Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2013/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 04 tháng 6 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 42/2010/QĐ-UBND NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2010 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 417/TTr-SCT ngày 25 tháng 3 năm 2013, Công văn số 515/SCT-QLCN ngày 09 tháng 4 năm 2013 và Công văn số 698/SCT-QLCN ngày 16 tháng 5 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo tại Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015, cụ thể như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 1, Điều 3 như sau:
- Tại Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND đã ghi:
“b) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nằm ngoài các cụm công nghiệp sau khi đã di dời vào các cụm công nghiệp và đi vào hoạt động chính thức, nếu được một ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng hợp pháp chấp nhận cho vay thì sẽ được xem xét hỗ trợ lãi suất vay.”
- Nay sửa đổi như sau:
“b) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nằm ngoài các cụm công nghiệp sau khi đã di dời vào các cụm công nghiệp và đi vào hoạt động chính thức, nếu được một ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng hợp pháp chấp nhận cho vay thì sẽ được xem xét hỗ trợ lãi suất vay đối với tiền vay dùng vào mục đích là đầu tư sản xuất cho dự án di dời đầu tư tại vị trí mới theo quy định và xem xét hỗ trợ khi đã có phát sinh lãi vay, mỗi năm thực hiện hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư một lần và được xem xét hỗ trợ trong kỳ kế hoạch ghi ngân sách của năm sau liền kề”.
2. Sửa đổi đoạn đầu khoản 4, Điều 4 như sau:
- Tại Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND đã ghi:
“4. Hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư sản xuất:
Tính từ khi cụm công nghiệp có đủ điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất di dời vào:...”
- Nay sửa đổi như sau:
“4. Hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư sản xuất:
Tính theo thời gian do cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền quyết định cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất di dời vào cụm công nghiệp đảm bảo điều kiện để di dời:...”.
3. Sửa đổi và bổ sung Điều 5:
- Tại Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND đã ghi:
“Điều 5. Thời gian thực hiện:
Các chính sách nêu tại Quy định này thực hiện kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.”
- Nay sửa đổi như sau:
“Điều 5.
1. Thời gian thực hiện: Các chính sách nêu tại Quy định này thực hiện kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.
2. Quy định về trình tự thủ tục hồ sơ để xem xét hỗ trợ như sau:
2.1. Hồ sơ xem xét hỗ trợ:
Để được xét hưởng chính sách này, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lập hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cụ thể:
Yêu cầu hồ sơ chung:
- Đơn đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất (theo mẫu đơn đính kèm);
- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất trước thời điểm có quyết định di dời (bản photo và mang theo bản chính để đối chiếu);
- Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư tại địa điểm doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất di dời đến (bản photo và mang theo bản chính để đối chiếu);
- Giấy xác nhận của cấp xã về thời gian doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất đã ngừng hoạt động tại vị trí cũ và tổ chức di dời (bản chính);
Chi tiết từng nội dung đề nghị hỗ trợ, doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất bổ sung thêm các hồ sơ sau:
a) Hỗ trợ chi phí tháo dỡ, di dời, lắp đặt thiết bị máy móc và nhà xưởng, hồ sơ gồm:
- Bảng kê chi tiết chi phí tháo dở cơ sở cũ, di dời và lắp đặt thiết bị máy móc tại cơ sở mới, kèm theo chứng từ thanh toán (bản chính do doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kê khai);
- Giấy phép xây dựng của dự án đầu tư tại vị trí mới do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản photo và mang theo bản chính để đối chiếu);
b) Hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian tạm ngưng hoạt động sản xuất, hồ sơ gồm:
Giấy xác nhận của cơ quan thuế về mức thu nhập bình quân sau thuế của doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất trong năm tài chính liền kề; ví dụ: năm 2012 buộc di dời thì xác nhận năm 2011 (bản chính).
c) Hỗ trợ di dời sớm, nội dung này sẽ xem xét trên cơ sở hồ sơ chung cụ thể là Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời gian doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất đã ngừng hoạt động tại vị trí cũ và tổ chức di dời.
d) Hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư sản xuất, hồ sơ gồm:
- Hợp đồng vay của tổ chức tín dụng (bản photo và mang theo bản chính để đối chiếu);
- Chứng từ nhận vốn vay của tổ chức tín dụng (nợ gốc) và chứng từ trả lãi vay (bản photo và mang theo bản chính để đối chiếu);
- Bảng hợp đồng mua bán thiết bị, thi công chi tiết các hạng mục, công trình, máy móc, thiết bị đầu tư mới của dự án tại địa điểm di dời đến (bản photo và mang theo bản chính để đối chiếu);
- Báo cáo thẩm định giá các hạng mục, công trình, máy móc, thiết bị đầu tư mới của dự án tại địa điểm di dời đến (bản chính và báo cáo phải do các đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện thẩm định).
2.2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ:
a) Các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ di dời lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2.1 của quy định này và nộp tại Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố.
b) Số lượng hồ sơ nộp: 01 bộ.
Các cơ quan xem xét, thẩm định có trách nhiệm sao chụp hồ sơ để trình cơ quan cấp trên.
2.3. Thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân các cấp quyết định hỗ trợ:
a) Đối với hồ sơ cơ sở sản xuất: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của cơ sở sản xuất, phòng Kinh tế hoặc phòng Kinh tế và Hạ tầng kiểm tra hồ sơ và lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ hoặc có trả lời bằng văn bản (trường hợp không hỗ trợ);
b) Đối với hồ sơ các doanh nghiệp sản xuất: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp sản xuất; phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng kiểm tra hồ sơ và có văn bản tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công thương) hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp (trường hợp không đề nghị hỗ trợ).
Sở Công thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với doanh nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc có ý kiến, trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và kèm theo văn bản đề nghị của Sở Công thương, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định hỗ trợ hoặc có trả lời bằng văn bản (trường hợp không hỗ trợ).
2.4. Thanh toán kinh phí hỗ trợ:
a) Đối với cơ sở sản xuất:
- Trường hợp khoản kinh phí hỗ trợ đã có trong dự toán ngân sách năm, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ cơ sở sản xuất được cấp thẩm quyền phê duyệt, Phòng Kế hoạch - Tài chính cấp huyện có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý và lập thủ tục cấp hỗ trợ các cơ sở sản xuất.
- Trường hợp khoản kinh phí hỗ trợ chưa được ghi dự toán ngân sách năm, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm thông báo kết quả cho cơ sở sản xuất; đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký với Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối trong dự toán ngân sách trong kỳ kế tiếp để hỗ trợ.
b) Đối với doanh nghiệp sản xuất:
- Trường hợp khoản kinh phí hỗ trợ đã có trong dự toán ngân sách năm, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất được cấp thẩm quyền phê duyệt, Sở Tài chính có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý và lập thủ tục cấp hỗ trợ các doanh nghiệp.
- Trường hợp khoản kinh phí hỗ trợ chưa được ghi dự toán ngân sách năm, Sở Tài chính có trách nhiệm thông báo kết quả cho doanh nghiệp sản xuất; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối trong dự toán ngân sách trong kỳ kế tiếp để hỗ trợ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
………….(1)………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày … tháng … năm 201… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
XÉT HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DI DỜI
Kính gửi: ………(2)…………….
……(1)……… có nhà máy sản xuất ………(3)…… tại ………(4) ….
Thực hiện theo chủ trương di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày … tháng … năm …… Nay ……(1)…… đã ngừng hoạt động và thực hiện việc di dời theo quy định.
Căn cứ Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND và Quyết định ……/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận; ………(1)…… đề nghị quý cấp xem xét, hỗ trợ những nội dung sau:
………………………(5)……………………………………………….;
Hồ sơ kèm theo:
……………(6)……………………
…………………………………..
………………………………….
………………………………….
Đề nghị quý cấp xem xét, theo quy định./.
| ………….(7)…………. |
Chú thích:
(1): Tên doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất;
(2): Tên UBND cấp huyện;
(3): Ghi rõ ngành nghề sản xuất;
(4): Ghi rõ địa chỉ của nhà máy;
(5): Ghi rõ các nội dung đề nghị hỗ trợ theo chính sách;
(6): Liệt kê tất cả các thành phần hồ sơ, chứng từ kèm theo;
(7): Chức danh người làm đơn đề nghị (phải là chủ doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất)
- 1Quyết định 17/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề khác của các cơ sở sản xuất gốm sứ ra khỏi khu đông dân cư và đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Quyết định 61/2005/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ di dời thực hiện “Đề án sắp xếp và phát triển các cụm công nghiệp sản xuất nước đá trên địa bàn thành phố Phan Thiết đến năm 2010 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 219/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến các cụm công nghiệp phải di dời và các cụm công nghiệp phải hủy bỏ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 5Quyết định 673/2006/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản áp dụng trong tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 21/2012/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ di dời, bảo tồn và phát triển các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ truyền thống trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- 7Quyết định 20/2013/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ sản xuất tại xã nghèo theo Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8Quyết định 61/2011/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 9Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần
- 1Quyết định 42/2010/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần
- 1Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 17/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề khác của các cơ sở sản xuất gốm sứ ra khỏi khu đông dân cư và đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 5Quyết định 61/2005/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ di dời thực hiện “Đề án sắp xếp và phát triển các cụm công nghiệp sản xuất nước đá trên địa bàn thành phố Phan Thiết đến năm 2010 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Quyết định 219/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến các cụm công nghiệp phải di dời và các cụm công nghiệp phải hủy bỏ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 7Quyết định 673/2006/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản áp dụng trong tỉnh Bến Tre
- 8Quyết định 21/2012/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ di dời, bảo tồn và phát triển các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ truyền thống trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- 9Quyết định 20/2013/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ sản xuất tại xã nghèo theo Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 10Quyết định 61/2011/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Quyết định 25/2013/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào các cụm công nghiệp đến năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định 42/2010/QĐ-UBND do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 25/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/06/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tiến Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra