- 1Quyết định 90/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 4Pháp lệnh Du lịch năm 1999
- 5Quyết định 08/2001/QĐ-TTg về Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 391/2002/QĐ-UB về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai
- 1Quyết định 78/2007/QĐ-UBND về Quy chế quản lý các hoạt động trong phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 245/2003/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 23 tháng 6 năm 2003 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 12/8/1991;
Căn cứ Pháp lệnh Du lịch ngày 20/02/1999;
Căn cứ Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 10/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phồng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg ngày 12/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ chuyển Khu bào tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sa Pa thành Vườn Quốc gia Hoàng Liên;
Căn cứ Quyết định số 391/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy cùa Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai;
Xét đề nghị của Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên tại tờ trình 144/TT-VQG ngày 30/5/2003,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời quản lý các hoạt động trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Điều 2. Giao cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên phối hợp với UBND các huyện Sa Pa, Than Uyên, Văn Bàn và các ngành chức năng có liên quan tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng HĐND&UBND tỉnh; Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên; Chủ tịch UBND các huyện Sa Pa, Than Uyên, Văn Bàn, Thủ trưởng các sở, ban ngành và đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI |
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 245/2003/QĐ-UB ngày 23/6/2003 của UBND tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Các hoạt động trong khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên theo quy chế này, bao gồm:
1. Hoạt động du lịch.
2. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
3. Hoạt động của người dân.
4. Các hoạt động khác như: Xây dựng các công trình kiến trúc, nhà cửa,
mở đường giao thông, xây dựng đường điện, công trình thuỷ lợi.
Điều 2. Các hoạt động trong phạm vi quản lý của Vườn Quốc gia Hoàng Liên tuân theo nguyên tắc không làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường, chất lượng rừng và tính đa dạng sinh học vốn có của Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Phải tạo được nguồn thu từ kinh doanh du lịch, nghiên cứu khoa học.vv... để tái đầu tư cho công tác bảo tồn, phát triển vốn rừng, phát triển các loại hình du lịch phù hợp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Vườn Quốc gia và góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Điều 3. Tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các hoạt dộng trong phạm vi khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên phải thực hiện quy chế này và các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học. Mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
I. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.
Điều 4. Hoạt động của khách du lịch (cá nhân, tập thể):
1.Khách du lịch có các quyển sau:
a. Được tự do lựa chọn địa điểm, chương trình du lịch lổ chức theo điểm, tuyến du lịch được quy đinh trong phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
b. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin cần thiết về các hướng tuyến, điểm du lịch, dịch vụ du lịch theo hợp đồng hoặc thỏa thuận.
c. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đăng ký và hoạt động trong phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
d. Được sử dụng dịch vụ Bảo hiểm của các tổ chức Bảo hiểm Việt Nam, các dịch vụ bảo hiểm quốc tế hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
e. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ, quản lý trong phạm vi Vườn Quốc gia.
2. Nghĩa vụ của khách du lịch
a. Phải có thẻ do tổ chức kinh doanh du lịch cấp theo mẫu quy định của Vườn Quốc gia.
b. Thực hiện nội quy, quy chế của các điểm du lịch, tuyến du lịch và cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Vườn Quốc gia Hoàng Liên (đi đúng hướng tuyến, điểm du lịch...).
c.Tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường tự nhiên của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
d. Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương.
e. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra đối với Tài nguyên môi trường và giá tri văn hóa địa phương. Thực hiện đúng các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
g. Không viết, vẽ, khắc lên cây, vách đá; không vứt rác, đồ phế thải, phóng uế xuống suối, đường đi và các điểm dừng chân, ăn nghỉ (Phải bỏ rác và đồ phế thải, phóng uế vào nơi quy đinh).
h. Cấm săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã côn trùng và cấm mang theo và sử dụng các vật có khả năng phát lửa, chất nổ, chất dễ cháy, vũ khí, chất độc và các loại chất kích thích đã quy định cấm sử dụng trên thị trường, các vật thể có mầm mống dịch bệnh vào trong khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
i. Không được tự do tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực tập, lấy mẫu vật... trên địa bàn Vườn Quốc gia Hoàng Liên nếu chưa được phép của Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên và các cơ quan có thẩm quyền.
k. Nghiêm cấm khách du lịch tự ý cắm trại và đốt lửa trong khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Trường hợp có nhu cầu cắm trại, đốt lửa trại phải được phép của Ban quản lý Vườn Quốc gia và tuân theo các quy định của Ban quản lý Vườn và hướng dẫn của cán bộ quản lý, bảo vệ rừng.
Điều 5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch sinh thái trên địa bàn Vườn Quốc gia Hoàng Liên phải thực hiện các quy định sau:
1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ, du lịch sinh thái phải đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền và ký hợp đồng với Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên theo kế hoạch hàng năm.
2. Phải có nhân viên hướng dẫn viên du lịch đủ tiêu chuẩn theo quy định của ngành du lịch theo đoàn du lịch, phổ biến cho khách du lịch thực hiện các quy định của quy chế này.
3. Trước khi tổ chức tham quan tại các điểm, tuyến du lịch trong khu vực vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên phải trình báo với Ban quản lý Vườn Quốc gia.
4. Phải phối hợp và hợp tác với Vườn Quốc gia Hoàng Liên để tổ chức, thực hiện các hoạt động trong Vườn Quốc gia theo đúng quy định tại Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
5. Cơ sở kinh doanh ăn uống không được sử dụng món ăn (thực đơn) có nguồn gốc từ động vật hoang dã, côn trùng và các sản phẩm của chúng.
6. Đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh, cấm thải các chất độc hại trong khu vực Vườn Quốc gia.
7. Các phương tiện vận chuyển, đưa đón khách phải chấp hành luật giao thông, đỗ đúng bến, đúng nơi quy định. Không được nổ máy quá to hoặc thải bỏ xăng dầu vào khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
8. Thống nhất với Ban quản lý Vườn Quốc gia về mẫu, số lượng thẻ du lịch sinh thái và nộp phí du lịch sinh thái theo kế hoạch hàng năm.
Điều 6. Quy định về tổ chức, quản lý du lịch tại các điểm, tuyến du lịch trong khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên.
1. Vườn Quốc gia Hoàng Liên phối hợp với UBND các huyện Sa Pa, Than Uyên, Văn Bàn, Sở Thương mại - Du lịch, các xã trong vùng lõi và các ngành chức năng có liên quan quản lý chặt chẽ các hoạt động du lịch diễn ra tại các điểm du lịch, tuyến du lịch trên địa bàn Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
2. UBND huyện Sa Pa, Sở Thương mại Du lịch phải thống nhất với Vườn Quốc gia việc phân công quản lý các điểm, tuyến du lịch.
Trước mắt:
- Tuyến leo núi Phan Si Păng do Vườn Quốc gia quản lý.
- Các tuyến, điểm du lịch còn lại do UBND huyện Sa Pa quản lý, nhưng phải phối hợp chặt chẽ với Vườn Quốc gia và Sở Thương mại Du lịch để tổ chức thực hiện.
Điều 7. Đối với hướng dẫn viên du lịch, người dẫn đường cho khách du lịch phải thực hiện quy định sau:
1. Hướng dẫn viên du lịch phải quản lý khách, hướng dẫn khách thực hiện nội quy, quy chế của điểm, tuyến du lịch trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
2. Khi giới thiệu với khách du lịch về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học
của Vườn Quốc gia Hoàng Liên cũng như phong tục tập quán, văn hoá của cộng
đồng các dân tộc sống trong vùng lõi Vườn Quốc gia phải đảm bảo tính thống
nhất, chính xác, khách quan, khoa học.
3. Hướng dẫn khách du lịch phải đảm bảo đúng điểm, tuyến du lịch.
4. Hướng dẫn viên du lịch được miễn phí du lịch khi có thẻ hướng dẫn viên du lịch do Sở Thương mại Du lịch cấp.
5. Ngoài việc chấp hành các quy định tại Điều này, hướng dẫn viên du lịch phải tuân thủ các quy định tại khoản 2 – Điều 5 quy chế này.
II. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
Điều 8. Tổ chức, cá nhân các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, trong phạm vi rừng và đất rừng do Vườn Quốc gia Hoàng Liên quản lý phải thực hiện quy định sau:
1. Phải được phép của UBND tỉnh nếu là người nước ngoài và Ban quản lý Vườn Quốc gia nếu là người trong nước và được cấp "Giấy phép hoạt động trong phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên" cho đoàn và thẻ du lịch cho từng cá nhân. Giấy phép hoạt động trong phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên do Vườn Quốc gia han hành để thuận tiện cho việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động du lịch.
2. Phải ký kết hợp đồng cụ thể và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban quản lý Vườn Quốc gia.
3. Phải gửi báo cáo kết quả ngoại nghiệp và báo cáo kết quả nghiên cứu đã được xét duyệt và công bố cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
4. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.., không được làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Điều 9. Trường hợp lấy mẫu vật phải thực hiện các quy đinh sau:
1. Phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Lào Cai và tuân theo sự kiểm tra, giám sát của Ban quản lý Vườn Quốc gia.
2. Phải gửi lại 1 bộ mẫu vật cho Ban quản lý Vườn Quốc gia.
3. Trường hợp lấy mẫu vật đem ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 10. Phải trả tiền thuê hiện trường nghiên cứu khoa học, thanh toán các chi phí sưu tầm mẫu vật trong khu vực vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên cho Ban quản lý Vườn Quốc gia theo quy định.
Điều 11. Các hoạt động của người dân sống trong khu vực rừng và đất rừng do Vườn Quốc gia Hoàng Liên quản lý phải thực hiên các quy định sau:
1. Người dân sống trong khu vực Vườn Quốc gia phải có giấy tờ chúng minh là người địa phương hoặc có thẻ do Vườn Quốc gia cấp.
2. Không tự do đưa khách du lịch đi vào trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, đi vào các điểm, tuyến du lịch, khu vực rừng có biển cấm.
3. Không chặt cây, hái hoa, bẻ cành, lấy măng nứa, sạt; Không săn bắn, bẫy bắt, xua đuổi động vật hoang dã, côn trùng kể cả trên cạn, dưới nước và các sản phẩm khác của các khu vực rừng thuộc quyền quản lý của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
4. Cấm đốt lửa trong rừng, ven rừng, đốt nương làm rẫy, lấn chiếm đất rừng, đào bới nổ mìn, san ủi, khai thác khoáng sản, đất đá, đào đắp ngăn nguồn sinh thủy trong khu vực quản lý của Vườn Quốc gia.
5. Cấm phát luỗng rừng để trồng mới thảo quả trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia. Việc trồng thảo quả trong khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên phải theo thiết kế và quy hoạch của cơ quan có thẩm quyển và phải tuân thủ sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban quản lý Vườn Quốc gia.
6. Không thả rông gia súc trong rừng.
7. Không mang các loại súng săn, cung nỏ, hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào trong các khu rừng thuộc quyền quản lý của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
8. Không thả hoặc nuôi các loài động vật, thực vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ vào trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
9. Đất đang sản xuất của các hộ dân trong vùng lõi phải được rà soát giao cho từng hộ, Nếu lấy củi đun phải thực hiện theo hướng dẫn của Ban quản lý Vườn Quốc gia.
Điều 12. Nhân dân sống trong vùng lõi và ngoài vùng lõi khi đi ra, vào, hoạt động trong khu vực rừng quản lý của Vườn Quốc gia Hoàng Liên phải thực hiện nội quy bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia và các quy định pháp luật vềquản lý, bảo vệ rừng.
IV. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
Điều 13. Các hoạt động xây dựng đầu tư như: Xây dựng công trình kiến trúc, nhà cửa, mở đường giao thông, xây dựng đường điện, công trình thủy lợi, sản xuất được phép chuyển đổi mục đích đất lâm nghiệp... trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên phải tuân theo các quy định sau:
1. Các chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ bản và các dự án khác trong phạm vị rừng và đất rừng do Vườn Quốc gia Hoàng Liên quản lý phải thực hiện trách nhiệm sau:
a. Các dự án xây dựng cơ bản phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và nằm trong quy hoạch chung của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
b. Các dự án về nông - lâm nghiệp và dự án khác phải do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cho phép.
c. Phải phối hợp và hợp tác với Vườn Quốc gia Hoàng Liên trong quá trình lập và thiết kế dự án.
d. Các hoạt động thi công của chủ đầu tư phải theo đúng thiết kế và tuân theo hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
e. Nghiêm cấm các hoạt động trong khi thi công làm ô nhiêm môi trường, phá hủy tự nhiên.
2. Vườn Quốc gia Hoàng Liên có nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các hoạt động thi công của chủ đầu tư.
Điều 14. Các hoạt động Quay phim, chụp ảnh, hoạt động thể thao, văn hóa, khám phá, thăm dò... trong khu vực rừng và đất rừng do Vườn Quốc gia Hoàng Liên quản lý thực hiện theo quy định sau đây:
+ Được phép quay phim, chụp ảnh lưu niệm và phong cảnh.
+ Các hoạt động khác (như: Quay phim, chụp ảnh theo chương hình nghiên cứu, các hoạt động thể thao, văn hóa, khám phá, thăm dò...) phải đăng ký và chỉ được thực hiện khi được phép của UBND tỉnh (trường hợp có yếu tố nước ngoài) và Ban quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên (trường hợp trong nước).
Điều 15. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế này. Tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định trong bán quy chế này và có tinh thần tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, phái triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... của Vườn Quốc gia Hoàng Liên thì được xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng theo quy định.
1. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại quy chế này, vi phạm các quy định về quản lý, bao vệ rừng, quản lý tài nguyên, Pháp luật về du lịch thì bị đình chỉ ngay hành vi vi phạm và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
2. Tịch thu mọi vật dụng như các loại súng săn, cung nỏ, hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy và các vật thể có mầm mống dịch bệnh nếu khách du lịch tự ý mang vào khu vực Vườn Quốc gia quản lý.
3. Tập thể, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của quy chế này và các quy định Pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng: Pháp luật về du lịch thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Điều 17. Giao cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Sa Pa, Than Uyên, Văn Bàn, UBND các xã thuộc khu vực Vườn Quốc gia và các sở ban, ngành chức năng liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần thay đổi, bổ sung Vườn Quốc gia Hoàng Liên có trách nhiệm tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 78/2007/QĐ-UBND về Quy chế quản lý các hoạt động trong phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 78/2007/QĐ-UBND về Quy chế quản lý các hoạt động trong phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 90/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 4Pháp lệnh Du lịch năm 1999
- 5Quyết định 08/2001/QĐ-TTg về Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 391/2002/QĐ-UB về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai
Quyết định 245/2003/QĐ-UB về Quy chế tạm thời quản lý hoạt động trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- Số hiệu: 245/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/06/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Đặng Quốc Lộng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2003
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực