Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2547/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 17 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 98/2010/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Công văn số 946/HĐND-CTHĐ ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 149/TTr-SNN ngày 06 tháng 12 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Về mục tiêu:

a) Quản lý bảo vệ và phát triển có hiệu quả vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng; sử dụng và trồng rừng trên diện tích có khả năng trồng rừng để nâng tỷ lệ độ che phủ của rừng đến năm 2015 đạt 41,0% (tính cả cây công nghiệp và cây lâu năm là 53%); giảm thiểu tình trạng khô hạn, cháy rừng; nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép;

b) Phấn đấu đến năm 2015, giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp đạt từ 10 - 13% giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, thuỷ sản;

c) Bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên cơ sở tổ chức, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an ninh môi trường;

d) Đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản và lâm sản ngoài gỗ góp phần vào công cuộc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh đồng thời đáp ứng nhu cầu gỗ tiêu dùng của nhân dân;

đ) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp thông qua việc cải thiện một cách hợp lý cơ cấu cây trồng lâm nghiệp. Phát triển các loài cây trồng có tác dụng tốt về bảo vệ môi trường và có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội. Xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;

e) Thực hiện xã hội hoá hoạt động lâm nghiệp để huy động ngày càng tăng sự đóng góp của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn, miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng.

2. Về nhiệm vụ:

a) Quản lý bền vững và có hiệu quả 172.935 ha đất rừng sản xuất, trong đó 33.775 ha rừng trồng (bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ…); 115.365 ha rừng tự nhiên và 23.795 ha đất chưa có rừng;

b) Quy hoạch hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả diện tích 143.456 ha đất rừng phòng hộ và 32.173 ha đất rừng đặc dụng;

c) Phấn đấu đến năm 2015 trồng rừng mới trên đất chưa có rừng 3.801 ha; trồng lại rừng sau cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tùy theo tình hình cụ thể của địa phương; trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng 12.099 ha; giao khoán đất trồng rừng sản xuất theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ 4.747 ha;

d) Khoanh nuôi phục hồi 11.183 ha;

đ) Trồng cây phân tán: 03 triệu cây/năm;

e) Sản lượng gỗ rừng trồng 90.000 m3/năm;

g) Khai thác tận dụng lâm sản trên diện tích 1.515 ha rừng được phép chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp và diện tích cải tại rừng theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tình hình cụ thể của địa phương;

h) Khai thác rừng trồng 12.099 ha để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu;

i) Khai thác củi dùng cho khu vực nông thôn duy trì ở mức 100.000 m3/năm;

j) Tạo thêm 30.000 việc làm mới trong lâm nghiệp (bao gồm cả khu vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ).

3. Kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2011 – 2015

3.1. Diện tích 03 loại rừng toàn tỉnh đến năm 2015:

Đơn vị tính: ha

TT

Đơn vị hành chính

Tổng

Phân theo chức năng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

 

Tổng cộng

348.564

32.173

143.456

172.935

1

H. Bắc Bình

90.796

 

44.071

46.725

2

H. Đức Linh

6.077

 

2.351

3.726

3

H. Hàm Tân

18.858

 

6.906

11.952

4

H. Hàm Thuận Bắc

64.922

 

37.311

27.610

5

H. Hàm Thuận Nam

48.204

17.856

9.543

20.806

6

H. Phú Quý

200

 

200

 

7

H. Tánh Linh

65.953

14.317

13.552

38.084

8

TP. Phan Thiết

2.641

 

 

2.641

9

H. Tuy Phong

49.621

 

29.523

20.098

10

TX. La Gi

1.294

 

 

1.294

(có phụ biểu chi tiết đến từng đơn vị chủ rừng kèm theo)

3.2. Tổng hợp quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong kỳ kế hoạch giai đoạn 2011-2015:

Đơn vị tính: ha

TT

Đơn vị hành chính

Diện tích năm 2011

Chuyển mục đích sử dụng đất

Chuyển PH-SX

Diện tích năm 2015

Chênh lệch

Đưa vào

Đưa ra

 

Tổng cộng

371.072

-22.508

1.198

23.706

6.220

348.564

1

H. Bắc Bình

91.458

-662

438

1.100

3.115

90.796

2

H. Đức Linh

8.131

-2.055

 

2.055

 

6.077

3

H. Hàm Tân

26.998

-8.141

 

8.141

 

18.858

4

H. Hàm Thuận Bắc

66.581

-1.659

126

1.785

1.400

64.921

5

H. Hàm Thuận Nam

51.509

-3.305

125

3.430

 

48.205

6

H. Phú Quý

200

 

 

 

 

200

7

H. Tánh Linh

68.554

-2.601

217

2.817

 

65.953

8

TP. Phan Thiết

3.720

-1.079

 

1.079

1.705

2.641

9

H. Tuy Phong

50.146

-525

242

767

 

49.620

10

TX. La Gi

3.775

-2.482

51

2.532

 

1.294

3.3. Lý do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong kỳ kế hoạch:

a) Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác không phải lâm nghiệp (chuyển ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng):

Đơn vị tính: ha

TT

Mục đích sử dụng đất

Tổng

Phân theo chức năng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

 

Tổng cộng

23.706

312

1.996

21.398

I

Đất sản xuất nông nghiệp

18.745

61

1.711

16.973

II

Đất phi nông nghiệp

4.961

251

285

4.425

1

Đất dự kiến phát triển du lịch

1.004

 

 

1.004

2

Khu du lịch Đại Dương

79

 

 

79

3

Khu tái định cư Delta valley

30

 

 

30

4

Đường điện 110KV

3

 

 

3

5

Phong điện Tuy phong giai đoạn 2

12

 

 

12

6

Xây dựng Trụ tua-bin gió của Dự án điện gió

90

 

51

39

7

Đường bộ bô xít

155

70

24

61

8

Đường bộ cao tốc

81

 

 

81

9

Đường ĐT714

19

 

2

17

10

Quốc lộ 28

42

 

42

 

11

Đường Hoà Phú Hoà Thắng

76

 

19

57

12

Nâng cấp Quốc lộ 55

53

6

8

39

13

Khai thác khoáng sản

163

 

 

163

14

Khoáng sản của công trình nhiệt điện Vĩnh Tân

77

 

 

77

15

Cụm CN-TTCN Lạc Tánh

17

 

 

17

16

Cụm CN-TTCN Tuy Phong 1

3

 

3

 

17

Khu công nghiệp Hàm Cường

851

 

 

851

18

Khu công nghiệp Kê Gà

231

 

 

231

19

Khu công nghiệp Sơn Mỹ

27

 

 

27

20

Khu công nghiệp Tân Đức

44

 

 

44

21

Khu công nghiệp tập trung Công ty Việt CEO

160

 

 

160

22

Khu thủy sản Chí Công

61

 

10

51

23

Nhà máy cao su

30

 

 

30

24

Nhà máy chế biến rác

30

 

 

30

25

Nhà máy MDF

12

 

 

12

26

Nghĩa trang

9

 

 

9

27

Đất quốc phòng

50

 

 

50

28

Đập Đan Sách

50

 

50

 

29

Hồ Ca Pét

906

171

34

701

30

Hồ Phan Dũng

28

 

 

28

31

Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân

41

 

 

41

32

Trạm quan trắc sóng thần

0,03

 

0,03

 

33

Tái định canh, định cư cho bản 3, xã La Ngâu

11

 

 

11

34

Đường ĐT.711

7

 

 

7

35

Đường Hoà Phú Bình Thạnh

20

 

2

18

36

Đường Lương Sơn Đại Ninh

23

 

23

 

37

Đường Phú Long - Hàm Tiến

3

 

 

3

38

Sân bay Phan Thiết

196

 

 

196

39

Kênh tiếp nước Trung tâm nhiệt điện than Vĩnh Tân

24

 

17

7

40

Hồ thuỷ lợi Tà Pao

4

4

 

 

41

Kênh Bà Nao - Tầm Ru Tà Bo

7

 

 

7

42

Móng trụ đường dây 500 kV Vĩnh Tân - Sông Mây

2

 

 

2

43

Khu căn cứ Hậu cần quân sự Đông Giang

230

 

 

230

(Có phụ biểu chi tiết đến từng đơn vị chủ rừng kèm theo);

b) Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác vào đất lâm nghiệp (bổ sung vào quy hoạch đất lâm nghiệp) đối với diện tích đất còn rừng là 1.198 ha:

Đơn vị tính: ha

TT

Huyện

Đơn vị quản lý rừng

Diện tích

Tổng cộng

 

1.198

1

H. Bắc Bình

(438 ha)

Ban QLRPH Cà Giây

11

Ban QLRPH Lê Hồng Phong

427

2

H. Hàm Thuận Bắc (126 ha)

Ban QLRPH H.Thuận - Đ.Mi

126

3

H. Hàm Thuận Nam (125ha)

Ban QLKBTTN Tà Cú

125

4

H. Tánh Linh

(217 ha)

Ban QLRPH La Ngà

190

Công ty LN Tánh Linh

27

5

H. Tuy Phong

(242 ha)

Ban QLRPH L.Sông - Đ.Bạc

13

Ban QLRPH Tuy Phong

229

6

TX. LaGi

(51 ha)

Công ty LN Hàm Tân

6

UBND xã

45

c) Chuyển đổi chức năng 03 loại rừng: chuyển chức năng từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất là 6.220 ha:

Đơn vị tính: ha

TT

Huyện

Chủ rừng

Chuyển từ phòng hộ - sản xuất

Tổng cộng

 

6.220

1

H. Bắc Bình (3.115 ha)

Ban QLRPH Lê Hồng Phong

3.115

2

H. Hàm Thuận Bắc (1.400 ha)

Ban QLRPH Hồng Phú

585

Ban QLRPH Sông Quao

815

3

TP. Phan Thiết

(1.705 ha)

Ban QLRPH Phan Thiết

1.480

Doanh nghiệp tư nhân

225

3.4. Kế hoạch thực hiện theo tiến độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất

a) Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang mục đích khác không phải lâm nghiệp:

Đơn vị tính: ha

TT

Đơn vị hành chính

Tổng

Năm thực hiện

2011

2012

2013

2014

2015

 

Tổng cộng

23.706

1.343

21.666

567

107

23

1

H. Bắc Bình

1.100

65

1.012

 

 

23

2

H. Đức Linh

2.055

 

2.055

 

 

 

3

H. Hàm Tân

8.141

361

7.780

 

 

 

4

H. Hàm Thuận Bắc

1.785

88

1.649

6

42

 

5

H. Hàm Thuận Nam

3.430

386

2.888

155

 

 

6

H. Tánh Linh

2.817

80

2.717

20

 

 

7

TP. Phan Thiết

1.079

242

468

366

3

 

8

H. Tuy Phong

767

71

615

20

61

 

9

TX. La Gi

2.532

50

2.482

 

 

 

b) Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất khác sang đất lâm nghiệp đối với diện tích đất còn rừng tự nhiên hiện nằm ngoài quy hoạch 03 loại rừng sẽ được chuyển đổi ngay trong năm 2013 là 1.198 ha;

c) Chuyển đổi chức năng ba loại rừng từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất là 6.220 ha sẽ thực hiện năm 2013.

4. Các chỉ tiêu, khối lượng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Các chỉ tiêu khối lượng kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 được tổng hợp qua bảng sau:

TT

Chỉ tiêu

Đvt

Kế hoạch 2011 - 2015 phân theo từng năm

Tổng

2011

2012

2013

2014

2015

1

Bảo vệ và phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Khoán bảo vệ rừng

ha

 

99.144

99.776

100.014

99.154

98.433

-

Khoanh nuôi tái sinh rừng

ha

 

11.183

11.183

11.183

11.183

11.183

-

Trồng rừng

ha

38.146

 

 

 

 

 

+

Giao đất trồng rừng theo NĐ 135

ha

4.747

1.225

1.889

981

170

482

+

Trồng rừng mới

ha

3.801

808

1.303

878

368

444

+

Trồng rừng sau cải tạo (*)

ha

17.500

 

 

 

 

 

+

Trồng rừng sau khai thác

ha

12.099

1.435

2.471

2.714

2.434

3.045

-

Cải tạo rừng (*)

ha

17.500

 

 

 

 

 

-

Trồng cây phân tán

tr.cây

15

3

3

3

3

3

2.

Sử dụng rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Khai thác rừng trồng

ha

12.099

1.435

2.471

2.714

2.434

3.045

-

Tận dụng lâm sản

ha

19.015

 

 

 

 

 

+

Từ cải tạo rừng nghèo kiệt (*)

ha

17.500

 

 

 

 

 

+

Từ chuyển MĐSDĐ lâm nghiệp

ha

1.515

269

1.207

20

19

 

-

Lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

 

 

 

+

Khai thác lồ ô, tre, nứa

tr.cây

8,66

2,10

1,62

1,85

1,57

1,51

+

Khai thác song mây

tr.đ

1,09

0,20

0,22

0,22

0,22

0,22

+

Khai thác mây chỉ

tấn

200

20

48

48

49

35

3.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường lâm nghiệp

km

34

11

17

2

2

2

-

Trạm bảo vệ rừng

cái

25

3

16

5

1

 

-

Trụ sở làm việc

cái

2

1

1

 

 

 

-

Chốt bảo vệ rừng

cái

6

2

3

1

 

 

-

Nâng cấp trạm bảo vệ rừng

cái

8

3

3

2

 

 

-

Chòi canh lửa

cái

6

1

2

1

1

1

-

Đốt chặn

ha

3.800

760

760

760

760

760

-

Cày ranh cản lửa

ha

1.050

210

210

210

210

210

-

Bảng dự báo cháy rừng

cái

33

11

11

11

 

 

-

Rừng giống

ha

19

19

 

 

 

 

-

Vườn ươm

cái

2

 

2

 

 

 

-

Nhà máy chế biến cao su

ha

30

 

10

20

 

 

Ghi chú: (*) Diện tích cải tạo rừng, khai thác rừng và trồng rừng sau cải tạo (17.500 ha) trên đây đã tạm dừng theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thủ tướng Chính phủ. Thực tế sẽ thực hiện theo đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tùy theo tình hình thực tế của địa phương.

5. Tổng hợp vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2015

Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 là 1.254.889 triệu đồng. Trong đó:

5.1. Phân theo nội dung hoạt động:

- Bảo vệ rừng:                                        155.224 triệu đồng;

- Phát triển rừng:                                   820.053 triệu đồng;

- Sử dụng rừng:                                     143.471 triệu đồng;

- Công tác về giống:                               1.150 triệu đồng;

- Phòng cháy chữa cháy rừng:                12.865 triệu đồng;

- Nghiên cứu khoa học:                          36.626 triệu đồng;

- Chi phí quản lý dự án:                          85.500 triệu đồng.

5.2. Phân theo tiến độ thực hiện:

- Năm 2011: 132.540 triệu đồng (chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư);

- Năm 2012: 501.826 triệu đồng (chiếm 40,0% tổng vốn đầu tư);

- Năm 2013: 279.425 triệu đồng (chiếm 22,3% tổng vốn đầu tư);

- Năm 2014: 156.958 triệu đồng (chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư);

- Năm 2015: 184.140 triệu đồng (chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư).

5.3. Phân theo nguồn vốn thực hiện:

- Vốn ngân sách Trung ương: 150.004 triệu đồng (chiếm 12,0% vốn đầu tư);

- Vốn ngân sách địa phương: 174.686 triệu đồng (chiếm 13,9% vốn đầu tư);

- Vốn liên doanh liên kết, vốn tự có: 930.199 triệu đồng (chiếm 74,1% vốn đầu tư).

(Có biểu chi tiết kèm theo)

6. Các giải pháp thực hiện

6.1. Giao khoán rừng và đất lâm nghiệp:

Thực hiện khoán bảo vệ, trồng rừng áp dụng cho các đối tượng là đồng bào dân tộc, các cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở các kế hoạch quản lý bảo vệ và sử dụng rừng đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

6.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và sản xuất:

- Thiết lập lâm phận ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô, với mốc và ranh giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa. Đến năm 2015, về cơ bản tất cả diện tích rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) và đất lâm nghiệp là rừng sản xuất phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế theo đúng quy định của pháp luật;

- Tổ chức lại các ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ theo hướng tăng cường chủ động huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức cá nhân vào lĩnh vực sử dụng giá trị môi trường và cảnh quan của rừng;

- Các đơn vị chủ rừng đều phải xây dựng phương án sản xuất và tổ chức lực lượng bảo vệ rừng.

6.3. Giải pháp khoa học công nghệ:

- Không ngừng ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất lâm nghiệp;

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản về rừng để đánh giá đúng diễn thế rừng, đất đai; tài nguyên động, thực vật;

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất lâm - nông kết hợp, hỗ trợ xây dựng trang trại lâm nghiệp, đào tạo nghề.

6.4. Giải pháp về vốn:

- Nhà nước đầu tư vốn để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, nhằm ổn định diện tích rừng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học;

- Đối với rừng sản xuất chủ yếu phát triển bằng nguồn vốn vay và vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân;

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, và rừng phòng hộ.

6.5. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực hoạt động cho cán bộ ngành lâm nghiệp ở các cấp;

- Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức đào tạo nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ tay nghề cho người lao động thông qua các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề dài hạn và ngắn hạn; thông qua các lớp khuyến nông - khuyến lâm và thực tiễn các mô hình sản xuất.

6.6. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh:

- Phát triển rừng:

+ Gắn việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 với việc quy hoạch sử dụng có hiệu quả quỹ đất trống;

+ Tiếp tục chuyển đổi cây trồng theo hướng trồng lại bằng cây cao su, trồng rừng kinh tế trên diện tích thuộc đối tượng rừng nghèo, không có giá trị kinh tế và không còn khả năng phục hồi thành rừng thuộc đối tượng rừng sản xuất;

+ Nghiên cứu, khảo nghiệm để tìm ra những loại cây giống có chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng sinh thái trong tỉnh, phù hợp với từng đối tượng rừng để tiến tới cải thiện cơ bản cơ cấu cây trồng.

- Khoanh nuôi tái sinh rừng:

Tiếp tục quy hoạch cụ thể diện tích, đối tượng từng loại rừng để bố trí kế hoạch khoanh nuôi tái sinh rừng cho phù hợp.

6.7. Các giải pháp sử dụng rừng và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản:

- Khai thác, sử dụng rừng:

+ Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, đồng thời cũng là biện pháp lâm sinh để tái tạo và cải thiện chất lượng rừng; rừng được hướng dẫn khai thác phù hợp với chức năng và mức độ phòng hộ của rừng;

+ Trên cơ sở quy phạm thiết kế khai thác, các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng hướng dẫn việc khai thác rừng tự nhiên trong cải taọ rừng tự nhiên nghèo kiệt của tỉnh;

+ Khai thác tối đa các dịch vụ môi trường từ rừng như phòng hộ đầu nguồn, ven biển và đô thị, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tín dụng CO2 trong cơ chế phát triển sạch… để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng;

+ Đẩy mạnh gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh như lồ ô, tre-le, song mây.

- Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản:

+ Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre. Củng cố và hỗ trợ nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ;

+ Hỗ trợ chế biến lâm sản, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến lâm sản quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ;

+ Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo và bột giấy, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng;

+ Tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ, để từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến;

+ Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt hàng xuất khẩu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2015.

Trong đó, việc làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp để thực hiện các dự án, công trình chỉ được thực hiện khi phù hợp với Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 và Quy hoạch hoạch, Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015/2020 được duyệt (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép).

- Trong quá trình thực hiện, nếu có điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo ủy quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai các nhiệm vụ được nêu như tại Khoản 1, Điều này;

- Riêng đối với toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trên thực tế đã bị xâm canh không thể phát triển lâm nghiệp được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng sang đất sản xuất nông nghiệp theo Điểm a, Mục 3.3, Điều 1 của Quyết định này, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, chỉ đạo đơn vị trực thuộc phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai xây dựng phương án bố trí sử dụng đất, lập bản đồ trích đo để làm cơ sở cho Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi giao về cho địa phương quản lý, sử dụng. Thực hiện một lần và ngay trong năm 2013.

3. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, tham mưu bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng toàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai các nội dung của Quyết định này;

- Chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, thị xã, thành phố theo quy định tại Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh.

5. Các chủ rừng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (có diện tích đất lâm nghiệp): triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các Công ty Lâm nghiệp, Giám đốc các Khu bảo tồn thiên nhiên, Trưởng các Ban quản lý rừng và thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

PHỤ BIỂU:

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2015 CỦA CÁC ĐƠN VỊ QUẢN LÝ RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

TT

Đơn vị chủ rừng

Tổng

Phân theo chức năng

ĐD

PH

SX

 

Tổng cộng

348,564

32,173

143,456

172,935

1

Ban QLKBTTN Núi Ông

23,836

23,836

 

 

2

Ban QLKBTTN Tà Cú

9,348

8,337

 

1,011

3

Ban QLRPH Cà Giây

17,383

 

10,393

6,990

4

Ban QLRPH Đông Giang

20,140

 

7,763

12,377

5

Ban QLRPH Đức Linh

6,077

 

2,351

3,726

6

Ban QLRPH H.Thuận - Đa Mi

18,811

 

14,205

4,607

7

Ban QLRPH Hồng Phú

3,810

 

1,657

2,153

8

Ban QLRPH L.Sông - Đ.Bạc

27,782

 

18,940

8,842

9

Ban QLRPH La Ngà

19,233

 

8,169

11,064

10

Ban QLRPH Lê Hồng Phong

15,210

 

8,224

6,985

11

Ban QLRPH Phan Điền

17,205

 

8,870

8,335

12

Ban QLRPH Phan Thiết

1,791

 

 

1,791

13

Ban QLRPH Phú Quý

200

 

200

 

14

Ban QLRPH Sông Luỹ

23,057

 

4,301

18,755

15

Ban QLRPH Sông Mao

17,012

 

12,080

4,932

16

Ban QLRPH Sông Móng - CaPét

18,847

 

9,543

9,304

17

Ban QLRPH Sông Quao

17,781

 

12,042

5,740

18

Ban QLRPH Trị An

10,291

 

3,706

6,585

19

Ban QLRPH Tuy Phong

21,839

 

10,583

11,256

20

Bộ chỉ quy quân sự tỉnh

15

 

 

15

21

Cộng đồng dân cư thôn La Dạ

211

 

 

211

22

Công ty Cổ phần du lịch Quốc tế LaGi (Dầu Tân Bình)

22

 

 

22

23

Công ty Cổ phần Lâm Hải Ninh

197

 

 

197

24

Công ty Cổ phần Lâm sinh

326

 

 

326

25

Công ty Cổ phần Phú Long

578

 

 

578

26

Công ty Cổ phần Rạng Đông

3,072

 

1,645

1,427

27

Công ty Cổ phần Thư Minh Nguyễn

79

 

 

79

28

Công ty Cổ phần VLXD và KS Bình Thuận

9

 

 

9

29

Công ty Khoa Minh

165

 

 

165

30

Công ty Kiều Như

44

 

 

44

31

Công ty LN Bình Thuận

7,689

 

 

7,689

32

Công ty LN Hàm Tân

5,990

 

 

5,990

33

Công ty LN Sài Gòn

446

 

 

446

34

Công ty LN Sông Dinh

10,600

 

 

10,600

35

Công ty LN Tánh Linh

4,734

 

 

4,734

36

Công ty Mũi Yến

100

 

 

100

37

Công ty Suorthort

48

 

 

48

38

Công ty Thụy Phương

98

 

 

98

39

Công ty TNHH Đặng Thành

202

 

202

 

40

Công ty TNHH Phúc Lâm

202

 

 

202

41

Công ty TNHH Thủy Hà

232

 

 

232

42

Công ty TNHH TM-DV Bảo An

167

 

 

167

43

Công ty TNHH Trân Lợi

283

 

 

283

44

Công ty TNHH-TM-XD-DV Toàn Thắng

697

 

 

697

45

Công ty Triều Trang

26

 

 

26

46

Công ty Viễn Thắng

35

 

 

35

47

Công ty Vĩnh Hưng

846

 

 

846

48

DNTN Thế Phát

64

 

 

64

49

DNTN Thuận Nam

281

 

 

281

50

Doanh nghiệp tư nhân

850

 

 

850

51

HTX Nông lâm Suối Kiết

263

 

 

263

52

Trại giam Thủ Đức

6,505

 

1,677

4,828

53

Trường bắn khu vực 3

13,573

 

6,906

6,667

54

TT giống cây trồng Bình Thuận

138

 

 

138

55

UBND xã

120

 

 

120

 

PHỤ BIỂU:

DIỆN TÍCH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP SANG MỤC ĐÍCH KHÁC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 THEO ĐƠN VỊ CHỦ RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: ha

TT

Đơn vị chủ rừng

Tổng

Phân theo chức năng

ĐD

PH

SX

 

Tổng cộng

23706

312

1996

21398

1

Ban QLKBTTN Núi Ông

1491

181

 

1310

2

Ban QLKBTTN Tà Cú

1261

131

 

1130

3

Ban QLRPH Cà Giây

85

 

55

30

4

Ban QLRPH Đông Giang

319

 

 

319

5

Ban QLRPH Đức Linh

2055

 

55

1999

6

Ban QLRPH H.Thuận - Đ.Mi

427

 

254

173

7

Ban QLRPH Hồng Phú

795

 

789

6

8

Ban QLRPH L.Sông - Đ.Bạc

118

 

18

100

9

Ban QLRPH La Ngà

232

 

39

193

10

Ban QLRPH Lê Hồng Phong

290

 

30

260

11

Ban QLRPH Phan Điền

43

 

 

43

12

Ban QLRPH Phan Thiết

668

 

 

668

13

Ban QLRPH Sông Luỹ

640

 

78

563

14

Ban QLRPH Sông Mao

42

 

42

 

15

Ban QLRPH Sông Móng - CaPét

900

 

95

806

16

Ban QLRPH Sông Quao

244

 

195

49

17

Ban QLRPH Trị An

560

 

 

560

18

Ban QLRPH Tuy Phong

649

 

344

305

19

Các Công ty Song Thành

5

 

 

5

20

Các Công ty Wale Hill

8

 

 

8

21

Công ty Cổ phần Cát Vân

2

 

 

2

22

Công ty Cổ phần Đồng Phú Hưng

20

 

 

20

23

Công ty Cổ phần du lịch Sài Gòn - Hàm Tân

54

 

 

54

24

Công ty Cổ phần Khánh Ngọc

1

 

 

1

25

Công ty Cổ phần SX TM Hải An

7

 

 

7

26

Công ty Cổ phần Thái Thành

4

 

 

4

27

Công ty CP đầu tư du lịch Long Hải

2

 

 

2

28

Công ty CP đầu tư du lịch Quang Hưng

2

 

 

2

29

Công ty CP Trung Thủy-Bình Thuận

8

 

 

8

30

Công ty dệt Phong Phú

2

 

 

2

31

Công ty Đức Khải

11

 

 

11

32

Công ty DV-TM EDen

 

 

 

 

33

Công ty Hải Thuận

3

 

 

3

34

Công ty Hồng Phúc

6

 

 

6

35

Công ty Hương Hải

7

 

 

7

36

Công ty LN Bình Thuận

932

 

 

932

37

Công ty LN Hàm Tân

8369

 

 

8369

38

Công ty LN Sài Gòn

32

 

 

32

39

Công ty LN Sông Dinh

24

 

 

24

40

Công ty LN Tánh Linh

81

 

 

81

41

Công ty Tam Hải

1

 

 

1

42

Công ty TNHH Cam Bình

1

 

 

1

43

Công ty TNHH dịch vụ Cỏ Mây

10

 

 

10

44

Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Việt Thuân (Biển Bình Tây)

14

 

 

14

45

Công ty TNHH Dịch vụ Quốc Tế

1

 

 

1

46

Công ty TNHH Du lịch Hải Sơn

1

 

 

1

47

Công ty TNHH du lịch Thành Đạt

2

 

 

2

48

Công ty TNHH du lịch Young Huy

20

 

 

20

49

Công ty TNHH Hàm Tân -TK21

2

 

 

2

50

Công ty TNHH Kỹ thuật công nghệ APEX

2

 

 

2

51

Công ty TNHH Quảng Đà

2

 

 

2

52

Công ty TNHH Sài Gòn Hương Nam

2

 

 

2

53

Công ty TNHH Sun Resort vina

29

 

 

29

54

Công ty TNHH Suối Tre

4

 

 

4

55

Công ty TNHH Thắng Linh

6

 

 

6

56

Công ty TNHH Thu Hằng

1

 

 

1

57

Công ty TNHH TM-SX Quảng Trung

2

 

 

2

58

Công ty TNHH Trân Lợi

10

 

 

10

59

Công ty TNHH Trung Hiếu

4

 

 

4

60

Công ty TNHH Vận tải Hiệp Phát

5

 

 

5

61

Công ty TNHH-TM-XD-DV Toàn Thắng

1

 

 

1

62

DNTN Đ.Cát - H.Long

2

 

 

2

63

DNTN Tâm Trí

41

 

 

41

64

Doanh nghiệp tư nhân

411

 

 

411

65

Hộ gia đình

27

 

 

27

66

HTX Nông lâm Hòa Tiến

154

 

 

154

67

HTX Nông lâm Suối Kiết

590

 

 

590

68

Khu du lịch cộng đồng

4

 

 

4

69

Khu du lịch cộng đồng Đồi dương - Hòn Bà

2

 

 

2

70

Khu nghỉ dưỡng cao cấp

10

 

 

10

71

TANIMEX Tân Bình

19

 

 

19

72

Trại giam Thủ Đức

11

 

2

9

73

Trường bắn khu vực 3

252

 

 

252

74

UBND xã

1666

 

 

1666

 

PHỤ BIỂU:

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÂN THEO NĂM THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Hạng mục

Vốn đầu tư phân theo từng năm

Tổng

2011

2012

2013

2014

2015

 

Tổng cộng

1.254.889

132.540

501.826

279.425

156.958

184.140

 

Tỷ lệ %

100.0

10.6

40.0

22.3

12.5

14.7

1

Bảo vệ rừng

155.224

37.779

48.235

23.593

22.931

22.687

-

Khoán bảo vệ rừng

99.304

19.829

19.955

20.003

19.831

19.687

-

Đường lâm nghiệp

51.000

16.500

25.500

3.000

3.000

3.000

-

Trạm bảo vệ rừng

2.500

300

1.600

500

100

 

-

Trụ sở làm việc

2.000

1.000

1.000

 

 

 

-

Chốt bảo vệ rừng

180

60

90

30

 

 

-

Nâng cấp trạm BVR

240

90

90

60

 

 

2

Phát triển rừng

820.053

54.986

357.076

185.458

100.558

121.975

-

Trồng rừng

237.106

43.395

70.115

52.318

29.976

41.302

+

Giao đất TR theo NĐ 135

71.198

18.369

28.334

14.715

2.550

7.230

+

Trồng mới

57.020

12.115

19.543

13.176

5.520

6.666

+

Trồng rừng sau khai thác

108.888

12.911

22.238

24.427

21.906

27.406

-

Khoanh nuôi tái sinh rừng

27.958

5.592

5.592

5.592

5.592

5.592

-

Cải tạo rừng (*)

524.990

 

275.370

121.548

58.991

69.081

-

Trồng cây phân tán

30.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

3

Sử dụng rừng

143.471

29.352

39.548

31.214

19.663

23.694

-

Khai thác rừng trồng

48.394

5.738

9.883

10.856

9.736

12.181

-

Tận dụng lâm sản (*)

95.076

23.614

29.664

20.358

9.927

11.514

4

Công tác giống

1.150

950

200

 

 

 

-

Rừng giống

950

950

 

 

 

 

-

Vườn ươm

200

 

200

 

 

 

5

Phòng cháy chữa cháy rừng

12.865

2.515

2.840

2.590

2.460

2.460

-

Chòi canh lửa

1.500

250

500

250

250

250

-

Đốt chặn

3.800

760

760

760

760

760

-

Cày ranh cản lửa

735

147

147

147

147

147

-

Bảng dự báo cháy rừng

165

55

55

55

 

 

-

Trang bị chòi canh

70

14

14

14

14

14

-

Dụng cụ chữa cháy

540

108

108

108

108

108

-

Máy thổi gió

400

80

80

80

80

80

-

Chi phí khác

5.655

1.101

1.176

1.176

1.101

1.101

6

Dự án, đề tài nghiên cứu khoa học

36.626

 

18.863

17.463

150

150

-

Thống kê, KK và lập hồ sơ quản lý tài nguyên rừng

34.926

 

17.463

17.463

 

 

-

QH đầu tư 2 KBTTN

1.400

 

1.400

 

 

 

-

Nghiên cứu đề án phát triển LSNG

300

 

 

 

150

150

7

Chi phí quản lý dự án

85.500

6.958

35.064

19.108

11.196

13.175

Ghi chú:

(*) Diện tích cải tạo rừng, khai thác rừng và trồng rừng sau cải tạo (17.500 ha) trên đây đã tạm dừng theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thủ tướng Chính phủ. Thực tế sẽ thực hiện theo đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tùy theo tình hình thực tế của địa phương.

 

PHỤ BIỂU:

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÂN THEO NGUỒN VỐN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Hạng mục

Tổng

NSTW

NSĐP

Vốn LDLK
vốn tự có

 

 

 

Tổng cộng

1.254.889

150.004

174.686

930.199

 

 

Tỷ lệ %

100.0

12.0

13.9

74.1

 

1

Bảo vệ rừng

155.224

32.215

92.409

30.600

 

-

Khoán bảo vệ rừng

99.304

30.739

68.565

 

 

-

Đường lâm nghiệp

51.000

 

20.400

30.600

 

-

Trạm bảo vệ rừng

2.500

750

1.750

 

 

-

Trụ sở làm việc

2.000

600

1.400

 

 

-

Chốt bảo vệ rừng

180

54

126

 

 

-

Nâng cấp trạm BVR

240

72

168

 

 

2

Phát triển rừng

820.053

77.971

37.007

705.075

 

-

Trồng rừng

237.106

38.014

19.007

180.086

 

+

Giao đất TR theo NĐ 135

71.198

 

 

71.198

 

+

Trồng mới

57.020

38.014

19.007

 

 

+

Trồng rừng sau khai thác

108.888

 

 

108.888

 

-

Khoanh nuôi tái sinh rừng

27.958

27.958

 

 

 

-

Cải tạo rừng (*)

524.990

 

 

524.990

 

-

Trồng cây phân tán

30.000

12.000

18.000

 

 

3

Sử dụng rừng

143.471

 

14.518

128.952

 

-

Khai thác rừng trồng

48.394

 

14.518

33.876

 

-

Tận dụng lâm sản (*)

95.076

 

 

95.076

 

4

Công tác giống

1.150

 

1.150

 

 

-

Rừng giống

950

 

950

 

 

-

Vườn ươm

200

 

200

 

 

5

Phòng cháy chữa cháy rừng

12.865

3.860

9.006

 

 

-

Chòi canh lửa

1.500

450

1.050

 

 

-

Đốt chặn

3.800

1.140

2.660

 

 

-

Cày ranh cản lửa

735

221

515

 

 

-

Bảng dự báo cháy rừng

165

50

116

 

 

-

Trang bị chòi canh

70

21

49

 

 

-

Dụng cụ chữa cháy

540

162

378

 

 

-

Máy thổi gió

400

120

280

 

 

-

Chi phí khác

5.655

1.697

3.959

 

 

6

Dự án, đề tài nghiên cứu khoa học

36.626

25.848

10.778

 

 

-

Thống kê, KK và lập hồ sơ quản lý tài nguyên rừng

34.926

24.448

10.478

 

 

-

QH đầu tư 2 KBTTN

1.400

1.400

 

 

 

-

Nghiên cứu đề án phát triển LSNG

300

 

300

 

 

7

Chi phí quản lý dự án

85.500

10.110

9.818

65.572

 

Ghi chú:

(*) Diện tích cải tạo rừng, khai thác rừng và trồng rừng sau cải tạo (17.500 ha) trên đây đã tạm dừng theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thủ tướng Chính phủ. Thực tế sẽ thực hiện theo đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tùy theo tình hình thực tế của địa phương.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2547/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015

  • Số hiệu: 2547/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/12/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Lê Tiến Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản