Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24 /2008/QĐ-UBND | Tân An, ngày 03 tháng 7 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG GIỮA SỞ TƯ PHÁP, CÔNG AN TỈNH VÀ VĂN PHÒNG UBND TỈNH TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 07/11/2006 của UBND tỉnh Long An ban hành Quy định về thủ tục, trình tự và thời hạn giải quyết công việc hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp; được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 48/2007/QĐ-UBND ngày 11/10/2007 của UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ngày 11/4/2008 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 586/TTr-STP ngày 24/6/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa Sở Tư pháp, Công an tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh trong giải quyết việc hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh tổ chức triển khai thi hành Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thi hành Quyết định này./.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG GIỮA SỞ TƯ PHÁP, CÔNG AN TỈNH VÀ VĂN PHÒNG UBND TỈNH TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24 /2008/QĐ-UBND Ngày 03 /7/2008 của UBND tỉnh Long An)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa Sở Tư pháp, Công an tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh (sau đây gọi là: cơ quan) trong giải quyết việc hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là: việc hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp).
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Thủ tục hành chính công khai, đơn giản, rõ ràng.
2. Nhận yêu cầu và trả kết quả tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước để giải quyết công việc kịp thời, chính xác, đúng pháp luật cho tổ chức, cá nhân.
Điều 3. Điều kiện thực hiện
1. Thủ trưởng mỗi cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra các đơn vị nghiệp vụ có liên quan thuộc quyền quản lý trong giải quyết việc hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp. Bảo đảm thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 07/11/2006 của UBND tỉnh ban hành Quy định về thủ tục, trình tự và thời hạn giải quyết công việc hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp; được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 48/2007/QĐ-UBND ngày 11/10/2007 của UBND tỉnh.
2. Việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Trong quá trình phối hợp không làm giảm vai trò, trách nhiệm và không cản trở công việc của nhau. Đối với những công việc phát sinh vượt quá thẩm quyền của mỗi cơ quan hoặc những vấn đề phức tạp thì báo cáo và đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết.
Điều 4. Thời hạn
Thời hạn để giải quyết công việc theo Quy chế này là ngày làm việc theo quy định của pháp luật.
Chương II
NỘI DUNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Trách nhiệm trong việc đề nghị thẩm tra, xác minh và trình ký hồ sơ:
a) Trường hợp theo quy định pháp luật phải tiến hành thẩm tra, xác minh hoặc qua xem xét hồ sơ thấy cần làm rõ thêm các vấn đề có liên quan để làm cơ sở giải quyết yêu cầu về hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp của đương sự, Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị, kèm theo hồ sơ gửi Công an tỉnh trong thời hạn quy định.
b) Đối với những việc hộ tịch, quốc tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và tiến hành các thủ tục có liên quan, Sở Tư pháp phải có văn bản, kèm theo hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
c) Việc chuyển giao hồ sơ đề nghị thẩm tra, xác minh và trình ký được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về công tác văn thư.
2. Thời hạn đề nghị thẩm tra, xác minh hồ sơ:
a) Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài: Không quá 03 ngày, kể từ ngày hoàn tất thủ tục phỏng vấn hai bên nam, nữ kết hôn theo quy định pháp luật;
b) Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của trẻ em;
c) Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam; xin trở lại quốc tịch Việt Nam; cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; thôi quốc tịch Việt Nam; xác nhận mất quốc tịch Việt Nam: Không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
d) Hồ sơ lý lịch tư pháp: Không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Thời hạn trình ký hồ sơ:
Không quá 03 ngày, kể từ ngày hồ sơ đã hoàn tất các thủ tục có liên quan theo quy định, Sở Tư pháp phải có văn bản, kèm theo hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Điều 6. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Trên cơ sở văn bản đề nghị, kèm theo hồ sơ có liên quan do Sở Tư pháp chuyển đến, Công an tỉnh có trách nhiệm thẩm tra, xác minh và thông báo kết quả trong thời hạn quy định để Sở Tư pháp giải quyết yêu cầu cho đương sự.
2. Trường hợp Công an tỉnh không thể thông báo kết quả thẩm tra, xác minh đúng thời hạn quy định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Sở Tư pháp làm cơ sở trả lời và gia hạn cho đương sự.
Đối với những trường hợp Công an tỉnh đã tiến hành tra cứu, xác minh, nhưng cần tiếp xúc với đương sự để làm rõ các nội dung có liên quan, Công an tỉnh có văn bản đề nghị Sở Tư pháp mời đương sự đến làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.
3. Kết quả thẩm tra, xác minh được Công an tỉnh giao trả hồ sơ cho Sở Tư pháp theo đúng quy định của pháp luật về công tác văn thư.
4. Thời hạn thẩm tra, xác minh hồ sơ:
Thời hạn thẩm tra, xác minh hồ sơ được tính kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp. Cụ thể:
a) Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài: Không quá 20 ngày;
b) Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: Không quá 30 ngày;
c) Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam: Không quá 40 ngày;
d) Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; thôi quốc tịch Việt nam; cấp giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam: Không quá 20 ngày;
đ) Hồ sơ lý lịch tư pháp: Đối với hồ sơ trong tỉnh không quá 10 ngày; trường hợp cần xác minh ngoài tỉnh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày.
Điều 7. Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình ký kèm theo hồ sơ có liên quan do Sở Tư pháp chuyển đến, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, trình ký và trả kết quả giải quyết cho Sở Tư pháp.
2. Trường hợp Văn phòng UBND tỉnh không thể trả kết quả đúng thời hạn quy định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Sở Tư pháp giải quyết yêu cầu cho đương sự.
3. Khi có kết quả, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm thông báo, Sở Tư pháp đến Văn phòng UBND tỉnh nhận kết quả.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an tỉnh và Chánh Văn phòng UBND tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này; tổ chức niêm yết công khai để các cơ quan, tổ chức, cá nhân biết thực hiện và giám sát, kiểm tra. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ được phân công theo chức năng thẩm quyền và theo Quy chế này.
2. Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm định kỳ hàng năm và báo cáo kết quả UBND tỉnh.
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện, Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Giám đốc Công an tỉnh và Chánh Văn phòng UBND tỉnh thường theo dõi, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy chế này cho phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế./.
- 1Quyết định 29/2008/QĐ-UBND về quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp tại sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Quyết định 07/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 299/2008/QĐ-UBND phê duyệt đề án áp dụng cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc liên quan trực tiếp tới công dân giữa Sở Tư pháp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Công an tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 18/2009/QĐ-UBND về quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa Sở Tư pháp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và xã phường, thị trấn trong việc giải quyết hộ tịch thuộc thẩm quyền cấp tỉnh do tỉnh Long An ban hành
- 4Quyết định 1718/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển hoạt động Lý lịch tư pháp giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 5Quyết định 7167/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện các quy định của pháp luật về Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 16/2008/QĐ-UBND quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 4Quyết định 29/2008/QĐ-UBND về quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp tại sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 5Quyết định 48/2007/QĐ-UBND sửa đổi thủ tục, trình tự và thời hạn giải quyết công việc hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 6Quyết định 52/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về thủ tục, trình tự và thời hạn giải quyết công việc hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 7Quyết định 07/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 299/2008/QĐ-UBND phê duyệt đề án áp dụng cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc liên quan trực tiếp tới công dân giữa Sở Tư pháp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Công an tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 18/2009/QĐ-UBND về quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa Sở Tư pháp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và xã phường, thị trấn trong việc giải quyết hộ tịch thuộc thẩm quyền cấp tỉnh do tỉnh Long An ban hành
- 9Quyết định 1718/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển hoạt động Lý lịch tư pháp giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 10Quyết định 7167/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện các quy định của pháp luật về Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 24/2008/QĐ-UBND về quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa Sở Tư pháp, Công an tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong giải quyết việc hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền cấp tỉnh do tỉnh Long An ban hành
- Số hiệu: 24/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/07/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Dương Quốc Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra