ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Bình Định, ngày 09 tháng 03 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino kéo dài, thời tiết diễn biến bất thường, lượng mưa năm 2015 thiếu hụt đến 30% so với TBNN. Trong 2 tháng đầu năm 2016, lượng mưa trung bình 51 mm, thiếu hụt gần 50% so TBNN cùng kỳ (95 mm). Mực nước các sông ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ 0,3 - 0,5 m.
Các hồ chứa thủy lợi chỉ còn 58% dung tích thiết kế, bằng 75% dung tích cùng kỳ năm 2015. Các hồ chứa thủy điện còn 35% dung tích; Nhà máy thủy điện An Khê đã dừng phát điện nên không có lượng nước bổ sung cho sông Kôn từ giữa tháng 12/2015.
Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia về xu thế khí tượng, thủy văn 6 tháng đầu năm 2016, lượng mưa trên khu vực từ Trung Bộ trở vào phía Nam phổ biến thiếu hụt so với TBNN từ 30-50%; một số nơi tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng xuất hiện khô hạn gay gắt cục bộ ngay trong nửa đầu năm 2016.
Để thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn đạt hiệu quả, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và cấp nước phục vụ sản xuất năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tiếp tục thực hiện các nội dung tại Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 02/11/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino.
- Chủ động cân đối nguồn nước, thực hiện tưới tiết kiệm, tận dụng dòng chảy tự nhiên sông suối (kể cả bơm tát), khi thật cần thiết mới dùng nước hồ chứa; kiểm tra, sửa chữa ngay các trạm bơm, cống lấy nước bị rò rỉ, nạo vét kênh mương để hạn chế thất thoát nước; vận hành các trạm bơm điện vào giờ thấp điểm để giảm chi phí điện năng; củng cố các tổ, đội thủy nông nội đồng để quản lý, điều tiết tưới; chuyển đổi sang cây trồng cạn sử dụng ít nước; chỉ đạo, vận động nhân dân không gieo trồng ở nơi không bảo đảm nguồn nước nhằm hạn chế thiệt hại, đồng thời hỗ trợ cho người dân theo chính sách để ổn định sản xuất, đời sống.
- Rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao, lập phương án phòng, chữa cháy rừng cụ thể. Tăng cường kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện các điểm cháy rừng và triển khai các biện pháp chữa cháy rừng quyết liệt, hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”, không để xảy ra cháy lớn.
- Đối với các vùng nuôi trồng thủy, hải sản trong điều kiện nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn cần căn cứ vào dự báo thời tiết và tình hình tích nước của các hồ chứa, khả năng cung cấp nước ngọt để hướng dẫn người sản xuất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp; điều chỉnh lịch thời vụ, thả nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cho phép.
- Chủ động sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí, ngân sách của địa phương để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, nhận định tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, phổ biến đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động ứng phó; đề xuất kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu và vụ Mùa phù hợp với khả năng nguồn nước.
- Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo điều tiết các hồ chứa thủy điện đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
- Hướng dẫn các địa phương bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước; xây dựng phương án sử dụng nước hợp lý để chủ động ứng phó trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt; thực hiện tưới tiết kiệm, tưới tiên tiến cho lúa và cây trồng cạn (tưới theo quy trình “ướt khô xen kẽ”, nhỏ giọt, phun mưa…).
- Phối hợp với địa phương ven biển tổ chức quản lý, vận hành các công trình trên hệ thống đê không để xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
- Chỉ đạo Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi quản lý chặt chẽ nguồn nước và đảm bảo tưới chắc cho diện tích trong hệ thống. Việc sử dụng nước phát điện của hồ Định Bình, đập Văn Phong phải theo nhu cầu tưới.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng; chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong điều kiện nắng hạn; tổ chức thực hiện và hướng dẫn thực hiện chống xâm nhập mặn.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cấp nước sạch, công trình thủy lợi, kịp thời phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Chủ động kiểm tra, sửa chữa, khôi phục hoạt động của các công trình cấp nước tập trung, các giếng, ao để ứng phó với tình hình hạn hán.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ phòng, chống và khắc phục hậu quả của hạn hán, xâm nhập mặn.
3. Sở Công Thương:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa nước thủy điện để cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân vùng hạ du.
- Chỉ đạo Công ty Điện lực Bình Định bảo đảm việc cấp điện cho các trạm bơm.
4. Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định:
Tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, nhận định tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thường xuyên cung cấp cho các cơ quan liên quan và địa phương để phục vụ chỉ đạo phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Đài Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định và các cơ quan thông tin, đại chúng ở tỉnh tăng cường thông tin, truyền thông về tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, các biện pháp chỉ đạo ứng phó để cộng đồng biết và chủ động thực hiện tiết kiệm nước; biểu dương, khuyến khích những cá nhân, tổ chức tích cực và sáng tạo trong ứng phó với hạn.
6. Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế chủ động kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước, nắng nóng kéo dài.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, tổng hợp nhu cầu đề xuất UBND tỉnh xem xét hỗ trợ cho nhân dân bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn.
8. Các Hội đoàn thể:
Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tích cực bám sát địa bàn, vận động, hướng dẫn hội viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất trong điều kiện hạn hán theo nước theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để giành thắng lợi trong sản xuất, ổn định đời sống.
Yêu cầu các Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực triển khai thực hiện và thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 127/2004/QĐ-UB về thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống hạn tỉnh Gia Lai
- 2Quyết định 669/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 2208/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án giảm thiểu rủi ro ngập mặn cho người dân ở vùng hạ lưu sông Hà Thanh và sông Kôn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 4Hướng dẫn 1854/HDLS-STC-SNN&PTNT trình tự, thủ tục thực hiện và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ để ứng phó với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2015 do Sở Tài chính - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định ban hành
- 5Chỉ thị 19/2014/CT-UBND về tổ chức đợt phát động toàn dân ra quân làm thuỷ lợi nhân ngày 16/10 năm 2014 và tăng cường công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, đối phó với ảnh hưởng của El Nino do tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Quyết định 831/QĐ-UBND ban hành Phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 7Quyết định 731/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Quyết định 1174/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí chống hạn hán năm 2016 (đợt 3) do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 9Quyết định 2495/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 10Kế hoạch 643/KH-UBND về phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1Quyết định 127/2004/QĐ-UB về thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống hạn tỉnh Gia Lai
- 2Quyết định 669/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 2208/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án giảm thiểu rủi ro ngập mặn cho người dân ở vùng hạ lưu sông Hà Thanh và sông Kôn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 4Hướng dẫn 1854/HDLS-STC-SNN&PTNT trình tự, thủ tục thực hiện và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ để ứng phó với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2015 do Sở Tài chính - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định ban hành
- 5Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Chỉ thị 19/2014/CT-UBND về tổ chức đợt phát động toàn dân ra quân làm thuỷ lợi nhân ngày 16/10 năm 2014 và tăng cường công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, đối phó với ảnh hưởng của El Nino do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Quyết định 831/QĐ-UBND ban hành Phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 8Quyết định 731/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định 1174/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí chống hạn hán năm 2016 (đợt 3) do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 10Quyết định 2495/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch Phòng, chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và Hè Thu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Kế hoạch 643/KH-UBND về phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2016 thực hiện giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn do tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 08/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực