- 1Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Thông tư 01/2005/TT-BKH triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2007/QĐ-UBND | Biên Hòa, ngày 16 tháng 4 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND;
Căn cứ Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 01/2005/TT-BKHĐT ngày 09/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII ngày 23/12/2005;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 170/TTr-TNMT ngày 27/3/2007 về việc phê duyệt Chương trình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 2. Giao trách nhiệm Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Tài chính xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện Chương trình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 3. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm theo dõi chung việc triển khai Chương trình này, kịp thời báo cáo UBND tỉnh xử lý những vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 5. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các Sở, ngành, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Chương trình khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản) nhằm quản lý chặt chẽ và khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
ĐÁNH GIÁ VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
I. Đánh giá các nguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng.
1. Tài nguyên đất đai:
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 590.215 ha. Đất nông nghiệp có 478.554 ha, chiếm 81,08% diện tích tự nhiên (trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 291.180 ha; đất lâm nghiệp là 179.841 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 6.969 ha). Đất phi nông nghiệp có diện tích là 109.321 ha, chiếm 18,52% diện tích tự nhiên (trong đó, đất ở là 13.548 ha; đất chuyên dùng là 42.490 ha). Đất chưa sử dụng hiện còn 2.338,97 ha, chiếm 0,4% diện tích tự nhiên (trong đó có 1.385 ha đã giao, cho thuê để sử dụng vào các mục đích nhưng chưa đưa vào sử dụng ổn định).
Đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất phong phú và đa dạng với 10 nhóm đất chính, 24 đơn vị đất cấp 2 và 64 đơn vị đất cấp 3. Bao gồm các nhóm đặc trưng của vùng miền núi, cao nguyên, đồng bằng và vùng ven biển. Trong đó, nhóm đất xám có diện tích lớn nhất, với 234.867 ha (chiếm 39,84%); nhóm đất đen có 131.604 ha (chiếm 22,33%); nhóm đất đỏ có 95.389 ha (chiếm 16,18%); đất phù sa có 27.929 ha (chiếm 4,74%); đất gley có 26.758 ha (chiếm 4,54%). Còn lại là các nhóm đất có diện tích nhỏ hơn như: Đất nâu (1,93%), đất tầng mỏng (0,54%), đất đá bọt (0,41%), đất cát (0,10%) và đất loang lổ (0,02%).
Nhìn chung, các nhóm đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có chất lượng tốt, thích hợp với nhiều loại hình sử dụng đất. Tiềm năng cho phát triển nông nghiệp lớn, các loại hình sử dụng đất đa dạng, cho phép phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng sinh học, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa có khả năng bảo vệ môi trường. Trong đó, thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh là phát triển các loại cây dài ngày (cao su, cà phê, các loại cây ăn trái) và các loại cây công nghiệp ngắn ngày (thuốc lá, đậu nành, bông vải…).
2. Tài nguyên nước:
Theo kết quả điều tra tài nguyên nước cho thấy, Đồng Nai có trữ lượng nước dưới đất khoảng 4.900.000 m3/ngày (trong đó trữ lượng động là 4.114.408 m3/ngày và trữ lượng tĩnh là 793.380 m3/ngày). Lượng mưa trung bình năm trong toàn tỉnh là 2133 mm, với lượng nước khoảng 12,6 tỷ m3, hàng năm sản sinh ra một lượng dòng chảy khoảng 5,9 tỷ m3 (ứng với hệ số dòng chảy trung bình trên toàn tỉnh= 0,47). Các sông, suối và 108 công trình thủy lợi có vai trò cung cấp nguồn nước mặt cho Đồng Nai, tổng lượng nước mặt hàng năm nhận được từ hệ thống sông Đồng Nai và các sông, suối nhỏ khác trong tỉnh là trên 26 tỷ m3 (bao gồm: Dòng chính sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé, sông Lá Buông, sông Ray...). các công trình thủy lợi khai thác nguồn nước mặt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Trong thời gian qua, việc khai thác sử dụng tài nguyên nước đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất hiện nay là 1.199.806 m3/ngày (trong đó: Dùng cho sinh hoạt là 96.165 m3/ngày; dùng cho sản xuất là 451.417 m3/ngày; dùng cho sản xuất và sinh hoạt: 652.224 m3/ngày); tổng số giếng hiện đang khai thác: 243.181 giếng (trong đó: Giếng khoan khai thác riêng lẻ là 103.451; giếng khoan khai thác tập trung trong các khu công nghiệp là 340 và giếng đào là 139.390). Tổng lượng nước mặt khai thác để sử dụng cho phát triển nông nghiệp đạt khoảng 11,6 triệu m3/ngày và tổng lượng nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp ước khoảng 956.000 m3/ngày.
3. Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản trên địa bàn tỉnh tương đối phong phú về chủng loại và đa dạng về nguồn gốc, chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (như đá xây dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói, puzơlan, laterit, vật liệu san lấp...).
Kết quả điều tra địa chất khoáng sản cho đến nay đã phân vùng triển vọng đối với một số loại khoáng sản chủ yếu như: Đá xây dựng với nhiều loại hình khác nhau (như trầm tích, phun trào, magma xâm nhập) có chất lượng tốt, tài nguyên dự báo là 2.946 triệu m³; sét gạch ngói rất phong phú nhưng có chiều dày mỏng, tài nguyên dự báo là 532 triệu m³; cát xây dựng tài nguyên dự báo là 101 triệu m3; Vật liệu san lấp tài nguyên dự báo là 163 triệu m³; Puzơlan tài nguyên dự báo của thân khoáng khoảng 48,53 triệu tấn; Laterit với tài nguyên dự báo khoảng 3,24 triệu tấn.
Ngoài ra, có đá ốp lát phân bố trên diện tích hạn chế, tài nguyên dự báo là 590.000m3; than bùn có quy mô nhỏ, bề dày mỏng, đến nay đã khoanh định được 2 khu vực, tài nguyên dự báo là 260.000 tấn...
Trong thời gian qua, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, đặc biệt là đối với các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã cung cấp nguồn nguyên liệu rất lớn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị trong tỉnh và trong khu vực. Hiện nay, có 16 mỏ đá xây dựng đang hoạt động khai thác, sản lượng bình quân 8 triệu m3/năm; có 8 mỏ sét gạch ngói đang khai thác, sản lượng khoảng 840.000 m3/năm. Các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đang khai thác với quy mô nhỏ bao gồm: Vật liệu san lấp có 2 mỏ, sản lượng 272.000m3/năm; Puzơlan có 01 mỏ, sản lượng 400.000 tấn/năm; Laterit có 01 mỏ, sản lượng 100.000 tấn/năm; đá ốp lát có 01 mỏ, sản lượng 1.500 m3/năm...
II. Khái quát về tình hình quản lý các nguồn tài nguyên.
Trong 5 năm qua, UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của địa phương nhằm tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản; nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên quý giá này.
Trong lĩnh vực đất đai, đã đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho nhân dân. Từ năm 2001 đến nay, đã cấp giấy CNQSDĐ cho 112.681 hộ gia đình, cá nhân trong tỉnh (khu vực nông thôn cấp được 55.334 hộ; khu vực đô thị đã cấp được 57.347 hộ); nâng tổng số giấy CNQSDĐ đã cấp lên 357.412 hộ (đạt tỷ lệ 97,7% số hộ ở khu vực nông thôn và 66,5% số hộ ở khu vực đô thị được cấp giấy CNQSDĐ).
Triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy 40 xã, phường, thị trấn với diện tích 129.873,6 ha, cơ bản hoàn thành công tác lập bản đồ địa chính trong tỉnh. Xây dựng tập bản đồ tỉnh Đồng Nai (ATLAS Đồng Nai.) Hoàn thành hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp hành chính trong tỉnh. Thực hiện chặt chẽ việc thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai năm 2005.
Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 2.021 dự án đầu tư, với tổng diện tích 25.166 ha nhằm phân bố đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Giải quyết 803 đơn khiếu nại, tranh chấp về đất đai, từng bước hạn chế những khiếu kiện phức tạp.
Tăng cường điều tra cơ bản, nghiên cứu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Triển khai dự án “Nghiên cứu điều tra bổ sung, biên hội loạt bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 và quy hoạch quản lý khai thác, bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất”; "Nghiên cứu, thu thập, khảo sát bổ sung, xây dựng tập bản đồ tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Nai". Phối hợp với Phân viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam Bộ triển khai đề án quy hoạch lưu vực sông Đồng Nai và tham gia Ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông Đồng Nai. Trong thời gian qua, đã cấp phép khai thác nước mặt cho 2 dự án (lưu lượng khai thác tổng cộng 29.054,7m3/ ngày); cấp phép khai thác nước dưới đất cho 148 dự án.
UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp tích cực nhằm quản lý chặt chẽ việc thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản. Triển khai điều tra, xây dựng “Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát sỏi lòng sông tỉnh Đồng Nai” và “Điều tra, khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng sét gạch ngói trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Từ năm 2001 đến nay, đã cấp 58 giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản với sản lượng khai thác khá lớn (đá các loại khoảng 35 triệu m3, cát xây dựng và san lấp khoảng 15 triệu m3, sét gạch ngói và sét kaolin khoảng 5 triệu m3...).
Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, khoáng sản. Trong thời gian qua đã xử lý thu hồi đất 15 dự án (5s6 ha) do vi phạm pháp luật. Phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương trong việc kiểm tra hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên các tuyến sông tiếp giáp địa giới hành chính giữa các tỉnh và thành phố.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung đã tạo ra những áp lực lớn đối với các nguồn tài nguyên. Trong 5 năm qua, đã chuyển một diện tích đất nông - lâm nghiệp khá lớn để sử dụng vào mục đích xây dựng công nghiệp, chỉnh trang và phát triển đô thị, các công trình hạ tầng và nhà ở của nhân dân, làm giảm sút diện tích đất canh tác nông - lâm nghiệp; khai thác một lượng đất, cát, đá phục vụ cho việc xây dựng hạ tầng làm giảm sút trữ lượng các nguồn tài nguyên; công tác quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp với yêu cầu phát triển.
Tài nguyên khoáng sản như đất, cát, đá được khai thác chưa hợp lý nên hiệu quả sử dụng chưa cao, một số khu vực được khai thác nhưng chưa tính đến các yếu tố phát triển bền vững chung, đặc biệt là việc bảo vệ môi trường. Một số loại khoáng sản có trữ lượng thấp, phần lớn là khai thác tận thu trên những khu vực có khoáng sản phân bố không tập trung nên gây nhiều khó khăn cho việc phục hồi môi trường sau khi ngừng khai thác. Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - xã hội chưa gắn chặt với quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước. Nguồn nước đang bị ô nhiễm, chủ yếu là ở các vùng hạ lưu sông do ảnh hưởng chất thải từ các đô thị và các cơ sở công nghiệp; khai thác nước ngầm chưa được quản lý chặt chẽ.
1. Tạo sự chuyển biến đáng kể về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh.
2. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai, tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và bảo vệ môi trường.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên; kiên quyết lập lại trật tự trong lĩnh vực này.
4. Đẩy mạnh điều tra cơ bản để quản lý và quy hoạch khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên theo định hướng phát triển bền vững về kinh tế - xã hội.
II. Nhiệm vụ cụ thể và các giải pháp:
1. Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên.
Để tăng cường quản lý các nguồn tài nguyên, đảm bảo sử dụng bền vững, có hiệu quả; trong thời gian tới bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt các quy định pháp luật đã được các cơ quan Trung ương và UBND tỉnh đã ban hành, cần tiếp tục ban hành các quy định như sau:
- Quy định về điều kiện và tiêu chuẩn xét tái định cư; trình tự thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng và sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế;
- Quy định về trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải thăm dò và các trường hợp không phải xin giấy phép khai thác;
- Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành trong quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc phối hợp quản lý sau giấy phép giữa các cấp, các ngành;
- Quy định về phối hợp quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Khi xây dựng các quy định trên các cơ quan tham mưu cần chú ý việc gắn kết thực hiện với các quy định khác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, tránh chồng chéo, mâu thuẫn và không đáp ứng được yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng bền vững chung.
Các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND các cấp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phải tổ chức nghiên cứu và quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo, các quy định pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở. Các ngành, các cấp tiếp tục phối hợp triển khai sâu rộng các quy định pháp luật đối với các lĩnh vực trên đến toàn thể cán bộ và nhân dân để triển khai và giám sát việc thực hiện.
Trong việc triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần chú ý thực hiện đa dạng các biện pháp nhằm chuyển tải các nội dung thích hợp đến từng đối tượng; đồng thời phải chú ý tuyên dương những cá nhân, tổ chức làm tốt, phê phán những cá nhân, tổ chức chậm chạp trì trệ; kiên quyết đưa ra công luận những cá nhân, tổ chức nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong thực hiện quy định về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước.
2. Tập trung điều tra cơ bản, nắm chắc các nguồn tài nguyên.
- Lập phương án kỹ thuật, tiến hành triển khai đo đạc chi tiết, lập bản đồ địa chính, đăng ký lập hồ sơ địa chính, nắm chắc quỹ đất lâm nghiệp, xác định rõ ranh giới các loại rừng ngoài thực địa.
- Triển khai công tác đo đạc lập lại bản đồ địa chính, đăng ký đất đai xét, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính 25 xã theo dự án hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, thẩm định tại Văn bản số: 3995/BTNMT-ĐKTK ngày 11/10/2005 về việc thẩm định dự án hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tỉnh Đồng Nai và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số: 6049/QĐ.CT.UBND ngày 30/12/2005 về việc phê duyệt dự án hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 -2010.
- Xây dựng dự án hoàn thiện hồ sơ địa chính gốc để đưa vào quản lý thống nhất ở ba cấp. Tổ chức việc rà soát, kiểm tra tình hình biến động đất đai và tổ chức chỉnh lý các tài liệu về đất đai cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất ở từng xã, phường, thị trấn.
- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa tài liệu bản đồ địa chính, kết nối với các dữ liệu hồ sơ địa chính.
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc thống kê đất đai hàng năm và tổng kiểm kê đất đai vào năm 2010.
- Tiếp tục điều tra đánh giá đúng thực trạng tài nguyên khoáng sản có trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để từ đó có kế hoạch cụ thể về thăm dò, khai thác, sử dụng và biện pháp quản lý cho từng loại hình khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản cát xây dựng.
- Điều tra hiện trạng tài nguyên nước nhằm xác định diễn biến về số lượng, chất lượng tài nguyên nước và tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước để đề ra các biện pháp quản lý phù hợp, như vấn đề về cơ chế chính sách, phân công phối hợp, vấn đề về bố trí dân sinh, công nghiệp, các hoạt động khác có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước...
3. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch, kế hoạch khai thác sử dụng tài nguyên.
Tiếp tục điều tra, đánh giá, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên, trong đó tập trung:
- Thực hiện hoàn thành quy hoạch sử dụng đất các huyện: Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và thị xã Long Khánh; quy hoạch sử dụng đất thành phố Biên Hòa và các xã, phường thành phố Biên Hòa. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến từng thửa đất cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Đất đai. Tiến hành điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ở ba cấp (tỉnh, huyện, xã) cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Thực hiện công bố công khai quy hoạch, kế hoạch khai thác sử dụng tài nguyên. Tổ chức thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã, nhằm bố trí sử dụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) các cấp, tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011 - 2020) các cấp.
- Trên cơ sở kết quả 2 dự án “Nghiên cứu điều tra bổ sung, biên hội loạt bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 và quy hoạch quản lý khai thác, bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất”; "Nghiên cứu đánh giá tổng hợp, hiện trạng khai thác phục vụ quy hoạch và quản lý tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Nai" xây dựng quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Đồng Nai đến 2010 và định hướng đến 2020; Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020.
- Thực hiện rà soát các quy hoạch để điều chỉnh, phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch điều chỉnh khoáng sản đã được thông qua, đảm bảo điều chỉnh quy hoạch theo hướng sử dụng đất có hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và đảm bảo sự thống nhất giữa các quy hoạch.
Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn giúp UBND các cấp thực hiện công tác quản lý tài nguyên thực hiện công bố công khai quy hoạch được phê duyệt đến các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân để tham gia quản lý và giám sát việc thực hiện. Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, quy hoạch khoáng sản có thể điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
4. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phấn đấu đến năm 2007 hoàn thành cơ bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, năm 2008 hoàn tất công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong toàn tỉnh, cụ thể:
- Năm 2007 hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn.
- Năm 2007 hoàn thành cơ bản, năm 2008 thực hiện xong việc cấp giấy cho hộ gia đình và cá nhân khu vực đô thị.
- Kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông - lâm trường, các doanh nghiệp, các đơn vị quân đội, công an và các tổ chức khác trên địa bàn tỉnh; năm 2008, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.
- Từng bước hoàn thành việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các xã đo đạc lập lại bản đồ địa chính chính quy.
Để đảm bảo thực hiện hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các cấp, các ngành cần quan tâm chỉ đạo, phối hợp và tổ chức thực hiện; trong đó:
- UBND cấp huyện tổ chức rà soát, thống kê tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn để từ đó có các biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
- Các cơ quan thuế có biện pháp tập trung thực hiện việc tính toán nghĩa vụ tài chính, phối hợp các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện tốt quy định về ghi nợ, xóa nợ nghĩa vụ tài chính.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông trường, lâm trường quốc doanh; xây dựng quy hoạch sử dụng đất các nông lâm trường theo hướng sử dụng đất ở mức thật sự cần thiết, chuyển đất còn lại cho địa phương để giao cho các hộ nông dân còn thiếu đất hoặc không còn đất sản xuất theo đề án sắp xếp đổi mới nông lâm trường quốc doanh thuộc tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 209/2006/QĐ-TTg ngày 11/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới nông lâm, trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai; thực hiện việc điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên rừng qua đó có định hướng phát triển đảm bảo tính đa dạng sinh học và độ che phủ cây rừng (30%).
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện dự án tổng thể “Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010”; kịp thời đề xuất UBND tỉnh xử lý những tồn tại để triển khai thực hiện hoàn thành hệ thống bản đồ, sổ bộ địa chính đầy đủ tính khoa học và pháp lý phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở các cấp; tiếp tục chỉ đạo hoàn thành hệ thống bản đồ và sổ bộ địa chính; thực hiện các biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính qua đó giảm thiểu thời gian thực hiện, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức.
5. Quản lý chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất, cấp phép khai thác khoáng sản, cấp phép khai thác tài nguyên nước
Thực hiện chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cấp giấy phép hoạt động về tài nguyên nước theo đúng quy định pháp luật, phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành.
Quan tâm thực hiện thường xuyên việc kiểm tra quản lý Nhà nước sau giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản, cấp giấy phép hoạt động về tài nguyên nước. Kiên quyết xử lý những vi phạm, đặc biệt là những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, kéo dài, không đề xuất các biện pháp khắc phục.
Trong thực hiện giao đất, cho thuê đất, cấp phép khai thác khoáng sản, cấp phép khai thác tài nguyên nước cần chú trọng các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, đấu tranh chống tham nhũng như rà soát, đề nghị sửa đổi, bãi bỏ những văn bản chứa đựng những thủ tục không còn phù hợp, mang tính sách nhiễu, gây phiền hà, cản trở việc thực hiện các quyền của cá nhân, tổ chức; phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể giữa các cấp, các ngành; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên; kịp thời xử lý những cán bộ công chức lợi dụng chức quyền để tham nhũng, bao che cho người có hành vi vi phạm; phát huy dân chủ trong công tác giám sát của nhân dân.
6. Xây dựng và quản lý thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất.
Tổ chức thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, thông qua đó tăng cường việc quản lý thị trường này nhằm định hướng theo mục tiêu phát triển chung của tỉnh. Trước mắt tập trung trước hết vào các khu trung tâm như thành phố Biên Hòa, thành phố mới Nhơn Trạch, thị xã Long Khánh và các thị trấn. Hình thành trung tâm giao dịch bất động sản để tổ chức các hoạt động thông tin thị trường, giao dịch nhà đất. Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Đầu tư phát triển các loại bất động sản, đặc biệt là đầu tư, nâng cao giá trị đất. Kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản, từng bước hạn chế giao dịch không chính thức, có biện pháp tích cực để chống các hành vi đầu cơ đất đai.
Có cơ chế, chính sách tạo khả năng huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển các khu vực đất đai xây dựng nhà nói chung và nhà ở nói riêng, nhằm tăng nhanh quỹ nhà ở phục vụ nhu cầu bức xúc của nhân dân.
Triển khai thực hiện chương trình phát triển các khu vực đô thị, các khu nhà ở, đất ở tái định cư nhằm giải quyết chỗ ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo. Có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư một số công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu trong các dự án phát triển các khu đô thị. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, chưa đủ khả năng mua nhà.
7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên.
- Các cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp UBND các cấp thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Hàng năm, thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý đất đai của UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; tổ chức kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các xã, phường, thị trấn.
- UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp trong trường hợp thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn.
8. Giải quyết tốt các tranh chấp về đất đai; khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên;
- Các cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết tốt các tranh chấp về quyền sử dụng đất, các khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo; cố gắng không để các vụ việc kéo dài, phát sinh điểm nóng. Trong việc giải quyết các tranh chấp, cần chú trọng các biện pháp nhằm hòa giải ở cấp cơ sở.
- Cơ quan chuyên ngành thanh tra cần phối hợp các cơ quan chuyên môn trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường chỉ đạo giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước; đặc biệt là những trường hợp lợi dụng chức quyền để chia chác đất đai, khai thác khoáng sản trái phép; trục lợi thông qua việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng; cấp phép khai thác khoáng sản. Chú ý phải xử lý dứt điểm những khiếu nại, tố cáo kéo dài, lưu ý không để xảy ra phức tạp, tạo điểm nóng.
1. Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan Báo, Đài chịu trách nhiệm cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ trong chương trình này thành kế hoạch thực hiện hàng năm và định hướng đến năm 2010 của ngành mình, cấp mình để triển khai, chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
2. Trong kế hoạch thực hiện, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan Báo, Đài cần xác định rõ thời gian, biện pháp, trách nhiệm của đơn vị mình và đơn vị phối hợp. Trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện phải chú ý gắn kết các nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện tốt, đồng bộ các mục tiêu theo định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên; đồng thời trong kế hoạch cần chú trọng cụ thể hóa các biện pháp lớn sau đây:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức trong việc tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các chính sách, pháp luật về tài nguyên.
- Cải cách thủ tục hành chính, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; phát huy dân chủ trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hệ thống tổ chức và đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên.
3. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi chung việc triển khai chương trình này, kịp thời báo cáo UBND tỉnh xử lý những vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện./.
- 1Quyết định 1101/QĐ-UBND năm 2011 về công bố danh mục văn bản pháp luật đã hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 2157/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 02/2014/QĐ-UBND điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
- 4Quyết định 3586/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 5Quyết định 509/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Trà Vinh
- 1Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 2Quyết định 209/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Thông tư 01/2005/TT-BKH triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Quyết định 2157/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 02/2014/QĐ-UBND điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
- 10Quyết định 3586/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 11Quyết định 509/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Trà Vinh
Quyết định 26/2007/QĐ-UBND về Chương trình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010
- Số hiệu: 26/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/04/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Ao Văn Thinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/04/2007
- Ngày hết hiệu lực: 04/05/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực