- 1Luật du lịch 2005
- 2Quyết định 90/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 4Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/2007/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 20 tháng 12 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Quyết định số: 90/2002/QĐ-TTg ngày 12/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sa Pa thành Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai;
Theo đề nghị của Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên tại Tờ trình số 153/TTr-VQG ngày 03/10/2007 và Báo cáo thẩm định số 167/BC-STP ngày 08/10/2007 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
(Kèm theo QĐ số: 78/2007/QĐ-UBND ngày 20/12/2007 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
1. Vị trí địa lý của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên:
Vườn Quốc Gia Hoàng Liên nằm trên địa bàn các xã thuộc huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai và huyện Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu.
Toạ độ địa lý:
Từ 220 00’ đến 220 23’ vĩ độ bắc;
Từ 1030 00’ đến 1040 00’ kinh độ đông.
2. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định quản lý các hoạt động trong phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên (VQG Hoàng Liên) bao gồm:
a) Hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng nhằm bảo tồn và duy trì tình trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc trưng, đại diện các quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen, các đặc trưng địa mạo, giá trị tinh thần, thẩm mỹ và nhân văn.
b) Hoạt động nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho công tác bảo tồn và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nêu tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Hoạt động du lịch và giáo dục môi trường: Tham quan, học tập, các hoạt động văn hoá, giải trí và du lịch sinh thái.
d) Hoạt động của người dân và các hoạt động khác nhằm tạo điều kiện cải thiện chất lượng đời sống của nhân dân đang sinh sống trong và vùng giáp ranh VQG Hoàng Liên.
đ) Các hoạt động tác động đến VQG Hoàng Liên bao gồm: Xây dựng các công trình: thuỷ điện, đường giao thông, đường điện, thuỷ lợi, các công trình thu phát tín hiệu, nhà cửa và các công trình khác.
3. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, bản, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân người nước ngoài có các hoạt động trong phạm vi VQG Hoàng Liên.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý, mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Hoàng Liên
1. Nguyên tắc quản lý
Các hoạt động trong phạm vi VQG Hoàng Liên phải tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này. Đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, tính đa dạng sinh học và chất lượng rừng. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ và hoạt động tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, nghiên cứu khoa học trong phạm vi VQG Hoàng Liên được dùng để tái đầu tư cho công tác bảo vệ và phát trỉên rừng, bảo tồn và duy trì hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen quý hiếm và đặc hữu theo quy định của pháp luật, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
a) Mục tiêu
Bảo tồn bền vững hệ sinh thái rừng núi cao thuộc hệ thống dãy núi Hoàng Liên Sơn với kiểu sinh thái đặc trưng á nhiệt đới.
b) Nhiệm vụ
Quản lý bảo vệ rừng và đất rừng, bảo vệ hệ đa dạng sinh học với nhiều loài động, thực vật hoang dã quý hiếm và đặc hữu, phục hồi hệ sinh thái rừng và cảnh quan, tạo điều kiện cho các loài động, thực vật tồn tại và phát triển.
Nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các thuật ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau
1. Vườn Quốc gia: Là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loại sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp (Điểm a, khoản 1, Điều 13 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng sau đây viết tắt là Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg).
2. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Là khu vực được bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên như: mẫu chuẩn hệ sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng và hệ sinh thái (Điểm a, khoản 1, Điều 14 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg).
3. Phân khu phục hồi sinh thái: Là khu vực được quản lý bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết (Điểm b, khoản 1, Điều 14 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg).
4. Phân khu dịch vụ - hành chính: Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí (Điểm c, khoản 1, Điều 14 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg).
Mục 1: QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ SỬ DỤNG RỪNG
Điếu 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chặt phá, khai thác rừng, thu thập mẫu vật, mẫu gen trái phép trong rừng.
2. Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng, côn trùng trái phép.
3. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng, trừ sâu bệnh, sinh vật hại rừng.
4. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.
5. Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, trong rừng mới trồng, rừng non. Nuôi, trồng, thả vào rừng các loại động, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản, các dịch vụ lâm nghiệp và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của rừng.
7. Mang trái phép chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy, khí đốt vào rừng; gây tiếng nổ, tiếng ồn; xây dựng, treo, gắn, đóng các loại biển trái phép trong phạm vi VQG Hoàng Liên.
8. Viết, vẽ, khắc lên cây, vách đá, thải các loại chất thải sinh hoạt, chất thải động cơ và các chất thải khác trong khu vực VQG Hoàng Liên.
9. Lấn, chiếm, phát luỗng rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép. Giao kho¸n rừng, cho thuê rừng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng trái pháp luật.
10. Đập phá, tháo dỡ các công trình phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái.
11. Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực tập, lấy mẫu vật và các hoạt động khác thuộc địa bàn VQG Hoàng Liên khi chưa được phép của ban quản lý VQG Hoàng Liên và các cơ quan có thẩm quyền.
12. Tự do đi lại ngoài tuyến du lịch đã đăng ký mua vé đối với khách du lịch.
13. Cắm trại và đốt lửa trong khu vực VQG Hoàng Liên khi chưa được Lãnh đạo VQG Hoàng Liên cho phép hoặc không tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ quản lý, bảo vệ rừng.
14. Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
Điều 5. Các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR)
Hàng năm VQG Hoàng Liên căn cứ phương án PCCCR của tỉnh, triển khai và thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác PCCCR có hiệu quả, bao gồm:
1. Kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR của VQG Hoàng Liên.
2. Tuyên truyền, tập huấn, tổ chức diễn tập PCCCR quy mô nhỏ cấp thôn hoặc cấp xã.
3. Tham mưu giúp các xã trong vùng lõi kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR và đội ứng cứu nhanh của xã; tổ xung kích của các thôn.
4. Chuẩn bị công cụ, phương tiện theo phương châm bốn tại chỗ.
5. Thường xuyên kiểm tra công tác PCCCR tại cơ sở.
1. Việc tổ chức du lịch sinh thái trong khu vực VQG Hoàng Liên phải thực hiện theo Dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Được lập các tuyến đường mòn, lều trú chân, cắm biển chỉ dẫn để tuần tra kết hợp phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái. Tuyệt đối không được làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng. Chiều rộng mặt đường mòn tối đa không quá 1,5m.
3. Trong phân khu phục hồi sinh thái: Được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ - du lịch quy định như sau:
a) Đối với diện tích thuê môi trường rừng đặc dụng đến dưới 50 ha. Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lich sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích đựơc thuê, trong đó 5% diện tích để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, 15% diện tích còn lại làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe.
b) Đối với diện tích thuê từ 50 ha trở lên, mức độ tác động tối đa là 15% tổng diện tích được thuê, trong đó 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, 10% diện tích còn lại làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe.
Phần diện tích được thuê, các công trình kết cấu hạ tầng phải được xác định rõ trên bản đồ và ngoài thực địa, thông qua hệ thống các loại biển báo.
4. Trong phân khu dịch vụ hành chính, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu khoa học: Tỉ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng không được vuợt quá 20% diện tích để phục vụ du lịch.
5. Trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng các công trình phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và chỉ được tiến hành xây dựng sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1. VQG Hoàng Liên thường xuyên theo dõi cập nhật số liệu diễn biến rừng trong phạm vi quản lý và vùng giáp ranh.
2. Trồng rừng, phục hồi rừng, cải tạo rừng.
a) Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ duy trì diễn thế tự nhiên của rừng, không trồng rừng hoặc thực hiện các tác động kỹ thuật lâm sinh khác.
b) Trong phân khu phục hồi sinh thái phải tôn trọng diễn thế tự nhiên; việc phục hồi hệ sinh thái rừng thực hiện chủ yếu bằng biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng; trường hợp cần thiết phải trồng rừng thì ưu tiên trồng cây bản địa của khu rừng đó.
c) Trong phân khu dịch vụ - hành chính được trồng rừng, cải tạo rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng.
Điều 8. Sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên trong phạm vi VQG Hoàng Liên
1. Đối tượng rừng đặc dụng được phép tác động, điều chỉnh
a) Trong phân khu phục hồi sinh thái được sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để điều chỉnh mật độ, cấu trúc, nâng cao chất lượng và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng và hệ sinh thái.
b) Trong phân khu dịch vụ - hành chính được tận thu, tận dụng những cây gỗ đã chết, gẫy đổ và những cây trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình theo quy hoạch; được khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ trừ các loại thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ.
c) Trường hợp cần khai thác các nguồn gen phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển rừng phải thực hiện theo quy định: làm rõ loài, số lượng mẫu vật, gen sưu tầm và thời gian sưu tầm. Ngoài ra còn phải thực hiện theo sự hướng dẫn, quản lý và giám sát của VQG Hoàng Liên.
2. Thẩm quyền cho phép sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên: Uỷ ban nhân tỉnh Lào Cai là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế và cấp phép để sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên trong VQG Hoàng Liên.
Điều 9. Chuyển mục đích sử dụng rừng
Trước khi thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác trong phạm vi VQG Hoàng Liên, chủ đầu tư dự án, công trình phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Xuất trình với VQG Hoàng Liên các loại giấy phép hợp pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
a) Đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân Việt Nam:
- Quyết định phê duyệt dự án, công trình, giấy phép xây dựng (Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân);
- Giấy phép đăng ký kinh doanh, Quyết định chỉ định thầu hoặc Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu (Đối với doanh nghiệp).
b) Đối với cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ nhân thân hợp pháp; Các loại giấy phép có liên quan đến Dự án, công trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (Trường hợp Điều ước quốc tế mà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định này, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó).
2. Hồ sơ nộp VQG Hoàng Liên bao gồm:
a) Các văn bản giấy tờ có liên quan đến dự án, công trình (bản sao có công chứng);
b) Dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường do việc chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án, công trình;
đ) Phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng chuyển mục đích và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đảm bảo việc đầu tư trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển đổi mục đích.
3. Khi triển khai dự án, công trình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, các chủ đầu tư dự án, công trình phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Thống nhất với VQG Hoàng Liên về những nội dung có liên quan đến quá trình thực hiện dự án, công trình;
b) Triển khai việc giải phóng mặt bằng sau khi công tác thống kê, đền bù đã hoàn tất;
c) Chịu sư kiểm tra giám sát của VQG Hoàng Liên đối với một số nội dung có liên quan trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án, công trình.
4. Các hoạt động của dự án, công trình trong phạm vi VQG Hoàng Liên chỉ được triển khai khi đã thực hiện đầy đủ các điều kiện tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Mục 2: QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, GIẢNG DẠY, THỰC TẬP TRONG PHẠM VI VQG HOÀNG LIÊN
Điều 10. Các hoạt động nghiên cứu và công tác quản lý
1. Các hoạt động gồm: Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong phạm vi VQG Hoàng Liên.
2. Khi thực hiện các hoạt động tại khoản 1 Điều này phải theo quy định tại Điều 52 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; các Điều 54, Điều 56 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (NĐ 23/2006/NĐ-CP); Điều 21 Quyết định 186/2006/QĐ-TTg và các quy định sau:
a) Đối với tổ chức, cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài phải được sự cho phép (bằng văn bản) của UBND tỉnh Lào Cai.
b) Đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam phải có giấy giới thiệu của Thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương và sự đồng ý của Lãnh đạo VQG Hoàng Liên.
c) Người chủ trì hoăc chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động tại khoản 1 Điều này phải ký cam kết trách nhiệm cụ thể với VQG Hoàng Liên. Quá trình thực hiện phải tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của VQG Hoàng Liên. Các hoạt động này không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, tính đa dạng của VQG Hoàng Liên.
d) Thông báo lại kết quả nghiên cứu (bằng văn bản) cho Ban Lãnh đạo VQG Hoàng Liên.
Điều 11. Trình tự lấy các loại mẫu gen, mẫu vật trong phạm vi VQG Hoàng liên
Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân muốn lấy các loại mẫu gen, mẫu vật trong phạm vi VQG Hoàng Liên, phải tuân theo các yêu cầu sau đây:
1. Làm các thủ tục theo quy định trước khi vào nghiên cứu, lấy mẫu (quy định tại điều 10).
2. Trước khi tiến hành lấy mẫu gen, mẫu vật phải thống nhất với Ban Lãnh đạo VQG Hoàng Liên về thời gian, chương trình, địa điểm và phương pháp tiến hành lấy mẫu gen, mẫu vật.
3. Trong khi lấy mẫu phải tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của VQG Hoàng Liên.
4. Sau khi lấy mẫu gen, mẫu vật xong phải nộp 01 bộ cho VQG Hoàng Liên.
Điều 12. Các khoản chi phí khi nghiên cứu khoa học
Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi tiến hành nghiên cứu, giảng dạy, thực tập, lấy mẫu trong phạm vi VQG Hoàng Liên (Tuỳ theo số lượng người) phải thanh toán các khoản chi phí gåm:
a) Chi phí thuê hiện trường;
b) Chi phí sưu tầm mẫu vật;
c) Chi phí giám sát;
d) Các chi phí khác (nếu có).
2. VQG Hoàng Liên phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan trình UBND tỉnh quy định cụ thể các khoản thu liên quan đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thuộc phạm vi VQG như: Nghiên cứu khoa học, dịch vụ, du lịch, tham quan, học tập và các khoản thu khác. Thực hiện việc thu, nộp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các khoản thu, chi theo quy định.
Mục 3: QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Điều 13. Các hoạt động du lịch và dịch vụ
1. Các hoạt động du lịch trong phạm vi VQG Hoàng Liên thực hiện theo quy định tại Điều 53 luật Bảo vệ và phát triển rừng; các Điều 55, Điều 56 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 cuả Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản khác có liên quan.
2. Các hình thức du lịch sinh thái trong VQG Hoàng Liên hướng tới du lịch - dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của du khách bao gồm:
a) Tìm hiểu, khám phá thiên nhiên;
b) Tìm hiểu, khám phá văn hoá bản địa;
c) Quan sát tập tính của các loài động, thực vật trong môi trường hoang dã;
d) Cắm trại đúng nơi quy định;
đ) Đi bộ, leo núi, đi xe đạp, lội suối và các hoạt động khác theo quy định;
e) Du lịch kết hợp với hội thảo, giáo dục bảo tồn thiên nhiên.
3. Tổ chức các loại dịch vụ trong phạm vi VQG Hoàng Liên phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về các điều kiện kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm và dưới sự kiểm tra giám sát của VQG Hoàng Liên.
Điều 14. Quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
1. Khách du lịch trong phạm vi VQG Hoàng Liên có các quyền sau đây:
a) Được tự do lựa chọn địa điểm, tuyến du lịch trong các điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, cho phép thực hiện trong phạm vi VQG Hoàng Liên;
b) Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đăng ký và hoạt động trong phạm vi VQG Hoàng Liên;
c) Sử dụng hướng dẫn viên, người dẫn đường mang vác hành lý và các dịch vụ khác của VQG Hoàng Liên;
d) Được sử dụng dịch vụ bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm Việt Nam, các dịch vụ bảo hiểm quốc tế hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ quản lý trong phạm vi VQG Hoàng Liên theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Trách nhiệm, nghĩa vụ của khách du lịch và các tổ chức kinh doanh du lịch
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch chỉ được kinh doanh theo tuyến đã được cấp có thẩm quyền cho phép, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về các tuyến, điểm, dịch vụ du lịch theo hợp đồng hoặc theo thoả thuận. Chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và các quy định của Quy chế này;
b) Trường hợp khách du lịch ngủ qua đêm trong phạm vi VQG Hoàng Liên phải ngủ tại các điểm, các trạm dừng chân theo quy định.
c) Mua vé, nộp các loại phí tham quan và các loại phí dịch vụ khác theo quy định;
d) Kịp thời thông báo ngay với VQG Hoàng Liên, Trạm Kiểm lâm gần nhất hoặc cán bộ của VQG Hoàng Liên khi phát hiện thấy có đám cháy hoặc các hành vi gây tổn hại đến rừng, đồng thời cùng tham gia giải quyết vụ việc;
đ) Thực hiện nội quy, quy chế của VQG Hoàng Liên về hoạt động du lịch tại các điểm du lịch, tuyến du lịch và cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn VQG Hoàng Liên (đi đúng tuyến, điểm du lịch);
e) Tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường tự nhiên của VQG Hoàng Liên;
g) Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá, phong tục tập quán của địa phương;
h) Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra đối với tài nguyên môi trường và giá trị văn hoá địa phương. Thực hiện đúng các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 15. Trách nhiệm và quyền hạn của VQG Hoàng Liên
1. VQG Hoàng Liên có trách nhiệm bồi dưỡng những kiến thức về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và các thông cần thiết khác phục vụ hoạt động du lịch, dịch vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, người mang vác hành lý chuyên nghiệp có đủ các điều kiện theo quy định nhằm phục vụ tốt nhất đối với khách du lịch khi tham quan, du lịch trong phạm vi VQG Hoàng Liên.
2. Tổ chức các tua du lịch và các hoạt động du lịch, dịch vụ khác trong phạm vi VQG Hoàng Liên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy định của Luật Du lịch ngày 14/6/2005.
3. Cử cán bộ giám sát đi cùng hành trình tuyến leo núi Phan Xi Păng và các tuyến khác.
4. Vào mùa khô hanh, tuỳ theo từng thời điểm, tình hình cụ thể để đảm bảo an toàn cho khách du lịch và công tác PCCCR những ngày cao điểm, nguy cơ cao dễ xảy ra cháy rừng, VQG Hoàng Liên thông báo cho các công ty lữ hành, doanh nghiệp được biết:
a) Khống chế số lượng du khách trong ngày vào thăm quan VQG Hoàng Liên;
b) Những khu vực và thời gian khách du lịch và những người không phận sự không được đến; hoặc khước từ du khách vào khu vực nguy hiểm.
5. Cắm các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển báo PCCCR, công bố sơ đồ quy hoạch du lịch, nội quy, quy chế của VQG Hoàng Liên và các biển báo, biển chỉ dẫn khác phù hợp với quy định của pháp luật theo phân cấp quản lý.
6. Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, tập thể, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi VQG Hoàng Liên chấp hành đúng các quy định nêu tại Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan; Phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý đối với các trường hợp vi phạm.
1. Được sự đồng ý cho phép của Lãnh đạo VQG Hoàng Liên bằng văn bản;
2. Trước khi tổ chức cho khách đi du lịch vào VQG Hoàng Liên và các điểm, tuyến du lịch do VQG Hoàng Liên quản lý phải trình báo với VQG Hoàng Liên theo quy định;
3. Phối hợp và hợp tác với VQG Hoàng Liên để tổ chức, thực hiện các hoạt động trong Vườn Quốc gia theo đúng quy định tại Quyết định 186/2006/QĐ-TTg và Quy chế này;
4. Cơ sở kinh doanh ăn uống phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; đảm bảo đầy đủ các điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật;
5. Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh;
6. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về vận chuyển, đưa đón khách du lịch; các phương tiện vận tải đỗ đúng bến, đúng nơi quy định.
Điều 17. Đối với hướng dẫn viên du lịch, người dẫn đường và người mang vác hành lý cho khách du lịch
1. Hướng dẫn viên du lịch dẫn khách vào trong phạm vi VQG Hoàng Liên phải có thẻ hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Đồng thời chấp hành đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đã qua lớp tập huấn về công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác PCCCR, đa dạng sinh học, công tác quản lý và phát triển du lịch (do VQG Hoàng Liên tổ chức);
b) Khi giới thiệu với khách du lịch về điều kiện tự nhiên, đa dạng của VQG Hoàng Liên cũng như phong tục tập quán, văn hóa bản địa của cộng đồng các dân tộc sống trong VQG Hoàng Liên phải đảm bảo tính thống nhất, chính xác, khách quan, khoa học;
c) Hướng dẫn khách du lịch phải đảm bảo đúng điểm, tuyến du lịch theo hợp đồng và tuân thủ các quy định có liên quan của VQG Hoàng Liên.
2. Người dẫn đường, mang vác hành lý là người đã được cấp Giấy chứng nhận đã qua lớp tập huấn về công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác PCCCR, đa dạng sinh học, công tác quản lý và phát triển du lịch (do VQG Hoàng Liên tổ chức).
3. Giám đốc VQG Hoàng Liên cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. VQG Hoàng Liên, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công ty lữ hành và cá nhân tham gia các hoạt động du lịch có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, vận động và thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức cho du khách; có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động du lịch, dịch vụ; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động du lịch, dịch vụ gây ra đối với môi trường.
2. Khách du lịch, cộng đồng dân cư trong VQG Hoàng Liên, các tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh và quảng bá cho VQG Hoàng Liên, di sản của ASEAN.
3. VQG Hoàng Liên có trách nhiệm lồng ghép công tác giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học cho du khách tham quan cũng như cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng lõi VQG Hoàng Liên thông qua các hoạt động du lịch sinh thái trong kế hoạch hoạt động hàng năm.
Điều 19. Ổn định đời sống dân cư trong VQG Hoàng Liên
1. Việc ổn định đời sống dân cư trong VQG Hoàng Liên thực hiện theo Điều 54 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Điều 23, Điều 24 của Quyết định 186/2006/QĐ-TTg.
2. Diện tích đất ở, ruộng, vườn và nương rẫy của nhân dân đã canh tác từ lâu đời và đã được cấp quyền sử dụng đất, không tính vào diện tích của VQG Hoàng Liên, được thể hiện trên bản đồ, cắm mốc ranh giới rõ ràng trên thực địa và quản lý theo pháp luật về đất đai.
Điều 20. Các hoạt động của nhân dân
Nhân dân đang sinh sống trong phạm vi VQG Hoàng liên (thường trú, tạm trú) phải thực hiện các quy định tại Điều 5 Quy chế này và Luật Cư trú của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 12 tháng 12 năm 2006. Đồng thời phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Những người dân có đủ các điều kiện được ra vào khu vực Vườn Quốc Gia Hoàng Liên phải đeo thẻ có dán ảnh, do VQG Hoàng Liên cấp (miễn phí).
2. Không phát luỗng, mở rộng diện tích để trồng thảo quả và các loại cây trồng khác thuộc phạm vi VQG Hoàng Liên.
3. Khi phát hiện thấy người có hành vi xâm hại đến rừng, đất rừng, tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi VQG Hoàng Liên hoặc cháy rừng phải thông báo ngay cho cán bộ kiểm lâm địa bàn, trưởng thôn, lãnh đạo xã, cán bộ của VQG Hoàng Liên, tham gia chữa cháy rừng khi được trưng tập, huy động.
4. Không thực hiện các hoạt động khác làm tổn hại đến rừng, đất rừng, sinh vật và tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi VQG Hoàng Liên.
1. UBND tỉnh Lào Cai khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng các dự án vừa và nhỏ phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển của địa phương, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài để người dân có cơ hội được tham gia.
2. Xây dựng các mô hình nông, lâm nghiệp và các loại mô hình khác phù hợp với địa phương, khuyến khích nhân dân tham gia và nhân rộng mô hình.
3. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho người dân bằng nhiều hình thức khác nhau về tác dụng của rừng, nội dung quy định trong các văn bản của tỉnh, của Nhà nước có liên quan đến lâm nghiệp và VQG Hoàng liên.
Mục 5: QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Điều 22. Các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
1. Các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng các công trình bao gồm: đường giao thông, đường điện, thủy lợi, thuỷ điện, kiến trúc, các loại công trình thu phát tín hiệu, nhà cửa và các công trình khác trong phạm vi VQG Hoàng Liên phải thực hiện theo quy định của pháp luật, các quy định tại Điều 10 Quy chế này và các quy định sau:
a) Các dự án về sản xuất nông - lâm nghiệp phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và cho phép;
b) Phối hợp và hợp tác với VQG Hoàng Liên trong triển khai và thi công;
c) Các hoạt động thi công phải theo đúng thiết kế được phế duyệt và chịu sự kiểm tra, giám sát của VQG Hoàng Liên;
d) Các hoạt động thi công không được làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên.
2. VQG Hoàng Liên có trách nhiệm hướng dẫn và tham gia một số hoạt động mang tính chất chuyên môn về lâm nghiệp.
Điều 23. Các hoạt động có tính chất văn hoá, thể dục thể thao
Các hoạt động có tính chất văn hoá, thể dục, thể thao bao gồm: Quay phim, chụp ảnh, các hoạt động thể thao, văn hoá văn nghệ, khám phá, thăm dò và các hoạt động khác trong phạm vi VQG Hoàng Liên thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và chấp hành các quy định sau đây:
1. Đối với tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài:
a) Được sự cho phép của UBND tỉnh Lào Cai bằng văn bản;
b) Xuất trình các loại giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ liên quan đến từng hoạt động cụ thể sẽ tiến hành;
c) Gửi kế hoạch hoặc lịch trình cho VQG Hoàng Liên chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành các hoạt động nêu trên.
2. Đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước:
a) Khi tổ chức các hoạt động thể thao, văn hoá có quy mô lớn từ cấp tỉnh, phải được sự cho phép của UBND tỉnh Lào Cai. Các hoạt động khác phải có giấy giới thiệu, văn bản đề nghị và đã được phép của Lãnh đạo VQG Hoàng Liên;
b) Gửi kế hoạch hoặc lịch trình cho VQG Hoàng Liên chậm nhất 05 ngày trước khi tiến hành các hoạt động nêu trên.
3. Thống nhất với Lãnh đạo VQG Hoàng Liên về thời gian, chương trình, địa điểm và phương pháp tổ chức trước khi tiến hành các hoạt động cụ thể.
4. Chịu sự kiểm tra, giám sát của VQG Hoàng Liên đối với một số nội dung liên quan trong suốt thời gian diễn ra các hoạt động.
5. Nộp đầy đủ phí và lệ phí khác theo quy định.
1. Các hoạt động chưa quy định cụ thể trong Quy chế này có liên quan và ảnh hưởng đến rừng, đất rừng trong phạm vi VQG Hoàng Liên quản lý được thực hiện theo các quy định của pháp luật, các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Các hoạt động do cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài bắt buộc phải được sự đồng ý cho phép (bằng văn bản) của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
3. Các hoạt động do cá nhân, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong nước, phải được sự đồng ý cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai hoặc Lãnh đạo VQG Hoàng Liên.
4. Tuân thủ sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của VQG Hoàng Liên.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài chấp hành tốt Quy chế này và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến lâm nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động bảo về và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, phát triển các loại hình du lịch trong phạm vi VQG Hoàng Liên. Được khen thưởng hoặc đề nghị các cấp khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
1. Cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm quy chế này hoặc vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tập thể, cá nhân nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của Quy chế này và các quy định khác về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 27. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thực hiện quy chế
VQG Hoàng Liên, UBND các xã vùng lõi và vùng giáp ranh với VQG Hoàng Liên có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền sâu rộng Quy chế này cho cán bộ, nhân dân đang sinh sống trong phạm vi VQG Hoàng Liên và vùng giáp ranh hiểu rõ, hiểu sâu và hiểu đầy đủ về các nội dung của Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Các công ty, doanh nghiệp lữ hành, các nhà hàng khách sạn có tổ chức Tua du lịch, kinh doanh du lịch, dịch vụ có trách nhiệm vận động mọi người cùng tham gia thực hiện tốt Quy chế này và các văn bản khác có liên quan.
1. VQG Hoàng Liên chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND huyện Sa Pa; UBND huyện Tam Đường, UBND huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu triển khai thực hiện Quy chế này và thực hiện một số hoạt động có liên quan trong phạm vi VQG Hoàng Liên và vùng giáp ranh.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ảnh về VQG Hoàng Liên để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 245/2003/QĐ-UB về Quy chế tạm thời quản lý hoạt động trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 13/2024/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
- 1Quyết định 245/2003/QĐ-UB về Quy chế tạm thời quản lý hoạt động trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 13/2024/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
- 1Luật du lịch 2005
- 2Quyết định 90/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 4Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
Quyết định 78/2007/QĐ-UBND về Quy chế quản lý các hoạt động trong phạm vi Vườn Quốc gia Hoàng Liên do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- Số hiệu: 78/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/12/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Nguyễn Hữu Vạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/12/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực