Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2377/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 05 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008; Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp y tế; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2014 quy định về một số cơ chế chính sách phát triển y tế;

Căn cứ Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hợp tác góp vốn, liên doanh để mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh phê chuẩn Đề án xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 - 2021;

Xét Tờ trình số 218/TTr-SYT ngày 28 tháng 8 năm 2017 của Giám đốc Sở Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xã hội hóa một số hoạt động y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, giai đoạn 2017 - 2021 (có đề án kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, giám sát, đôn đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La triển khai thực hiện Đề án đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.

2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về xây dựng công trình y tế; quản lý, sử dụng tài sản đúng mục đích đầu tư, đúng quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nội vụ; Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ban VH-XH HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các đ/c Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT,VX.NQ. 20 bản.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thủy

 

ĐỀ ÁN

XÃ HỘI HÓA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
(phê duyệt kèm theo Quyết định số 2377/QĐ-UBND Ngày 05 tháng 9 năm 2017của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.

2. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

3. Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2009.

4. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.

7. Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

8. Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

9. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.

10. Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế.

11. Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập.

12. Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 của liên Bộ: Y tế - Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế áp dụng cho các Bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

13. Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp.

14. Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

15. Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập.

16. Quyết định số 6197/QĐ-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quản lý dịch vụ thuê, khoán bên ngoài Bệnh viện.

17. Công văn số 3893/BYT-KH-TC ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC .

18. Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 118-KL/TW ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

19. Kết luận số 582-TB/TU ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về chủ trương triển khai thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.

20. Nghị quyết số 299/2009/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2009 của HĐND tỉnh quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 43/2013/NQ-HĐND ngày 14 tháng 3 năm 2013 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 299/2009/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2009 của HĐND tỉnh quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La.

21. Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh phê chuẩn Đề án xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 - 2021.

22. Nghị quyết số 54/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc địa phương quản lý;

23. Công văn số 771/TTHĐND ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến về Đề án xã hội hóa một số hoạt động y tế, giai đoạn 2017 - 2023 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 

1. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La trực thuộc Sở Y tế, là tuyến điều trị cao nhất của ngành y tế tỉnh, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh; là cơ sở đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện; là Bệnh viện thực hành cho sinh viên của Trường Cao đẳng y tế Sơn La; là cơ quan nghiên cứu khoa học y học ứng dụng cấp Bệnh viện, cấp Ngành, Đề tài nhánh cấp Bộ, cấp Nhà nước; Bệnh viện là đơn vị thực hiện và hỗ trợ cấp cứu thảm họa, dịch bệnh cho các cơ sở y tế trong tỉnh.

1.1. Quy mô Bệnh viện

Tháng 7 năm 2016 Bệnh viện được nâng hạng I với qui mô 500 giường điều trị (Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc xếp hạng lại đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La; Quyết định số 1029/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc nâng quy mô giường bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La). Đến nay tổng số giường bệnh thực kê tại Bệnh viện là 580 giường. Hiện tại Bệnh viện đã triển khai được 70% các kỹ thuật chuyên môn của Bệnh viện hạng I.

Tổng diện tích Bệnh viện: 37.960 m2; Kết cấu hạ tầng gồm 21 tòa nhà từ 1 đến 5 tầng, một số tòa nhà được xây dựng từ năm 1976.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân trong toàn tỉnh.

- Đào tạo cán bộ nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện.

- Chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn cho 10 Bệnh viện huyện và 7 Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh; Hàng năm đào tạo 400 - 500 sinh viên trường Cao đẳng y tế; các bác sĩ theo định hướng chuyên khoa của các Bệnh viện tuyến huyện.

- Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các đề tài nhánh cấp Bộ theo các đề tài cấp quốc gia, các đề tài nghiên cứu của Bệnh viện và ngành y tế trong tỉnh.

- Phòng bệnh: Song song với công tác khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng của Bệnh viện. Củng cố khu vực điều trị cách ly tại khoa truyền nhiễm, sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh.

- Quan hệ quốc tế: Phối hợp và thực hiện các Chương trình điều trị HIV/AIDS của các tổ chức quốc tế VECHAP, Tổ chức thầy thuốc lưu động Mỹ, Tổ chức Jica - Nhật Bản tài trợ, hỗ trợ.

- Kinh tế trong y tế: Bệnh viện thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP từ năm 2004 về tự chủ một phần kinh phí từ nguồn thu là bệnh nhân thuộc diện trực tiếp chi trả viện phí, các dịch vụ phục vụ bệnh nhân khác, v.v...

1.3. Cơ cấu tổ chức (Quyết định số 1944/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La).

a) Lãnh đạo Bệnh viện: Gồm Giám đốc và 04 Phó Giám đốc.

b) Các khoa, phòng: 31 khoa, phòng và tương đương.

- Các Phòng chức năng (7): Kế hoạch tổng hợp, Tổ chức cán bộ, Tài chính kế toán, Hành chính quản trị, Vật tư và trang thiết bị, Điều dưỡng; Chỉ đạo tuyến.

- Các Khoa lâm sàng (18): Khám bệnh, Ngoại tổng hợp, Ung bướu, Phẫu thuật gây mê hồi sức, Sản, Nhi, Tai mũi họng, Mắt, Răng hàm mặt, Truyền nhiễm, Nội Tim mạch, Nội tổng hợp, Nội A, Cấp cứu, Hồi sức cấp cứu - chống độc, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng.

- Trung tâm (01): Chấn thương chỉnh hình.

- Các khoa Cận lâm sàng (5): Hóa sinh; Chẩn đoán hình ảnh; Huyết học; Dược; Kiểm soát nhiễm khuẩn.

c) Đội ngũ cán bộ y tế

STT

Phân loại

2014

2015

2016

 

Tổng số:

350

350

350

1

Tiến sỹ Y + Chuyên khoa cấp II

1

2

2

2

Thạc sỹ Y + Chuyên khoa cấp I

40

44

44

3

Tiến sỹ Dược + Chuyên khoa cấp II

0

0

0

4

Thạc sỹ Dược + Chuyên khoa cấp I

3

3

3

5

Bác sỹ

30

36

43

6

Dược sỹ đại học

3

3

3

7

Điều dưỡng đại học

14

14

14

8

Kỹ thuật viên đại học

4

4

4

9

Nữ hộ sinh đại học

3

3

3

10

Y sỹ

9

7

6

11

Dược sỹ cao đẳng và trung học

14

13

12

12

Điều dưỡng cao đẳng và trung học

121

120

116

13

Nữ hộ sinh cao đẳng và trung học

11

10

10

14

Đại học khác

16

17

17

15

Cao đẳng và trung học khác

8

7

8

16

Kỹ thuật viên cao đẳng và trung học y

32

32

32

17

Cán bộ khác

41

35

33

1.4. Thực trạng trang thiết bị y tế của Bệnh viện

- Trang thiết bị y tế (TTBYT) của Bệnh viện được cung cấp chủ yếu từ nguồn ngân sách hàng năm; Nguồn chương trình quốc gia phòng, chống dịch (rất ít và không thường xuyên); một phần từ nguồn vốn ODA của Đức đã có từ năm 2007 với số tiền khoảng 28 tỷ đồng; Từ năm 2010 - 2015, mỗi năm Bệnh viện được đầu tư thêm một số trang thiết bị y tế khoảng 8 - 33 tỷ đồng. Thiết bị hiện đại mới nhất được đầu tư cuối năm 2015 là máy chụp cộng hưởng từ.

- Hiện tại, Bệnh viện có 88 chủng loại TTBYT với số lượng 1.000 máy, trong đó gần 80% TTBYT đã sử dụng trên 5 năm, có thiết bị sản xuất từ năm 1995. Nhiều thiết bị đã xuống cấp, sửa chữa bảo trì liên tục, một số TTBYT phải thanh lý do cũ và không có linh kiện vật tư thay thế. Với tình trạng luôn quá tải bệnh nhân nên số lượng và chủng loại TTBYT như hiện nay không thể đáp ứng tốt được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Hơn nữa, số lượng và chủng loại TTBYT của Bệnh viện hiện nay chỉ đạt gần 60% danh mục tiêu chuẩn trang thiết bị cho Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2002.

1.5. Tình hình hoạt động điều trị

- Lưu lượng bệnh nhân khám ngoại trú hơn 500 lượt khám mỗi ngày, số lượng bệnh nhân phẫu thuật 10 - 20 ca mổ/ngày và công suất giường bệnh luôn quá tải, đạt xấp xỉ 130% kế hoạch giao.

- Mô hình bệnh tật rất đa dạng, số lượng bệnh nhân nhiều và bệnh tật có xu hướng tương tự các nước phát triển. Ngoài những bệnh nhiễm khuẩn tăng cao, các bệnh lý về chấn thương, sản phụ khoa, tim mạch (tuần hoàn), hô hấp, tiêu hóa cũng tăng cao. Trong 5 năm gần đây, đặc biệt các bệnh nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, bệnh phổi, tâm phế mạn tăng rất nhanh, các bệnh về thần kinh như xuất huyết não, thiếu máu não cục bộ cũng tăng cao và các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, béo phì rối loạn chuyển hóa mỡ tăng cao và là nguyên nhân biến chứng gây suy thận, xơ vữa động mạch vành dẫn đến nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch não gây tai biến mạch não tăng cao. Ngoài ra, các bệnh ung thư cũng ngày càng gia tăng nhiều hơn làm cho tỷ lệ tử vong trong cộng đồng tăng cao so với 10 năm trước đây.

- Công suất sử dụng giường bệnh năm 2015 tăng 120% so với năm 2013.

- Số lượng bệnh nhân điều trị nội trú: Năm 2015 tăng hơn so với năm 2013 là 3.344 lượt, chỉ số này nói lên chất lượng khám chữa bệnh, uy tín về chuyên môn của Bệnh viện tăng cao trong cộng đồng nên nhân dân trong tỉnh tin tưởng và yên tâm điều trị tại Bệnh viện.

- Phẫu thuật: Số lượng ca phẫu thuật ung thư, đa chấn thương phức tạp, phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật chỉnh hình tăng cao. Đây là những loại phẫu thuật khó, công nghệ cao đã và đang được thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện. Năm 2015, Bệnh viện đã thực hiện 6.768 ca phẫu thuật.

Bảng: Hoạt động khám chữa bệnh

STT

Hoạt động

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Số lần khám bệnh

111.099

119.744

129.002

2

Bệnh nhân điều trị nội trú

19.106

21.007

22.450

3

Bệnh nhân điều trị ngoại trú

708

997

2.350

4

Công suất sử dụng giường bệnh

118,0%

126,5%

125%

5

Tổng số phẫu thuật

5.085

5.623

6.768

6

Tổng số ca mổ nội soi

399

546

989

7

Tổng số lần xét nghiệm

315.007

368.740

480.057

Bảng: Mô hình bệnh tật

STT

Tên bệnh

Năm 2014

Năm 2015

Khoa Khám bệnh

Điều trị nội trú

Khoa Khám bệnh

Điều trị nội trú

 

Tổng số

96.437

23.988

104.628

24.401

1

Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật

10.268

1.069

12.446

1.202

2

Khối u

2.825

1.776

3.028

1.927

3

Bệnh máu và cơ quan tạo máu

746

411

848

459

4

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa

4.710

234

6.587

273

5

Rối loạn tâm thần và hành vi

310

116

626

148

6

Bệnh hệ thần kinh

1.033

207

1.530

291

7

Bệnh mắt và phần phụ

5.677

426

5.336

554

8

Bệnh tai và xương chũm

722

38

680

90

9

Bệnh hệ tuần hoàn

7.863

1.874

10.348

2.009

10

Bệnh hệ hô hấp

20.788

3.210

21.240

3.254

11

Bệnh hệ tiêu hóa

7.447

3.859

7.750

2.442

12

Bệnh da và mô dưới da

1.516

122

1.660

174

13

Bệnh cơ - xương và mô liên kết

5.657

774

6.442

797

14

Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục

5.575

997

5.261

1.361

15

Chửa, đẻ và sau đẻ

3.011

3.708

2.933

3.697

16

Một số bệnh trong thời kì chu sinh

688

579

641

642

17

Dị tật, dị dạng bẩm sinh

526

130

410

172

18

Bệnh lâm sàng và cận lâm sàng

7.514

426

6.990

366

19

Chấn thương, ngộ độc

6.323

2.504

6.497

2.558

20

Nguyên nhân bên ngoài

70

1.480

280

1.927

21

Yếu tố ảnh hưởng sức khỏe

3.168

48

3.095

58

1.6. Hoạt động kinh tế trong y tế

Nội dung

Số tiền (triệu đồng)

2013

2014

2015

TỔNG THU

112.730.082

131.264.588

204.228.063

Kinh phí ngân sách nhà nước

37.146.801

47.344.000

94.161.034

Thu bảo hiểm

54.679.437

62.170711

87.419.249

Thu một phần viện phí

20.254.549

20.955.866

21.816.413

Thu khác

649.295

794.011

831.367

TỔNG CHI

101.729.124

128.427.622

147.432.550

Chi lương và các khoản phụ cấp

27.479.960

32.909.160

32.408.601

Nghiệp vụ phí

55.263.310

58.388.720

80.910.931

Chi bảo dưỡng, bảo trì

619.054

1.071.892

2.200.276

Chi tái đầu tư

7.299.237

11.801.684

63.642.985

Chi khác

11.067.563

24.256.118

31.730.243

Số liệu kinh phí hoạt động của Bệnh viện từ nguồn ngân sách cấp và nguồn thu từ bảo hiểm y tế, thu viện phí, nguồn thu từ các dịch vụ khác của 3 năm 2013, 2014, 2015, số lượng và tỷ lệ tăng 162%. Nếu so sánh kinh phí Nhà nước cấp với kinh phí từ các nguồn thu nói trên, trong năm 2013, tỷ lệ ngân sách mới đảm bảo được 36% hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện, trong khi đó tỷ lệ kinh phí từ các nguồn thu bảo hiểm y tế, viện phí, dịch vụ khác chiếm tỷ lệ cao là 64%. Năm 2013 kinh phí ngân sách cấp mới đáp ứng được 23% tổng kinh phí chi thường xuyên của Bệnh viện và có xu hướng giảm dần theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP. Chính vì vậy việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh để đáp ứng mọi nhu cầu của người dân là hết sức cần thiết. Mặt khác nhiều khách hàng có nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao, được hưởng kỹ thuật tiên tiến với sự chăm sóc tận tình, chu đáo và sẵn sàng chi trả phí cao hơn giá dịch vụ thông thường ngày càng nhiều, nếu tỉnh Sơn La không có mô hình này khách hàng sẽ đi tuyến Trung ương thậm chí đi nước ngoài để chữa bệnh trong khi Bệnh viện hoàn toàn có thể đáp ứng được.

2. Đánh giá kết quả hoạt động xã hội hóa y tế tại Bệnh viện, giai đoạn 2010 - 2015

2.1. Một số hoạt động đã triển khai:

Từ năm 2010 đến 2015, Bệnh viện đã thực hiện một số đề án liên doanh liên kết đầu tư một số thiết bị y tế để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân với một số hình thức hợp đồng thuê máy tổng giá trị thiết bị là 9.620 triệu đồng.

Năm 2015, Bệnh viện đã kiện toàn lại đề án xã hội hóa công tác y tế, điều chỉnh các hình thức liên doanh liên kết, triển khai một số nội dung xã hội hóa. Sau khi họp bàn thống nhất trong Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Chấp hành công đoàn, ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học kỹ thuật của đơn vị, ý kiến của tập thể cán bộ công chức viên chức Bệnh viện.

STT

Loại thiết bị và công ty cung cấp

Thời gian thực hiện

Hình thức liên kết

Giá trị tài sản
(đồng)

 

Cộng:

 

 

20.869.088.100

1

Đề án đặt máy Máy lọc máu thận nhân tạo; Công ty Đức An

2015 - 2021

Thuê 11 máy

5.690.000.000

2

Đề án đặt máy hóa sinh tự động; Công ty Thịnh Phát

2015 - 2021

Mượn máy

1.200.000.000

3

Đề án đặt máy hóa sinh tự động; Công ty Việt Phan

2015 - 2021

Mượn máy

1.500.000.000

4

Đề án đặt máy hóa sinh tự động; Công ty Quang Minh

2015 - 2021

Mượn máy

1.326.162.500

5

Đề án đặt máy xét nghiệm huyết học 18 thông số; Công ty Quang Minh

2015 - 2021

Mượn máy

300.000.000

6

Đề án đặt máy xét nghiệm huyết học 20 thông số; Công ty Việt Phan

2015 - 2021

Mượn máy

600.000.000

7

Đề án đặt máy phẫu thuật Phaco; công ty TNHH Phát triển

2015 - 2021

Mượn máy

2.000.000.000

8

Đề án đặt máy xét nghiệm miễn dịch; Công ty Minh Tâm

2015 - 2021

Mượn máy

1.500.000.000

9

Đề án đặt máy đông máu cơ bản; Công ty Thái Phú

2015 - 2021

Mượn máy

1.100.000.000

10

Đề án đặt máy xét nghiệm khí máu; Công ty Quang Minh

2015 - 2021

Mượn máy

397.199.800

11

Đề án đặt máy xét nghiệm HBA1C; Công ty Quang Minh

2015 - 2021

Mượn máy

1.286.462.800

12

Đề án đặt máy xét nghiệm sinh học phân tử PCR; Công ty Đức Minh

2015 - 2021

Mượn máy

2.487.000.000

13

Đề án đặt máy xét nghiệm huyết học tự động; Công ty An Bình

2015 - 2021

Mượn máy

1.500.000.000

14

Đề án thành lập khoa khám bệnh và cung cấp dịch vụ y tế tự nguyện

2015 - 2021

Đang trình UBND phê duyệt

Các đề án thực hiện giai đoạn 2015 - 2020 theo hình thức mượn máy của các công ty trúng thầu hóa chất và vật tư tại Bệnh viện. Hình thức thuê máy chỉ còn duy nhất là máy lọc máu thận nhân tạo.

Qua hơn 5 năm triển khai công tác xã hội hóa y tế trong Bệnh viện, thấy rằng công tác xã hội hóa đã huy động được số trang thiết bị y tế trị giá lên đến 30.489 triệu đồng, đáp ứng phần lớn hoạt động chẩn đoán và điều trị của Bệnh viện. Năm 2016, Bệnh viện tiếp tục trình Sở Y tế và UBND tỉnh cho phép triển khai thành lập thành lập khoa khám bệnh và cung cấp dịch vụ y tế tự nguyện thuộc Bệnh viện đa khoa Sơn La; dịch vụ thuê phần mềm quản lý Bệnh viện; thuê dịch vụ giặt là hấp sấy tiệt trùng đồ vải Bệnh viện.

2.2. Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai xã hội hóa y tế

- Khó khăn nhất là cơ chế, chính sách chưa rõ ràng, nhiều thủ tục còn phức tạp, phải trình nhiều cấp, nhiều nơi và phải mất nhiều thời gian (hàng năm). Hơn nữa, điều kiện cơ sở vật chất mà nhà nước đã đầu tư khá tốt, song chưa được tận dụng góp vốn để thực hiện xã hội hóa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhân dân. Rất cần sự phân định rạch ròi giữa y tế phục vụ và y tế dịch vụ.

- Nghị quyết số 93/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển y tế có nhiều điểm phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nội dung quy định còn chưa rõ, khó thực hiện, nếu có hướng dẫn cụ thể, chi tiết thì các cơ sở y tế sẽ dễ thực hiện hơn. Đây cũng là những lý do khiến cho các đơn vị y tế chưa tận dụng, khai thác hết tính hiệu quả, đồng thời chưa thúc đẩy sự phát triển của công tác xã hội hóa y tế ở Sơn La.

- Thông tư số 15/2007/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập quy định về việc sử dụng tài sản để liên doanh như trang thiết bị, các dịch vụ kỹ thuật, lợi ích giữa đơn vị, người bệnh và các bên đối tác v.v…, để áp dụng sao cho đảm bảo đúng mục đích và cụ thể hóa thì vẫn còn nhiều vướng mắc, cần được thoát gỡ.

- Hướng dẫn chưa cụ thể của các sở, ngành khiến cơ chế chính sách trên văn bản rất đúng đắn nhưng khi triển khai thực hiện lại chưa đồng bộ và đầy đủ, đơn vị thực hiện khó tiếp cận. Hơn nữa, nhận thức về công tác xã hội hóa y tế của một bộ phận nhân dân, cán bộ y tế và nhất là người bệnh còn hạn chế, chưa hiểu đầy đủ bản chất của vấn đề. 

3. Tình hình khám bệnh trên địa bàn tỉnh và khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

- Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 07 Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh và 10 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Về cơ bản hệ thống y tế trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh thiết yếu của nhân dân trong tỉnh, tuy nhiên số lượng bệnh nhân điều trị vẫn tập trung chủ yếu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.

- Trong vài năm gần đây được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Y tế và các sở, ban, ngành, các Bệnh viện đã đang được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính, hệ thống các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, hệ thống máy mổ nội soi tai mũi họng, hệ thống máy phẫu thuật nội soi ổ bụng... Bên cạnh đó, Bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch thu hút, đào tạo nguồn lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, các cán bộ thường xuyên học tập rèn luyện nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức áp dụng trong công tác của mình đã đáp ứng được những nhu cầu khám chữa, bệnh ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh.

- Do yêu cầu khám bệnh và cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao của nhân dân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn luôn trong tình trạng quá tải, công suất sử dụng giường bệnh năm 2014 đạt 127%, năm 2015 đạt 130%. Số lượt khám bệnh ngoài trú năm 2014 đạt 119.744 lượt; năm 2015 đạt 129.002 lượt. Hiện nay Bệnh viện bố trí 15 bàn khám bệnh, tiếp đón 500 - 600 lượt bệnh nhân/ngày đến khám, điều trị ngoại trú.

- Mặc dù Bệnh viện đã có nhiều giải pháp nhằm giảm tải cho Bệnh viện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khám bệnh và cung cấp dịch vụ y tế của nhân dân trên địa bàn, việc chờ đợi khám bệnh và chăm sóc y tế ở những giờ cao điểm diễn ra quá tải là không thể tránh khỏi, điều này đã làm giảm đi phần nào lòng tin của một số người bệnh, số bệnh nhân chuyển tuyến Trung ương theo yêu cầu của người bệnh vẫn rất cao, năm 2014: 3.654 lượt; năm 2015: 3.019.

STT

Các nhóm bệnh chuyển nhiều trong năm 2015

Số lượng bệnh nhân

1

Nội tổng hợp

827

2

Tim mạch

356

3

Cơ xương khớp

221

4

Nội tiết

255

5

Ngoại khoa chấn thương

224

6

Nhi khoa

128

7

Chuyên khoa khác

225

8

Ung bướu

449

9

Bệnh về máu

307

10

Sản khoa

27

4. Nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân địa phương và sự cần thiết xây dựng đề án

- Thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế. Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị của Bệnh viện. Giảm đầu tư của Nhà nước cho y tế mà vẫn đảm bảo nhu cầu phát triển và thực hiện đúng những quy định của nhà nước trong hoạt động khám, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập. Hiện nay, xã hội hóa y tế và các ngành dịch vụ khác đang là yêu cầu cấp bách của Nhà nước và toàn dân. Thực tế đã chứng minh, chỉ có xã hội hóa nền y tế mới có điều kiện để phát triển.

Dịch vụ khám, chữa bệnh tự nguyện tạo cơ hội cho người dân được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao, chất lượng điều trị tốt, cũng là một trong những biện pháp cải thiện thu nhập cho cán bộ, viên chức của Bệnh viện; đồng thời, tạo môi trường cho đội ngũ thầy thuốc làm việc với tinh thần năng động, sáng tạo, có ý thức và trách nhiệm cao. Tạo nguồn thu chính đáng, hợp pháp cho Bệnh viện, tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người bệnh. Đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Giảm chi phí điều trị và thời gian chờ khám của người bệnh, hạn chế việc chuyển tuyến, hạn chế các vấn đề tiêu cực, bức xúc của người bệnh.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao, người dân đã có khả năng chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe của mình ở mức độ cao với yêu cầu về chất lượng dịch vụ y tế đảm bảo nhanh chóng, chính xác, thuận tiện. Vì vậy, yêu cầu thầy thuốc có trình độ và tay nghề cao, yêu cầu được khám, chữa bệnh bằng phương tiện, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và yêu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phát triển kỹ thuật mới, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của các đối tượng, đòi hỏi ngành Y tế cần phải đáp ứng kịp thời.

Trước những yêu cầu nêu trên trong khi điều kiện phục vụ của các Bệnh viện và khối y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Sơn La còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là chất lượng chuyên môn. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La xây dựng đề án xã hội hóa các hoạt động y tế là hoàn toàn cần thiết.

III. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Đề án được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với các quy định của pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của ngành y tế.

- Hoạt động khám, chữa bệnh theo yêu cầu do Bệnh viện quản lý thống nhất.

- Mức thu và sử dụng nguồn thu thực hiện theo đúng Đề án được phê duyệt. Mức thu trình trong Đề án là mức tối đa, Trong quá trình thực hiện Bệnh viện có thể điều chỉnh giảm giá cho phù hợp theo thực tế khả năng chi trả của người bệnh.

- Giá dịch vụ khám và chữa bệnh theo yêu cầu được niêm yết công khai cho mọi người biết.

- Số giường điều trị theo yêu cầu được bố trí không vượt quá 30% số giường kế hoạch của Bệnh viện.

- Bệnh nhân đăng ký sử dụng các dịch vụ khám và chữa bệnh theo yêu cầu trên cơ sở tự nguyện.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

1. Mục tiêu chung

- Tăng cường thu hút nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao, đẩy mạnh phát triển kỹ thuật mới; đa dạng hóa các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và phục vụ người bệnh. Phát huy tiềm năng trí tuệ và huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện. Phấn đấu tăng nguồn thu tài chính để bổ sung nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế. Giảm gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước.

- Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La, đặc biệt là nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện, theo yêu cầu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện, theo yêu cầu của người bệnh. Đặc biệt là các dịch vụ kỹ thuật cao và các phương pháp điều trị mới như: Phẫu thuật tán sỏi qua da, sử dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật thần kinh, can thiệp tim mạch...

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phát triển kỹ thuật mới, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của các đối tượng, phát triển dịch vụ kỹ thuật mới, tăng từ 10% trở lên so với tổng số dịch vụ kỹ thuật đang thực hiện.

- Tăng cường đào tạo tại chỗ nhằm phát triển kỹ thuật mới, giảm từ 10% trở lên số cán bộ y tế của Bệnh viện phải cử đi đào tạo tại tuyến trung ương.

- Tăng cường đầu tư giường bệnh xã hội hóa phấn đấu đạt 200 giường bệnh trong giai đoạn từ 2017 - 2021, giảm quá tải Bệnh viện; tăng cường huy động vốn ngoài ngân sách từ 50 tỷ đồng trở lên.

- Giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến, duy trì tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến ở mức dưới 2%/năm.

- Góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động của đơn vị. Phấn đấu thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức Bệnh viện đạt bình quân từ 3 triệu đồng trở lên.

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Thành lập Khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện

Khoa khám bệnh, chữa bệnh và cung ứng dịch vụ y tế tự nguyện chất lượng cao là một cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại ngân hàng thương mại tỉnh Sơn La.

Khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro, ngân sách nhà nước không cấp kinh phí cho hoạt động bộ máy của khoa khám, chữa bệnh tự nguyện.

Khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động khám chữa bệnh của mình.

1.1. Tên hiệu

Khoa Khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La (sau đây gọi tắt là Khoa Khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện).

1.2. Địa điểm: Tầng 2 nhà khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.

1.3. Quy mô Khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện

a) Quy mô phòng khám và điều trị theo yêu cầu

- Thời gian hoạt động của bộ phận khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu: Khám tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 và chủ nhật.

- Quy mô, nhân lực, quỹ lương của bộ phận khám bệnh theo yêu cầu:

+ Tổng số buồng khám: 5 buồng (nội, ngoại, sản, nhi, liên khoa).

+ Tổng số buồng cận lâm sàng: 2 buồng (1 buồng xét nghiệm, một buồng siêu âm).

+ Nhân lực khám bệnh: Các Bác sỹ có trình độ chuyên môn sau đại học luân phiên theo danh sách quy định của Bệnh viện.

+ Nhân lực quản lý: Bác sỹ trưởng khoa: 01, Điều dưỡng trưởng khoa: 01.

- Tổng quỹ lương, phụ cấp theo lương 01 tháng: 20.000.000đồng.

- Bệnh viện công khai bảng giá, quy định và hướng dẫn các trường hợp có nhu cầu khám bệnh theo yêu cầu.

- Trang thiết bị Bệnh viện dự kiến đầu tư:

+ Máy siêu âm màu 3D: 02 máy

+ Máy nội soi Tai - Mũi - Họng: 01 máy

+ Máy xét nghiệm sinh hóa: 01 máy

+ Máy xét nghiệm huyết học: 01 máy

+ Máy đo độ loãng xương: 01 máy

+ Máy chụp phim X-quang kỹ thuật số: 01 máy

+ Ghế nha khoa: 01 máy

+ Máy khám mắt 01 máy

Ngoài ra, trang bị đầy đủ các vật tư, thiết bị phục vụ cho khám và điều trị, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

b) Quy mô phòng điều trị theo yêu cầu

Tổ chức theo hình thức không có khu riêng mà có một số giường điều trị theo yêu cầu trong các khoa của Bệnh viện.

- Số phòng: Số lượng từ 1 - 3 phòng/khoa (tùy theo từng khoa đăng ký), mỗi phòng bố trí từ 1 - 3 giường/phòng (tùy theo diện tích phòng).

Các trang thiết bị kèm theo trong mỗi phòng bệnh gồm có:

- Công trình vệ sinh khép kín, có bình nước nóng, lạnh.

- Ti vi màu 32 inches: 01 chiếc

- Điều hòa nhiệt độ 2 chiều: 1 chiếc.

- Tủ đứng, bàn, ghế: 1 bộ gồm 1 bàn hai ghế, 1 tủ đứng 2 buồng.

- Chăn, ga, gối, đệm, màn, chiếu: 01 bộ.

- Phích đựng nước, dép, sọt rác…

Trang thiết bị phòng điều trị theo yêu cầu do khoa tự đầu tư trang sắm, sửa và quản lý. 

Bệnh viện công khai bảng giá, quy định và hướng dẫn các trường hợp có nhu cầu nằm phòng điều trị bệnh theo yêu cầu.

Về đội ngũ cán bộ chuyên môn:

- Gồm các Bác sĩ, Thạc sỹ, Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, Bác sỹ chuyên khoa cấp II, các chuyên ngành Nội, Ngoại, Hồi sức cấp cứu, Sản, Nhi, Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Chẩn đoán hình ảnh…

- Các Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực và tinh thần trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh.

Phương thức phục vụ:

Trên cơ sở bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện, Bệnh viện quy định phương thức phục vụ đối với bệnh nhân thuộc đối tượng tự nguyện khám, điều trị theo yêu cầu như sau:

- Trong quá trình điều trị nội trú: Bệnh nhân được chọn Bác sĩ khám và điều trị, được yêu cầu Điều dưỡng, Nữ hộ sinh chăm sóc, phục vụ nhiều lượt trong ngày, được đưa đi làm các kỹ thuật cận lâm sàng hoặc làm ngay tại giường.

- Trong khám bệnh: Bệnh nhân được quyền chọn Bác sỹ khám, thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng, phẫu thủ thuật theo yêu cầu (có giá dịch vụ kèm theo).

- Trong trường hợp bệnh nhân có những yêu cầu không phù hợp chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Y tế quy định, hoặc không đúng Y đức người thầy thuốc thì Bác sỹ có quyền từ chối điều trị.

c) Dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu:

- Những trường hợp bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng không phải mổ cấp cứu, nếu có nhu cầu và hoàn toàn tự nguyện thì được áp dụng hình thức theo yêu cầu này.

- Bệnh viện công khai bảng giá, quy định và hướng dẫn trường hợp nào thì thuộc đối tượng được áp dụng phẫu thuật sớm theo yêu cầu.

Về đội ngũ cán bộ chuyên môn:

- Gồm các Bác sĩ, Thạc sỹ, Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, Bác sỹ chuyên khoa cấp II, các chuyên ngành Nội, Ngoại, Hồi sức cấp cứu, Sản, Nhi, Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Chẩn đoán hình ảnh…

- Các Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực và tinh thần trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh.

Phương thức phục vụ:

Trên cơ sở bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện, Bệnh viện quy định phương thức phục vụ đối với bệnh nhân thuộc đối tượng tự nguyện phẫu thuật theo yêu cầu như sau:

- Trong quá trình điều trị nội trú: Bệnh nhân được lựa chọn Bác sĩ phẫu thuật, Bác sỹ gây mê, Kỹ thuật viên, Điều dưỡng, Nữ hộ sinh chăm sóc, phục vụ nhiều lượt trong ngày, được đưa đi làm các kỹ thuật cận lâm sàng hoặc thực hiện ngay tại giường bệnh.

1.4. Bộ máy quản lý và điều hành của Khoa Khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện

a) Bộ máy Ban điều hành

- Bệnh viện thành lập Ban Điều hành các hoạt động khám chữa bệnh tự nguyện, thành phần bao gồm: Ban Giám đốc, phòng Tài chính kế toán, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng tổ chức cán bộ, phòng chỉ đạo tuyến, phòng Điều dưỡng, phòng Hành chính quản trị, phòng vật tư thiết bị. Số lượng tùy Giám đốc Bệnh viện quyết định song yêu cầu phải gọn nhẹ, chất lượng, năng suất và hiệu quả; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc làm Trưởng ban. Trưởng khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện làm phó ban thường trực.

b) Nhiệm vụ của Ban Điều hành

- Ban Điều hành có nhiệm vụ tổ chức cho cán bộ y tế đăng ký tham gia phục vụ khám chữa bệnh tự nguyện. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác khám chữa bệnh tại Khoa khám, chữa bệnh tự nguyện.

- Tổ chức hướng dẫn và giải thích chi tiết cho người bệnh về quyền và trách nhiệm của người bệnh khi điều trị theo yêu cầu.

- Quản lý, điều hành hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu thuộc phạm vi đề án đã được phê duyệt.

- Theo dõi nguồn tài chính thu được, phân phối sử dụng theo đúng quy định; giải quyết các vướng mắc trong quá trình hoạt động.

- Công khai hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật; Trưởng khoa có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện theo yêu cầu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện.

c) Nhân viên y tế làm việc tại khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện

- 01 Bác sĩ trưởng khoa.

- 01 Bác sỹ phó khoa.

- 01 điều dưỡng trưởng khoa.

- Bác sĩ của các khoa thuộc các Bệnh viện tuyến tỉnh tham gia làm công tác khám chữa bệnh ở các phòng khám theo yêu cầu tại khoa khám và chữa bệnh tự nguyện (do Hội đồng khoa học kỹ thuật Bệnh viện Đa khoa tỉnh quyết định).

- Các bác sĩ của các Bệnh viện Trung ương được Bệnh viện Đa khoa tỉnh mời tham gia khám chữa bệnh.

d) Nhân viên y tế hợp đồng dài hạn thuộc khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện (24 người)

- 02 bác sĩ (hợp đồng).

- 15 điều dưỡng (hợp đồng).

- 01 nữ hộ sinh (hợp đồng).

- 02 kỹ thuật viên xét nghiệm (hợp đồng).

- 02 kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh (hợp đồng).

- 02 kế toán (hợp đồng).

Nhân viên phục vụ hợp đồng theo dịch vụ ngoài Bệnh viện.

e) Khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện: Gồm 12 buồng khám.

1.1. Phòng khám, quản lý theo dõi các bệnh mãn tính: Đái đường, cao HA, hen, viêm khớp dạng thấp…

1.2. Phòng khám nội.

1.3. Phòng khám nhi.

1.4. Phòng khám ngoại.

1.5. Phòng khám sản.

1.6. Phòng khám tai mũi họng.

1.7. Phòng khám răng hàm mặt.

1.8. Phòng khám mắt.

1.9. Phòng tiếp đón và viện phí.

1.10. Phòng siêu âm.

1.11. Phòng xét nghiệm.

1.12. Phòng chụp X-quang kỹ thuật số.

Các dịch vụ kỹ thuật thực hiện tại Phòng khám theo quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh được ban hành tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLB-BYT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các Bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

Một số dịch vụ chưa có trong danh mục quy định, Bệnh viện xây dựng mức giá dịch vụ trình Sở Y tế, Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định để thực hiện.

1.5. Chức năng nhiệm vụ của khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện

a) Chức năng của khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện

Thực hiện theo Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản liên quan.

b) Nhiệm vụ của khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện

- Khám bệnh, kê đơn, làm hồ sơ bệnh án, tiếp nhận người bệnh vào điều trị nội trú, điều trị ngoại trú tại khoa và tại Bệnh viện.

- Thực hiện các kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng cần thiết cho chẩn đoán và điều trị bệnh; phối hợp với các khoa chuyên môn thực hiện các thủ thuật và phẫu thuật cho người bệnh.

- Kiểm tra khám sức khỏe nhu cầu cho các cá nhân, cơ quan, đơn vị đang hoạt động trong và ngoài tỉnh.

- Tổ chức thực hiện mời bác sĩ của các Bệnh viện Trung ương và của các Bệnh viện khác đến khám bệnh chữa bệnh cho người dân có yêu cầu tại Bệnh viện.

- Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các khoa, phòng thuộc Bệnh viện và các đơn vị y tế khác khi có yêu cầu và theo sự phân công của giám đốc Bệnh viện, tham gia công tác nghiên cứu khoa học.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về y tế khi được giao nhiệm vụ.

- Phối hợp chặt chẽ với các Phòng chuyên môn tổ chức thực hiện thu, chi viện phí theo mức giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Bệnh viện giao.

2. Các loại dịch vụ thực hiện xã hội hóa

- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện: Ký hợp đồng, mời chuyên gia y tế giỏi ở tuyến trung ương về khám, chữa bệnh tại tỉnh. Bệnh nhân được quyền lựa chọn thầy thuốc giỏi, chuyên gia y tế giỏi ở trung ương, ở tỉnh khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

- Các dịch vụ xã hội hóa trong xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng:

+ Xét nghiệm miễn dịch, định lượng định tính một số chất trong máu, giải phẫu bệnh, xét nghiệm huyết đồ tủy đồ, các xét nghiệm sàng lọc của thai nhi, xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm. Xét nghiệm 18 thông số, xét nghiệm chức năng tim gan thận, điện giải đồ, khí máu.

+ Xquang kỹ thuật số hóa, chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc và không tiêm thuốc. Chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc và không tiêm thuốc, siêu âm chẩn đoán và một số thủ thuật dưới hướng dẫn của siêu âm.

+ Can thiệp mạch, chụp mạch.

+ Điện não đồ; đo lưu huyết não.

+ Nội soi chẩn đoán và điều trị, Nội soi dạ dày, đại tràng có gây mê.

+ Điện tâm đồ.

- Dịch vụ buồng bệnh tự nguyện: Đầu tư các buồng bệnh chăm sóc nội trú theo yêu cầu gồm 35 buồng bệnh (dự kiến 70/năm giường), được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, vật dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người bệnh.

- Liên doanh liên kết lắp đặt thiết bị khám chữa bệnh.

- Các dịch vụ thuê khoán bên ngoài Bệnh viện thực hiện theo Quyết định số 6197/QĐ-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quản lý dịch vụ thuê, khoán bên ngoài Bệnh viện (dịch vụ hấp sấy giặt là, dịch vụ bảo vệ, dịch vụ vệ sinh công nghiệp, dịch vụ trông giữa xe đạp, xe máy, ô tô, dịch vụ nấu ăn trọng Bệnh viện...).

3. Cơ chế tài chính và phân chia thu nhập

3.1. Nguồn vốn thực hiện

Tổng vốn đầu tư dự kiến: Trên 50 tỷ đồng, trong đó:

+ Vốn đầu tư là tài sản đã được hình thành từ ngân sách nhà nước: 02 tỷ đồng.

+ Vốn vay các quỹ của Bệnh viện: 1,5 tỷ đồng.

+ Vốn huy động từ cán bộ Bệnh viện: 3,5 tỷ đồng.

+ Vốn huy động từ các doanh nghiệp đặt thiết bị: 40 tỷ đồng.

+ Vốn vay ngân hàng: 03 tỷ đồng.

- Quy định về góp vốn:

+ Chỉ huy động góp vốn của cán bộ, viên chức, lao động trong đơn vị, không huy động góp vốn với cá nhân/tổ chức ngoài cơ quan.

+ Mọi cán bộ, viên chức, nhân viên hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên đều có quyền tham gia góp vốn trên tinh thần tự nguyện (có đơn xin góp vốn đầu tư đề án xã hội hóa).

+ Mức vốn góp lần đầu được tính trên cơ sở bằng tổng giá trị tài sản xã hội hóa tại thời điểm góp vốn cộng với chi phí khấu hao tích lũy; chi phí bảo trì, bảo dưỡng tích lũy, Quỹ dự phòng rủi ro tại thời điểm/tổng đối tượng tham gia góp vốn.

+ Góp vốn bổ sung: Tùy nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được thảo luận dân chủ và thống nhất giữa ban Giám đốc và Tổ chức Công đoàn. Cơ quan có thể đầu tư và mua sắm bổ sung thiết bị để phục vụ hoạt động xã hội hóa. Mức góp vốn bổ sung được tính bằng tổng giá trị máy móc, thiết bị cần mua bổ sung (bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt và đưa vào sử dụng)/tổng số người tham gia góp vốn.

- Quy định về rút vốn:

+ Cán bộ, viên chức. lao động nghỉ hưu hoặc chuyển công tác sẽ được rút vốn ngay trong quý.

+ Mọi cán bộ, viên chức, lao động đã tham gia góp vốn nay có nguyện vọng xin rút vốn sẽ được giải quyết ngay trong tháng.

+ Mức chi trả rút vốn được tính như sau: Vốn rút bằng tổng giá trị tài sản xã hội hóa tại thời điểm rút vốn cộng với chi phí khấu hao tích lũy; chi phí bảo trì, bảo dưỡng tích lũy, Quỹ dự phòng rủi ro tại thời điểm/tổng đối tượng tham gia góp vốn.

3.2. Cơ chế quản lý tài chính

a) Chế độ mua sắm tài sản, hóa chất, vật tư tiêu hao

- Việc mua sắm máy móc phục vụ các hoạt động xã hội hóa của cơ quan phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và năng lực hiện có của đơn vị, đồng thời phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phân tuyến kỹ thuật được Sở Y tế phê duyệt trên cơ sở đề xuất của các khoa phòng chức năng, được thảo luận dân chủ, công khai và có sự thống nhất của Ban Giám đốc và Tổ chức công đoàn.

- Hóa chất, vật tư tiêu hao phải được dự trù từ bộ phận chuyên môn thực hiện trên cơ sở thực tế và định mức sử dụng.

- Việc mua sắm tài sản, vật tư, máy thiết bị phải được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Xây dựng phương án chi phí của từng dịch vụ

Thực hiện theo Luật Giá. Từng loại dịch vụ phải được xây dựng phương án chi phí trên cơ sở tính toán đầy đủ các yếu tố chi phí sau:

- Chi phí về hóa chất, vật tư tiêu hao: Chi tiết cho từng dịch vụ và từng hóa chất cụ thể, định mức sử dụng và đơn giá.

- Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản đóng góp của người lao động để quản lý và thực hiện dịch vụ.

- Chi phí về điện, nước và chi phí hậu cần trực tiếp khác.

- Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, tài sản.

- Chi phí khấu hao tài sản, trang thiết bị.

- Chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, kỹ thuật.

- Chi phí xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải trong quá trình hoạt động.

- Chi phí quảng cáo, dự phòng rủi ro.

- Chi phí quản lý và lãi huy động vốn.

- Chi phí đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Chi phí thuế 10%.

c) Quy định niêm yết công khai các hoạt động dịch vụ

Các khoa, phòng bộ phận cung cấp dịch vụ phải thực hiện niêm yết công khai danh mục và mức thu của các dịch vụ xã hội hóa để người bệnh biết và tự nguyện lựa chọn. Nghiêm cấm việc gợi ý, ép buộc khách hàng sử dụng dịch vụ xã hội hóa.

d) Quy định về hạch toán, kế toán và chế độ báo cáo

- Đơn vị mở sổ sách kế toán, tổ chức theo dõi, quản lý, hạch toán đầy đủ nguồn thu, các khoản chi phí của từng hoạt động theo quy định của Pháp luật tại chuẩn mực số 07- Kế toán các khoản đầu tư và chuẩn mực số 08- Thông tin tài chính về các khoản góp vốn liên doanh ban hành tại Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Phần thu của đơn vị từ các hoạt động góp vốn, xã hội hóa, khám chữa bệnh tự nguyện, theo yêu cầu..., sau khi thực hiện xong nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và các khoản chi phí thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ là một nguồn tài chính của đơn vị, được quản lý, sử dụng theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ.

- Phương thức hạch toán: Tất cả các hoạt động dịch vụ có thu, hạch toán vào nguồn thu xã hội hóa của khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện.

- Chế độ báo cáo:

+ Kế toán viện phí, kế toán thanh toán phải báo cáo hoạt động hàng tuần.

+ Kế toán tổng hợp phải thực hiện báo cáo hàng tháng, Kế toán tổng hợp phải báo cáo công khai trước Ban điều hành xã hội hóa của cơ quan kết quả hoạt động của tháng để tham mưu kế hoạch hoạt động tháng tiếp theo và xây dựng phương án phân chia lợi nhuận.

+ Hàng năm, đơn vị phải lập báo cáo hoạt động đề án gửi Sở Y tế và các cơ quan chức năng của địa phương khi có yêu cầu.

e) Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Đơn vị có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của Pháp luật hiện hành.

f) Liên doanh, liên kết và thuê mướn nhân công

- Căn cứ trên nhu cầu thực tế của người dân về các loại hình dịch vụ mà đơn vị có thể cung cấp, đơn vị có thể thương thảo với các Bệnh viện tuyến trung ương hoặc các đơn vị y tế trong tỉnh để liên doanh, liên kết thực hiện dịch vụ. Quá trình liên doanh, liên kết phải được thực hiện bằng các hợp đồng cụ thể và thanh quyết toán theo quy định.

- Trong quá trình thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ theo Đề án xã hội hóa, đơn vị có thể hợp đồng thuê, khoán nhân công như các Bác sĩ giỏi tuyến Trung ương và của tỉnh; các Y, bác sĩ tuyến cơ sở khi triển khai các dịch vụ tại tuyến huyện hoặc phòng khám đa khoa khu vực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn và thuận tiện cho nhân dân. Mức thuê, khoán theo thỏa thuận cụ thể với từng trường hợp và thanh toán theo hợp đồng thỏa thuận lao động.

- Mọi hợp đồng thỏa thuận hoặc lao động phải được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

g) Quy định làm ngoài giờ

- Mọi cán bộ, viên chức của cơ quan tham gia các hoạt động quản lý, điều hành hoặc cung cấp dịch vụ thuộc Đề án xã hội hóa từ sau giờ làm việc hành chính (theo quy định) những ngày làm việc trong tuần; ngày thứ bảy, chủ nhật; các ngày Lễ, Tết được nghỉ làm việc theo quy định nhưng vẫn tham gia làm việc được gọi chung là làm ngoài giờ.

- Người làm ngoài giờ phải căn cứ trên nhu cầu hoạt động của cơ quan, các bộ phận đề xuất và phải được lãnh đạo đơn vị phê duyệt theo quy định.

- Chế độ trả lương làm ngoài giờ là khoản chi phí trả cho cán bộ, viên chức (kể cả hợp đồng) làm việc thêm ngoài giờ hành chính theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.

h) Các khoản chi khác

- Công tác đào tạo

Các đối tượng được cử đi đào tạo (có Quyết định của Giám đốc) theo nhu cầu của cơ quan để thực hiện các hoạt động xã hội hóa được chi trả kinh phí đào tạo và các khoản hỗ trợ khác như quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị nhưng trích từ kinh phí Đề án xã hội hóa.

- Chi đối tác giúp đỡ, hoặc tạo điều kiện cho hoạt động xã hội hóa

Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh có công lao đóng góp cho hoạt động xã hội hóa của cơ quan, căn cứ từng thời điểm (ngày Lễ, ngày Tết, sơ kết, tổng kết năm …) có thể được chi hỗ trợ sau khi có đề xuất của các khoa, phòng bộ phận và Tổ chức Công đoàn cơ quan. Căn cứ vào mức độ thành tích, công lao đóng góp và khả năng tài chính hiện có, Giám đốc quyết định mức chi phù hợp.

 - Chi khuyến khích cá nhân, tổ chức, bộ phận của cơ quan có mối quan hệ và thành tích đặc biệt

Khuyến khích các cá nhân, bộ phận, khoa phòng của Bệnh viện tranh thủ mối quan hệ để chắp mối, hợp đồng kinh tế trong khuôn khổ hoạt động xã hội hóa của cơ quan. Cá nhân, tập thể có thành tích tùy mức độ cụ thể Ban điều hành xã hội hóa có thể đề xuất Giám đốc khen thưởng

i) Trích lập các Quỹ và phân chia lợi nhuận

- Căn cứ kết quả hoạt động và hạch toán tài chính hàng tháng, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước; chi phí hoạt động dịch vụ; trích khấu hao tài sản; chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, tài sản; chi phí thuê mướn nhân công; thanh toán làm ngoài giờ, chi phí cho bên đối tác liên doanh và các chi phí khác. Kinh phí còn lại được xác định là lợi nhuận thu được từ hoạt động xã hội hóa. Trong các khoản lợi nhuận được hoạch toán làm 02 khoản như sau:

+ Khoản 1: Lợi nhuận từ dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu; Lợi nhuận thu được sẽ trích cho kíp phẫu thuật, thủ thuật 60%, Bệnh viện thu 40%. Trong 60% chi cho kíp phẫu thuật được phân chia cho phẫu thuật viên 80% và 20% cho bộ phận gây mê. Phần nhập quỹ Bệnh viện 40% được phân chia như sau:

. Trích 25% bổ sung các quỹ Bệnh viện.

. Chi 25% cho Khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện.

. Chi 25% cho Ban điều hành công tác xã hội hóa.

. Chi 25% cho Tổ chuyên môn và người trực tiếp phối hợp tại khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện.

+ Khoản 2: Lợi nhuận từ các dịch vụ công khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, tiền giường bệnh.v.v, và được trích lập Quỹ và phân chia lợi nhuận như sau:

. Trích 20% bổ sung các quỹ Bệnh viện.

. Trích 25% cho khoa trực tiếp làm dịch vụ.

. Trích 15% cho khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện.

. Trích 25% Cho Ban điều hành hoạt động xã hội hóa.

. Trích 15% cho các Tổ chuyên môn và người trực tiếp phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại khoa khám bệnh theo yêu cầu.

- Việc chi thu nhập tăng thêm được thực hiện hàng tháng sau khi có báo cáo tài chính thực hiện trong tháng đó. Việc chi tiêu được thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ Đề án xã hội hóa khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện.

- Quy định trích lập các Quỹ của cơ quan: Phần trích lập 25% từ lợi nhuận khoản 1 và 20% lợi nhuận từ khoản 2 nêu trên được hòa đồng và phân chia các Quỹ như sau:

+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: 50%.

+ Quỹ khen thưởng: 10%.

+ Quỹ thu nhập của tăng thêm Bệnh viện: 40%.

Sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

- Dự phòng rủi ro trong quá trình hoạt động của đề án hoặc do máy móc bị sự cố cháy, chập vì lý do bất khả kháng…

- Kinh phí có được của Quỹ phát triển sự nghiệp sẽ được tái đầu tư vào việc mua sắm máy móc, thiết bị và các phương tiện cần thiết khác phục vụ nhu cầu hoạt động xã hội hóa và phát triển của cơ quan.

Quỹ khen thưởng Đề án xã hội hóa:

Thưởng cho các cán bộ, nhân viên có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp cho hoạt động của Đề án xã hội hóa và sự phát triển của cơ quan (theo kỳ sơ kết 6 tháng hoặc tổng kết năm), tùy mức thành tích cụ thể và Quỹ hiện có, Giám đốc quyết định mức thưởng sau khi có đề nghị của Ban Điều hành xã hội hóa.

3.3. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện

- Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện được Bệnh viện xây dựng trình Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện.

- Phương pháp tính giá dịch vụ khám, chữa bệnh tự nguyện thực hiện theo nguyên tắc tính đủ chi phí và có tích lũy áp dụng phương pháp tính theo chuẩn quốc tế Costing và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện kê khai và niêm yết giá theo quy định.

- Giá dịch vụ xây dựng trong Đề án là mức tối đa, trường hợp Bệnh viện điều chỉnh tăng giá phải trình xin ý kiến cấp có thẩm quyền, điều chỉnh giảm không phải xin ý kiến.

a) Giá thu viện phí

- Bệnh viện xây dựng giá trình Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định làm cơ sở để triển khai thực hiện.

- Đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế. Bệnh nhân phải chi trả thêm tiền chênh lệch giá bảo hiểm y tế và giá viện phí xã hội hóa.

b) Giá thu các khoản phí dịch vụ xã hội hóa

Ngoài giá viện phí theo quy định, Bệnh viện thu thêm một số dịch vụ cụ thể như sau:

STT

Các dịch vụ

Giá dịch vụ

1

Dịch vụ chọn bác sỹ phẫu thuật

2.000.000đồng/bác sĩ/ca phẫu thuật

2

Dịch vụ chọn bác sỹ gây mê

2.000.000đồng/bác sĩ/ca gây mê

3

Dịch vụ phẫu thuật theo yêu cầu

 

3.1

+ Phẫu thuật loại đặc biệt

5.000.000 đồng/ca phẫu thuật

3.2

+ Phẫu thuật loại I

4.500.000 đồng/ca phẫu thuật

3.3

+ Phẫu thuật loại II

4.000.000 đồng/ca phẫu thuật

3.4

+ Phẫu thuật loại III

3.500.000 đồng/ca phẫu thuật

3.5

+ Thủ thuật loại đặc biệt

3.500.000 đồng/ca thủ thuật

3.6

+ Thủ thuật loại I

2.000.000 đồng/ca thủ thuật

4

Dịch vụ điều trị theo yêu cầu

2.000.000đồng/bác sĩ/đợt điều trị

5

Mời bác sỹ tuyến Trung ương

Theo thỏa thuận giữa Bệnh viện và bệnh nhân

6

Dịch vụ buồng điều trị tự nguyện (theo chuyên khoa)

350.000 - 1.500.000 đồng/giường/ngày

7

Quản lý bệnh nhân mắc bệnh mãn tính

500.000đồng/bệnh án/năm

8

Dịch vụ yêu cầu thay ga trải giường, quần áo bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

20.000đồng/lần/bệnh nhân

9

Thu học phí đào tạo tại Bệnh viện

2.120.000đồng/người/4 tuần

3.4. Cơ chế chi trả chế độ cho cán bộ tham gia xã hội hóa

a) Đối với cán bộ Bệnh viện làm công tác kiêm nhiệm

- Được hưởng 100% lương, phụ cấp và các quyền lợi khác tại Bệnh viện, đồng thời được hưởng thêm các chế độ kiêm nhiệm, như sau:

- Tham gia trong giờ hành chính: Được trả lương theo giờ kiêm nhiệm nhưng không quá 01 lần mức lương ngạch, bậc hiện hưởng;

- Tham gia ngoài giờ hành chính (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết); Mức chi trả lương được áp dụng theo chế độ trả lương làm ngoài giờ theo quy định hiện hành.

b) Chi trả tiền thuê Bác sỹ

Trả lương theo thỏa thuận, nhưng tối đa không quá 3 lần mức lương theo trình độ chuyên môn.

c) Chi trả tiền công cho cán bộ hợp đồng

Thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận nhưng không quá 02 lần so với mức lương quy định của nhà nước đối với cán bộ có trình độ tương đương.

d) Mức lương tối thiểu để chi trả lương làm kiêm nhiệm, làm ngoài giờ và lương hợp đồng được tính theo mức lương tối thiểu Nhà nước quy định cho các đơn vị sự nghiệp (xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ khoa khám bệnh tự nguyện).

3.5. Quy định quản lý, sử dụng tài sản

- Việc sử dụng, mua sắm tài sản để thực hiện đề án xã hội hóa hoạt động dịch vụ phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng của người bệnh; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; với quy hoạch phát triển tổng thể của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền giao cho đơn vị.

- Trang thiết bị đầu tư phải phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của đơn vị. Khi có các thiết bị để triển khai kỹ thuật vượt quá phạm vi quy định của tuyến chuyên môn kỹ thuật, đơn vị phải trình cơ quan quản lý cấp trên thẩm định và phê duyệt bổ sung.

- Máy móc trang thiết bị đầu tư phải được giao cho khoa, phòng và cá nhân quản lý, bảo quản và sử dụng một cách có hiệu quả. Người nào dù vô tình hay cố ý, do vi phạm quy trình kỹ thuật vận hành máy móc để thiết bị, máy móc bị hỏng hóc thì phải có trách nhiệm sửa chữa hoàn trả cho đơn vị hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị (từ nguồn ngân sách) phải thực hiện theo quy định của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ.

- Các cán bộ và khoa, phòng chức năng được giao quản lý tài sản phải định kỳ xây dựng kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo máy tốt, dùng bền và khai thác có hiệu quả thiết bị đầu tư. Khi máy móc, thiết bị có sự cố hỏng hóc phải viết giấy báo hỏng trình Thủ trưởng cơ quan phê duyệt và phối hợp với bộ phận kỹ thuật kiểm tra để có phương án sửa chữa.

- Khấu hao thiết bị tài sản trang thiết bị, tài sản cố định thuộc nguồn ngân sách nhà nước theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính tại Chương III Điều 11, 12, 13, 14 (trang 8, 9,10).

- Kinh phí bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc trích từ kinh phí của hoạt động xã hội hóa. Sau khi hoàn thành, tổng chi phí sau bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị được cộng thêm vào giá trị của tài sản.

4. Lộ trình thực hiện đề án

4.1. Năm 2017 - 2018

Căn cứ Quyết định được phê duyệt, Bệnh viện tổ chức thực hiện Đề án. Báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh, Sở Y Tế để đánh giá rút kinh nghiệm, đề xuất tiếp tục thực hiện theo các nội dung của Đề án. Sửa chữa kết cấu hạ tầng, đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế, tuyển dụng cán bộ hợp đồng làm việc tại khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện.

4.2. Năm 2018 - 2021

Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; đầu tư xây dựng mới khu khám bệnh và điều trị theo yêu cầu, địa điểm tại Bệnh viện với qui mô 350 giường bệnh.

5. Giải pháp thực hiện đề án

5.1. Giải pháp về sử dụng tài sản của Nhà nước

- Quá trình triển khai khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao hiện nay là 500 giường bệnh kế hoạch.

- Sử dụng tài sản đúng mục đích, tận dụng tài sản nhà nước trong thời gian nhàn rỗi. Tỷ lệ thời gian, cường độ khai thác, sử dụng tài sản phải cao hơn khi chưa thực hiện liên doanh, liên kết.

- Tài sản Bệnh viện là tầng 2 tòa nhà B khoa khám bệnh với tổng diện tích 452 m2, 35 buồng điều trị theo yêu cầu nằm tại các khoa lâm sàng với tổng diện tích 630 m2.

- Xác định giá trị tài sản khi liên doanh, liên kết, xã hội hóa thực hiện đúng theo Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; căn cứ vào sổ kế toán theo dõi tài sản, hoạch toán tài sản và giá trị thực tế tài sản. Giá trị tài sản được hội đồng thẩm định giá tài sản của tỉnh quyết định theo đúng quy định.

5.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Thành lập Ban Điều hành Đề án để chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa đảm bảo chất lượng, theo đúng định hướng của Nhà nước.

- Bệnh viện trên cơ sở đảm bảo nhân lực cho hoạt động bình thường của đơn vị, được phép cử công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là người lao động) của đơn vị sang quản lý, điều hành hoặc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật theo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện của người lao động tại cơ sở xã hội hóa y tế theo các hình thức sau:

a) Bệnh viện cử người lao động sang làm việc 100% thời gian tại cơ sở xã hội hóa y tế.

Tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp cho người lao động lấy từ nguồn thu của cơ sở xã hội hóa y tế để chi trả theo Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định hiện hành. Cơ sở y tế công lập không được sử dụng ngân sách nhà nước giao để chi trả tiền lương, tiền công cho số người lao động cử sang làm việc 100% thời gian tại cơ sở xã hội hóa y tế. Phần ngân sách nhà nước giao kết dư do cử người lao động sang làm việc 100% thời gian tại cơ sở xã hội hóa y tế, cơ sở y tế công lập được sử dụng vào thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

b) Bệnh viện được phép cử người lao động sang làm việc theo một thời gian nhất định (bao gồm làm việc kiêm nhiệm, theo vụ việc hoặc theo một số giờ, một số ngày trong tháng) tại cơ sở xã hội hóa y tế thì được chi trả tiền công theo hợp đồng thỏa thuận.

c) Bệnh viện phải sử dụng các nguồn thu để chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ, tiền công, thù lao của các hợp đồng lao động theo thỏa thuận cho người lao động quy định nêu trên.

d) Người lao động được cử sang làm việc tại cơ sở xã hội hóa y tế vẫn là viên chức, người lao động của cơ sở sự nghiệp y tế công lập.

- Bệnh viện được phép thuê chuyên gia, tuyển dụng người lao động vào làm việc tại cơ sở xã hội hóa y tế phù hợp với yêu cầu công việc và có trách nhiệm thực hiện các chế độ với người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Bệnh viện có trách nhiệm bố trí, sắp xếp nhân lực để bảo đảm hoạt động bình thường của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện có nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên được thực hiện như đối với công chức, viên chức công tác tại các đơn vị y tế công lập và được sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo nhu cầu.

5.3. Giải pháp về tài chính

- Hình thức quản lý tài chính: Hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, cung cấp dịch vụ của Khoa khám bệnh và cung cấp dịch vụ y tế tự nguyện của Bệnh viện. Chế độ kế toán áp dụng theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

5.4. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất

Tổng diện tích 1.082 m2 gồm 11 phòng khám tại khoa khám bệnh và 35 buồng điều trị theo yêu cầu nằm tại các khoa lâm sàng. Tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đảm bảo đẹp, khang trang, thoáng mát, công trình phụ khép kín, không ảnh hưởng cảnh quan và quy hoạch của Bệnh viện.

5.5. Kinh phí đầu tư: Dự kiến 50 tỷ đồng.

a) Xây dựng cơ bản

- Sửa chữa nhà khám bệnh và các phòng điều trị tự nguyện: 05 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Giá trị sửa chữa xây lắp: 1,5 tỷ đồng.

+ Thiết bị nội thất: 3,3 tỷ đồng.

+ Dự phòng: 0,2 tỷ đồng.

Giá tạm tính trên m2 xây dựng sửa chữa trên đã bao gồm có hệ thống điện chiếu sáng trong nhà, quạt trần, cấp thoát nước, chậu rửa, 01 khu vệ sinh.

- Giá trị các phòng nội trú tự nguyện: 0,1 tỷ đồng.

b) Trang thiết bị y tế

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Đơn giá
(đồng)

Thành tiền
(đồng)

 

Tổng cộng:

 

 

42.000.000.000

1

Máy huyết học tự động

01

225.000.000

225.000.000

2

Máy phân tích nước tiểu

01

29.000.000

29.000.000

3

Máy điện tim

01

35.000.000

35.000.000

4

Hệ thống nội soi tai mũi họng

01

89.000.000

89.000.000

5

Máy khí dung

05

1.350.000

6.750.000

6

Máy chữa răng

01

250.000.000

250.000.000

7

Máy SHV khám mắt

01

89.000.000

89.000.000

8

Máy siêu âm màu

01

1.200.000.000

1.200.000.000

9

Các thiết bị khác (dụng cụ khám bệnh, ghế khám, bàn khám bệnh, bàn làm thủ thuật …)

 

 

576.250.000

10

Các thiết bị chẩn đoán và điều trị chuyên sâu

 

 

39.500.000.000

c) Hệ thống tin học quản lý công tác khám chữa bệnh xã hội hóa:

- Hệ thống phần cứng: Dự kiến 0,3 tỷ đồng.

- Hệ thống phần mềm: Mua phần mềm, bảo trì hàng năm, dự kiến 0,2 tỷ đồng.

5.6. Hình thức đầu tư

a) Liên kết đặt máy trang thiết bị y tế.

b) Nguồn vốn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện.

c) Vốn đóng góp cổ phần của cán bộ, viên chức, lao động Bệnh viện.

d) Sử dụng tài sản chưa sử dụng hết công suất của Bệnh viện.

e) Nguồn vốn vay hợp pháp.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Ban Điều hành xã hội hóa của Bệnh viện có nhiệm vụ quán triệt và tổ chức thực hiện Đề án này.

2. Phòng Tài chính kế toán của Bệnh viện có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện thu chi tài chính của cơ quan và báo cáo Giám đốc Bệnh viện và Ban điều hành những vướng mắc để có sự chỉ đạo kịp thời.

3. Các khoa, phòng chức năng căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, viên chức để thực hiện thắng lợi Đề án. Trưởng khoa, phòng có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra nhắc nhở công việc, quản lý thời gian, kết quả lao động, thực hiện việc chấm công và tổ chức bình xét đánh giá công khai dân chủ theo quy định.

4. Mọi cán bộ, viên chức cơ quan phải chấp hành kỷ cương, làm tròn trách nhiệm của mình được phân công, không ngừng học tập để nâng cao trình độ, không sử dụng thời gian lao động, thiết bị tài sản của cơ quan để vụ lợi cá nhân.

II. CHỈNH, BỔ SUNG ĐỀ ÁN

1. Đề án này áp dụng cho việc quản lý, hành và chi tiêu tài chính thuộc phạm vi đề án xã hội hóa của Khoa khám bệnh, chữa bệnh tự nguyện từ ngày có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

2. Các quy định trước đây trái với quy định tại Đề án này đều bãi bỏ. Những nội dung không quy định tại Đề án này thì thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Hàng năm trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề chưa hợp lý có thể được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC NGÀNH LIÊN QUAN

1. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan thường xuyên kiểm tra giám sát thực hiện Đề án của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.

2. Sở Tài chính kiểm tra, hướng dẫn về công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quản lý tài chính.

IV. GIÁ DỊCH VỤ

- Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Tài chính về khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp thanh toán theo dịch vụ; khung giá của từng loại bệnh, nhóm bệnh trong trường hợp thanh toán theo trường hợp bệnh; Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được điều chỉnh thực hiện theo quy định hiện hành.

- Trong trường hợp đơn vị sử dụng tài sản để liên doanh liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của cơ sở thì giá dịch vụ thực hiện như sau: Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo xây dựng phương án chi phí của từng dịch vụ và thủ trưởng đơn vị quyết định mức thu trên cơ sở tính toán đầy đủ các yếu tố chi phí (theo Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế)./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2377/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án xã hội hóa hoạt động y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, giai đoạn 2017-2021

  • Số hiệu: 2377/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/09/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Phạm Văn Thủy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản