Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2157/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 31 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 06 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước;

Căn cứ Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về việc quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi;

Căn cứ Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông;

Căn cứ Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 05 tháng 10 tháng 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị quyết số 28/2013/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 14/2009/CT-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

Căn cứ Quyết định số 1425/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020 và Quyết định số 118/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng dự án Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 638/TTr-STNMT ngày 27 tháng 12 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

- Tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phát triển bền vững tài nguyên nước, chủ động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

- Đáp ứng nhu cầu nước cho đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Xử lý các nguồn gây ô nhiễm liên quan đến môi trường nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái

- Khu vực đô thị đến năm 2020 : 100% rác thải sinh hoạt, công nghiệp, được thu gom, phân loại và xử lý; thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn có nhà máy xử lý rác thải hoặc bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh; 100% các bệnh viện và trung tâm y tế có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo quy chuẩn môi trường cho phép.

- Khu vực nông thôn đến năm 2020: 70% hộ dân cư có nhà tiêu hợp vệ sinh; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; 100% các xã có bãi chứa rác thải tập trung hoặc có hình thức quản lý rác thải sinh hoạt phù hợp theo quy định của các Bộ, ngành Trung ương và các quy định của pháp luật.

- Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến năm 2020: 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt quy chuẩn môi trường.

- Khu vực đầu nguồn: 100% các mỏ, cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, du lịch, dịch vụ phải có khu xử lý chất thải, nước thải và các công trình phòng hộ theo quy định. Các hoạt động đầu tư xây dựng phải đảm bảo các quy định bảo vệ môi trường nước

b) Đảm bảo chất lượng nước theo các mục tiêu

- Đảm bảo chất lượng nước mặt sông, suối, ao, hồ, ngòi... theo các mục đích sử dụng nước tương ứng với các quy chuẩn môi trường cho phép.

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép.

- Khu vực hồ Thác Bà: Bảo vệ sự đa dạng sinh thái lòng hồ Thác Bà, đảm bảo cung cấp nước để sản xuất nước sạch cho thành phố Yên Bái và khu vực xung quanh, đảm bảo các yêu cầu cho chương trình phát triển du lịch Hồ Thác Bà.

c) Đảm bảo chiều sâu mực nước giới hạn có thể khai thác đối với nước ngầm.

3. Nội dung quy hoạch

a) Quy hoạch khu hành chính dùng nước tỉnh Yên Bái:

Phạm vi hành chính các khu dùng nước tỉnh Yên Bái bao gồm 10 khu: Sông Chảy, Sông Thao 1, Sông Thao 2, Sông Thao 3, Ngòi Hút 1, Ngòi Hút 2, Ngòi Thia 1, Ngòi Thia 2, Ngòi Lao, Nậm Kim (Phụ lục 1 kèm theo)

b) Quy hoạch phân bổ, khai thác tài nguyên nước

- Quy mô khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt (Phụ lục 2 kèm theo)

- Quy mô khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất (Phụ lục 3 kèm theo)

c) Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước

- Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt (Phụ lục 4 kèm theo)

- Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

+ Phân vùng bảo vệ tài nguyên nước dưới đất (Phụ lục 5 kèm theo)

+ Vùng cấm xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất bao gồm: Vùng có mực nước dưới đất bị hạ thấp vượt quá giới hạn cho phép hoặc vùng có tổng lượng nước dưới đất được khai thác vượt quá trữ lượng có thể khai thác.

d) Quy hoạch phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra như: lũ quét, lũ lụt, ngập úng, hạn hán thuộc các huyện thị, thành phố trên địa bàn tỉnh.

4. Giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về quản lý

- Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước các cấp, ngành.

- Tăng cường công tác quản lý và cấp phép về tài nguyên nước.

- Tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc khai thác sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước; trong việc giám sát các quy định pháp luật về tài nguyên nước.

b) Giải pháp về công nghệ

- Đầu tư phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

- Khuyến khích ứng dụng những thành tựu về công nghệ, kỹ thuật mới trong công nghiệp chế biến và khai khoáng, … cải tiến đầu tư thay thế công nghệ lạc hậu, áp dụng các quy trình cấp nước tiên tiến để tiết kiệm nguồn nước và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước.

c) Các giải pháp kỹ thuật

- Phân bổ nguồn nước theo quy mô công trình đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép của từng tiểu vùng quy hoạch. Tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng hiệu quả khai thác nước của các công trình khai thác sử dụng nước đặc biệt là các công trình thủy lợi và cấp nước tập trung.

- Nghiên cứu xây dựng mạng quan trắc, giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước trên các khu dùng nước. Phát hiện sớm các vi phạm, đặc biệt trong các khu vực có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước.

- Nghiên cứu đề xuất các công trình điều hòa nguồn nước mặt ở khu vực có nguy cơ thiếu nước trong tương lai; tăng cường điều tra, thăm dò khả năng khai thác tài nguyên nước dưới đất.

- Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn. Thực hiện điều chỉnh hợp lý để gắn việc phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với lưu vực các nguồn nước. Xây dựng các đới phòng hộ vệ sinh cho các nguồn nước; trám lấp các hố, giếng khoan không còn sử dụng. Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thải. Theo dõi chặt chẽ lưu lượng dòng chảy tối thiểu trên các đoạn sông, suối để bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, duy trì dòng chảy môi trường.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xây dựng cơ bản, đầu tư liên quan đến tài nguyên nước. Có kế hoạch từng bước di dời các khu ô nhiễm trực tiếp ra khỏi các lưu vực của sông, suối. Tu bổ các công trình, hồ chứa trọng điểm đảm bảo an toàn, sẵn sàng tham gia chống lũ. Xây dựng các hành lang thoát lũ đảm bảo an toàn hồ đập.

d) Giải pháp đầu tư

- Tăng c­ường đầu t­ư cho công tác quản lý tài nguyên nước, đầu tư một số chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ ư­u tiên liên quan đến nâng cao công tác quản lý và phát triển tài nguyên nước, bao gồm 11 chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ ưu tiên (Chi tiết tại phụ lục 6 kèm theo)

đ) Kinh phí thực hiện:

- Đến năm 2020: 55,5 tỷ đồng; đến năm 2030: 150 tỷ đồng;

- Nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu là ngân sách nhà nước. Ngoài ra, huy động từ các nguồn vốn đầu tư xã hội hóa, vốn các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tài trợ, hỗ trợ, các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức thực hiện

a) Sở Tài nguyên và Môi trư­ờng

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung của Quy hoạch.

- H­ướng dẫn đôn đốc các Sở, ngành, huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các ch­ương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch này.

- Chỉ đạo rà soát, thống kê, đánh giá và chỉ đạo, phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thành phố liên quan thực hiện các danh mục nhiệm vụ, dự án ưu tiên đầu tư; xây dựng các chương trình cụ thể, xác định rõ những nội dung cần ­ưu tiên cần thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch này; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Quy hoạch; báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh nội dung Quy hoạch trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong tr­ường hợp cần thiết.

- Chủ trì, phối hợp với Trung ư­ơng, các tỉnh liên quan trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch.

b) Sở Kế hoạch và Đầu t­ư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tích hợp các nội dung quy hoạch tài nguyên nước vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương;

- Phối hợp với Sở Tài chính phân bổ các nguồn vốn, điều phối kinh phí cho các chương trình, dự án liên quan đến phân bổ, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra.

c) Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường cân đối, phân bổ các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch.

d) Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo hướng dẫn các dự án đầu tư cấp nước theo định hướng quy hoạch.

đ) Các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Lồng ghép, tích hợp các nội dung của quy hoạch tài nguyên nước vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương mình.

e) Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước; huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và đóng góp các nguồn lực để cùng với nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch.

g) Các Tổ chức, doanh nghiệp

- Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch khai thác sử dụng nước, xử lý nước thải cho các đơn vị của mình.

- Chủ động tham gia các hoạt động phối hợp chung theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

6. Sản phẩm của quy hoạch bao gồm:

a) Tập I - Thuyết minh báo cáo:

* Báo cáo tóm tắt:

- Phần mở đầu.

- Chương I: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái.

- Chương II: Hiện trạng bảo vệ, khai thác và sử dụng nước.

- Chương III: Dự báo xu thế biến động tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước.

- Chương IV: Phương án quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Chương V: Cơ chế, chính sách, giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Kết luận và kiến nghị.

* Báo cáo tổng hợp:

Tổng hợp đánh giá chi tiết, bao gồm các chương, phần cụ thể như sau:

- Phần mở đầu.

- Chương I: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái.

- Chương II: Hiện trạng bảo vệ, khai thác và sử dụng nước.

- Chương III: Dự báo xu thế biến động tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước.

- Chương IV: Phương án quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Chương V: Cơ chế, chính sách, giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Kết luận và kiến nghị.

b) Tập II – Bản đồ tỷ lệ 1: 100.000

* Bản đồ hiện trạng:

- Bản đồ hiện trạng mạng lưới sông suối, tài nguyên nước mặt.

- Bản đồ địa chất thuỷ văn.

- Bản đồ tiềm năng nước dưới đất.

- Bản đồ phân vùng chất lượng tài nguyên nước dưới đất.

- Bản đồ hiện trạng các công trình khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước.

- Bản đồ hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai và phân vùng tác hại do nước gây ra.

* Bản đồ quy hoạch:

- Bản đồ phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Bản đồ phân vùng mục tiêu chất lượng nước ứng với từng giai đoạn quy hoạch.

- Bản đồ vị trí các điểm ô nhiễm nước nghiêm trọng cần xử lý, khắc phục trong thời kỳ quy hoạch.

- Bản đồ quy hoạch mạng lưới giám sát chất lượng nước, giám sát xả thải vào nguồn nước.

- Bản đồ phân vùng mức độ duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông chính ứng với từng giai đoạn quy hoạch.

- Bản đồ phân vùng bảo vệ tài nguyên nước, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác tài nguyên nước ứng với từng giai đoạn quy hoạch.

(Có bộ sản phẩm Quy hoạch kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo quy định.

Điều 3. Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân nhân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong tỉnh căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TNMT.

CHỦ TỊCH




Phạm Duy Cường

 

PHỤ LỤC 1.

PHẠM VI HÀNH CHÍNH CÁC KHU DÙNG NƯỚC TỈNH YÊN BÁI
(Kèm theo Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

TT

Tên khu

Phạm vi hành chính

1

Sông Chảy

- Huyện Lục Yên: Thị trấn Yên Thế và các xã: Tân Phượng, Lâm Thượng, Khánh Thiện**, Minh Chuẩn, Mai Sơn, Khai Trung, Mường Lai, An Lạc, Minh Xuân, Tô Mậu, Tân Lĩnh, Yên Thắng, Khánh Hoà, Vĩnh Lạc, Liễu Đô, Động Quan, Tân Lập, Minh Tiến, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Phan Thanh, An Phú, Trung Tâm.

- Huyện Yên Bình: Thị trấn Yên Bình, Thị trấn Thác Bà và các xã: Xuân Long, Tích Cốc**, Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Tân Nguyên, Phúc Ninh, Bảo Ái, Mỹ Gia, Xuân Lai, Mông Sơn, Cảm Ân, Yên Thành, Tân Hương, Phúc An, Bạch Hà, Vũ Linh, Đại Đồng, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Thịnh Hưng, Hán Đà, Phú Thịnh, Đại Minh.

2

Sông Thao* 1

Huyện Văn Yên: Các xã: Lang Thíp, Lâm Giang, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, An Bình.

3

Sông Thao 2

Huyện Văn Yên: Thị trấn Mậu A và các xã: Quang Minh, Đông Cuông, Mậu Đông, Ngòi A, Tân Hợp, An Thịnh, Yên Thái, Đại Sơn.

4

Sông Thao 3

- Thành phố Yên Bái: Các phường: Yên Thịnh, Yên Ninh, Minh Tân, Nguyễn Thái Học, Đồng Tâm, Nguyễn Phúc, Hồng Hà, Nam Cường, Hợp Minh và các xã: Minh Bảo, Tuy Lộc, Tân Thịnh, Âu Lâu, Giới Phiên, Văn Tiến, Phúc Lộc, Văn Phú.

- Huyện Yên Bình: Xã Văn Lãng.

- Huyện Trấn Yên: Thị trấn Cổ Phúc và các xã: Tân Đồng, Tuy Lộc, Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Hòa Cuông, Minh Quán, Quy Mông, Cường Thịnh, Kiên Thành, Nga Quán, Y Can, Minh Tiến, Lương Thịnh, Bảo Hưng, Việt Cường, Minh Quân, Hồng Ca, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Việt Hồng, Vân Hội.

- Huyện Văn Yên: Các xã: Yên Hưng, Xuân Ái, Hoàng Thắng.

5

Ngòi Hút 1

Huyện Văn Yên: Các xã: Đông An, Xuân Tầm, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng.

6

Ngòi Hút 2

- Huyện Mù Căng Chải: Các xã: Nậm Có, Cao Phạ.

- Huyện Văn Chấn: Các xã: Tú Lệ, Nậm Búng.

7

Ngòi Thia 1

- Huyện Văn Yên: Các xã: Yên Hợp, Yên Phú, Đại Phác, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu.

- Huyện Văn Chấn: Xã An Lương.

8

Ngòi Thia 2

- Huyện Trạm Tấu: Thị trấn Trạm Tấu và các xã: Túc Đán, Pá Lau, Xà Hồ, Phình Hồ, Trạm Tấu, Tà Si Láng, Pá Hu, Làng Nhì, Bản Công, Bản Mù, Hát Lìu.

- Thị xã Nghĩa Lộ: Các phường: Pú Trạng, Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia và các xã: Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nghĩa An.

- Huyện Văn Chấn: Thị trấn NT Liên Sơn, Thị trấn NT Nghĩa Lộ và các xã: Gia Hội, Sùng Đô, Nậm Mười, Nậm Lành, Sơn Lương, Suối Quyền, Suối Giàng, Sơn A, Phù Nham, Nghĩa Sơn, Suối Bu, Sơn Thịnh, Thanh Lương, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thạch Lương, Đồng Khê.

9

Ngòi Lao

Huyện Văn Chấn: Thị trấn NT Trần Phú và các xã: Đại Lịch, Cát Thịnh, Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm.

10

Nậm Kim

Huyện Mù Cang Chải: Thị trấn Mù Cang Chải và các xã: Hồ Bốn, Khao Mang, Mồ Dề, Chế Cu Nha, Lao Chải, Kim Nọi, La Pán Tẩn, Dế Su Phình, Chế Tạo, Púng Luông, Nậm Khắt.

Ghi chú:

* - Theo Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục lưu vực sông nội tỉnh thì đoạn sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái có tên là sông Thao.

**- Các suối, ngòi trên địa bàn xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên và xã Tích Cốc, huyện Yên Bình có dòng chảy hướng về sông Lô.

 

PHỤ LỤC 2.

QUY MÔ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

Đơn vị: m3/ngày đêm

TT

Khu đối tượng dùng nước

Nguồn nước

Định hướng nhu cầu sử dụng nước mặt

Tổng lượng nước mặt tiềm năng

Tổng lượng nước mặt có thể khai thác

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I

LƯU VỰC SÔNG CHẢY

 

 

 

 

 

 

-

Lượng gia nhập từ Lào Cai

 

 

 

 

14.509.589

4.352.877

-

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái

 

 

 

 

4.386.027

1.315.808

a

Sinh hoạt

Sông Chảy, Ngòi Biếc, Ngòi Đồng Lầm, Ngòi Thôn, Sông Chạp, suối Đại Cại, suối Lẩu, Nậm Chí, Ngòi Thuông, Suối Cây Đa, Ngòi Vông, Ngòi Song, Ngòi Hốc, Ngòi Bang, suối nhỏ, hồ Thác Bà, hồ Làng Át và các hồ, ao, đầm khác trong khu vực.

12.210

15.001

15.951

18.895.616

5.668.685

b

Công nghiệp

 

28.013

34.157

46.804

 

 

c

Nông nghiệp

 

204.477

212.782

225.467

 

 

II

LƯU VỰC SÔNG THAO

 

 

 

 

 

 

-

Lượng gia nhập từ Lào Cai

 

 

 

 

52.038.356

15.611.507

-

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái

 

 

 

 

15.943.014

4.782.904

1

Khu sông Thao 1

 

 

 

 

 

 

a

Sinh hoạt

Sông Thao, Ngòi Thíp, Ngòi Khay, Ngòi Lâu, Ngòi Nhược, Ngòi Cài, suối Chạc, Ngòi Dàng, suối nhỏ và các hồ, ao, đầm trong khu vực

3.209

2.923

2.923

53.323.014

15.996.904

b

Công nghiệp

 

1.320

1.326

2.162

 

 

c

Nông nghiệp

 

1.320

20.594

22.336

 

 

2

Khu sông Thao 2

 

 

 

 

 

 

a

Sinh hoạt

Sông Thao, Ngòi A, Ngòi Lẫm, Ngòi Giám, Ngòi Thắt, Ngòi Bục, Ngòi Trạng, Ngòi Khai, Ngòi A, suối nhỏ và các hồ, ao, đầm trong khu vực

3.475

4.364

4.882

56.648.219

16.730.531

b

Công nghiệp

 

8.856

15.433

17.972

 

 

c

Nông nghiệp

 

29.822

30.674

32.830

 

 

3

Khu sông Thao 3

 

 

 

 

 

 

a

Sinh hoạt

Sông Thao, Suối Hòa Cuông, Ngòi Lâu, Ngòi Viêng, Ngòi Thấp, Ngòi Hóp, Ngòi Minh Quán, Ngòi Rào, Ngòi Gùa, Ngòi Lâu, Mường Hồng, suối nhỏ, hồ Thác Bà và các hồ, ao, đầm khác trong khu vực

20.544

27.921

34.773

65.965.753

19.237.224

b

Công nghiệp

 

73.897

92.120

115.039

 

 

c

Nông nghiệp

 

120.006

130.371

136.609

 

 

4

Khu Ngòi Hút 1

 

 

 

 

 

 

a

Sinh hoạt

Sông Thao, Ngòi Hút, Khe Mang, suối nhỏ và các hồ, ao, đầm trong khu vực

1.564

1.865

1.865

2.107.397

368.285

b

Công nghiệp

 

1.784

5.033

5.641

 

 

c

Nông nghiệp

 

17.407

17.805

18.918

 

 

5

Khu Ngòi Hút 2

 

 

 

 

 

 

a

Sinh hoạt

Ngòi Hút, Nậm Có, Nậm Păng, Nậm Búng, Nậm Chậu, suối nhỏ và các hồ, ao, đầm trong khu vực.

2.310

2.777

2.777

1.129.863

338.959

b

Công nghiệp

 

15.411

15.411

25.411

 

 

c

Nông nghiệp

 

22.372

22.987

24.332

 

 

6

Khu Ngòi Thia 1

 

 

 

 

 

 

a

Sinh hoạt

Sông Thao, Ngòi Thia, Khe Giang Cái, Ngòi Thíp, suối Chung, Ngòi Lươn, suối nhỏ và các hồ, ao, đầm trong khu vực.

2.463

2.937

2.954

6.654.246

1.707.707

b

Công nghiệp

 

2.984

2.984

4.924

 

 

c

Nông nghiệp

 

26.376

27.025

28.508

 

 

7

Khu Ngòi Thia 2

 

 

 

 

 

 

a

Sinh hoạt

Ngòi Thia, Nậm Đông, Nậm Pưởi, Nậm Min, suối Sùng Đô, ngòi Nhì, suối Tẳng Chon, Nậm Cò Noòng, suối nhỏ và các hồ, ao, đầm trong khu vực.

12.358

16.241

18.301

5.585.479

1.675.644

b

Công nghiệp

 

6.970

12.294

14.151

 

 

c

Nông nghiệp

 

137.974

144.476

151.578

 

 

8

Khu Ngòi Lao

 

 

 

 

 

 

a

Sinh hoạt

Ngòi Lao, Ngòi Pạ, Ngòi Nậm, suối Thọ, Suối Hán, suối nhỏ và các hồ, ao, đầm trong khu vực

3.852

4.735

5.053

2.015.616

604.685

b

Công nghiệp

 

7.019

8.522

12.753

 

 

c

Nông nghiệp

 

51.397

57.153

59.868

 

 

III

LƯU VỰC SÔNG ĐÀ

 

 

 

 

 

 

1

Khu Nậm Kim

 

 

 

 

 

 

a

Sinh hoạt

Nậm Kim, Nậm Mu, suối Háng Mào Sa, suối Háng Tầu Dê, suối Trai, suối nhỏ và các hồ, ao, đầm trong khu vực

4.637

5.629

5.822

2.886.849

866.055

b

Công nghiệp

 

63

948

967

 

 

c

Nông nghiệp

 

40.225

44.296

47.068

 

 

 

PHỤ LỤC 3.

QUY MÔ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.
(Kèm theo Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

Đơn vị: m3/ngày đêm

TT

Lưu vực

Đối tượng dùng nước

Định hướng nhu cầu sử dụng

Trữ lượng tiềm năng

Trữ lượng có thể khai thác

Tầng chứa nước

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

1

Sông Chảy

Sinh hoạt

12.666

15.554

16.543

436.563

130.969

q, t1, d1, e1,
np - є1

Công nghiệp

1.431

1.744

2.390

Nông nghiệp

16.109

16.763

17.762

2

Sông Thao 1

Sinh hoạt

843

1.010

1.011

97.560

29.268

q, j-k, e1,
np - є1

Công nghiệp

0

0

0

Nông nghiệp

1.108

1.143

1.239

3

Sông Thao 2

Sinh hoạt

1.919

2.408

2.691

88.193

26.458

q, j-k, e1,
np - є1

Công nghiệp

588

1.024

1.193

Nông nghiệp

1.631

1.677

1.795

4

Sông Thao 3

Sinh hoạt

7.813

10.620

13.227

153.721

46.116

q, j-k, c-p, d1,
e1, np - є1

Công nghiệp

2.363

2.946

3.679

Nông nghiệp

8.394

9.120

9.556

5

Ngòi Hút 1

Sinh hoạt

468

561

562

45.392

13.618

j-k, e1, np - є1

Công nghiệp

0

0

0

Nông nghiệp

582

595

632

6

Ngòi Hút 2

Sinh hoạt

49

59

59

41.173

12.352

j-k, e1, np - є1

Công nghiệp

1.358

1.358

2.241

Nông nghiệp

42

43

46

7

Ngòi Thia 1

Sinh hoạt

273

327

327

61.384

18.415

q, j-k, c-p, d1,
e1, np - є1

Công nghiệp

2.079

2.079

3.436

Nông nghiệp

336

345

363

8

Ngòi Thia 2

Sinh hoạt

3.347

4.401

4.960

112.107

33.632

q, j-k, c-p, d1-2, e1

Công nghiệp

2.322

4.100

4.715

Nông nghiệp

2.434

2.548

2.674

9

Ngòi Lao

Sinh hoạt

2.882

3.545

3.788

15.339

4.602

q, j-k, k2, t1,
c-p, d1-2, d1,
e1, np - є1

Công nghiệp

948

1.151

1.723

Nông nghiệp

2.277

2.532

2.653

10

Nậm Kim

Sinh hoạt

37

45

46

58.491

17.547

j-k

Công nghiệp

0

0

0

Nông nghiệp

0

0

0

 

Tổng

 

74.297

87.700

99.313

1.109.923

332.977

 

 

PHỤ LỤC 4.

MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN CÁC ĐOẠN SÔNG, SUỐI, NGÒI VÀ ĐẦM, HỒ, AO TỈNH YÊN BÁI
(Kèm theo Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

TT

Tiểu khu (sông)

Mục đích sử dụng

Mục tiêu chất lượng nước

1

Khu sông Chảy

(Là phần nhánh của sông Chảy, bắt đầu từ xã Tân Phượng, huyện Lục Yên đến xã Đại Minh huyện Yên Bình, trong khu bao gồm hồ Thác Bà và các hồ, ao, đầm khác)

Sinh hoạt

Công nghiệp

Nông nghiệp

Thủy điện

Môi trường

- Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới tại các nhánh suối của sông Chảy (loại B1).

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép trước khi đổ vào các suối nhánh của sông Chảy: Nậm Chí, Ngòi Vông, Cây Đa,....

- Bảo đảm chất lượng nước cho hệ sinh thái thủy sinh trên sông Chảy và hồ Thác Bà, đảm bảo chất lượng nước hồ Thác Bà cấp nước cho thành phố Yên Bái (loại A2).

- Bảo đảm chất lượng nước cấp cho thị trấn Yên Bình, Thác Bà, Yên Thế, chất lượng nước Ngòi Thôn, Ngòi Đồng Lầm, hồ Làng Át đạt loại A2.

2

Khu sông Thao1

(Là đoạn sông Thao đầu tiên trên địa bàn tỉnh Yên Bái, bắt đầu từ xã Lang Thíp huyện Văn Yên đến xã Đông An huyện Văn Yên, trong khu bao gồm cả các hồ, ao đầm)

Sinh hoạt

Công nghiệp

Nông nghiệp

Thủy điện

Môi trường

- Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới tại Ngòi Thíp, ngòi Khay, Ngòi Nhược, suối Chạc (loại B1).

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép.

- Bảo đảm chất lượng nước cho hệ sinh thái thủy sinh tại sông Thao (loại A2).

3

Khu sông Thao 2

(Nối tiếp khu sông Thao 1 bắt đầu từ xã Đông An đến xã Yên Hưng huyện Văn Yên, trong khu bao gồm cả các hồ, ao đầm)

 

Sinh hoạt

Công nghiệp

Nông nghiệp

Thủy điện

Môi trường

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép tại các suối nhánh Ngòi Lẫm, Ngòi Giám, Ngòi Thắt, Ngòi Bục, Ngòi A, ngòi Trạng (loại B1).

- Bảo đảm chất lượng nước cho hệ sinh thái thủy sinh, đảm bảo cấp nước hợp vệ sinh cho thị trấn Mậu A tại sông Thao (loại A2).

4

Khu sông Thao 3

(Tiếp nối khu sông Thao 2 từ xã Yên Hưng huyện Văn Yên đến xã Minh Quân huyện Trấn Yên, trong khu bao gồm cả các hồ, ao đầm)

Sinh hoạt

Công nghiệp

Nông nghiệp

Thủy điện

Môi trường

- Đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt thị trấn Cổ Phúc, đảm bảo nước cho hệ sinh thái thủy sinh và đảm bảo cấp nước sạch cho vùng hạ du tại sông Thao(A2).

- Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới tại các suối nhánh của sông Thao: Ngòi Gùa, Hòa Cuông, Minh Quán, Ngòi Lâu,…(loại B1).

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép.

5

Khu Ngòi Hút 1

(bao gồm một phần nhánh sông Ngòi Hút đổ vào sông Thao tại xã Đông An huyện Văn Yên, bắt đầu từ xã Phong Dụ Thượng huyện Văn Yên, trong khu bao gồm cả các hồ, ao đầm )

Sinh hoạt

Công nghiệp

Nông nghiệp

Môi trường

- Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới tại nhánh nhỏ tại xã Phong Dụ Thượng (loại B1)

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép.

- Bảo đảm chất lượng nước cho hệ sinh thái thủy sinh đoạn Ngòi Hút tiếp giáp với sông Thao chảy qua xã Đông An, Xuân Tầm, Phong Dụ Hạ (loại A2).

6

Khu Ngòi Hút 2

(là phần thượng nguồn tiếp giáp với khu Ngòi Hút 1 bao gồm các nhánh suối nhỏ Ngòi Hút, Nậm Có, Nậm Păng, Nậm Chậu, Nậm Búng, trong khu bao gồm cả các hồ, ao đầm)

Sinh hoạt

Công nghiệp

Nông nghiệp

Thủy điện

Môi trường

- Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới tại các nhánh suối: Nậm Có, Nậm Păng, Ngòi Hút,… (loại B1).

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép.

7

Khu Ngòi Thia

(là sông nhánh đổ vào sông Thao bắt đầu từ xã An Lương huyện Văn Chấn đến xã Yên Hợp huyện Văn Yên, trong khu bao gồm cả các hồ, ao đầm)

Sinh hoạt

Công nghiệp

Nông nghiệp

Thủy điện

Môi trường

- Đảm bảo chất lượng nước cho hệ sinh thái thủy sinh trên Ngòi Thia (loại A2).

- Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới tại các nhánh suối nhỏ đổ vảo Ngòi Thia (loại B1).

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép.

8

Khu Ngòi Lao

(là nhánh suối bắt đầu từ xã Cát Thịnh đến xã Chấn Thịnh huyện Văn Chấn, trong khu bao gồm cả các hồ, ao đầm)

Sinh hoạt

Công nghiệp

Nông nghiệp

Thủy điện

Môi trường

- Đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt và đảm bảo chất lượng nước cho hệ sinh thái thủy sinh trên Ngòi Lao đoạn qua thị trấn Nông trường Trần Phú và xã Chấn Thịnh (loại A2).

- Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới tại các nhánh suối nhỏ còn lại trong khu Ngòi Lao (loại B1)

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép.

9

Khu Văn Chấn

(Bao gồm các nhánh suối nhỏ đổ vào Suối Ngòi Thia, bắt đầu từ xã Bản Công đến xã Suối Quyền huyện Văn Chấn, trong khu bao gồm cả các hồ, ao đầm)

Sinh hoạt

Công Nghiệp

Nông nghiệp

Thủy điện

Môi trường

- Đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt các đoạn qua thị trấn Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ, thị trấn Nông trường Liên Sơn, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, yêu cầu nước sông Ngòi Thia đạt chuẩn (loại A2).

- Các nhánh suối nhỏ đảm bảo tiêu chuẩn nước tưới (loại B1)

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép.

10

Khu Nậm Kim

(là nhánh suối đổ vào sông Đà, có diện tích lưu vực nằm trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tiếp giáp với Ngói Hút 2 tại các xã Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha đến xã Hồ Bốn huyện Mù Cang Chải, trong khu bao gồm cả các hồ, ao đầm)

Sinh hoạt

Công nghiệp

Nông nghiệp

Thủy điện

Môi trường

- Đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt tại nhánh suối Nậm Kim từ thị trấn Mù Cang Chải xuôi theo phía về sông Đà (loại A2).

- Bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước tưới tại các nhánh suối nhỏ còn lại (loại B1)

- Kiểm soát nước thải theo quy chuẩn nước thải cho phép.

Ghi chú: Các tiêu chuẩn A2, B1 được lấy theo QCVN 08:2008/BTNMT.

 

PHỤ LỤC 5.

PHÂN VÙNG BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Kèm theo Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

Tầng chứa nước

Mức độ cần bảo vệ chất lượng/chiều sâu mực nước có thể khai thác

Nậm Kim

Sông Thao 1

Sông Thao 2

Sông Thao 3

Ngòi Hút

Ngòi Lao

Sông Chảy

Ngòi Thia

q

 

TB/15

TB/15

TB15

TB/15

 

TB/15

TB/15

qp

 

TB/15

TB/15

TB/15

TB/15

 

 

TB/15

n

 

TB/30

TB/30

TB/30

TB/30

 

TB/30

TB/30

k2

 

 

 

 

 

TB/30

 

 

j-k

C/50

C/50

C/50

C/50

C/50

C/50

 

C/50

t3

 

 

TB/50

TB/50

TB/50

TB/50

 

TB/50

t2-3

C/50

 

 

 

 

 

C/30

TH/30

t1

 

 

 

 

 

TB/30

TB/30

 

c-p

 

 

 

 

 

TH/50

 

TH/50

d3

 

 

 

 

 

TH/50

 

 

d1-2

 

 

 

 

 

TH/50

 

TH/50

d1

 

 

 

 

 

TB/50

TB/50

TB/50

є – o

 

 

 

 

 

TB/50

 

 

e2

 

 

 

 

 

 

C/30

 

e1

 

C/50

C/50

C/50

C/50

C/50

C/50

C/50

np - є1

 

C/50

TB/50

TB/50

TB/50

TB/50

TB/50

TB/50

pr

 

C/50

TB/50

TB/50

TB/50

TB/50

TB/50

TB/50

Ghi chú:

TH - Mức độ cần được bảo vệ chất lượng nước dưới đất thấp;

TB - Mức độ cần được bảo vệ chất lượng nước dưới đất trung bình;

C - Mức độ cần được bảo vệ chất lượng nước dưới đất cao;

15; 30; 50 - Chiều sâu mực nước lớn nhất có thể khai thác của tầng chứa nước (m);

Vùng trắng - Không tồn tại tầng chứa nước.

 

PHỤ LỤC 6.

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN TẠI TỈNH YÊN BÁI
(Kèm theo Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

TT

Giai đoạn/dự án

Mục tiêu, nhiệm vụ

Năm thực hiện

Kinh phí

(triệu đồng)

I

Đến năm 2020

 

 

 

1

Xây dựng mạng lưới giám sát, cảnh báo lũ quét trên địa bàn tỉnh Yên Bái

- Xác định sự biến động về lượng mưa;

- Đưa ra các dự báo, cảnh báo về lũ quét.

- Phục vụ công tác phòng chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.

2014-2015

9.000

2

Xây dựng mạng lưới giám sát tài nguyên nước tỉnh Yên Bái

- Xác định sự biến động về trữ lượng và chất lượng của các nguồn nước;

- Đưa ra các dự báo, cảnh báo về ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.

- Phục vụ công tác quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và bảo vệ nguồn nước.

2014-2015

9.000

3

Chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước

- Xây dựng chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước

- Thực hiện phổ biến, tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước

2014- 2015

1000

4

Điều tra, đánh giá thực trạng trữ lượng nguồn tài nguyên nước tại các lỗ khoan thăm dò giai đoạn trước phục vụ xây dựng công trình cấp nước tại chỗ trên địa bàn tỉnh Yên Bái

- Đánh giá thực trạng trữ lượng có thể khai thác tại các lỗ khoan thăm dò giai đoạn trước;

- Thi công khai dẫn tạo nguồn cấp nước tại chỗ cho nhân dân;

2016-2017

4.500

5

Điều tra đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ cấp nước tại những khu thiếu nước (khu sông Chảy, sông Thao, Ngòi Thia và Ngòi Lao)

- Đánh giá trữ lượng tiềm năng và khả năng khai thác của tài nguyên nước;

- Tạo lập các thông tin, dữ liệu tài nguyên nước ;

- Kết hợp tạo công trình cấp nước cho nhân dân khu vực;

2016- 2017

6.500

6

Điều tra lập danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng danh mục các nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh;

- Xác định tổng quát các thông số về chiều dài sông, suối, diện tích lưu vực, thủy vực trên địa bàn tỉnh.

- Điều tra lập bản đồ chi tiết các nguồn nước nội tỉnh làm cơ sở cho công tác quản lý.

2017- 2018

6.000

7

Điều tra thống kê và lập danh mục các giếng khai thác nước dưới đất phải xử lý trám lấp, lập kế hoạch xử lý trám lấp, trám lấp một số giếng ở khu vực xung yếu- phòng tránh nhiễm bẩn nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

- Bảo vệ chất lượng NDĐ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động trên mặt qua giếng.

2017-2018

4.000

8

Điều tra cập nhật cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái phục vụ công tác quản lý

- Thiết lập được một hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh Yên Bái một cách thống nhất, hiện đại, chính xác;

- Bước đầu đề ra giải pháp công nghệ cho công tác quản lý thông tin dữ liệu về tài nguyên nước.

2018- 2019

4.500

9

Điều tra đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn nước thải trên sông Thao, sông Chảy.

- Xây dựng giải pháp bảo vệ nguồn nước....phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

- Đưa ra các dự báo, cảnh báo về ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt nguồn nước để từ đó tìm giải pháp cụ thể đạt được mục tiêu bảo vệ và phát triển nguồn nước mặt trên các sông Thao, sông Chảy.

- Xây dựng giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn nước mặt trên các sông Thao, sông Chảy

2018- 2019

6.000

10

Đánh giá khả năng duy trì dòng chảy môi trường đảm bảo đời sống hệ sinh thái thủy sinh trên một vài vị trí thí điểm tỉnh Yên Bái

- Xác định các thông tin chi tiết về hệ sinh thái thủy sinh trên một đoạn sông cụ thể tại Yên Bái.

- Nhận định khả năng duy trì và và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh trên đoạn sông đó.

- Tạo ra một khung chuẩn về chất lượng và trữ lượng nước thích hợp để duy trì hệ sinh thái thủy sinh cho tỉnh Yên Bái.

- Đưa ra các dự báo, cảnh báo về ô nhiễm do nước thải.

- Đề xuất các giải pháp cụ thể để duy trì dòng chảy bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh.

2019-2020

5.000

 

Đến năm 2030

 

 

 

11

Xây dựng hành lang bảo vệ đối với các nguồn nước thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh phải lập hành lang.

Lập hành lang bảo vệ nguồn nước nội tỉnh thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh

 

 

150.000

 

Dự án lồng ghép với các chương trình khác

(Lồng ghép với các dự án, chương trình của các ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công thương, Xây dựng,… và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Yên Bái)

 

Dự án phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

 

 

 

 

Các dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Hồng, suối Nung, suối Thia; khơi thông, nạo vét lòng suối; xây dựng, sửa chữa nâng cấp hồ chứa

 

 

 

 

Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước đô thị;

 

 

 

 

Dự án, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường….