Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/1999/QĐ-UB

Lào Cai, ngày 28 tháng 01 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Quyết định số: 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xã và các văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban dân tộc và miền núi hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư thực hiện chương trình phát triển KT-XH các xã ĐBKK;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lào Cai,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định tạm thời về quản lý vốn đầu tư thực hiện chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai (gọi tắt là CT 135 )

Điều 2. Giao cho Ban chỉ đạo chương trình của tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, các xã thuộc chương trình tổ chức thực hiện quyết định này, đồng thời tập hợp vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện thị xã, Chủ tịch UBND các xã thuộc CT 135, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Lộng

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định 24/1999/QĐ-UB ngày 28/01/1999 của UBND tỉnh Lào Cai)

Thực hiện quyết định số: 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu và các văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban dân tộc và miền núi hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư thực hiện chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn (CT 135). UBND tỉnh Lào Cai quy định cụ thể về cơ chế quần lý, sử dụng vốn đầu tư thực hiện chương trình 135 như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Đối tượng áp dụng:

Cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư thực hiện chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn được áp dụng cho 115 xã của tinh ( danh sách kèm theo quyết định số: 135/QĐ.TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ). Những xã không thuộc đối tượng ưu tiên đầu tư chương trình 135, thì đầu tư thông qua các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh.

2. Phạm vi áp dụng:

Tại phần II, Điều 1 của Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 cụ thể như sau:

- Nhiệm vụ nói tại mục 3 về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và mục 5 về đào tạo nâng cao trình đạo cán bộ xã thuộc chương trình theo quyết định 135/1998/QĐ-TTg.

3. Dự án, Chủ dự án và Chủ đầu tư:

Lấy huyện là đơn vị dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã. Xã là tiểu dự án.

Chủ tịch UBND huyện là Chủ đầu tư đồng thời tà Chủ dự án

4. Các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã ĐBKK:

+ Vốn ngân sách Nhà nước (kể cả vốn của các Chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ).

+ Vốn vay tín dụng theo kế hoạch nhà nước.

+ Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và các cộng đồng dân cư.

+ Vốn đóng góp của nhân dân trong xã (tiền vốn, lao động, vật tư...)

5. Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn đầu tư:

+ Công trình xây dựng ở xã phải thực hiện dân chủ trong nhân dân và được HĐND, UBND xã thông qua.

+ Vốn đầu tư của chương trình phải công khai cho dân biết (thông báo vốn, sử dụng vốn, thanh quyết toán) giảm tối thiểu các chi phí kể cả các khâu không trực tiếp để tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đảm bảo sử dụng tối đa vốn trong tổng mức vốn đầu tư được duyệt cho công trình.

+ Các công trình thi công phải ưu tiên sử dụng lao động trong xã thực hiện, nhằm gắn quyền lợi, trách nhiệm, tình cảm của người dân với công trình được đầu tư tại xã. Vừa giải quyết việc làm, vừa để có thu nhập cho nhân dân địa phương.

+ Các xã có công trình đầu tư phải có ít nhất 2 người (cán bộ chủ chốt thuộc Đảng ủy, UBND hoặc cán bộ đoàn thể của xã) tham gia trong ban quản lý công trình và có 1 bộ phận giám sát quá trình thi công, thanh quyết toán, huy động vốn trong dân...

II. CƠ CHẾ ĐẨU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở XÃ:

1. Nguyên tắc hỗ trợ đầu tư:

+ Các nguồn vốn đầu tư cho các xã ĐBKK đều phải được kế hoạch hóa do Ban chỉ đạo chương trình của tỉnh thống nhất trình UBND tỉnh quyết định và giao chỉ tiêu kế hoạch trên cơ sở đề nghị của xã có ý kiến của huyện.

+ Nguồn vốn do Nhà nước hỗ trợ kết hợp với lao động tại chỗ và các nguồn lực khác để xây dựng các công trình hạ tầng như: đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, trường học, trạm y tế, trụ sở... Nhà nước hỗ trợ vốn và kỹ thuật.

+ Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình khác được lồng ghép để đầu tư thống nhất theo chương trình 135. Vốn đầu tư phải bố trí tập trung đế thi công dứt điểm công trình trong 1 năm. Trường hợp đặc biệt không quá 2 năm.

2. Phân định nhiệm vụ đầu tư xây dựng CSHT ở các xã ĐBKK:

a) Đầu tư công trình giao thông:

Vốn của chương trình này đầu tư cho:

- Đường nội xã nối từ trung tâm xã về các thôn, bản của xã (Đường xe máy, B = 2m ).

- Đường từ trung tâm cụm xã hoặc từ đường ô tô liên xã về trung tâm xã (Đường cấp A, B giao thông nông thôn )

- Vốn hỗ trợ của nhà nước đầu tư xây dựng công trình là phá đá, xây đúc, thi công bằng máy (nếu có). Phần đất do xã huy động dân tự làm.

b) Đầu tư công trình thủy lợi:

Các công trình phục vụ tưới tiêu cho nhiều xã hoặc công trình thủy nông có vốn đầu tư lớn hơn một tỉ đồng không đầu tư bằng nguồn vốn chương trình này.

Công trình thủy lợi nhỏ dưới một tỉ đồng, công trình tưới tiêu trong phạm vi của xã được đầu tư bằng nguồn vốn chương trình 135, nguồn vốn do Nhà nước hỗ trợ để làm các hạng mục xây, đúc, đầu tư thiết bị... còn phần đào đắp đất vận chuyển vật liệu đất đá, phải huy động lao động của xã tham gia thực hiện.

c) Đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt:

Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng một số điểm cấp nước tập trung phù hợp với quy hoạch dân cư của xã. Các biện pháp công trình: Công trình tự chảy, bể chứa, giếng nước,... nhà nước hỗ trợ phần xây lắp, vật tư thiết bị còn phần đào đắp đất vận chuyển vật liệu phải huy động lao động của xã tham gia. Những nơi dân cư sống phân tán thiếu nguồn nước phải quy hoạch, sắp xếp lại dân cư để cấp nước.

d) Đầu tư công trình điện:

Đầu tư hệ thống điện phân định như sau:

+ Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng đường trục hạ thế sau trạm biến áp để đưa điện về trung tâm cụm hộ gia đình (bình quân mỗi xã từ 2 - 5 km) Đường dây từ đường trục về các hộ do các hộ tự đầu tư. Những hộ sống rải rác quá xa trạm hạ thế đầu tư quá tốn kém phải quy hoạch sắp xếp lại dân cư.

+ Những xã thôn bản trong những năm trước mắt chưa có điều kiện đưa điện lưới về nhưng có khả năng sử dụng năng lượng khác như thủy điện nhỏ thì dùng vốn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng các trạm thủy điện nhỏ (không đầu tư các trạm thủy điện có công suất lớn).

đ) Đầu tư các công trình văn hóa, y tế, giáo dục:

+ Trường học chủ yếu đầu tư bằng nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia hoặc các nguồn tài trợ, Chương trình 135 đầu tư hỗ trợ một phần. Nơi nào chưa có hoặc còn làm tạm thì lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư và xây dựng lâu dài

+ Trạm y tế xã đầu tư bằng nguồn vốn của chương trình Quốc gia dân số KHHGĐ.

e) Trụ sở xã: Nơi nào chưa có Trụ sở làm việc cho xã thì được đầu tư. Tùy theo điều kiện có thể xây dựng nhà xây cấp IV hoặc bằng gỗ.

3. Huy động và sử dụng vốn đầu tư:

a) Nguồn lực tại chỗ:

Các công trình xây dựng tại xã đều phải huy động nhân dân trong xã đóng góp, chủ yếu là công lao động của dân. Những xã đóng góp bằng tiền, vật liệu phải cân đối vào nhu cầu của công trình. Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tính toán lên kế hoạch báo cáo UBND huyện để huy động sử dụng cho từng công trình, trước hết là sử dụng toàn bộ ngày công lao động công ích trong năm được giao chỉ tiêu kế hoạch. Lao động huy động được hưởng trợ cấp 10.000 đồng/công theo định mức để đảm nhận khối lượng công việc của xã theo dự toán duyệt.

b) Nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ:

Chủ yếu đầu tư cho các hạng mục cần vật tư kỹ thuật, vật liệu không có ở địa phương và công lao động kỹ thuật công trình do UBND tỉnh quản lý phán bổ giao đến từng dự án căn cứ vào thiết kế dự toán để thực hiện.

c) Các nguồn vốn khác:

Đầu tư trên địa bàn do UBND tỉnh giao kế hoạch lồng ghép.(Có kế hoạch cân đối lồng ghép với các nguồn vốn khác )

III. CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA:

l. Xây dựng và tổng hợp kế hoạch:

a) Cấp xã:

Hàng năm căn cứ quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã. UBND huyện hướng dẫn UBND xã đề xuất các dự án cụ thể cần đầu tư cho năm kế hoạch để thông qua Hội đồng nhân dân xã vào tháng 7 về kế hoạch các dự án đầu tư thuộc chương trình 135, báo cáo UBND huyện.

b) Cấp huyện:

UBND huyện chỉ đạo các phòng ban giúp việc tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết và tổng hợp kế hoạch đầu tư cho các xã ĐBKK trong huyện thành một mục tiêu riêng trong năm kế hoạch bao gồm: Nguồn vốn huy động tại chỗ, vốn đề nghị cấp trên hỗ trợ để đầu tư cho các xã ĐBKK trình UBND tỉnh.

c) Cấp tỉnh:

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở Tài chính, Kho bạc và các Sở chuyên ngành, các huyện thị tổng hợp kế hoạch đầu tư của các xã ĐBKK trên địa bàn toàn tỉnh trình UBND tỉnh quyết định.

2. Giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã ĐBKK:

Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch chương trình 135 cho UBND huyện (Chủ dự án) trong đó xác định rõ chi tiết từng danh mục kinh phí từng công trình trên địa bàn (cho từng xã ĐBKK trên địa bàn huyện quản lý).

3. Xử lý trong quá trình thực hiện:

Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Ban chỉ đạo chương trình 135 điều hành xử lý cụ thể những vướng mắc tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện.

4. Báo cáo thực hiện kế hoạch:

Hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm các cấp: Xã, huyện phải có báo cáo lên cấp trên đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Trong đó xác định rõ kết quả đạt được và tiến độ thực hiện, những vấn đề tồn tại, đề xuất giải pháp, chính sách và những kiến nghị. Ban chỉ đạo chương trình sẽ tổng hợp và phối hợp các ngành có liên quan để giải quyết, những vấn đề vượt quá quyền hạn sẽ trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

IV. CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG:

1. Điều kiện khởi công xây dựng công trình:

Tất cả các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng trước khi khởi công xây dựng đều phải được ghi trong kế hoạch hàng năm và đảm bảo đầy đủ các thủ tục trình tự XDCB theo quy định.

2. Thực hiện quy trình đầu tư và xây dựng:

Nguyên tắc quản lý sử dụng vốn đầu tư đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. Các công trình hạ tầng xây dựng ở các xã ĐBKK (thuộc chương trình 135) hầu hết có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp nên được vận dụng để giảm bớt thủ tục theo quy định chung của Nhà nước về đầu tư và xây dựng. Xã có trách nhiệm lựa chọn địa điểm và bố trí đất để xây dựng công trình. Các dự án, công trình đầu tư mới được lập và trình UBND tỉnh hoặc ủy quyền cho UBND huyện phê duyệt cụ thể như sau:

- Công trình có mức vốn dưới 200 triệu đồng ủy quyền cho Chủ tịch UBND huyện phê duyệt một bước bao gồm cả dự án đầu tư và TKKT - dự toán công trình.

- Công trình có mức vốn từ 200 triệu đồng và đến 500 triệu đồng được lập dự án, thiết kế KT - dự toán một bước do Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt dự án, TKKT- dự toán,

- Công trình có mức vốn lớn hơn 500 triệu đồng phải thực hiện theo quy định tại QĐ số: 01/QĐ-UB ngày 9/1/1997, QĐ số 36/1998/QĐ-UB ngày 9/3/1998 của UBND tỉnh Lào Cai về quy định quản lý đầu tư và xây dựng.

- Các công trình dưới 1 tỷ đồng cho phép chỉ định thầu: dưới 200 triệu đồng do Chủ tịch UBND huyện quyết định chọn thầu, từ 200 triệu đồng trở lên do UBND tỉnh quyết định chọn thầu.

-Thủ tục lập thiết kế - dự toán:

+ Dưới 200 triệu đồng do Công ty tư vấn hoặc các phòng ban chuyên môn có đủ năng lực của huyện, thị xã lập.

+ Trên 200 triệu đồng do các tổ chức tư vấn có đủ tư cách pháp nhân lập.

+ Trường học, trạm xá nhà cấp IV, nhà gỗ thiết kế định hình, theo từng khu vực do các công ty tư vấn lập.

+ Đường giao thông theo QĐ số 150 của UBND tỉnh Lào Cai.

- Trong dự án, thiết kế - dự toán lập phải xác định rõ:

+ Phần Nhà nước hỗ trợ gồm các loại vật tư chủ yếu, xây lắp, công kỹ thuật...

+ Phần xã, dân đóng góp: Lao động, vật tư, tiền vốn (bằng lao động nghĩa vụ và ngoài dân công nghĩa vụ...) 1 công lao động tính 10.000 đồng/ ngày công (theo định mức).

- Khi ký hợp đồng thi công phải quy định rõ phần nhân dân tham gia, kinh phí được hưởng và phần do các tổ chức nhận thầu thực hiện.

- Huy động lao động xây dựng công trình của xã do: UBND xã chịu trách nhiệm. Mỗi công trình UBND xã, HĐND xã cử người giám sát và báo cáo công khai kết quả sử dụng phần dự toán chi phí xã được hưởng (Chi phí huy động dân công)

3. Quản lý tài chính:

- Vốn hỗ trợ đầu tư của nhà nước cho các công trình hạ tầng xây dựng ở các xã ĐBKK (thuộc chương trình 135) được quản lý tập trung tại Kho bạc Nhà nước huyện.

- Dự án công trình được triển khai thực hiện khi có kế hoạch và đủ thủ tục quy định và được cấp phát vốn sau khi đã có khối lượng thực hiện theo phiếu giá nghiệm thu giai đoạn.

- Kho bạc huyện cấp phát theo tiến độ thực hiện và thanh toán công trình sau khi đã được thẩm định khối lượng, chất lượng công trình đã thực hiện theo đúng thiết kế kỹ thuật - dự toán.

- Tạm ứng trước 30% vốn kế hoạch cho Ban quản lý dự án để có kinh phí Thanh toán cho lao động tham gia xây dựng công trình.

- Kho bạc huyện có trách nhiệm báo cáo UBND huyện và các ngành hàng quý, cả năm về tình hình giải ngân và thanh quyết toán vốn.

- Ban quản lý dự án huyện quyết toán công trình.

- Kho bạc tỉnh chỉ đạo Kho bạc huyện thẩm định quyết toán. Tổng hợp báo Ban chỉ đạo chương trình 135 tỉnh và UBND tỉnh.

V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, HÀNH CHƯƠNG TRÌNH:

1. Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình:

a) Cấp tỉnh:

Thành tập ban chỉ đạo chương trình 135 của tinh do đồng chí Chủ tịch hoặc phó Chủ lịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Sở Kế hoạch và đầu tư là Thường trực và các thành viên thuộc các ngành có liên quan. (Có quyết định thành lập ban chỉ đạo tỉnh và quy chế làm việc của Ban)

b) Cấp huyện:

Thành lập Ban chỉ đạo huyện do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch huyện làm trưởng ban; Phòng Kế hoạch và Đầu tư là thường trực và các thành viên thuộc các phòng, ban có liên quan.

Sử dụng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện hiện có và bổ sung thêm cán bộ cho đủ kiện quản lý. Trong đó xã có công trình thì cử 2 thành viên của xã tham gia ban quản lý dự án huyện (thuộc các công trình của xã đó). Là đồng chí Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch xã và 1 cán bộ tham gia điều hành do xã cử.

Sử dụng tổ tư vấn thực hiện các nhiệm vụ thẩm định cho các dự án được phân cấp

c) Cấp xã:

UBND xã có dự án chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy do xã phân công ổn định thực hiện, phối hợp quản lý, chỉ đạo với ban quản lý ở huyện:

Gồm: 1 Lãnh đạo xã tham gia là thành viên ban quản lý.

1 Cán bộ phối hợp đôn đốc điều hành

1 Cán bộ theo dõi Tài chính: Đóng góp của dân các khoản thanh toán đến dân.

2. Phân cấp quản lý đầu tư:

a) Cấp huyện (Chủ đầu tư):

+ Huyện căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và đề nghị của xã để bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ đạo hướng dẫn việc lập dự án cụ thể đối với các xã ĐBKK để có cơ sở định hướng đầu tư cho từng xã.

+ Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, tổ tư vấn của huyện phối hợp với các cơ quan chuyên ngành kỹ thuật để lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán và thẩm định hồ sơ các công trình đầu tư ở các xã ĐBKK để trình UBND tỉnh phê duyệt dự án và quyết định đầu tư hoặc theo ủy quyền của tỉnh tổ chức chỉ đạo việc lập, thẩm định và phê duyệt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã ĐBKK theo quy định đã ban hành (Tại các quyết định số 01/QĐ-UB ngày 9/1/1997, QĐ số: 36/1998/QĐ-UB ngày 9/3/1998 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định cụ thể về quản lý đầu tư và xây dựng).

+ Tổ chức chỉ đạo triển khai đầu tư ở các xã.

+ Chỉ đạo, huy động các nguồn lực tại chỗ trên địa bàn huyện để hỗ trợ đầu tư cho các xã. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư ở các xã ĐBKH.

+ Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm của các xã ĐBKK (Theo nội dung và biểu mẫu thống nhất) cho Ban chỉ đạo chương trình 135 tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc tỉnh và các Sở, ban ngành có liên quan. Các huyện không giao lại kế hoạch do tỉnh đã giao.

b) Cấp xã:

+ Xây dựng kế hoạch nhu cầu đầu tư các lĩnh vực cần đầu tư, lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên các công trình đầu tư ở xã để đề xuất với huyện, tỉnh bố trí vào kế hoạch hàng năm.

+ Là cấp thụ hưởng của chương trình, có trách nhiệm tham gia chỉ đạo thực hiện dự án. Giám sát thực thi và thanh toán với dân

+ Tổ chức huy động nguồn lực trên địa bàn xã kể cả huy động lao động, đóng góp tiền, vật tư để thực hiện dự án, nhất là huy động lực lượng tao động tại chỗ tham gia xây dựng công trình.

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày kí ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Ban chỉ đạo chương trình 135 của tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.