linh Phú |
| X | Danh lam thắng cảnh | X | X | Ấp Phú Lâm 2, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú |
4 | Đình Mỹ Khoan |
| X | Di tích kiến trúc nghệ thuật |
| X | Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch |
5 | Địa điểm vượt ngục Tà Lài |
| X | Di tích lịch sử | X |
| Ấp 3, xã Tà Lài, huyện Tân Phú |
6 | Đình Tân Thạch |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp Tân Thạch, xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu |
7 | Địa đạo Tam Phước | X |
| Di tích lịch sử | X |
| Ấp Long Khánh II, xã Tam Phước, TP. Biên Hòa |
8 | Sở Chỉ huy đặc khu Rừng Sác | X |
| Di tích lịch sử | X |
| Khu vực Rừng Sác, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch |
9 | Làng cổ Phú Hội | X |
| Di tích lịch sử văn hóa | X | X | Xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch |
10 | Đình Bình Thạch |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp Bình Thạch, xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu |
11 | Miễu Ông Chồn |
| X | Di tích khảo cổ học | X |
| Tiểu khu 58, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu |
12 | Chùa Thanh Lương | X |
| Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | K2/73, P. Bửu Hòa, TP. Biên Hòa |
13 | Căn cứ Rừng Lá |
| X | Di tích lịch sử | X |
| Khu 4, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc |
14 | Đình Long Quới |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp Tam Hòa, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa |
15 | Miếu Bà Hàng Gòn |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa |
| X | Ấp Hàng Gòn, xã Hàng Gòn, TX. Long Khánh |
16 | Thác Giang Điền |
| X | Danh lam thắng cảnh |
| X | Ấp Hòa Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom |
17 | Đền thờ Hùng Vương |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Khu phố 3, P. Bình Đa, TP. Biên Hòa |
18 | Chùa Một Cột |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Khu phố 5, P. Hòa Bình, TP. Biên Hòa |
19 | Đình Bình Tự | X |
| Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp Nhất Hòa, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa |
20 | Chùa Thủ Huồng (Chùa Chúc Thọ) |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa |
21 | Danh thắng Suối Reo |
| X | Danh lam thắng cảnh |
| X | Ấp 3, xã Gia Tân 3, huyện Trảng Bom |
22 | Địa điểm Chiến thắng yếu khu Trảng Bom |
| X | Di tích lịch sử | X |
| KP 4, TT. Trảng Bom, huyện Trảng Bom |
23 | Đình An Phú |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp 1, xã An Phú, huyện Nhơn Trạch |
24 | Nhà Hội đồng Liêu |
| X | Di tích kiến trúc nghệ thuật | X | X | Ấp Phú Hữu II, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch |
25 | Đình Dầu Giây |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa |
| X | Ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm II, huyện Thống Nhất |
26 | Văn miếu Trấn Biên |
| X | Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật | X |
| KP 4, phường Bửu Long, TP. Biên Hòa |
27 | Địa điểm thành lập Căn cứ Thị ủy Long Khánh |
| X | Di tích lịch sử | X |
| xã Bảo Quang, TX. Long Khánh |
28 | Thành Biên Hòa | X |
| Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật | X |
| Số 129, Phan Chu Trinh, P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa |
29 | Đình Cẩm Vinh |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa |
| X | Ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu |
30 | Đình Tân Huệ |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa |
| X | Ấp 7, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu |
31 | Miếu Bà Cô |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa |
| X | Ấp 6 - 7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu |
32 | Địa điểm diễn ra trận đánh giữa Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 4, Sư đoàn 5 và Đại đội 240 Biên Hòa với Tiểu đoàn Mãng Xà vương Thái Lan |
| X | Di tích lịch sử | X | X | Ấp 5, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch |
Giai đoạn 2016 - 2020 | |||||||
33 | Thác Ràng |
| X | Danh lam thắng cảnh |
| X | Tiểu khu 124, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu |
34 | Mộ cự thạch Hàng Gòn | Di tích khảo cổ học Quốc gia đặc biệt quan trọng |
| Di tích khảo cổ | X |
| Ấp Hàng Gòn, xã Hàng Gòn, TX. Long Khánh |
35 | Miếu Giang Lò |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X |
| Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch |
36 | Chùa Hoàng Ân |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa |
37 | Đình Phước Lương |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa |
| X | Ấp Phước Lương, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch |
38 | Đình Bình Dương |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp Bình Dương, Long Bình Tân, TP. Biên Hòa |
39 | Khu Du lịch Suối Tre |
| X | Danh lam thắng cảnh | X | X | Ấp Suối Tre, xã Suối Tre, TX. Long Khánh |
40 | Đình thần Phước Lư | X |
| Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Khu phố 2, P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa |
41 | Chùa Khánh Lâm |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp 1, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch |
42 | Đình Phước Hòa |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp Phước Hòa, xã Long Phước, huyện Long Thành |
43 | Đình Hưng Phú |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp Nhất Hòa, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa |
44 | Đồi Đá Dựng |
| X | Danh lam thắng cảnh |
| X | Khu 124, xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu |
45 | Chùa Sắc Tứ |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Khu phố 3, P. Bửu Hòa, TP. Biên Hòa |
46 | Đình Thanh Nguyên |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp 4, xã An Phước, huyện Long Thành |
47 | Thác Mai |
| X | Danh lam thắng cảnh |
| X | Ấp 9, xã Gia Canh, huyện Định Quán |
48 | Đình Thành Hưng |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa |
49 | Thiền viện Thường Chiếu |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành |
50 | Đình Bình Thiền |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Khu phố 4, P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa |
51 | Đình An Phước (tên cũ Đình An Lợi) |
| X | Di tích lịch sử - văn hóa | X | X | Ấp 5, xã An Phước, huyện Long Thành |
52 | Hồ Núi Le |
| X | Danh lam thắng cảnh |
| X | Khu phố 7, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc |
53 | Hồ Sông Ui |
| X | Danh lam thắng cảnh | X | X | Ấp Gia Ui, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc |
54 | Đình Tân Lại |
| X | Di tích lịch sử văn hóa |
| X | Khu phố 5, P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa. |
1. Nguồn ngân sách Nhà nước: Ưu tiên loại hình di tích lịch sử - cách mạng và khảo cổ học.
2. Nguồn ngân sách Nhà nước và vận động xã hội hóa: Loại hình di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa tiến hành kiểm kê, đánh giá giá trị di tích, lập danh mục và lộ trình xếp hạng các di tích phổ thông đủ tiêu chí xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh; công bố công khai danh mục, lộ trình xếp hạng các di tích trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã đưa vào danh mục xếp hạng; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xếp hạng di tích trên toàn tỉnh theo đúng quy định; tổ chức kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi xâm hại tới di tích.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương thực hiện quy hoạch lộ trình xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định.
2. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát, điều tra, nghiên cứu, thống kê, đánh giá giá trị các di tích phổ thông trên địa bàn, lập danh mục di tích đề xuất UBND tỉnh xếp hạng từ nay đến năm 2020; tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, khai thác di tích trên địa bàn; xử lý những hành vi xâm hại tới di tích theo quy định của pháp luật;
- Bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong phạm vi địa phương quản lý; tổ chức ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi xâm hại tới di tích theo thẩm quyền; tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền việc xếp hạng di tích và chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị di tích nằm trong danh mục quy hoạch lộ trình xếp hạng từ nay đến năm 2020.
3. UBND các xã, phường, thị trấn
- Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện hoặc Ban Quản lý Di tích - Danh thắng cấp huyện (nếu có) giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị di tích tại địa phương; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc bảo vệ, trùng tu tôn tạo di tích;
- Tiếp nhận những khai báo của tổ chức và cá nhân phản ánh về việc xâm phạm, lấn chiếm di tích tại địa phương để báo cáo cấp trên; phối hợp với cấp thẩm quyền trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm;
- Phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm làm ảnh hưởng tới di tích; - Phối hợp trong việc vận động nguồn xã hội hóa để lập hồ sơ xếp hạng di tích và trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn;
- Hướng dẫn Ban Quản lý, Ban Trị sự, Ban Quý tế các di tích thờ cúng, tổ chức lễ hội truyền thống theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 185/2005/QĐ-UBND về xếp hạng di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh Thành phố đối với Di tích Lịch sử Chùa Long Thạnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 187/2005/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố đối với Di tích Kiến trúc nghệ thuật Đình Hưng Phú do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 188/2005/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố đối với Di tích Kiến trúc nghệ thuật Chùa Sắc Tứ Tập Phước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2012 xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 1Quyết định 185/2005/QĐ-UBND về xếp hạng di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh Thành phố đối với Di tích Lịch sử Chùa Long Thạnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 187/2005/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố đối với Di tích Kiến trúc nghệ thuật Đình Hưng Phú do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 188/2005/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố đối với Di tích Kiến trúc nghệ thuật Chùa Sắc Tứ Tập Phước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật di sản văn hóa 2001
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 7Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 8Quyết định 1706/2001/QĐ-BVHTT phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 9Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 10Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2012 xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh do tỉnh Bắc Giang ban hành
Quyết định 2697/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Quy hoạch lộ trình xếp hạng di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020
- Số hiệu: 2697/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Nguyễn Thành Trí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra