Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2495/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 23 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIẾU NƯỚC VÀ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN PHỤC VỤ DÂN SINH VÀ BẢO VỆ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2015 - 2016 VÀ HÈ THU NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Công điện số 32/CĐ-TW ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về bảo đảm việc cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2015-2016 và Hè Thu 2016, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của El Nino;

Căn cứ Chỉ thị số 8718/CT-BNN-TCTL ngày 23/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino;

Xét Tờ trình số 143/TTr-SNNPTNT ngày 16/11/2015 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 và Hè Thu năm 2016 tỉnh Vĩnh Long,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 và Hè Thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch tại Điều 1 của Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Anh Vũ

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIẾU NƯỚC VÀ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN PHỤC VỤ DÂN SINH VÀ BẢO VỆ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2015-2016 VÀ HÈ THU NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 23/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Thực hiện Công điện số 32/CĐ-TW ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về bảo đảm việc cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2015-2016 và Hè Thu 2016, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của El Nino;

Thực hiện Chỉ thị số 8718/CT-BNN-TCTL ngày 23/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino;

Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016 và Hè Thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU:

Đảm bảo nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là dân cư ở vùng gặp khó khăn về nguồn nước và cấp nước cho sản xuất trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra gay gắt dưới tác động kéo dài của hiện tượng El Nino trong mùa khô năm 2015 - 2016, góp phần bảo vệ và ổn định đời sống, sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong tỉnh.

II. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG – THUỶ VĂN TRONG MÙA KHÔ NĂM 2015 – 2016:

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, hiện tượng El Nino tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta, có khả năng đạt cường độ mạnh kỷ lục tương đương với El Nino vào năm 1997-1998 và sẽ kéo dài đến đầu năm 2016, dẫn đến lượng mưa tiếp tục bị thiếu hụt, dòng chảy sông, suối suy giảm, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong mùa khô năm 2015-2016 sẽ xuất hiện sớm, khoảng đầu tháng 12/2015 và sâu vào nội đồng…

Theo Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ, trong 9 tháng đầu năm 2015 ở khu vực Nam Bộ, tổng lượng mưa đạt phổ biến từ 600-1.500mm, thiếu hụt hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ từ 20-50%. Nhiệt độ phổ biến cao hơn TBNN cùng thời kỳ từ 1-1,8 0C. Lượng dòng chảy tại một số trạm chính ở lưu vực sông Mê Kông thấp hơn TBNN từ 35-48%. Từ giữa tháng 5 đến nay, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long luôn thấp hơn TBNN từ 1,5-1,8m; đỉnh lũ cuối tháng 9 tại Tân Châu (sông Tiền) chỉ đạt mức cao nhất ở mức 2,51m, tại Châu Đốc (sông Hậu) chỉ ở mức 2,35m, thấp hơn mức báo động I từ 0,65-0,9m, đây là năm có đỉnh lũ thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc.

Mực nước thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục xuống nhanh. Ở đầu nguồn sông Cửu Long, đến cuối tháng 12/2015, mực nước sẽ xuống thấp hơn TBNN từ 0,3-0,4m. Do vậy, trên hệ thống sông Cửu Long, mặn trong mùa khô năm 2015-2016 sẽ xuất hiện sớm, khoảng đầu tháng 12/2015 và xâm nhập sâu vào nội đồng, độ mặn cao nhất có khả năng xuất hiện trong tháng 3/2016, ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn độ mặn cao nhất của mùa khô năm 2004-2005, cao hơn TBNN và cao hơn độ mặn mùa khô năm 2014-2015. Nhiệt độ trung bình trong toàn khu vực Nam bộ trong các tháng còn lại của năm 2015 và 3-4 tháng đầu năm 2016 có xu hướng cao hơn TBNN từ 0,5-1,50C; lượng mưa từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016 có khả năng ở mức thấp hơn so với TBNN từ 20-40%.

III. DỰ BÁO VỀ SẢN XUẤT VÀ DÂN SINH CÓ KHẢ NĂNG BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN:

1. Về sản xuất:

1.1. Vụ Đông Xuân 2015-2016:

- Về sản xuất lúa: Kế hoạch xuống giống 61.000 ha, chia làm 3 đợt chính (từ ngày 20/10 đến 10/12/2015): Đợt 1 (12.000 ha) từ ngày 20/10 đến 09/11/2015 (nhằm ngày mùng 8/9 đến 28/9 âl), đợt 2-đợt chính (45.000 ha) từ ngày 15/11 đến 25/11/2015 (nhằm ngày mùng 4/10 đến 14/10 âl), đợt 3 (4.000 ha) từ ngày 30/11 đến 10/12/2015 (nhằm ngày 19/10 đến 29/10 âl).

Đến cuối tháng 10/2015 xuống giống được 9.594 ha (đợt 1), đạt 15,7% KH, phần lớn lúa ở các giai đoạn mạ, đẻ nhánh 2.874 ha, chưa ghi nhận bị ảnh hưởng hạn.

- Về sản xuất cây màu: Kế hoạch trồng 25.575 ha. Đến cuối tháng 10/2015 xuống giống được 2.518ha (10% KH).

- Về sản xuất cây lâu năm: Diện tích hiện có 49.900 ha.

- Dự báo diện tích bị hạn (diện tích đất lúa và cây màu): 13.000 ha thiếu nước, cần bơm tát. Khu vực thiếu nước tập trung ở vùng đất ruộng có cao độ từ 0,8 - 1m, vùng xa sông lớn, dự báo trà lúa Đông Xuân xuống giống đợt 2 (thu hoạch từ giữa tháng 02 đến cuối tháng 02/2016) và đợt 3 (thu hoạch vào đầu đến cuối tháng 3/2016) có khả năng bị ảnh hưởng, một số diện tích ở 2 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn bị hạn do đóng cống ngăn mặn dài ngày. Trong đó:

Vũng Liêm: 4.000 ha ở các xã ven sông Cổ Chiên và phía Nam sông Vũng Liêm);

Trà Ôn: 3.000 ha ở các xã Tân Mỹ, Thới Hoà, Xuân Hiệp, Trà Côn, Thuận Thới, Hựu Thành;

Huyện Long Hồ: 2.000 ha (ở các xã: Long An, Tân Hạnh, Phú Quới, Lộc Hoà, Thạnh Quới, Phú Đức, Long Phước, Thanh Đức, Phước Hậu);

Huyện Tam Bình: 1.000 ha (tập trung ở các xã: Long Phú, Tân Phú, Bình Ninh, Hoà Lộc, Hoà Hiệp;

Huyện Mang Thít: 600 ha (ở các xã: Bình Phước, Chánh Hội, Mỹ An, An Phước);

Huyện Bình Tân: 2.000 ha (tập trung ở các xã: Tân An Thạnh, Tân Lược, Tân Thành, Thành Đông);

Thị xã Bình Minh: 400 ha (ở xã Đông Thành).

1.2. Vụ Hè Thu năm 2016:

- Kế hoạch sản xuất: Dự kiến toàn tỉnh xuống giống 57.000 ha lúa, 24.000 ha cây màu.

- Dự báo diện tích bị hạn (diện tích đất lúa và cây màu): Khả năng hạn chế tưới tự chảy hơn 25.000 ha, một số diện tích ở 2 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn bị hạn do đóng cống ngăn mặn dài ngày. Cụ thể các huyện, thị xã, thành phố:

Bình Minh: 2.255 ha;                  Bình Tân: 4.027 ha;                    Long Hồ: 3.975 ha;

Mang Thít: 670 ha;                     Tam Bình: 4.700 ha;                   Trà Ôn: 4.017 ha;

Vũng Liêm: 4.802 ha;                 TP Vĩnh Long: 732 ha.

(Xem phụ lục I)

Riêng đối với cây lâu năm, cả hai vụ nguồn nước còn đủ sử dụng.

2. Về nước sinh hoạt:

Toàn tỉnh hiện có 26.315 hộ ở nông thôn chưa sử dụng nước máy tập trung, hộ ở trong nội đồng xa kênh, rạch lớn sẽ gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt do nguồn nước bị cạn kiệt và bị ô nhiễm, nhiễm mặn. Cụ thể:

Bình Minh: 3.000 hộ;                  Bình Tân: 4.000 hộ;                    Long Hồ: 3.000 hộ;

Mang Thít: 4.000 hộ;                  Tam Bình: 2.900 hộ;                   Trà Ôn: 4.400 hộ;

Vũng Liêm: 4.600 hộ;                 TP Vĩnh Long: 415 hộ.

IV. DỰ BÁO KHẢ NĂNG BỊ ẢNH HƯỞNG MẶN XÂM NHẬP:

1. Về nước sinh hoạt:

Toàn tỉnh có khoảng 26.000 hộ dân có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn (biên mặn 40/00 - phần ngàn) gồm 7 xã ven sông và cù lao trên sông Cổ Chiên thuộc huyện Vũng Liêm (Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Nghĩa, Trung Ngãi, Trung Thành Đông, Trung Thành Tây và thị trấn Vũng Liêm) và 4 xã ven sông Hậu (Tích Thiện, Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân, thị trấn Trà Ôn thuộc huyện Trà Ôn). Trong đó:

Huyện Vũng Liêm có 4 nhà máy nước (NMN) với tổng số dân: 3.500 hộ, trong đó có 2 nhà máy sử dụng nguồn nước từ sông Cổ Chiên là nhà máy nước thị trấn Vũng Liêm (2.000 hộ) và NMN xã Thanh Bình (800 hộ);

Huyện Trà Ôn có nhà máy nước xã Tích Thiện với khoảng 800 hộ có khả năng sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn (biên mặn 40/00).

2. Về sản xuất:

Tỉnh Vĩnh Long có hai huyện bị ảnh hưởng xâm nhập mặn là Vũng Liêm, Trà Ôn với diện tích tự nhiên rộng hơn 50.000 ha. Địa bàn chịu ảnh hưởng biên mặn từ 20/00 đến 50/00 rộng gần 22.000-23.600 ha. Trong đó:

- Vùng chịu ảnh hưởng xấp xỉ 50/00, có 2 khu vực, gồm:

+ Khu vực Tây Nam QL54 - đông sông Hậu (xã Thiện Mỹ, Tích Thiện, Vĩnh Xuân-huyện Trà Ôn): Rộng 5.000 ha;

+ Khu vực phía đông QL53 - nam sông Vũng Liêm - Tây sông Cổ Chiên (giáp sông Cổ Chiên), một phần cù lao Dài thuộc địa bàn các xã: Trung Thành Đông, Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Nghĩa và một nửa xã Thanh Bình (Vũng Liêm): gần 3.000 ha;

- Vùng chịu ảnh hưởng xấp xỉ 2-30/00: Diện tích 15.000 - 17.000 ha, gồm:

+ Khu vực phía Tây QL 53, bắc sông Vũng Liêm và nam Đường tỉnh 906 thuộc địa bàn các xã Trung An, Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Trung Thành Tây, Quới An và một phần cù lao Dài ở xã Thanh Bình, Quới Thiện (Vũng Liêm): rộng 8.000-9.000 ha;

+ Khu vực ven sông Hậu, phía đông QL 54 và tây kênh Trà Ngoa, ở các xã: Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân, Thuận Thới (Trà Ôn): rộng 7.000-8.000 ha.

- Vùng chịu ảnh hưởng xấp xỉ dưới 20/00: Nằm phía nam sông Măng Thít, tây kênh Mây Phốp và đông kênh Trà Ngoa thuộc 2 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn.

- Khi độ mặn sông Cổ Chiên tại Vũng Liêm lên 2-30/00, các cống ngăn mặn đóng có khả năng trên 13.000 ha lúa Hè Thu ở huyện Vũng Liêm (tại các xã Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Trung An và Trung Thành) thiếu nước, không thể tưới tự chảy do mực nước kênh, rạch xuống thấp.

V. BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG HẠN, MẶN:

1. Biện pháp công trình:

1.1. Công trình thuỷ lợi tạo nguồn:

Nạo vét một số kênh chính, kênh tạo nguồn, đắp đập, đê bao ngăn mặn, sửa chữa các cống, đập điều tiết nước, trữ ngọt, sửa chữa, bố trí trạm, máy bơm cấp nước tưới.

Ưu tiên đầu tư nạo vét kênh mương, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đắp đập thời vụ ngăn mặn và trữ ngọt chống hạn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Tại các khu vực bị ảnh hưởng mặn, tập trung công tác quản lý vận hành công trình kết hợp nạo vét công trình thuỷ lợi để tiếp nước ngọt và bơm tát chống hạn do thiếu nguồn nước.

Thực hiện khẩn cấp nạo vét kênh thuỷ lợi nội đồng để đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2015-2016, vụ Hè Thu năm 2016 kết hợp cấp nước sinh hoạt trong điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn gay gắt.

- Dự kiến thực hiện: 32 công trình (chủ yếu nạo vét kênh tạo nguồn, kênh rạch nội đồng);

- Diện tích phục vụ: 14.760 ha;

- Chiều dài nạo vét: 131.000 m.

1.2. Bơm tát chống hạn:

- Huy động số máy bơm, trạm bơm tưới hiện có trong tỉnh: Gồm 3 trạm bơm điện, 7 điểm bơm cố định (mô-tơ điện), 77 máy bơm dầu D12, D15 (do Phòng Nông nghiệp và PTNT và UBND các xã quản) và 16.105 máy bơm nhỏ trong dân;

- Tổng diện tích bơm từ số máy bơm, trạm bơm nêu trên: 10.837 ha. Trong đó, bơm tập trung: 2.784 ha; diện tích bơm phân tán trong dân: 8.053 ha.

(Chi tiết xem phụ lục số II)

1.3. Công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Trung tâm Nước sạch và VSMTNT có kế hoạch nâng cấp, duy tu, sửa chữa, cải tạo các trạm cấp nước tập trung nông thôn từ nguồn kinh phí theo kế hoạch năm 2016 do Trung tâm quản.

2. Biện pháp phi công trình:

Cấp bột xử lý nước, nước thùng (nước sạch đóng thùng để uống) cho các hộ ở nông thôn chưa có nước máy sử dụng, hộ ở trong nội đồng xa kênh, rạch lớn dự báo gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt do nguồn nước bị thiếu hụt và ô nhiễm, nhiễm mặn. Cụ thể:

- Số lượng bột xử lý nước: Dự kiến cấp cho 80% số hộ gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt (tương đương 21.000 hộ);

- Số lượng nước thùng: Dự kiến cấp cho 20% số hộ gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt (tương đương 5.200 hộ);

VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

Tổng vốn cần có để thực hiện Kế hoạch này ước tính khoảng: 66.600 triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách (NS) Trung ương hỗ trợ: 51.400 triệu đồng

- Vốn NS địa phương (tỉnh) hỗ trợ: 15.200 triệu đồng.

- Người dân đóng góp ngày công, vật tư thực hiện thuỷ lợi nội đồng, mặt bằng thi công công trình.

1. Đề nghị Trung ương hỗ trợ: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ cho tỉnh 51,4 tỷ đồng để thực hiện nạo vét các kênh cấp tạo nguồn cấp nước tưới và bơm tát hỗ trợ phục vụ phòng chống hạn, mặn đảm bảo yêu cầu sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh. Cụ thể:

a) Công trình tạo nguồn: Được nêu ở mục VIII (Kiến nghị hỗ trợ chống hạn, mặn).

b) Hỗ trợ bơm tát:

Hỗ trợ 50% kinh phí bơm cho diện tích bơm tập trung (trạm bơm, điểm bơm, máy bơm D15, D12 với diện tích: 2.784 ha.

Diện tích thực bơm là: (2.784 ha x 6 lần bơm): 16.700 ha (lấy tròn số).

Kinh phí hỗ trợ: (16.700 ha x 1 triệu đồng/ha x 50%): 8.400 triệu đồng (lấy tròn).

2. Tỉnh xem xét hỗ trợ: Tỉnh dự kiến hỗ trợ cho các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh 15,2 tỷ đồng để thực hiện nạo vét các kênh nội đồng đảm bảo cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn gay gắt và cấp bột xử lý nước cho hộ gặp khó khăn về nước sạch, cụ thể như sau:

a) Công trình thuỷ lợi nội đồng:

- Tổng cộng: 25 công trình;                    - Diện tích phục vụ: 3.910 ha;

- Chiều dài nạo vét: 56.300 m;                - Ước kinh phí: 12.200 triệu đồng.

(Xem phụ lục 4 kèm theo)

b) Hỗ trợ nước thùng cấp cho hộ gặp khó về nước uống:

- Số hộ: 5.200 hộ (dự kiến 4 thùng/hộ x 3 tháng x 15.000 đ/thùng)

Kinh phí: 1.800 triệu đồng (làm tròn)

c) Hỗ trợ xử lý nước sạch:

- Bột xử lý nước: 21.000 hộ (dự kiến 100 gói/hộ x 600 đ/gói), tương đương kinh phí: 1.200 triệu đồng.

3. Cấp huyện hỗ trợ, tự thực hiện: UBND các huyện, thị xã và thành phố sử dụng nguồn dự phòng ngân sách, quỹ phòng chống thiên tai và nguồn kinh phí cấp bù miễn thuỷ lợi phí do cấp huyện quản để đầu tư thực hiện những công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Nhiệm vụ của các sở, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; đồng thời phối hợp, tăng cường tuyên truyền giúp cho các ngành, các cấp, nhân dân nhận thức được tác động của hiện tượng El Nino, hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay để chuẩn bị tốt kế hoạch phòng, chống.

Giữa mùa khô, kết thúc hạn, mặn có sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết. Cuối mùa có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Cân đối vốn đầu tư các công trình, dự án thuỷ lợi theo Kế hoạch này. Ưu tiên đầu tư các công trình, dự án thuỷ lợi như đã nêu tại phần VI (phần tỉnh hỗ trợ).

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2015-2016 và Hè Thu 2016. Ưu tiên đầu tư kinh phí cho các công trình, dự án thuỷ lợi như đã nêu tại phần VI (phần tỉnh hỗ trợ).

4. Sở Công thương:

Chỉ đạo các đơn vị quản lý điện có kế hoạch đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và dân sinh, ưu tiên cung cấp điện cho các trạm bơm điện và các nhà máy, trạm cấp nước sinh hoạt tập trung phục vụ công tác chống hạn, mặn xâm nhập theo Kế hoạch này.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan khí tượng-thuỷ văn, tăng cường dự báo, nhận định diễn biến khí tượng-thuỷ văn, tình hình hạn, mặn, nguồn nước và hỗ trợ giải quyết mặt bằng thi công các công trình phòng, chống hạn, mặn cấp bách (nếu có).

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp tổ chức triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trên lĩnh vực thuỷ lợi: về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên cây trồng, hỗ trợ nông dân giảm thiệt hại trong ứng phó với hạn, mặn.

7. Công ty TNHH MTV Cấp nước Vĩnh Long: Có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn quản lý, đặc biệt chú trọng đến khu vực cấp nước của Công ty thuộc địa bàn hai huyện bị ảnh hưởng mặn là huyện Vũng Liêm và Trà Ôn.

8. Các sở, ban, ngành khác và các cơ quan thông tin: Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ được phân công mà chủ động, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch này.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Triển khai nội dung Kế hoạch đến các ban, ngành và UBND cấp xã, nhân dân thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành tỉnh có liên quan trong triển khai kế hoạch phòng, chống hạn, mặn, thông tin về diễn biến hạn, mặn và tổ chức thực hiện các dự án, công trình thuỷ lợi, nước sạch do tỉnh đầu tư trên địa bàn huyện, sớm đưa vào sử dụng; giải quyết các khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng để thi công nhanh những công trình chống hạn, mặn (nếu có).

10. Căn cứ vào Kế hoạch này, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn, mặn xâm nhập riêng của ngành, lĩnh vực, của địa bàn quản lý, bảo vệ an toàn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Đề nghị gửi Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch phòng, chống hạn, mặn xâm nhập của tỉnh.

Giữa mùa khô, kết thúc hạn, mặn có sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết. Cuối mùa có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

VIII. KIẾN NGHỊ HỖ TRỢ CHỐNG HẠN, MẶN:

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ cho tỉnh 51,4 tỷ đồng để thực hiện nạo vét các kênh cấp tạo nguồn cấp nước tưới và bơm tát hỗ trợ phục vụ phòng, chống hạn, mặn vụ Đông Xuân năm 2015-2016, vụ Hè Thu năm 2016, đảm bảo yêu cầu sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh. Cụ thể:

a) Công trình tạo nguồn:

- Tổng cộng: 07 công trình;                    - Diện tích phục vụ: 10.850ha;

- Chiều dài nạo vét: 74.700 m;                - Ước kinh phí: 43.000 triệu đồng.

b) Hỗ trợ bơm tát:

- Hỗ trợ bơm tập trung với diện tích: 2.784 ha;

- Ước kinh phí: 8.400 triệu đồng.

(Xem phụ lục III kèm theo)

Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 của UBND tỉnh Vĩnh Long./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Anh Vũ

 

PHỤ LỤC I

DỰ BÁO DIỆN TÍCH BỊ HẠN PHẢI BƠM TƯỚI HỖ TRỢ VỤ HÈ THU NĂM 2016 TỈNH VĨNH LONG

STT

Huyện/Xã

Diện tích

Địa bàn

( ha )

( ấp )

 

Tổng số

25.178

 

I

HUYỆN MANG THIT

670

 

1

An Phước

70

Hoà Phú

2

Mỹ An

80

An Hoà, An Hương 1

3

Tân Long Hội

320

Gò Nhum, Cầu Ván

4

Bình Phước

100

Phước Trinh B

5

Chánh Hội

100

Chánh Thuận, Giòng Dài

II

HUYỆN VŨNG LIÊM

4.802

 

6

Trung Nghĩa

650

Phú Tiên, Phú Tân, Ba, Tư, Sáu, Phú Khương, Phú Ân, Trường Hội

7

Trung Ngãi

631

Một, Hai, Bảy, Tám, Phú Nhuận, Giồng Ké, Kinh, Tam Trung

8

Trung Thành

394

An Trung, Trung Trạch, An Nhơn, Trung Xuân, Xuân Lộc, Phước Lộc

9

Trung Thành Đông

380

Đại Hoà, Đại Nghĩa, Phú An, Phú Nông, Đức Hoà, Hoà Thuận

10

Thị trấn Vũng Liêm

152

Phong Thới, Khóm 2, Rạch Trúc

11

Trung Thành Tây

460

Tân Trung, Trung Hậu, An Hoà, Trường Thọ, Hoà Hiệp, Hoà Nghĩa, Quới Hiệp

12

Quới An

330

Phước Thọ, Phước Trường, Vàm An, Quang Minh, An Quới

13

Trung Hiếu

290

An Điền 1, Bình Trung, Bình Thành, An Thành Đông, An Thành Tây

14

Trung An

150

An Lạc 1 + An Lạc 2

15

Trung Hiệp

620

Trung Trị, Rạch Nưng, Ruột Ngựa, Bình Phụng, Trung Hưng, Mướp Sát

16

Trung Chánh

150

Quang Đức, Quang Trạch

17

Hiếu Phụng

125

Nhơn Nghĩa

18

Tân Quới Trung

110

Tân Đông, Nhì, Quang Hiệp

19

Hiếu Thành

210

Hiếu Ngãi, Hiếu Kinh B, Hiếu Liên

20

Tân An Luông

150

Gò Ân, Ấp 3

III

TRÀ ÔN

4.017

 

21

Tích Thiện

600

Cây Gòn, Mương Điều, Tích Lộc, Tích Phước, Tích Quới, Phú Quới, Tích Phú

22

Thiện Mỹ

1.050

Mỹ Hoà, Tích Khánh, Đục Giông, Cây Điệp, Mỹ Trung, Mỹ Lợi, Mỹ Hưng, Giồng Thanh Bạch

23

Vĩnh Xuân

1.000

Vĩnh Thành, Vĩnh Trinh, Gò Tranh, Vĩnh Khánh 1

24

Tân Mỹ

900

Sóc Ruộng, Cần Thay, Trà Mòn, Mỹ Thuận, Gia Kiết, Mỹ yên, Mỹ Bình, Mỹ Định

25

Thị Trấn

10

 

26

Thuận Thới

50

Cống Đá

27

Hựu Thành

50

Vĩnh Thành

28

Trà Côn

357

Ngãi Lộ A, Ngãi Lộ B, Thôn Rôn

IV

TAM BÌNH

4.700

 

29

Hoà Lộc

350

Cái Cui, Hoà Thuận, ấp Mỹ Hoà

30

Long Phú

550

Phú Thạnh, Phú Sơn C

31

Tân Lộc

300

Tân Thành, ấp 2

32

Bình Ninh

550

An Hoà A, An Thạnh A, Mỹ An, An Phú Tân

33

Loan Mỹ

700

Ấp Giữa, Tổng Hưng, Sóc Rừng

34

Ngãi Tứ

850

Đông Thạnh, Đông Phú, Bình Ninh, Bình Quý

35

Mỹ Thạnh Trung

450

Mỹ Thành, Mỹ Hưng

36

Mỹ Lộc

500

Ấp 8, ấp 9, Mỹ Phú

37

Hậu Lộc

450

Ấp 5, ấp 6

V

BÌNH MINH

2.255

 

38

Đông Thành

800

Đông Hưng 1, 2, 3, Đông Hoà 2

39

Đông Bình

800

Đông An, Phù Ly, Phù Ly 1+ 2

40

Đông Thạnh

655

Đông Thạnh A+B, Thạnh Lý, Thạnh Hoà

VI

LONG HỒ

3.975

 

41

Tân Hạnh

481

Tân Bình, Tân Nhơn, Tân Hiệp, Tân Hưng

42

Phú Quới

581

Phú Thạnh A, Phú Thạnh B, Phú Long

43

Lộc Hoà

581

Phú Bình, An Hiệp, Phú Hiệp

44

Thạnh Quới

532

Hoà Thạnh, Phước Lợi

45

Hoà Phú

332

Phú Hưng, Hoà Hưng

46

Thanh Đức

383

Sơn Đông, Thanh Hưng, Cái Sơn Lớn, Thanh sơn, Thanh Hưng, Hưng Quới, Long Quới

47

Long Phước

382

P. Ngươn, P. Lợi A, Long Thuận A+B, Phước Trinh B

48

Phú Đức

383

Phú An, An Hoà

49

Long An

320

Bà Lang, Hậu Thành, An Phú B

VII

TP. VĨNH LONG

732

 

50

Phường 8

100

Khóm 3

51

Phường 9

137

Khóm 1, 3

52

Trường An

157

Tân Quới Hưng, Tân Quới Tây

53

Tân Hoà

156

Tân Bình

54

Tân Ngãi

182

Vĩnh Bình, Vĩnh Hoà

VIII

BÌNH TÂN

4.027

 

55

Tân Lược

630

Tân Long, Tân Khánh, Tân Hương, Tân Minh

56

Tân Bình

334

Tân Trung

57

Tân An Thạnh

472

An Khánh, An Thới

58

Thành Lợi

630

Th. Nghĩa, Thành Ninh, Thành Thọ, Thành Phú

59

Tân Thành

332

Tân Phú, Tân Mỹ, Tân Dương, Tân Biên

60

Thành Trung

432

Thành Giang, Thành Sơn

61

Nguyễn Văn Thảnh

431

Hoà Thới, Hoà Thuận, Hoà An, Mỹ Hoà

62

Tân Quới

334

Tất cả các ấp

63

Tân Hưng

432

Hưng Thịnh, Hưng Phú, Hưng An

 

PHỤ LỤC II

TRẠM BƠM VÀ MÁY BƠM TƯỚI HIỆN CÓ TRONG TỈNH

TT

Các huyện, thành phố

Số máy bơm/trạm (cái)

Số máy bơm D15

Công suất máy (m3/giờ)

Diện tích có khả năng bơm

Ghi chú

 

 

 

 

 

D15

Máy trong dân (0,5 ha/máy)

Tổng diện tích (ha)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

77

 

2.784

8.053

10.837

 

I

MÁY BƠM

16.105

 

 

2.310

8.053

10.363

 

1

TP Vĩnh Long

1.200

 

500

 

600

600

 

2

Long Hồ

1.826

 

500

 

913

913

 

3

Mang Thít

400

 

500

 

200

200

 

4

Vũng Liêm

5.140

12

500

210

2.570

2.780

 

5

Tam Bình

156

15

500

450

78

528

 

6

Bình Minh

650

6

500

180

325

505

 

7

Bình Tân

5.019

44

500

1.470

2.510

3.980

 

8

Trà Ôn

1.714

 

500

 

857

857

 

II

TRẠM BƠM ĐIỆN

15

 

 

474

 

474

 

1

Trung Trạch

2,0

 

2500

84

 

84

 

2

Đập Dong

4,0

 

4000

120

 

120

 

3

Phú Nhuận

2,0

 

1600

60

 

60

 

4

Điểm bơm điện cố định ở Vũng Liêm

7,0

 

500

210

 

210

30 ha/điểm

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC ĐỀ NGHỊ TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ TỈNH VĨNH LONG PHÒNG, CHỐNG HẠN, MẶN VỤ ĐÔNG XUÂN 2015 - 2016 VÀ VỤ HÈ THU NĂM 2016

TT

Danh mục công trình/Đơn vị hành chính

Địa điểm (xã)

Năng lực phục vụ (ha)

Chiều dài (m)

Dự trù kinh phí (Tr. đồng)

Nhiệm vụ

Ghi chú

 

 

 

 

TỔNG CỘNG (A+B):

 

27.554

74.700

51.400

 

 

 

A

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

 

10.850

74.700

43.000

 

 

 

I

HUYỆN VŨNG LIÊM

 

1.000

6.000

10.000

 

 

 

1

Nạo vét mở rộng kênh lộ Quẹo - Rạch Đôn

Trung Thành - Trung Nghĩa

1.000

6.000

10.000

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

 

 

II

HUYỆN TRÀ ÔN

 

7.500

31.000

16.500

 

 

 

1

Nạo vét đắp bờ bao kênh Sa Rài

Nhơn Bình

1.500

16.000

8.000

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

 

 

2

Nạo vét đắp bờ bao kênh La Ghì

Xã Trà Côn-Vĩnh
Xuân, huyện Trà Ôn

6.000

15.000

8.500

"

 

 

III

HUYỆN MANG THÍT

 

1.000

7.500

4.000

 

 

 

1

Nạo vét kết hợp ĐBB sông số 1 đến sông Cái Sao

Bình Phước

1.000

7.500

4.000

"

 

 

IV

HUYỆN TAM BÌNH

 

450

20.000

7.000

 

 

 

1

Nạo vét và đắp bờ bao sông Ông Nam

Hoà Thạnh

450

20.000

7.000

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

 

 

V

HUYỆN BÌNH TÂN

 

400

5.200

3.000

 

 

 

1

Nạo vét kết hợp đắp bờ bao kênh Mười Thới

Tân Thành

400

5.200

3.000

Tạo nguồn cấp nước tưới, tiêu

 

 

VI

THỊ XÃ BÌNH MINH

 

500

5.000

2.500

 

 

 

1

Nạo vét kết hợp đắp bờ bao kênh Giữa Đồng

Xã Đông Thành, TX. Bình Minh

500

5.000

2.500

 

 

 

B

BƠM TÁT (*)

 

16.704

 

8.400

 

(Làm tròn)

 

1

Huyện Bình Tân

 

8.820

 

8.820

 

 

 

2

Huyện Vũng Liêm

 

4.104

 

4.104

 

 

 

3

Huyện Tam Bình

 

2.700

 

2.700

 

 

 

4

Thị xã Bình Minh

 

1.080

 

1.080

 

 

 

5

Huyện Trà Ôn

 

 

 

-

-

-

 

6

Huyện Long Hồ

 

 

 

-

-

-

 

7

Huyện Mang Thít

 

 

 

-

-

-

 

8

Thành phố Vĩnh Long

 

 

 

-

-

-

 

Ghi chú: (*): Kinh phí hỗ trợ chỉ tính cho diện tích bơm tập trung (trạm bơm tưới, máy bơm dầu, điểm bơm) là 2.784 ha cấp nước tưới cho lúa, rau màu được tính trên diện tích: vụ Hè Thu 4 lần bơm, vụ Đông Xuân 2 lần bơm, tổng cộng là 6 lần bơm với diện tích 16.700 ha. Định mức hỗ trợ: bằng 50% kinh phí (DT bơm x 1 triệu đồng/ha x 50%).

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐỀ NGHỊ TỈNH HỖ TRỢ CÁC HUYỆN PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN TRONG MÙA KHÔ 2015 – 2016

TT

Danh mục công trình

Địa điểm (xã)

Năng lực phục vụ (ha)

Chiều dài (m)

Dự trù kinh phí (Tr. đồng)

 

 

 

 

TỔNG CỘNG:

 

3.910

56.300

12.200

 

I

HUYỆN TRÀ ÔN:

 

960

10.100

2.200

 

1

1. Nạo vét kênh 4 - kênh Đập Vong

Hựu Thành

200

2.600

400

 

2

2. Nạo vét kênh Giữa Mỹ Lợi

Thiện Mỹ

80

1.500

300

 

3

3. Nạo vét kênh cập lộ 907 - kênh Năm Hà

Tân Mỹ

180

3.000

300

 

4

4. Nạo vét kênh Đường Cầm

Hựu Thành

500

3.000

1.200

 

II

HUYỆN TAM BÌNH:

 

570

6.200

1.000

 

5

1. Nạo vét kênh liên ấp Sóc Rừng - ấp Giữa

Loan Mỹ

370

3.000

550

 

6

2. Nạo vét kênh Sườn ấp 8

Tân Lộc

200

3.200

450

 

III

HUYỆN MANG THÍT:

 

235

3.700

1.100

 

7

1. Nạo vét kênh TLNĐ ấp Chánh Thuận - Nhì B

Chánh Hội

100

1.200

500

 

8

2. Nạo vét kênh TLNĐ ấp Tân An A- Tân Mỹ A

Chánh An

135

2.500

600

 

IV

HUYỆN LONG HỒ:

 

730

11.600

1.400

 

9

1. Nạo vét kênh Tư Khá - Út Chúc
 (ấp An Phú A)

Long An

100

1.400

200

 

10

2. Nạo vét kênh Dò Heo (ấp Long Hoà, Long Bình)

Lộc Hoà

125

1.700

250

 

11

3. Nạo vét kênh 25 - Ba Dung - Hai Lai (khu vực trạm bơm)

Phú Quới

300

5.000

500

 

12

4. Nạo vét kênh Bà Lái (ấp Hoà Thạnh 3)

Thạnh Quới

105

1.500

250

 

13

5. Nạo vét kênh Năm Bưởi - Hai Tèo - Út Trí (ấp An Thành)

Phú Đức

100

2.000

200

 

V

HUYỆN BÌNH TÂN:

 

100

3.000

1.500

 

14

1. Nạo vét, đắp bờ bao kênh Cây Sắn

Tân Hưng

100

3.000

1.500

 

VI

HUYỆN BÌNH MINH:

 

200

2.000

900

 

15

1. Nạo vét kênh Bờ Đai

Đông Thành

200

2.000

900

 

VII

HUYỆN VŨNG LIÊM:

 

1.035

16.600

2.900

 

16

1. Nạo vét kênh giữa ấp Trường Thọ - An Hoà

Trung Thành Tây

185

3.000

330

 

17

2. Nạo vét kênh Giữa + Sáu Lục

Trung An

200

2.400

370

 

18

3. Nạo vét kênh Bảy Triệu

Trung Thành Đông

100

2.000

350

 

19

4. Nạo vét kênh Đường Trâu+kênh Sáu Ngẫu

Quới An

150

2.000

500

 

20

5. Nạo vét kênh Ba Lai

Hiếu Thuận

150

2.200

500

 

21

6. Nạo vét kênh Ba Phụng

Hiếu Phụng

150

3.000

500

 

22

7. Nạo vét kênh Bảy Nhiên+kênh Hai Ngẫu

Trung Hiệp

100

2.000

350

 

VIII

THÀNH PHỐ VĨNH LONG:

 

80

3.100

1.200

 

23

1. Nạo vét rạch Ông Sung

Tân Ngãi

25

1.100

450

 

24

2. Nạo vét kết hợp đắp BB rạch Bà Cả

Tân Hoà

30

1.000

450

 

25

4.Nạo vét kênh tập đoàn 11

Tân Hoà

25

1.000

300

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2495/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

  • Số hiệu: 2495/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/11/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Phan Anh Vũ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản