- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 1030/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Luật bảo vệ môi trường 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2589/QĐ-UBND | Long An, ngày 17 tháng 07 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
Căn cứ Kế hoạch số 2971/KH-UBND ngày 21/8/2012 của UBND tỉnh Long An về bảo vệ môi trường tỉnh Long An năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 3126/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt đề cương “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1177/TTr-SCT ngày 02/7/2015 về việc phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, với những nội dung chủ yếu như sau:
a) Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng môi trường; hiện trạng ngành công nghiệp môi trường; dự báo về nhu cầu thị trường của các sản phẩm ngành công nghiệp môi trường tại tỉnh Long An và cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp đã đề ra trong “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025” theo Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
b) Mục tiêu cụ thể
- Từ 2015 đến năm 2020
+ Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển ngành công nghiệp môi trường.
+ Lựa chọn, kêu gọi đầu tư, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ môi trường đủ năng lực đáp ứng cơ bản nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên.
+ Nghiên cứu rút kinh nghiệm từ thực tế, đề xuất các điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Tầm nhìn đến năm 2030
+ Phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong cơ cấu phát triển ngành công nghiệp tỉnh Long An.
+ Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao về môi trường có khả năng giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên.
Phạm vi đề án bao gồm quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tất cả các huyện, thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường của tỉnh Long An đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
Đề án quy hoạch và phát triển ngành công nghiệp môi trường sẽ được xem xét và cho phép đầu tư với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau tùy theo nhu cầu thực tế của từng địa phương, trong hoặc ngoài các Khu công nghiệp/Cụm công nghiệp.
4. Định hướng phát triển ngành công nghiệp môi trường
4.1. Định hướng quy hoạch:
Định hướng quy hoạch sẽ được xây dựng trên cơ sở xem “Công nghiệp môi trường” cũng là một ngành công nghiệp cần được quan tâm “bình đẳng” như các ngành công nghiệp khác như: chế biến thủy sản, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí,... Từ định hướng đó cần phải xác định: Nguồn nguyên liệu cho loại hình công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Long An là những loại nguyên liệu nào? Khối lượng của chúng là bao nhiêu và thành phần thay đổi như thế nào trong tương lai? Các sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Long An bao gồm các loại sản phẩm nào? Từ đó định hướng quy hoạch và phát triển các ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Long An cho phù hợp.
Tùy theo khối lượng, thành phần, tính chất của nguồn nguyên liệu, vị trí địa lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An sẽ quy hoạch các Khu công nghiệp/Cụm công nghiệp môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.
4.2. Một số ngành ưu tiên phát triển ngành công nghiệp môi trường:
a) Tư vấn môi trường
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều vào năm 2030. Để đáp ứng nhu cầu tư vấn về môi trường cho các doanh nghiệp này cần phải có rất nhiều công ty tư vấn môi trường thực hiện các công việc như: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình khống chế ô nhiễm, báo cáo giám sát môi trường định kỳ, lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại,.... đây chính là tiềm năng lớn để phát triển mảng tư vấn môi trường.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này hiện tại cũng như tương lai cần được đầu tư và phát triển với nhân lực có trình độ chuyên môn cao và cơ sở vật chất (thiết bị lấy mẫu, phân tích) đồng bộ và đầy đủ đáp ứng nhu cầu về chất lượng và hiệu quả của hoạt động tư vấn.
b) Quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường là công tác không thể thiếu trong mọi chương trình bảo vệ môi trường. Hàng năm các công ty đều phải thực hiện công tác quan trắc chất lượng môi trường theo định kỳ làm cơ sở để đánh giá quá trình thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó còn các hoạt động khác như đo đạc xác định hiện trạng môi trường; xác nhận hoàn thành các công trình và các dự án quan trắc khác.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng trong công tác quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
- Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Long An để tạo dựng một trung tâm có chất lượng và uy tín hàng đầu trong dịch vụ phân tích, quan trắc và tư vấn môi trường.
- Kêu gọi các đơn vị quan trắc lớn mở chi nhánh tại tỉnh Long An.
- Hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
c) Thiết kế, gia công, xây dựng các công trình khống chế ô nhiễm môi trường
Định hướng đến năm 2030 cần khuyến khích, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực:
- Nghiên cứu và sản xuất các thiết bị phục vụ cho việc xử lý ô nhiễm môi trường như: gia công chế tạo lò đốt rác, hệ thống xử lý khí thải, hệ thống xử lý nước thải.
- Sở Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ môi trường theo hướng phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực.
- Có chính sách hỗ trợ về vốn, thuế, phí theo quy định đối với các dự án hoạt động như: xử lý chất thải, ứng dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường và sản xuất sạch hơn.
- Các đơn vị kinh doanh hóa chất, thiết bị phục vụ quan trắc, xử lý môi trường xem xét bố trí vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phân bố rộng khắp nhằm giảm chi phí vận chuyển và tiết kiệm thời gian.
d) Tái chế chất thải
- Áp dụng việc phân loại rác tại nguồn, đặc biệt tại thành phố, thị xã, khu đô thị tập trung; đầu tư, cải tiến trang thiết bị thu gom, xử lý chất thải.
- Ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư tái sinh, tái chế chất thải bằng hình thức xã hội hóa.
- Đối với chất thải công nghiệp: Tiềm năng tái chế chất thải ở tỉnh Long An là rất lớn, nên có những biện pháp thích hợp đặc biệt là phân loại rác tại nguồn, cải tiến công tác thu gom, tái chế và tái sử dụng hợp lý. Việc phát triển các doanh nghiệp tái chế chất thải sẽ đem lại nguồn thu kinh tế và giải quyết nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất trong nước, giảm gánh nặng nhập nguyên liệu từ nước ngoài, giảm chi phí xử lý môi trường.
- Đối với chất thải nông nghiệp: Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho quá trình sản xuất phân compost. Khi các dự án sản xuất phân compost được đưa vào vận hành sẽ làm giảm sức ép cho môi trường, đồng thời cung cấp phân bón hữu cơ cho vùng nông nghiệp của tỉnh nhà. Ngoài ra, lượng chất thải này còn được tận dụng để chế biến viên/thanh nhiên liệu phục vụ cho các lò hơi trong sản xuất và nhu cầu nhiên liệu trong sinh hoạt.
- Đối với nhóm chất thải trong lĩnh vực giao thông vận tải bao gồm các lớp áo đường, cừ và sắt thép các loại,... thải ra từ công tác sửa chữa và xây dựng mới cũng là một lĩnh vực cần quan tâm. Cần thiết nên có đề án hay nhiệm vụ cụ thể và giao cho Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì hoặc cung kết hợp nghiên cứu và đề xuất UBND tỉnh phê duyệt và triển khai theo lộ trình và kết quả nghiên cứu.
đ) Năng lượng sạch
Tận dụng các loại chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi để sản xuất viên nhiên liệu, biogas.
Ngoài ra, khuyến khích việc sử dụng “năng lượng xanh”, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, giảm tiêu thụ xăng, dầu, giảm lượng phát thải các loại khí nhà kính là xu hướng chung hiện nay của thế giới.
4.3. Xây dựng khu công nghiệp môi trường/cụm công nghiệp môi trường.
Đối với các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực tái chế chất thải, phát triển công nghệ và thiết bị môi trường, phát triển và phục hồi tài nguyên môi trường (tái chế, tái sản xuất năng lượng,...), khuyến khích tập trung vào trong Cụm công nghiệp môi trường để thuận tiện cho việc quản lý.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ môi trường (tư vấn môi trường; quan trắc môi trường; thiết kế, gia công, xây dựng các công trình khống chế ô nhiễm môi trường), không bắt buộc phải tập trung vào trong Cụm công nghiệp môi trường, có thể hoạt động rải rác bên ngoài nhưng sẽ có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ nếu các doanh nghiệp này vào hoạt động trong Cụm công nghiệp môi trường.
a) Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách
- Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường.
- Thực hiện lồng ghép việc phát triển ngành công nghiệp môi trường vào các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm đưa ra những định hướng cho sự phát triển của ngành công nghiệp môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường; đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp công nghiệp môi trường thuộc khu vực nhà nước.
- Khuyến khích việc thành lập các tổ chức dịch vụ tư vấn môi trường phục vụ phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường.
b) Giải pháp về đầu tư, tài chính và thị trường
- Lập quỹ tín dụng nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, phát triển ngành công nghiệp môi trường.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường; Tại Chương 7, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường có nêu: Chủ dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung quy định tại Khoản 1, Phụ lục III Nghị định này và xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường tập trung quy định tại Khoản 2, Phụ lục III của Nghị định này được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai như các đối tượng thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và Nhà nước hỗ trợ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân lập Quỹ bảo vệ môi trường, phát triển các công cụ kinh tế để đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường;
- Tạo điều kiện thuận lợi, đầu tư phát triển thị trường cho các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp môi trường.
- Kêu gọi xã hội hóa đầu tư lĩnh vực môi trường tại các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An (vốn đầu tư của các Công ty Cổ phần...).
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả các công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra ở trong nước vào các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp môi trường.
- Khuyến khích áp dụng công nghệ, máy móc, thiết bị, sản phẩm bảo vệ môi trường tiên tiến, hiện đại phục vụ phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường.
- Gắn kết chặt chẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của các Viện nghiên cứu, Trường Đại học với các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
d) Giải pháp về hợp tác quốc tế và phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các nước tiên tiến nhằm phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường Việt Nam.
- Thu hút và có chính sách ưu đãi đối với chuyên gia nước ngoài, nhất là người Việt ở nước ngoài tham gia vào việc phát triển ngành công nghiệp môi trường nước ta.
- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực ở trong nước và ngoài nước cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường.
đ) Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ban, ngành hữu quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ,... nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm phát triển ngành công nghiệp môi trường của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhất là các doanh nghiệp.
- Tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ có liên quan về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
- Tổ chức các hội thảo về vấn đề môi trường ở cấp cơ sở.
- Xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu của tỉnh về ngành công nghiệp môi trường.
e) Giải pháp định hướng phát triển thị trường
Hiện nay, đang nổi cộm vấn đề nan giải về việc lựa chọn nguồn và đối tác đầu tư thích hợp theo lĩnh vực môi trường và khu vực. Xác định được lĩnh vực/phân đoạn thị trường nào thu hút đầu tư nước ngoài; lĩnh vực/phân đoạn thị trường nào ưu tiên đầu tư trong nước không phải vấn đề đơn giản nhưng cần phải làm.
Tiềm năng phát triển thị trường tái chế tại địa phương rất lớn nhưng thị trường này gặp nhiều vấn đề thách thức như khâu phân loại tại nguồn và thị trường sản phẩm đầu ra như phải làm thế nào để hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm phân compost đang đặt ra bài toán đối với công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
a) Giai đoạn 1 (năm 2015):
- Rà soát các dự án, lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường của tỉnh, lựa chọn công nghệ xử lý tiên tiến, giảm ô nhiễm và hiệu quả kinh tế.
- Lựa chọn địa điểm phù hợp; xem xét công nghệ phù hợp với từng địa phương. Chú ý địa điểm có tuyến giao thông thuận tiện.
- Lập và trình các cấp có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư và thiết kế cơ sở xây dựng công trình; Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Hồ sơ quy hoạch tỷ tệ 1/500; Thiết kế kỹ thuật của các Khu/Cụm công nghiệp môi trường và các cơ sở tái chế đối với các dự án có vị trí thỏa thuận.
- Chính quyền địa phương cần hỗ trợ về tài chính, cơ chế chính sách cho các công ty công ích thực hiện. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đầu tư xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp.
- Về định hướng các công nghệ: Rà soát, liệt kê và tổng hợp các loại hình công nghệ đang sử dụng hiện nay; đánh giá hiệu quả, ưu và khuyết điểm của các công nghệ hiện hữu.
b) Giai đoạn 2 (năm 2016 - 2020):
- Chuẩn bị các cơ chế, chính sách lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lựa chọn công nghệ phù hợp (như tái sinh, tái chế, làm phân bón,...); nâng cao tỷ lệ tái sinh, tái chế, giảm tối đa chi phí vận chuyển và chi phí xử lý, phấn đấu tỷ lệ chôn lấp đạt <15% tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh.
- Nhân rộng và hoàn chỉnh quy trình thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn trong các đô thị.
- Hỗ trợ vốn, quyền lợi để thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ xử lý môi trường nước thải, khí thải.
- Xây dựng và ban hành cơ chế tài chính phù hợp đối với các Công ty môi trường, từng bước chuyển sang cơ chế kinh doanh có hiệu quả.
- Định hướng công nghệ: Ưu tiên và khuyến khích xét duyệt các dự án theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; khuyến khích phê duyệt các dự án đầu tư thiết bị của Việt Nam sản xuất với công nghệ có hiệu quả cao và xuất xứ rõ ràng; với công nghệ và thiết bị nhập cần ưu tiên xét duyệt các công nghệ có mức độ tiên tiến và tự động hóa cao; thiết bị nhập 100%.
c) Giai đoạn 3 (năm 2020 - 2030):
- Tăng năng lực xử lý tại các Khu/Cụm công nghiệp môi trường và các cơ sở tái chế tập trung, đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả và cải thiện các yếu tố môi trường.
- Các Công ty môi trường từ Công ty công ích có thể chuyển sang kinh doanh hiệu quả và tái đầu tư các trang thiết bị và mở rộng hoạt động tới khu vực nông thôn.
- Định hướng công nghệ: Từng bước đạt được mục tiêu “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” trong tất cả các dự án. Ưu tiên xem xét và lựa chọn các công nghệ tiên tiến; có mức độ cơ khí hóa và tự động hóa cao.
a) UBND tỉnh Long An giao cho Sở Công Thương chủ trì thực hiện và triển khai đề án trên cơ sở liên kết với các Sở, Ban, ngành liên quan.
b) Khảo sát, lựa chọn địa điểm cụ thể để triển khai quy hoạch các Cụm công nghiệp môi trường trên địa bàn toàn tỉnh; xin bổ sung thêm các chức năng về phát triển ngành công nghiệp môi trường cho các cụm công nghiệp hiện hữu do Sở quản lý. Riêng đối với các cụm công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp do địa phương (các huyện, thị) quản lý, chức năng này sẽ do địa phương thực hiện, trình UBND tỉnh phê duyệt.
c) Nhanh chóng triển khai và thực hiện 06 nhóm giải pháp (mục 5) nêu trên. Tùy theo từng nhiệm vụ và chức năng của các Sở, Ban, ngành trong tỉnh, UBND tỉnh sẽ giao cho các đơn vị chủ trì, triển khai thực hiện các giải pháp trên một cách hiệu quả nhất.
d) Lựa chọn các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, liên kết với các trường Đại học; các Viện nghiên cứu; các chuyên gia trong lĩnh vực về môi trường hỗ trợ và tư vấn.
đ) Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông vận tải, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An và thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC ĐỀ ÁN THÀNH PHẦN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2589/QĐ-UBND ngày 17/7/2015 của UBND tỉnh Long An)
STT | Tên đề án | Nội dung thực hiện | Dự kiến kinh phí |
1 | Xây dựng và tổ chức triển khai các dự án phân loại rác tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác tại các huyện, thị. Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thị xã, Tp. Tân An; các Công ty công trình đô thị | - Thực hiện chương trình áp dụng mô hình phân loại rác tại nguồn cho người dân địa phương. | 01 tỷ đồng |
- Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom vận chuyển rác. | 20 tỷ đồng (*) | ||
2 | Xử lý nước thải sinh hoạt. Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố | Xây dựng hệ thống XLNT sinh hoạt tập trung cho các khu đô thị, huyện, thị. | 20 tỷ đồng (*) |
3 | Xử lý chất thải nguy hại cho các bệnh viện trong tỉnh. Đơn vị thực hiện: Sở Y tế | Trang bị thiết bị công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt. | 5 tỷ đồng |
4 | Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ, biện pháp thông tin tuyên truyền phát triển ngành Công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Long An. Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương. | Đề án: Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ, biện pháp thông tin tuyên truyền phát triển ngành Công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Long An. | 350 triệu đồng |
5 | Rà soát, quy hoạch phát triển các Khu/Cụm công nghiệp môi trường hoặc khu liên hợp xử lý chất thải tùy theo quy mô của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Long An. Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An | - Nghiên cứu thực hiện quy hoạch địa điểm xây dựng, đầu tư các Khu/Cụm công nghiệp môi trường hoặc khu liên hợp xử lý chất thải - Tập trung các cơ sở tái sinh, tái chế tại khu liên hợp này. | 400 triệu đồng |
6 | Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý các Khu/Cụm công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Long An Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương. | Đề án: Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý các Khu/Cụm công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Long An | 400 triệu đồng |
- 1Quyết định 3934/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”
- 2Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí lập "Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Kế hoạch 4750/KH-UBND năm 2014 thực hiện Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng theo Quyết định 1292/QĐ-TTg do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 2555/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020 tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Kế hoạch 4909/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 1030/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Quyết định 3934/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”
- 6Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí lập "Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Luật bảo vệ môi trường 2014
- 8Kế hoạch 4750/KH-UBND năm 2014 thực hiện Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng theo Quyết định 1292/QĐ-TTg do tỉnh Bến Tre ban hành
- 9Quyết định 2555/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020 tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Nghị định 120/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 133/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ
- 11Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 12Kế hoạch 4909/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 2589/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 2589/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/07/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Nguyễn Thanh Nguyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết