- 1Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước
- 2Thông tư 14/2016/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính khi các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật Doanh nghiệp 2014
- 2Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- 5Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
- 6Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 219/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2016/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 22 tháng 8 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 1497/STC-TCDN ngày 19 tháng 7 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do UBND thành phố Đà Nẵng làm đại diện chủ sở hữu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước do UBND thành phố Đà Nẵng làm đại diện chủ sở hữu và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC DO UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định các nội dung liên quan đến giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do UBND thành phố Đà Nẵng làm đại diện chủ sở hữu; trách nhiệm, cơ chế phối hợp và chế độ thông tin, báo cáo giữa UBND thành phố với các cơ quan liên quan và doanh nghiệp, người đại diện tại doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu.
2. Quy chế này áp dụng đối với UBND thành phố Đà Nẵng; Sở Tài chính; doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước mà UBND thành phố Đà Nẵng là cơ quan đại diện chủ sở hữu và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do UBND thành phố Đà Nẵng làm đại diện chủ sở hữu.
3. Việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết và Dịch vụ in Đà Nẵng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và quy định của pháp luật về xổ số; trường hợp quy định của pháp luật về xổ số khác quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thì áp dụng quy định của pháp luật về xổ số.
4. Các công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được loại trừ khoản lỗ do tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ bảo toàn vốn, xếp loại doanh nghiệp, xếp loại người quản lý, xét khen thưởng doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính khi các công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu là Ủy ban nhân thành phố Đà Nẵng được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Người quản lý doanh nghiệp bao gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.
4. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là cá nhân được UBND thành phố Đà Nẵng ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
5. Giám sát tài chính là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các vấn đề về tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về tài chính của doanh nghiệp.
6. Báo cáo giám sát tài chính là báo cáo phân tích, đánh giá, cảnh báo các vấn đề về tài chính của từng doanh nghiệp.
7. Báo cáo kết quả giám sát tài chính là báo cáo tổng hợp kết quả công tác giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu.
8. Giám sát trực tiếp là việc kiểm tra, thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp.
9. Giám sát gián tiếp là việc theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
10. Giám sát trước là việc xem xét, kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương án khác của doanh nghiệp.
11. Giám sát trong là việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, việc chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án.
12. Giám sát sau là việc kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ, kết quả chấp hành pháp luật của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc điều lệ doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
13. Giám sát tài chính đặc biệt là quy trình giám sát đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính cần phải được các cơ quan có thẩm quyền theo dõi và chấn chỉnh.
14. Tiêu chí đánh giá là hệ thống các chỉ tiêu, chuẩn mực dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp.
Điều 3. Mục đích của việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1. Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
2. Giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh.
3. Thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
4. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Mục 1. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC
1. Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn.
2. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:
a) Hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư, gồm: Nguồn vốn huy động, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư;
b) Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp;
c) Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu;
d) Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
đ) Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
3. Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a) Việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
c) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
d) Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
4. Giám sát việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; việc ban hành, thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
5. Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.
6. Giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Giám sát tài chính thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý.
2. Việc kiểm tra, thanh tra được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.
Điều 6. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, doanh nghiệp có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá tình hình tài chính theo nội dung quy định và mẫu biểu nêu tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và gửi về Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo (đối với báo cáo năm).
2. Căn cứ Báo cáo đánh giá của doanh nghiệp nêu tại khoản 1 Điều này và các tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Sở Tài chính kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và dự thảo Báo cáo giám sát tài chính đối với từng doanh nghiệp trong đó nhận xét, đánh giá theo các nội dung nêu tại Điều 4 Quy chế này; nêu đề xuất, kiến nghị đối với từng doanh nghiệp (nếu có); tổng hợp và lập Báo cáo giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu kèm theo Biểu số 03 (ban hành kèm Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính); gửi UBND thành phố trước ngày trước ngày 25 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 10 tháng 5 năm tiếp theo (đối với báo cáo năm).
3. Trên cơ sở dự thảo Báo cáo giám sát tài chính (tổng hợp và của từng doanh nghiệp), UBND thành phố xem xét, duyệt ký gửi Bộ Tài chính (kèm Báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp) trước ngày trước ngày 31/7 của năm báo cáo (với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 31/5 năm tiếp theo (với báo cáo năm).
Mục 2. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MÀ NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ
1. Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Giám sát việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:
a) Hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư);
b) Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu;
c) Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
d) Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
3. Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
a) Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
b) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
4. Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
5. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch.
1. Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cá nhân được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao thực hiện giám sát doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm đối với những việc được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao.
2. Việc giám sát tài chính được thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu do Sở Tài chính tham mưu đề xuất trên cơ sở báo cáo của người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm cuối cùng về giám sát doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả và có khả năng mất an toàn về tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm kịp thời tham mưu cho cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện thực hiện các quyền của cổ đông theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi Sở Tài chính và UBND thành phố; thời hạn gửi báo cáo là trước ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo (đối với báo cáo năm).
2. Căn cứ báo cáo của người đại diện, Sở Tài chính kiểm tra, thực hiện giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả giám sát tài chính theo nội dung quy định tại Điều 7 Quy chế này; đồng thời báo cáo đề xuất rõ có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn, gửi UBND thành phố trước ngày 25 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 10 tháng 5 năm tiếp theo (đối với báo cáo năm) để UBND thành phố xem xét duyệt ký gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo đối với báo cáo 06 tháng và trước ngày 31 tháng 5 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
3. Ngoài nội dung về báo cáo giám sát tài chính, người đại diện có trách nhiệm thực hiện thông tin, báo cáo theo quy định hiện hành của UBND thành phố Đà Nẵng tại Quy chế quản lý hoạt động của người đại diện phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu.
Mục 3. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP MÀ NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ KHÔNG QUÁ 50% VỐN ĐIỀU LỆ
1. Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
2. Giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động;
3. Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
4. Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
1. Việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ của Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả và có khả năng mất an toàn về tài chính, mất vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp, Sở Tài chính có trách nhiệm kịp thời tham mưu cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện thực hiện các quyền của cổ đông theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Định kỳ hàng năm, người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi Sở Tài chính và UBND thành phố và trước ngày 31 tháng 3.
2. Căn cứ báo cáo của người đại diện, Sở Tài chính kiểm tra, thực hiện giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả giám sát tài chính theo nội dung quy định tại Điều 10 Quy chế này đồng thời báo cáo đề xuất rõ có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn và gửi UBND thành phố trước ngày 10 tháng 5 để UBND thành phố xem xét, duyệt ký gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5.
3. Ngoài nội dung về báo cáo giám sát tài chính, người đại diện có trách nhiệm thực hiện thông tin, báo cáo theo quy định hiện hành của UBND thành phố tại Quy chế quản lý hoạt động của người đại diện phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do UBND thành phố Đà Nẵng làm đại diện chủ sở hữu.
Mục 4. GIÁM SÁT ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ DẤU HIỆU MẤT AN TOÀN TÀI CHÍNH
Điều 13. Xem xét, quyết định giám sát tài chính đặc biệt
1. Khi doanh nghiệp có các dấu hiệu mất an toàn tài chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp và các cơ quan liên quan báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt hay tiếp tục thực hiện giám sát theo Mục 1 Quy chế này.
2. Trên cơ sở báo cáo của Sở Tài chính, UBND thành phố xem xét có Quyết định giám sát tài chính đặc biệt đối với doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 25 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 14. Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt
1. Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt lập phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính, gửi UBND thành phố và Sở Tài chính trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có Quyết định giám sát tài chính đặc biệt.
2. Sở Tài chính:
a) Phối hợp doanh nghiệp tiến hành phân tích, đánh giá các nguyên nhân chính dẫn đến khả năng mất an toàn tài chính của doanh nghiệp.
b) Phối hợp doanh nghiệp xây dựng phương án khắc phục các khó khăn tài chính của doanh nghiệp.
c) Kiểm tra, tham mưu đề xuất UBND thành phố phê duyệt phương án cơ cấu lại của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp cần cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh, tài chính.
Phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại phải quy định rõ đơn vị, cá nhân
chịu trách nhiệm triển khai; kết quả cụ thể khi hoàn thành phương án; thời hạn bắt đầu và dự kiến hoàn thành; các điều kiện cần và đủ để triển khai phương án và nhu cầu hỗ trợ trong phạm vi quy định của pháp luật (nếu có).
d) Tham mưu đề xuất UBND thành phố thuê tư vấn giúp nghiên cứu và đánh giá phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết. Chi phí thuê tư vấn được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
e) Tham mưu UBND thành phố quy định tần suất báo cáo, các tiêu chí giám sát và cơ chế phản hồi thông tin giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp và các bên liên quan khác (nếu cần).
g) Tham mưu, giúp UBND thành phố giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án đã được phê duyệt.
h) Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp và các đơn vị liên quan phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tham mưu cho UBND thành phố đưa ra ý kiến chỉ đạo đối với doanh nghiệp.
3. UBND thành phố phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án do Sở Tài chính kiểm tra, đề xuất trong trường hợp doanh nghiệp cần cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh, tài chính.
4. Trường hợp cần thiết, Sở Tài chính tham mưu UBND thành phố tổ chức kiểm tra hoặc chỉ đạo Sở Tài chính tổ chức kiểm tra doanh nghiệp nhằm đánh giá tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu trong các báo cáo của doanh nghiệp; công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Ban điều hành doanh nghiệp; công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp.
Việc kiểm tra phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Kết thúc kiểm tra phải có báo cáo, kết luận về những nội dung kiểm tra và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính theo phương án cơ cấu lại, phương án khắc phục thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định.
6. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp doanh nghiệp và các cơ quan liên quan:
a) Tham mưu UBND thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện các yêu cầu của UBND thành phố và cơ quan tài chính mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp vẫn không được cải thiện.
b) Tham mưu UBND thành phố xem xét ban hành quyết định kết thúc giám sát tài chính đặc biệt khi doanh nghiệp đã phục hồi, không còn các dấu hiệu mất an toàn tài chính và thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo giám sát theo quy định.
Điều 15. Chế độ thông tin, báo cáo
Doanh nghiệp báo cáo UBND thành phố, Sở Tài chính theo tần suất đã được UBND thành phố quy định về các chỉ tiêu giám sát được phê duyệt trong phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp; mẫu biểu báo cáo thực hiện như đối với các doanh nghiệp khác theo quy định tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG, XẾP LOẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều 16. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
a) Doanh thu.
b) Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
c) Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn.
d) Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
e) Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp
a) Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
b) Mức độ hoàn thành chỉ tiêu nhà nước giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (đạt, vượt hoặc thấp hơn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu do UBND thành phố giao)
c) Kết quả xếp loại doanh nghiệp (kết quả do Sở Tài chính thẩm định, báo cáo đề xuất UBND thành phố phê duyệt và công bố);
d) Mức độ hoàn thành kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích).
Điều 17. Giao chỉ tiêu đánh giá
1. Doanh nghiệp gửi UBND thành phố, Sở Tài chính, cơ quan quản lý chuyên ngành Kế hoạch tài chính hàng năm do Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty) phê duyệt (sau khi đã được Sở Tài chính thẩm tra, báo cáo đề xuất UBND thành phố có ý kiến chính thức bằng văn bản).
2. Căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1, Điều 16 Quy chế này và đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ quan quản lý chuyên ngành có ý kiến gửi Sở Tài chính thẩm tra, tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND thành phố quyết định giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại cho từng doanh nghiệp.
a) Đối với doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích của nhà nước nhỏ hơn 70% tổng doanh thu của doanh nghiệp thì chỉ tiêu xếp loại doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu a, b, c, d theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Quy chế này; trong đó chỉ tiêu doanh thu và kết quả kinh doanh phải quy định bằng số liệu cụ thể.
b) Đối với doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích của nhà nước lớn hơn hoặc bằng 70% tổng doanh thu của doanh nghiệp thì chỉ tiêu xếp loại doanh nghiệp gồm chỉ tiêu a, c, d, e theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Quy chế này; tiêu chí về thực hiện các hoạt động công ích và các nghĩa vụ đặc biệt phải được giao kế hoạch theo các chỉ tiêu số lượng, giá trị và chất lượng.
3. Các chỉ tiêu đánh giá phải được quy định và giao cho doanh nghiệp trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt thời kỳ thực hiện (trừ các trường hợp bất khả kháng lớn).
Điều 18. Tính toán, xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
Các tiêu chí quy định tại Điều 16 Quy chế này được xác định và tính toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
1. Căn cứ đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp
a) Kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp;
b) Kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ sáu (06) tháng, hằng năm;
c) Báo cáo tài chính sáu (06) tháng, hằng năm. Trong đó, đối với báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán. Trường hợp cơ quan kiểm toán độc lập có ý kiến ngoại trừ một số vấn đề làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm giải trình cụ thể bằng văn bản gửi Sở Tài chính để báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định giữ nguyên hay điều chỉnh số liệu về kết quả kinh doanh tại báo cáo tài chính. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình và thuyết minh rõ trong văn bản lấy ý kiến tham gia của Bộ Tài chính về việc xếp loại doanh nghiệp.
d) Kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp;
e) Các vấn đề phát sinh có thể tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
2. Việc đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở so sánh giữa kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được UBND thành phố giao với kết quả thực hiện.
3. Phương pháp đánh giá đối với từng chỉ tiêu được thực hiện theo Điều 14 Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
4. Tổng hợp xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ; xếp loại người quản lý doanh nghiệp được thực hiện theo Khoản 3, Điều 14 Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Điều 20. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Doanh nghiệp căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Quy chế này và các chỉ tiêu do UBND thành phố giao, tự đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, lập và gửi Báo cáo đánh giá và xếp loại hằng năm (theo Biểu số 05.A và Biểu số 05.B quy định kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính) gửi Sở Tài chính trước ngày 31/3/2015.
2. Trước ngày 10 tháng 5 hằng năm, Sở Tài chính thẩm định, lập Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại các doanh nghiệp, tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của các doanh nghiệp trình UBND thành phố xem xét duyệt ký gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5.
3. UBND thành phố công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm; phương thức công khai được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Điều 21. Khen thưởng đối với Người quản lý doanh nghiệp
1. Hằng năm, căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ, người quản lý doanh nghiệp được xét chi thưởng từ Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Mức trích lập và sử dụng Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định mức thưởng cho người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 219/2015/ TT-BTC của Bộ Tài chính.
Điều 22. Xử lý vi phạm và hình thức kỷ luật
Việc xử lý vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp, Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo Điều 47 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của pháp luật có liên quan.
1. UBND thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan có trách nhiệm tuân thủ và tổ chức thực hiện theo quy định tại Quy chế này.
2. Sở Tài chính là cơ quan chủ trì, tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu, có trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch giám sát tài chính (gồm kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tài chính); tham mưu UBND thành phố chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém, đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm về quản lý tài chính của doanh nghiệp.
b) Tiếp nhận tài liệu, báo cáo giám sát, đánh giá của doanh nghiệp, kiểm tra, báo cáo đề xuất UBND thành phố và tổng hợp dự thảo văn bản báo cáo kết quả giám sát đánh giá định kỳ trình UBND thành phố duyệt ký gửi Bộ Tài chính.
c) Xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và kết quả đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp định kỳ hằng năm, báo cáo đề xuất UBND thành phố việc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư hay thoái vốn tại các doanh nghiệp; đồng thời làm căn cứ đề xuất đánh giá, khen thưởng người đại diện phần vốn và đề xuất giao kế hoạch, nhiệm vụ hằng năm cho người đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
3. Các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản quản lý nhà nước và tham mưu cho UBND thành phố, phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Tài chính đối với các nội dung có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Các doanh nghiệp nhà nước do thành phố quản lý có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung theo quy định Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ và quy định liên quan tại Quy chế này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức liên quan kịp thời phản ánh cho Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2342/QĐ-UBND năm 2007 về Quy chế tổ chức giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 2125/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 3Quyết định 1640/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau làm đại diện quyền chủ sở hữu
- 4Quyết định 04/2017/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quản lý
- 1Quyết định 2342/QĐ-UBND năm 2007 về Quy chế tổ chức giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Luật Doanh nghiệp 2014
- 3Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước
- 6Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- 7Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
- 8Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 219/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 14/2016/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính khi các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 2125/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 12Quyết định 1640/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau làm đại diện quyền chủ sở hữu
- 13Quyết định 04/2017/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quản lý
Quyết định 25/2016/QĐ-UBND Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng làm đại diện chủ sở hữu
- Số hiệu: 25/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/08/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Trần Văn Miên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực