Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2522/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 11 tháng 10 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 23/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt”;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 286/QĐ-TTg ngày 09/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2681/QĐ-UBND ngày 16/10/2007 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch quản lý CTR đô thị, khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 186/NQ-HĐND ngày 07/01/2016 của HĐND tỉnh, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 5 năm 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk, ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 152/TTr-SXD ngày 27/8/2018 và Công văn số 2244/SXD-PTĐT ngày 21/9/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đầu tư và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025.

Điều 2. Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

Giao Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện Kế hoạch đầu tư và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ về tình hình thực hiện để theo dõi chỉ đạo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
- Các phòng: TH, NNMT, KT;
- Lưu: VT, CN (VT-45).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Hà

 

 

 

 

KẾ HOẠCH

ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2522/QĐ-UBND ngày 11/10 /2018 của UBND tỉnh)

I. Mục đích:

- Triển khai cụ thể hóa công tác quản lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 23/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt” vào điều kiện cụ thể của tỉnh, đảm bảo thực hiện chỉ tiêu về môi trường bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, định hướng 2025.

- Huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng; khai thác vận hành hoạt động xử lý CTR sinh hoạt. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đủ năng lực tham gia hoạt động dịch vụ thu gom, vận chuyển và đầu tư, khai thác vận hành cơ sở xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- CTR sinh hoạt được quản lý theo hoạt động dịch vụ công ích cần được đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng lực, có vận động sự tham gia của cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong bảo vệ môi trường

II. Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua:

1. Hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:

- Dịch vụ công ích về thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đã được các địa phương thực hiện xã hội hóa. Đến Quý I/2018 toàn tỉnh đã có 17 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt theo hình thức xã hội hóa, 100% các đô thị và trung tâm huyện lỵ đều có tổ chức dịch vụ vệ sinh đô thị. Tỷ lệ CTR thu gom, xử lý tăng trung bình trên 5%/năm. Đồng thời, các đơn vị dịch vụ công ích thông qua các chính sách hỗ trợ nguồn vốn đầu tư trang thiết bị, phương tiện, chất lượng và địa bàn dịch vụ từng bước được nâng cao;

- Đối với khu vực nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hoạt động tổ chức thu gom và xử lý CTR khu vực nông thôn được phát triển đáng kể. Đến Quý IV/2017, toàn tỉnh có 78/152 xã có tổ chức dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý CTR sinh hoạt tại các khu vực trung tâm xã, khu dân cư tập trung, các trục đường chính (Quốc lộ, Tỉnh lộ, liên xã). Tỷ lệ số xã có dịch vụ thu gom CTR, chiếm 51,3% (tăng khoảng 10% so với năm 2015).

2. Hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

Toàn tỉnh có 15 bãi xử lý CTR sinh hoạt cấp huyện đang hoạt động trên địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố. Tổng diện tích đất sử dụng cho các bãi xử lý CTR sinh hoạt khoảng 69,51 ha (Diện tích lớn nhất khoảng 22,00 ha của khu xử lý CTR Thôn 3, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột; nhỏ nhất là 0,65 ha của huyện Krông Bông; bình quân từ 3,76 ha/khu xử lý cấp huyện). Ngoài ra, còn có các bãi rác mang tính chất bãi trung chuyển do cấp xã quản lý.

Tổng năng lực tiếp nhận tăng bình quân trên 7%/năm (so sánh 03 năm: Năm 2015 bình quân 492,6 tấn/ngày, năm 2016 bình quân 520,9 tấn/ngày, năm 2017 là khoảng 591,64 tấn/ngày, năm 2018 là khoảng 607,43 tấn/ ngày). Trong đó, bãi xử lý CTR tại xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột tiếp nhận bình quân trên 246,31 tấn/ngày, chiếm trên 40% tổng lượng rác tiếp nhận toàn tỉnh.

Về Công nghệ xử lý: Các cơ sở do cấp huyện quản lý chủ yếu là đổ tự do, phun thuốc, đốt theo định kỳ, chưa đủ điều kiện thực hiện quy trình chôn lấp hợp vệ sinh, chưa có hệ thống xử lý nước rỉ rác. Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật tại các cơ sở xử lý CTR chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (thiếu các hạng mục: giao thông, hàng rào, cây xanh cách ly, khu xử lý nước rỉ rác...)

3. Tình hình thực hiện quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt:

a) Về Quy hoạch quản lý chất thải rắn được phê duyệt tại Quyết định số 2681/QĐ-UBND ngày 16/10/2007 của UBND tỉnh, quy hoạch hệ thống các cơ sở xử lý CTR trên địa bàn tỉnh:

- Quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ 13 Cơ sở xử lý CTR trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích 173 ha. Chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh, sử dụng liên huyện (kể cả cơ sở xử lý CTR Hòa Phú được bổ sung quy hoạch);

- Quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ 24 trạm trung chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn 09 huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích 31,20 ha;

- Quy hoạch và đầu tư xây dựng 04 lò đốt CTR y tế nguy hại tại 04 khu vực (Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Ea Kar, Cư Kuin) phục vụ liên vùng.

b) Kết quả lập quy hoạch chi tiết xây dựng và đầu tư đến Quý I/2018:

- Về quy hoạch chi tiết xây dựng: Đến năm 2018, đã có 08 cơ sở xử lý CTR được tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng làm cơ sở lập đề xuất chủ trương đầu tư theo quy định, với tổng diện tích 108,92 ha; tổng năng lực thiết kế trên 685,00 tấn/ngày.

- Công tác triển khai các dự án đầu tư: Đã có 02 cơ sở xử lý chất thải rắn được triển khai đầu tư xây dựng với tổng diện tích đất dự án: 52,83 ha; năng lực: 275,00 tấn/ngày.

4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn:

a) Thuận lợi:

- Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 làm cơ sở để xác định các chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn trung hạn, xây dựng định hướng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương;

- Chính quyền các địa phương đã sử dụng nguồn vốn sự nghiệp môi trường và các nguồn vốn khác để tập trung xử lý giảm thiểu ô nhiễm tại các bãi xử lý CTR của địa phương do mình quản lý, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường tại các bãi rác trong điều kiện hạn chế ngân sách và khó khăn về cơ sở hạ tầng.

b) Những khó khăn, tồn tại:

- Nguồn vốn cho hoạt động xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu trích từ nguồn chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm của địa phương nên rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý CTR sinh hoạt theo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành, kinh phí xử lý chưa khuyến khích hoạt động đầu tư, vận hành cơ sở xử lý CTR sinh hoạt

- Quy hoạch tổng thể quản lý CTR được lập và phê duyệt từ năm 2007, phần lớn việc đầu tư cơ sở xử lý CTR chưa đáp ứng theo quy hoạch được duyệt; chưa đầu tư trạm trung chuyển CTR sinh hoạt. Nhu cầu vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư cơ sở xử lý CTR sinh hoạt cần được chú trọng;

- Hệ thống các cơ sở xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh hiện đang hoạt động phần lớn chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu các điều kiện xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; điều kiện ứng dụng khoa học và công nghệ trong xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh còn hạn chế;

- Thiếu các cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng trong xử lý CTR sinh hoạt; chính quyền địa phương còn thiếu lực lượng thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với CTR sinh hoạt theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ.

III. Đầu tư phát triển cơ sở xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Cụ thể hóa Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 23/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở xử lý CTR sinh hoạt; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống xử lý CTR sinh hoạt; đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước với nhà đầu tư và người dân;

- Hệ thống cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTR sinh hoạt từng bước đầu tư phù hợp với điều kiện đầu tư trong từng giai đoạn và áp dụng công nghệ tiên tiến, tái chế, tái sử dụng và hạn chế gây ô nhiễm môi trường;

- Quản lý CTR sinh hoạt đáp ứng nguyên tắc tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải gây tác động xấu môi trường phải tham gia trả phí dịch vụ xử lý.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- 100% các đô thị, trên 70% khu vực nông thôn (trung tâm xã, khu dân cư tập trung) xã hội hoá hoạt động dịch vụ công ích thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt;

- Hoàn thành 100% xử lý triệt để các bãi xử lý chất thải thuộc danh mục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020;

- Hệ thống địa điểm xây dựng cơ sở xử lý và Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch tổng thể được duyệt được rà soát, bổ sung làm cơ sở quy hoạch chi tiết, đề xuất chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng, đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư;

- Có ít nhất từ 01 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư về xử lý CTR sinh hoạt có tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ phù hợp thành phần CTR địa phương, áp dụng công nghệ xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Trên 50% cơ sở xử lý CTR sinh hoạt theo quy hoạch tổng thể quản lý CTR trên địa bàn tỉnh được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp công nghệ được phê duyệt, đủ điều kiện xử lý đảm bảo quy chuẩn môi trường hiện hành;

- Trên 90% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị và trên 80% lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ;

- Các dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hình thức xã hội hóa, áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%;

- 90 - 95% các bãi chôn lấp CTR sinh hoạt tại các đô thị đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất.

3. Các chương trình, dự án trọng tâm đến năm 2025:

a) Dự án đang triển khai công tác đầu tư xây dựng:

STT

Tên dự án

Địa điểm

Công nghệ áp dụng

Diện tích (ha)

Năng lực (tấn/ngày)

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

1

Cơ Sở xử lý CTR Hòa Phú (GĐ 1)

Xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột

chôn lấp hợp vệ sinh

50,00

250,00

193,94

2

Bãi Chôn lấp và xử lý CTR tập trung huyện Cư Kuin (GĐ 2)

Buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin

chôn lấp hợp vệ sinh

2,83

25,00

6,98

 

Tổng cộng

52,83

275,00

200,92

b) Danh mục đầu tư cơ sở xử lý CTR sinh hoạt cấp huyện:

STT

Tên dự án/ Địa điểm

Đơn vị đề xuất

Diện tích (ha)

Năng lực xử lý TB (tấn/năm)

Ghi chú

1

Cơ sở xử lý CTR thị xã Buôn Hồ; xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ

UBND thị xã Buôn Hồ

11,70

54.750

Đã có quy hoạch chi tiết

2

Cơ sở xử lý CTR huyện Cư Kuin; Buôn Kram, xã Ea tiêu, huyện Cư Kuin

UBND huyện Cư Kuin

6,93

9.500

 

3

Cơ sở xử lý CTR Ea Kar; Khối 4, thị trấn Ea Kar

UBND huyện Ea Kar

15,00

14.000

 

4

Cơ sở xử lý CTR Ea H’leo; Xã Ea Khal, huyện Ea H’leo

UBND huyện Ea H’leo

6,00

7.300

Đã có quy hoạch chi tiết

5

Cơ sở xử lý CTR Buôn Đôn; Xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn

UBND huyện Buôn Đôn

5,00

4.600

 

6

Cơ sở xử lý CTR Ea Súp; Xã Cư M’lan, huyện Ea Súp

UBND huyện Ea Súp

7,50

4.700

Đã có quy hoạch chi tiết

7

Bãi xử lý CTR thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk; TDP 4, thị trấn Liên Sơn

UBND huyện Lăk

2,26

5.475

Đã có quy hoạch chi tiết

8

Cơ sở xử lý CTR huyện M’Drắk; Xã Krông Jing, huyện M’Drak

UBND huyện M’Drak

5,90

4.500

Đã có quy hoạch chi tiết

9

Cơ sở xử lý CTR huyện Krông Bông; Xã Cư Kty, huyện Krông Bông

UBND huyện Krông Bông

6,00

4.800

 

10

Cơ sở xử lý CTR huyện Krông Pắc, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc

UBND huyện Krông Pắc

5,00

10.000

 

11

Cơ sở xử lý CTR huyện Krông Năng; TDP 4, thị trấn Krông Năng

UBND huyện Krông Năng

10,00

5.600

 

12

Cơ sở xử lý CTR huyện Krông Ana; Buôn Chăm, thị trấn Buôn Trấp

UBND huyện Krông Ana

15,00

36.500

Đã có quy hoạch chi tiết

13

Cơ sở xử lý CTR CTR huyện Cư M’gar; Xã Ea H’ding, huyện Cư M’gar

UBND huyện Cư M’gar

10,50

36.500

Đã có quy hoạch chi tiết

14

Cơ sở xử lý CTR huyện Krông Búk; Xã Chư Kbô, huyện Krông Búk

UBND huyện Krông Búk

7,00

10.600

 

 

Tổng cộng

 

113,79

208.825

 

c) Danh mục đầu tư phục hồi môi trường các bãi chôn lấp CTR đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất:

Stt

Tên cơ sở/ địa điểm

Đơn vị thực hiện

Diện tích (ha)

Tổng vốn đầu tư (tỷ)

Nội dung

1

Bãi chôn lấp CTR thành phố Buôn Ma Thuột

Công ty TNHH MTV Đô thị và MT Đắk Lắk

6,90

24,12

Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của TTCP

2

Bãi chôn lấp CTR huyện Ea Kar

UBND huyện Ea Kar

5,60

45,00

Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của TTCP

 

Tổng cộng

 

12,50

69,12

 

d) Danh mục kêu gọi đầu tư dự án đáp ứng khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ:

STT

Tên dự án

Địa điểm

Quy mô (ha)

Công suất tối thiểu (tấn/ngày)

Tổng mức đầu tư dự kiến (tỷ đồng)

1

Nhà máy xử lý CTR Buôn Hồ

Xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ

3,81

150,00

96,00

2

Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt huyện Ea Kar

TDP 4, thị trấn Ea Kar

2,00

100,00

64,00

3

Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt và sản xuất phân bón vi sinh huyện Ea Súp

Thôn 6, xã Cư Mlan, huyện Ea Súp

3,00

100,00

64,00

4

Nhà máy xử lý và tái chế CTR huyện Krông Ana

Buôn Chăm, thị trấn Buôn Trấp

2,50

50,00

32,00

5

Nhà máy xử lý và tái chế CTR huyện Cư M’gar

Xã EaH’ding, huyện Cư M’gar

1,50

50,00

32,00

6

Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt; Cơ sở xử lý CTR Hòa Phú

Thôn 1, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột

5,00

300,00

192,00

 

Tổng cộng

17,81

750,00

480,00

e) Danh mục các Cơ sở xử lý, trạm trung chuyển CTR sinh hoạt cấp xã:

STT

Tên huyện

Các xã tập trung CTR tại điểm trung chuyển

Diện tích (ha)

Vị trí theo quy hoạch

1

Ea Kar

Xã Ea Sô, Ea Sar

0,50

Xã Ea Sar

Xã Ea Păl, Cư Jang, Cư Bông, Cư Prông

1,00

Xã Ea Păl

Xã Ea Ô, Cư Elang, Clư Ni, Ea Kmút

1,10

Xã Ea Ô

2

Krông Năng

Xã Ea Tóh, ĐLiê Ya, Ea Tam

1,40

Xã ĐLiê Ya

Xã Ea Tân, Cư Klông, Ea Dăh, Ea Puk

1,00

Xã Ea Tân

3

Krông Pắc

Xã Ea Kênh, Ea KNuec, Hòa Đông

2,00

Xã Ea KNuec

Xã Ea Hiu, Hòa Tiến, Tân Tiến, Ea Uy, Ea Yiêng

4,00

Xã Tân Tiến

4

Lắk

Xã Đăk Phơi, Đăk Nuê

0,30

Xã Đăk Nuê

Xã Krông Nô, Nam Ka, Ea R’Bin

0,80

Xã Nam Ka

Xã Buôn Triết, Buôn Tría

0,60

Xã Buôn Tría

5

Ea Súp

Xã Cư M’lan, Ea Lê, Cư KBang, Ea Rốc

0,80

Xã Cư KBang

Xã Ya Tờ Mốt, Trung đoàn KT 737, Ea Bung, Trung đoàn KT 739

0,40

Xã Ya Tờ Mốt

Xã Ia Lốp, Trung đoàn KT 735, Trung đoàn KT 736

0,20

Xã Ia Lốp

6

Ea H’leo

Xã Ea H'leo, Cư Mốt, Ea Wy

1,20

Xã Ea Wy

Xã Ea Sol, Ea Hiao

0,80

Xã Ea Sol

7

Cư M’gar

Xã Ea Kiết, Cư Dliê M'nong, Ea Tar

1,10

Xã Ea Tar

Xã EaTul, Ea D'Rơng

0,80

Xã EaTul

Xã Ea M'DRóh, Quảng Hiệp, Ea H'đinh, Ea KPam, Cư M'gar, Quảng Tiến, Ea M'nang, Cư Suê, Cuor Đăng

3,80

Xã Ea H'đinh

8

Krông Bông

Xã Yang Reh, Ea Trul, Hòa Sơn

1,00

Xã Ea Trul

Xã Khuê Ngọc Điền, Hòa Lễ, thị trấn Krông Kmar

2,00

Xã Hòa Lễ

Xã Hòa Phong, Cư Pui, Yang Mao, Cư Drăm

1,00

Xã Cư Pui

Xã Dang Kang, Hòa Thành, Tân Hòa, Cư KTy

1,00

Xã Dang Kang

9

Krông Ana

Xã Quảng Điền, Bình Hòa, Dur KMăl, Băng A Drênh, Ea Bông, Ea Na, Dray Sáp

3,20

Xã Dur KMăl, Dray Sáp

10

Cư Kuin

Xã Ea Ktur, Hòa Hiệp, Dray Bhăng, Ea Tiêu, Ea BHốk, Ea Hu, Cư Ê Wi

3,00

Xã Cư Ê Wi

11

Krông Búk

Xã Pơng Drang, Tân Lập, Ea Ngai, Cư Né

1,72

Xã Pơng Drang

 

Tổng cộng

34,72

 

g) Các yêu cầu chủ yếu:

- Các cơ sở xử lý CTR sinh hoạt cấp huyện thuộc danh mục nêu tại Điểm b, Mục này được quy hoạch theo hướng “Khu liên hợp xử lý chất thải rắn” (Theo Khoản 17, Điều 3, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ);

- Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nêu tại Điểm d, Mục này là hạng mục xử lý trong Khu liên hợp xử lý CTR cấp huyện được xác định theo quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, còn có các dự án kêu gọi đầu tư ....

4. Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện:

a) Vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư trung hạn:

- Đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài rào (như: Hệ thống giao thông, cấp điện, thoát nước...) đảm bảo kết nối giữa khu xử lý CTR đến vùng phục vụ;

- Hỗ trợ công tác chuẩn bị mặt bằng khu vực dự án: Công tác giải phóng mặt bằng và tái định canh, định cư (nếu có);

- Đầu tư cơ sở hạ tầng trong cơ sở xử lý CTR và hố chôn lấp hợp vệ sinh tại các khu xử lý CTR chưa có nhà đầu tư, do địa phương quản lý, ưu tiên các khu có quy mô xử lý liên huyện, liên vùng khối lượng xử lý lớn (trên 100 tấn/ngày).

b) Huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR:

- Ưu tiên các nguồn vốn vay từ Quỹ Đầu tư phát triển Đắk Lắk đối với các đơn vị công ích hiện đang thực hiện xử lý CTR tại địa phương trong các công trình nâng cấp, cải thiện chất lượng xử lý, công trình khắc phục ô nhiễm môi trường;

- Thực hiện cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công - tư và các hình thức đầu tư khác; đăng ký các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA; thực hiện cơ chế cho phép doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận và sử dụng vốn ODA theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Sử dụng vốn ngân sách sự nghiệp môi trường được phân bổ để cải thiện công trình xử lý môi trường và khắc phục môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

- Lồng ghép Chương trình hỗ trợ đầu tư trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển khu vực nông thôn, nâng cao năng lực xử lý CTR sinh hoạt, cải thiện môi trường nông thôn.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Xây dựng:

a) Phối hợp các Sở ngành, địa phương liên quan rà soát, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch quản lý CTR đô thị, khu công nghiệp, các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, theo trình tự quy định của Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017.

b) Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt địa điểm xây dựng cơ sở xử lý CTR, hướng dẫn công tác tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng, thực hiện các nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư, trình tự đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền.

c) Xây dựng và tham mưu UBND tỉnh ban hành giá dịch vụ xử lý CTR sinh hoạt phù hợp với từng loại hình công nghệ xử lý CTR được phép áp dụng, đáp ứng mục tiêu xử lý CTR có sự tham gia của cộng đồng, thúc đẩy hoạt động xã hội hóa trong xử lý CTR sinh hoạt.

d) Đề xuất với Bộ Xây dựng tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý CTR sinh hoạt. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về quản lý CTR sinh hoạt làm cơ sở tổ chức thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư các dự án đầu tư cơ sở xử lý CTR và lĩnh vực quản lý CTR sinh hoạt phù hợp với điều kiện, đặc thù địa phương.

b) Là đầu mối đăng ký với các Bộ, ngành Trung ương vận động nguồn vốn ODA và thu hút các nguồn vốn hợp pháp khác cho đầu tư, phát triển cơ sở xử lý CTR sinh hoạt theo từng giai đoạn. Xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư cơ sở xử lý CTR sinh hoạt theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk được duyệt

c) Lồng ghép Chương trình đầu tư và quản lý CTR sinh hoạt trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 được UBND tỉnh ban hành theo Quyết định số 459/QĐ-QĐUB ngày 13/02/2015.

3. Sở Tài chính:

a) Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

b) Ưu tiên phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động quản lý tổng hợp CTR sinh hoạt.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện các nội dung quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn.

b) Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ về môi trường đối với cơ sở xử lý CTR sinh hoạt theo thẩm quyền.

c) Hướng dẫn các cơ sở xử lý CTR thuộc đối tượng cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường triệt để theo quy định.

d) Hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quản lý trong việc phân loại, lưu giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ CTR sinh hoạt.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý CTR sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt cho các điểm dân cư nông thôn và làng nghề.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

a) Tổ chức lập, thẩm tra, phê duyệt hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở xử lý CTR trên địa bàn do mình quản lý theo phân cấp. Bố trí kinh phí để thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở xử lý CTR trên địa bàn mình quản lý.

b) Thực hiện đầu tư cơ sở xử lý CTR theo chủ trương đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khắc phục ô nhiễm môi trường phát sinh liên quan đến CTR khu vực công cộng trên địa bàn do mình quản lý.

d) Quyết định phương thức cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích đối với dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý CTR, vệ sinh công cộng thuộc dự toán chi ngân sách của địa phương quản lý.

e) Tổ chức, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về vệ sinh môi trường và quản lý CTR sinh hoạt. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị hoạt động dịch vụ công ích trên địa bàn vận động cộng đồng dân cư thực hiện phí vệ sinh trong hoạt động quản lý CTR sinh hoạt.

g) Rà soát, phân công chức năng, nhiệm vụ cho các phòng ban chức năng thuộc cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị, địa phương báo cáo Sở Xây dựng để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2522/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch đầu tư và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025

  • Số hiệu: 2522/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/10/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Người ký: Nguyễn Tuấn Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản