Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2450/QĐ-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 3 tháng 7 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thể dục, thể thao;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 3 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 4242/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ và thành lập Ban xây dựng “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Tờ trình số 163/TTr-TCTDTT ngày 11 tháng 6 năm 2012 về việc phê duyệt đề cương đề án Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung đề cương "Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020".
(Nội dung đề cương tại Phụ lục kèm theo)
Điều 2. Chánh Văn phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
“QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT THỂ THAO QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020”
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-BVHTTDL ngày tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT THỂ THAO QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020:
Trong những năm qua, sự nghiệp Thể dục thể thao đã và đang phát triển mạnh mẽ, đúng hướng và góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước. Cùng với sự tiến bộ về quản lý và tổ chức hoạt động thể dục thể thao, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho thể dục thể thao đã được quan tâm đầu tư xây dựng đáng kể, nhất là những công trình phục vụ SEA Games 22 năm 2003 và Indoor Games 3 năm 2009. Tuy nhiên so với yêu cầu chung về phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về rèn luyện sức khỏe và hoạt động tinh thần cũng như tương quan với khu vực thì hoạt động thể dục thể thao nước ta vẫn còn ở trình độ thấp, nhất là thể dục thể thao quần chúng. Một nguyên nhân quan trọng là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao chưa đầy đủ, đồng bộ và đúng trọng tâm để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp lý làm cơ sở cho công tác phát triển sự nghiệp thể dục thể thao nói chung và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao nói riêng. Ban Chấp hành trung ương Đảng có Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản: Chỉ thị số 133-TTg ngày 07/3/1995 về việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao, Chỉ thị số 274/TTg ngày 27/4/1996 về quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020,... cũng như nhiều văn bản khác của ngành Thể dục thể thao và các Bộ, Ngành liên quan. Tuy nhiên các nội dung về cơ sở vật chất kỹ thuật chỉ được đề cập ở từng khía cạnh mà chưa có một quy hoạch cho hệ thống cơ sở vật chất Thể dục thể thao.
Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020 để làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng của Chính phủ, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan quản lý thể dục thể thao của các địa phương, Bộ, Ngành và các cấp quản lý khác đối với đất đai, công trình và phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao. Quy hoạch còn làm cơ sở cho các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành Thể dục thể thao tại các địa phương và Bộ, Ngành, làm tiền đề cho các đối tượng (doanh nghiệp, tư nhân...) tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa đã được Đảng và Nhà nước xác định.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, thể thao đến năm 2020;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao;
- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;
- Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thể dục thể thao đến năm 2010;
- Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã phường thị trấn đến năm 2010;
- Chỉ thị số 274/TTg ngày 27 tháng 4 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển thể dục thể thao;
- Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 23 tháng 10 năm 2002 của Ban Chấp hành trung ương về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010;
- Thông tư liên ngành số 1590/TTLN ngày 23 tháng 11 năm 1996 của Tổng cục Địa chính và Tổng cục Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển thể dục thể thao;
- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BCA-UBTDTT ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Bộ Công an và Ủy ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc ban hành tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng công an nhân dân;
- Thông tư liên tịch số 67/2005/TTLT-BQP-UBTDTT ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Bộ Quốc phòng và Ủy ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác thể dục thể thao trong quân đội;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 2 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9 tháng 2 năm 2012 của Bộ KH-ĐT về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 4242/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ và thành lập Ban xây dựng “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020”.
2. Các căn cứ khác
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020;
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2020;
- Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020;
- Căn cứ số liệu hiện trạng và báo cáo quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao của các địa phương; các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Niên giám thống kê- Tổng cục Thống kê;
- Các số liệu thống kê và tài liệu khác liên quan.
- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Quan điểm quy hoạch
- Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật thể dục thể thao vừa là nền tảng, vừa là động lực hình thành và phát triển các thiết chế thể dục thể thao cơ bản của ngành thể dục thể thao. Cơ sở vật chất- kỹ thuật góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các thiết chế phục vụ nâng cao thành tích thể thao và đào tạo vận động viên trẻ; góp phần mở rộng các thiết chế phục vụ chiến lược phát triển thể thao quần chúng, thể dục thể thao trường học.
- Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo vận động viên, thi đấu thể thao thành tích cao phải mang tính chất tổng hợp, đồng bộ, hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và xu thế phát triển của các Đại hội thể thao khu vực, Châu Á, Olympic.
- Xây dựng cơ sở vật chất cho thể dục thể thao quần chúng phải thiết thực phục vụ nhu cầu luyện tập thể thao và giải trí của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng tỉnh, thành phố. Coi trọng xây dựng các công trình thể dục thể thao phúc lợi công cộng, đồng thời chú trọng các công trình có khả năng mở rộng dịch vụ công về thể dục thể thao, đặc biệt về thể thao giải trí.
- Xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao cho hệ thống giáo dục đào tạo phải chú trọng các cơ sở đào tạo giáo viên thể dục thể thao và trường học các cấp. Các công trình thể dục thể thao trường học phải đáp ứng ngay cho nhu cầu luyện tập, vui chơi giải trí trước mắt, đồng thời có định hướng phát triển hiện đại hơn trong một số năm tới.
- Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật thể dục thể thao phải chú ý bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên; vừa xây dựng, vừa chú trọng quản lý sử dụng đạt hiệu quả cao.
2. Mục tiêu quy hoạch
Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật thể dục thể thao, thu hẹp khoảng cách thiếu thốn, lạc hậu so với các nước Châu Á tiên tiến, đưa nền thể dục thể thao nước ta tiến bộ nhanh trong một số năm tới, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện chất lượng nòi giống người Việt Nam, mở rộng giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao vị thế của Việt Nam đối với khu vực và thế giới.
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH
1. Về không gian:
- Chỉ quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao do Nhà nước quản lý và đầu tư. Các cơ sở vật chất của tập thể, doanh nghiệp, tư nhân sẽ chỉ đề cập ở mức độ quan điểm, nguyên tắc, cơ chế chính sách và các mô hình chung.
- Đối với các Bộ, Ngành: ngoài cơ sở do Bộ trực tiếp quản lý, không chi tiết các cơ sở cấp thấp hơn mà chỉ đưa ra thiết chế, mô hình chung.
- Đối với các địa phương: chủ yếu cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao cấp vùng - tỉnh. Các cấp huyện, thị xã, phường chỉ đề xuất định hướng, thiết chế và mô hình chung.
- Đối với các cơ sở đào tạo: chỉ các cơ sở do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, chưa quy hoạch các cơ sở do địa phương, các Bộ, Ngành khác (Quốc phòng, Công an, Giáo dục và đào tạo) quản lý.
- Đối với công trình hành chính: đề xuất các phương án trụ sở Tổng cục Thể dục thể thao và các cơ quan trực thuộc Tổng cục Thể dục thể thao.
- Đề xuất phương án quy hoạch cơ sở vật chất cho các đơn vị thuộc liên đoàn, hiệp hội thể dục thể thao. Các cơ sở vật chất của doanh nghiệp, tư nhân sẽ chỉ đề cập ở mức độ quan điểm, nguyên tắc, cơ chế chính sách, mô hình chung.
Lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ theo Chiến lược và Quy hoạch tổng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
2. Về thời gian:
- Số liệu hiện trạng đến năm 2011;
- Quy hoạch đến năm 2020.
1. Phương pháp thu thập tài liệu: Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch. Phương pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.
2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: thực trạng về đất đai sử dụng cho thể dục thể thao, thực trạng công trình thể dục thể thao,...
3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng. Mặt khác, trong thực tế công tác thống kê các số liệu của các ngành nói chung và của ngành thể thao nói riêng còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, còn nhiều bất cập và chưa thống nhất, do vậy phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong quá trình lập quy hoạch.
4. Phương pháp dự báo, chuyên gia: Được áp dụng để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan; các yếu tố trong nước và quốc tế; các yếu tố trong và ngoài ngành Thể thao; những thuận lợi và khó khăn thách thức... có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển thể thao. Trên cơ sở đó dự kiến xây dựng hệ thống cơ sở vật chất công trình phục vụ huấn luyện và đào tạo thể thao quốc gia một cách bền vững; nghiên cứu đề xuất các trọng điểm, các dự án ưu tiên đầu tư.
5. Phương pháp bản đồ: được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung phân tích, đánh giá, tổng hợp của quy hoạch. Với các kết quả đã được nghiên cứu, thông qua phương pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu cụ thể trên biểu đồ; xác định sự phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng được nghiên cứu trên bản đồ.
VI. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH
1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành thể thao trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia;
2. Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia;
3. Xác định quan điểm mục tiêu quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020;
4. Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020;
5. Xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên;
6. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường;
7. Đề xuất cơ chế, chính sách; giải pháp, mô hình tổ chức quản lý hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP QUY HOẠCH
1. Tổ chức thực hiện
- Cơ quan phê duyệt quy hoạch: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Cơ quan trình phê duyệt : Tổng cục Thể dục thể thao
- Cơ quan chủ trì lập quy hoạch: Ban xây dựng Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020.
- Cơ quan lập quy hoạch: Ban xây dựng Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020.
- Cơ quan phối hợp: Ban quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam; Các Cục, Vụ thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các Vụ chức năng thuộc Tổng cục Thể dục thể thao; các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh/thành phố; các Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Tiến độ thực hiện: Dự kiến theo bảng sau
TT | Nội dung công việc | Thời gian |
1 | Xây dựng đề cương, dự toán và phê duyệt | Tháng 1- 6/2012 |
2 | Khảo sát thực địa, thu thập, tổng hợp và phân tích các số liệu phục vụ quy hoạch | Năm 2012 |
3 | Xây dựng phương án quy hoạch, tổng hợp nội dung dự thảo báo cáo | Tháng 6 - 7/2012 |
4 | Báo cáo lần 1 nội dung quy hoạch | Tháng 7/2012 |
5 | Chỉnh sửa, bổ sung và báo cáo Hội đồng Thẩm định cấp Bộ | Tháng 8/2012 |
6 | Chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ trình duyệt | Tháng 9/2012 |
1. Phần thuyết minh
- Báo cáo tổng hợp kèm theo bản đồ
- Báo cáo tóm tắt kèm theo bản đồ
- Phụ lục, bảng biểu minh hoạ.
- Dự thảo tờ trình xin phê duyệt và quyết định phê duyệt quy hoạch.
2. Phần bản vẽ:
01 bộ bản đồ màu theo danh mục sau
TT | Tên bản vẽ |
1 | Bản đồ hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia theo các giai đoạn đến 2011 của toàn quốc |
2 | Bản đồ hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia theo các giai đoạn đến 2011 của các vùng lãnh thổ |
3 | Bản đồ quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia theo các giai đoạn đến 2020 của toàn quốc |
4 | Bản đồ quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia theo các giai đoạn đến 2020 của các vùng lãnh thổ |
“PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
2. Căn cứ lập quy hoạch
3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch
4. Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch
5. Phương pháp lập quy hoạch
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT THỂ DỤC THỂ THAO QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2011
I-1- Các căn cứ pháp lý và quy phạm để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao
I-2- Đánh giá về đất đai cho Thể dục thể thao
I-3- Đánh giá thực trạng công trình Thể dục thể thao
I-4- Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao của các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thể dục thể thao
I-5- Nhận xét và đánh giá chung
Phần thứ hai
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT THỂ THAO QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020
II-1- Các cơ sở quy hoạch
II-1-1- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
- Toàn quốc
- Các vùng
II-1-2- Định hướng phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao
- Nhiệm vụ chính trị của công tác Thể dục thể thao
- Mục tiêu phát triển sự nghiệp TDTT đến 2020
II-1-3- Xu thế phát triển Thể dục thể thao và cơ sở vật chất kỹ thuật của các nước trong khu vực và trên thế giới
II-1-4- Các khó khăn thách thức trong phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao
II-2- Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật trong các thiết chế cơ bản của ngành Thể dục thể thao
II-2-1- Quan điểm quy hoạch và cơ sở vật chất
II-2-2- Mục tiêu quy hoạch cơ sở vật chất
II-2-3- Nhiệm vụ quy hoạch cơ sở vật chất
II-2-4- Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất trong các thiết chế cơ bản của ngành Thể dục thể thao
II-3- Nội dung quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao quốc gia
II-3-1- Quy hoạch đất giành cho hoạt động Thể dục thể thao
II-3-2- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao theo vùng, lãnh thổ
II-3-2-1- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao cấp phường, xã, thị trấn.
II-3-2-2- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao cấp quận, huyện.
II-3-2-3- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao cấp tỉnh, thành.
II-3-3- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao theo Bộ, Ngành
II-3-3-1- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao của ngành Giáo dục đào tạo
II-3-3-2- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao của Bộ Quốc phòng
II-3-3-3- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao của Bộ Công an.
II-3-3-4- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý
- Hệ thống cở sở vật chất phục vụ tổ chức ASIAD 18
- Hệ thống cở sở vật chất phục vụ tổ chức Beach Games
- Hệ thống cở sở vật chất phục vụ tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc.
- Hệ thống cở sở vật chất phục vụ tổ chức Hội khỏe Phù đổng
- Hệ thống cở sở vật chất của các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
- Hệ thống cở sở vật chất của các cơ sở đào tạo Thể dục thể thao quốc gia
- Hệ thống cở sở vật chất của các công trình phục vụ thể thao khác
Phần thứ ba
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
- Nâng cao nhận thức tư tưởng và đào tạo nguồn nhân lực
- Đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước về phát triển Thể dục, thể thao
- Phát huy vai trò, chức năng của Ủy ban Olympic Việt Nam và các Liên đoàn, Hiệp hội thể dục thể thao trong sự phát triển thể dục, thể thao cho mọi người và thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp.
- Tăng cường nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN
III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2. Các Bộ, Ban, Ngành liên quan
3. UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ”
- 1Quyết định 4242/QĐ-BVHTTDL năm 2011 về giao nhiệm vụ và thành lập Ban xây dựng "Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Quyết định 138/QĐ-TANDTC năm 2021 về thành lập Ban xây dựng “Đề án bảo trì, duy tu trụ sở của các đơn vị thuộc hệ thống Tòa án nhân dân giai đoạn 2022-2026"
- 1Quyết định 100/2005/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 67/2005/TTLT-BQP-UBTDTT phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác thể dục thể theo trong quân đội do Bộ Quốc phòng - Uỷ ban thể dục thể thao ban hành
- 3Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Luật Thể dục, Thể thao 2006
- 5Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 6Nghị định 112/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thể dục, thể thao
- 7Chỉ thị 133-TTg năm 1995 xây dựng quy hoạch phát triển ngành Thể dục - Thể thao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 274/TTg về quy hoạch và sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển thể dục-thể thao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư liên tịch 1590/TT-LN năm 1996 hướng dẫn quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao do Tổng cục địa chính - Tổng cục thể dục thể thao ban hành
- 10Quyết định 57/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Luật xây dựng 2003
- 12Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 13Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 14Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 15Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT hướng dẫn thực hiện Nghị định 112/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thể dục, Thể thao do Uỷ ban Thể dục Thể thao ban hành
- 16Nghị định 185/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- 17Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 18Quyết định 2198/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 20Quyết định 4242/QĐ-BVHTTDL năm 2011 về giao nhiệm vụ và thành lập Ban xây dựng "Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 21Quyết định 138/QĐ-TANDTC năm 2021 về thành lập Ban xây dựng “Đề án bảo trì, duy tu trụ sở của các đơn vị thuộc hệ thống Tòa án nhân dân giai đoạn 2022-2026"
Quyết định 2450/QĐ-BVHTTDL năm 2012 phê duyệt nội dung đề cương "Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 2450/QĐ-BVHTTDL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/07/2012
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Lê Khánh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra