Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 714/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 22 tháng 3 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Công văn số 2478/BNN-TCLN ngày 03 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Công văn số 978/TCLN-PTR ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Tổng Cục Lâm nghiệp về việc hoàn chỉnh báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 98/2010/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 24/TTr-SNN ngày 02 tháng 3 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Về mục tiêu:

a) Quản lý bảo vệ và phát triển có hiệu quả vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng; sử dụng và trồng hết diện tích đất chưa có rừng có khả năng trồng rừng để nâng che phủ của rừng vào năm 2010 đạt trên 40% (tính cả cây công nghiệp và cây lâu năm là 51%), đến năm 2020 đạt trên 43% (tính cả cây công nghiệp và cây lâu năm là 55%) so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh;

b) Phấn đấu đến năm 2020, giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp đạt từ 10 - 15% giá trị gia tăng của ngành nông lâm thủy sản;

c) Thực hiện xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp để huy động ngày càng tăng sự đóng góp của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn, miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý bền vững và có hiệu quả 172.735 ha đất rừng sản xuất. Trong đó, 75.134 ha đất có rừng trồng, bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ…, 89.098 ha đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 8.504 ha đất chưa có rừng;

b) Quy hoạch hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả hệ thống rừng phòng hộ 142.478 ha và rừng đặc dụng 31.065 ha;

c) Trồng rừng mới 4.364 ha đến năm 2015 và 3.627 ha cho giai đoạn sau. Trồng lại rừng sau cải tạo rừng tự nhiên 24.798 ha. Trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng 21.146 ha;

d) Khoanh nuôi phục hồi 8.392 ha;

đ) Trồng cây phân tán: 3 triệu cây/năm;

e) Sản lượng gỗ rừng trồng 90.000 m3/năm;

g) Khai thác tận dụng rừng tự nhiên là rừng sản xuất trong diện tích được phép cải tạo là 24.798 ha và các diện tích rừng được phép chuyển mục đích sử dụng;

h) Khai thác rừng trồng 21.146 ha để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu;

i) Khai thác củi dùng cho khu vực nông thôn duy trì ở mức 100.000 m3/năm;

j) Tạo thêm 30.000 việc làm mới trong lâm nghiệp (bao gồm cả khu vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ).

3. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2011 - 2020:

a) Diện tích Quy hoạch 3 loại rừng:

Đơn vị tính: ha

STT

Huyện

Tổng DT đất lâm nghiệp (ha)

Phân theo 3 loại rừng (ha)

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

 

Toàn tỉnh

346.278

31.065

142.478

172.735

1

Tuy Phong

49.183

 

29.112

20.071

2

Bắc Bình

90.208

 

43.598

46.610

3

Hàm Thuận Bắc

65.096

 

37.297

27.799

4

TP. Phan Thiết

2.584

 

 

2.584

5

Hàm Thuận Nam

46.861

16.767

9.461

20.633

6

Đức Linh

6.076

 

2.350

3.726

7

Tánh Linh

65.890

14.298

13.555

38.037

8

Hàm Tân

18.807

 

6.905

11.902

9

Thị xã La Gi

1.373

 

 

1.373

10

Phú Quý

200

 

200

 

b) Quá trình dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác:

Tổng hợp quá trình dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch 2011 - 2020:

Đơn vị tính: ha

STT

Đơn vị

Diện tích đất LN năm 2010

Dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác trong thời kỳ 2011 - 2020

Tổng diện tích đất LN dự kiến định hình đến năm 2020

Chênh lệch

Đưa vào

Đưa ra

 

(1)

(2)

(3)

(4)=(6)-(5)

(5)

(6)

(7)=(3)+(5)-(6)

 

Toàn tỉnh

371.072

-24.794

1.199

-25.993

346.278

1

Tuy Phong

50.146

-963

242

-1.205

49.183

2

Bắc Bình

91.458

-1.249

438

-1.688

90.208

3

Hàm Thuận Bắc

66.581

-1.485

126

-1.611

65.096

4

TP. Phan Thiết

3.720

-1.136

 

-1.136

2.584

5

Hàm Thuận Nam

51.509

-4.647

125

-4.773

46.861

6

Đức Linh

8.131

-2.055

 

-2.055

6.076

7

Tánh Linh

68.554

-2.664

217

-2.881

65.890

8

Hàm Tân

26.998

-8.191

 

-8.191

18.807

9

Thị xã La Gi

3.775

-2.403

51

-2.453

1.373

10

Phú Quý

200

0

 

 

200

 

c) Lý do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch:

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác (chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng):

Số TT

Mục đích chuyển đổi

Tổng diện tích (ha)

Phân theo huyện

Tuy Phong

Bắc Bình

Hàm Thuận Bắc

TP. Phan Thiết

Hàm Thuận Nam

Đức Linh

Tánh Linh

Hàm Tân

Thị Xã La Gi

Phú Quý

 

Toàn tỉnh

25.993

1.205

1.688

1.611

1.136

4.773

2.055

2.881

8.191

2.453

0

1

Ổn định đất sản xuất NN

18.493

439

1.017

1.408

0

1.200

2.055

2.689

7.631

2.054

0

2

Chuyển sang đất phi NN

7.500

766

671

203

1.136

3.573

0

192

560

399

0

 

Nhà máy, khu CN

2.435

64

0

0

8

2.055

0

47

71

190

0

 

Thủy lợi

1.014

28

0

50

0

906

0

30

0

0

0

 

Dự kiến phát triển du lịch

1.004

 

 

 

677

 

 

 

188

139

 

 

Giao thông

991

143

43

136

0

537

0

115

17

0

0

 

Điện

815

91

619

3

80

11

0

0

0

11

0

 

Đất XD khu dân cư, đô thị

786

363

9

0

371

43

0

0

0

0

0

 

Quốc phòng

302

0

0

0

0

0

0

0

252

50

0

 

Khoáng sản

77

77

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủy điện

35

 

 

14

 

21

 

 

 

 

 

 

Nghĩa trang

9

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

Khác

32

 

 

 

 

 

 

 

32

 

 

 

Điều chỉnh đưa vào Quy hoạch 3 loại rừng diện tích đất còn rừng: 1.199 ha.

STT

Huyện

Đơn vị quản lý

Diện tích (ha)

 

Tổng cộng

 

1.199

1

Bắc Bình (438 ha)

Ban QLRPH Cà Giây

Ban QLRPH Lê Hồng Phong

11

427

2

Hàm Thuận Bắc (126 ha)

Ban QLRPH Hàm Thuận - Đa Mi

126

3

Hàm Thuận Nam (125 ha)

Ban QLKBTTN Tà Cú

125

4

Tánh Linh (217 ha)

Ban QLRPH La Ngà

Công ty LN Tánh Linh

190

27

5

Tuy Phong (242 ha)

Ban QLRPH Lòng Sông - Đá Bạc

Ban QLRPH Tuy Phong

13

229

6

TX. La Gi (51 ha)

Công ty LN Hàm Tân UBND xã

6

45

 

4. Các chỉ tiêu khối lượng bảo vệ và phát triển rừng:

Các chỉ tiêu bảo vệ phát triển rừng của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 2020 được tổng hợp qua bảng sau:

Đơn vị tính: ha

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Tổng khối lượng

1

Bảo vệ rừng

 

 

1.1

Bảo vệ rừng

ha

308.788

1.2

Giao khoán bảo vệ rừng

ha

15.511

1.3

Giao khoán đất trồng rừng theo Chương trình 135

ha

4.747

2

Phát triển rừng

 

 

2.1

Khoanh nuôi

ha

8.392

2.2

Trồng rừng

ha

53.935

-

Trồng mới

ha

7.991

-

Trồng sau cải tạo rừng nghèo

ha

24.798

-

Trồng sau khai thác rừng trồng

ha

21.146

2.3

Cải tạo rừng

ha

24.798

2.4

Trồng cây phân tán

tr.cây

30

3

Khai thác rừng

 

 

3.1

Rừng gỗ

 

 

-

Khai thác rừng trồng

ha

21.146

-

Tận dụng từ cải tạo rừng nghèo và các diện tích rừng được phép chuyển mục đích sử dụng

ha

26.591

3.2

Khai thác lâm sản phụ

ha

51.906

4.

Hoạt động khác

 

 

4.1

Xây dựng CSHT

 

 

-

Xây dựng đường lâm nghiệp

km

46

-

Các công trình bảo vệ rừng

 

0

+

Trạm BVR

cái

27

+

Chốt BVR

cái

12

-

Các công trình PCCR

 

0

+

Chòi canh lựa

cái

10

+

Đường băng cản lửa

ha

2.101

-

Xây dựng vườn ươm cây giống lâm nghiệp

cái

4

-

Xây dựng rừng giống

ha

60

-

Xây dựng nhà máy chế biển mủ cao su

ha

30

4.2

Nghiên cứu khoa học

 

 

-

Định giá rừng, định giá các dịch vụ môi trường và thực thi

ha

307.590

-

Nghiên cứu đề án phát triển lâm sản ngoài gỗ

ha

300.000

-

Nghiên cứu thúc đẩy hình thức quản lý rừng cộng đồng

ha

50

-

Đào tạo củng cố lực lượng khuyến lâm ở cơ sở

người

150

5. Ước tính vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020:

Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 là 1.533,3 tỷ đồng.

Trong đó:

a) Phân theo nội dung hoạt động:

Bảo vệ rừng:                                                                                          7,7 tỷ đồng;

- Phát triển rừng:                                                                              1.118,3 tỷ đồng;

- Khai thác:                                                                                         208,6 tỷ đồng;

- Các hoạt động khác:                                                                              94 tỷ đồng.

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:                                                         77,8 tỷ đồng;

+ Nghiên cứu khoa học:                                                                        16,2 tỷ đồng;

- Chi phí quản lý dự án:                                                                       104,7 tỷ đồng.

b) Phân theo giai đoạn:

- Giai đoạn 2011 – 2015:                                                                   1.258,3 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 – 2020:                                                                         275 tỷ đồng.

c) Phân theo nguồn vốn

- Vốn ngân sách Trung ương :                                            122 tỷ đồng (chiếm 8,0%);

- Vốn ngân sách địa phương :                                        154,5 tỷ đồng (chiếm 10,0%);

6. Các giải pháp chủ yếu cần triển khai thực hiện:

a) Tiến hành rà soát và chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp toàn tỉnh trên thực tế đã bị xâm canh không thể phát triển lâm nghiệp được sang đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp nhằm triển khai tốt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 và xây dựng các công trình có liên quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc này phải được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về đất đai và bảo vệ rừng;

b) Hoàn thành việc thiết lập lâm phận ổn định theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô, với mốc và ranh giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa. Thực hiện việc kiểm kê đánh giá chi tiết hiện trạng những vùng chuyển đổi ra ngoài đất lâm nghiệp, những nơi dân xâm canh. Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và thực hiện nghiêm các quy định về cải tạo rừng. Chủ động tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực sử dụng giá trị môi trường và cảnh quan của rừng. Tổ chức liên doanh để thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, nghiên cứu khoa học bảo vệ đa dạng sinh học theo đúng quy định. Đến cuối kỳ quy hoạch, về cơ bản tất cả diện tích rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) và đất lâm nghiệp là rừng sản xuất phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế theo đúng quy định của pháp luật;

c) Tăng cường các biện pháp phòng, chống phá rừng, cháy rừng, tổ chức tốt lực lượng bảo vệ rừng đến đơn vị xã. Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng có sự phối hợp tốt của lực lượng kiểm lâm, đơn vị chủ rừng với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo ệ rừng cho nhân dân bằng các hình thức tổ chức phong phú, phù hợp, nhất là ở khu vực trọng điểm;

d) Đảm bảo chất lượng, hiệu quả việc trồng rừng tập trung trên đất trống chưa có rừng, trên các đối tượng rừng trồng đến tuổi khai thác, sau cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và trồng các loại cây phân tán bằng các loại cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và mục tiêu sử dụng rừng. Tập trung bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, chống xói lở, cát bay và khả năng sa mạc hóa. Tổ chức khai thác rừng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và nhu cầu tiêu dùng gỗ của nhân dân
trong tỉnh;

đ) Nhà nước đầu tư vốn để phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhằm ổn định diện tích rừng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai bền vững. Phát triển rừng sản xuất bằng nguồn vốn vay và vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân. Nhà nước khuyến kích các tổ chức, cá nhân thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Điều 2. Căn cứ các nội dung phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, Giám đốc các sở, ban ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Trước mắt, cần tập trung phối hợp chỉ đạo thực hiện các vấn đề trọng tâm như sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật;

- Thực hiện các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy hoạch được duyệt;

- Tổ thức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cập nhật diện tích quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng nêu trên vào quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;

- Chủ trì và chỉ đạo đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết đối với toàn bộ diện tích được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp toàn tỉnh trên thực tế đã bị xâm canh không thể phát triển lâm nghiệp được sang đất sản xuất nông nghiệp theo Mục 3.2, Điều 1 của Quyết định này, thực hiện ngay trong năm 2011, trong một lần; riêng đối với diện tích đất rừng đặc dụng dân xâm canh thì việc triển khai chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền;

- Đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình được nêu tại Mục 3.2, Điều 1 của Quyết định này thì căn cứ vào tiến độ thực hiện của từng công trình, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất đúng quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai và theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (đối với diện tích đất rừng đặc dụng).

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai các nội dung của Quyết định này;

- Chỉ đạo việc xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, thị xã, thành phố theo quy định tại Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh.

4. Thủ trưởng các đơn vị chủ rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có diện tích đất lâm nghiệp có trách nhiệm:

- Triển khai thực hiện tốt các nội dung của Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt tại Quyết định này; căn cứ nội dung quy hoạch tổ chức lập các phương án điều chế rừng, phương án sản xuất, dự án bảo vệ và phát triển rừng chi tiết trên lâm phận quản lý;

- Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quản lý, bảo vệ diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác khi chưa có quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng của cấp có thẩm quyền.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các Công ty Lâm nghiệp, Giám đốc các Khu Bảo tồn thiên nhiên, Trưởng các Ban quản lý rừng và thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 714/QĐ-UBND năm 2011 về Phê duyệt kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành

  • Số hiệu: 714/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/03/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Lê Tiến Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản