Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 230/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 13 tháng 03 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thú y; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Căn cứ Quyết định số 4572/QĐ-BNN-TY ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn châu Phi;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 282/SNN-KH ngày 28 tháng 02 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HÀNH ĐỘNG NGĂN CHẶN VÀ ỨNG PHÓ KHẨN CẤP BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI XÂM NHIỄM VÀO TỈNH KON TUM
(Ban hành theo Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
A. TỔNG QUAN VỀ DỊCH BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
I. Thông tin về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Bệnh này chỉ lây nhiễm trên loài lợn (bao gồm lợn rừng và lợn nhà), không gây bệnh cho các loài động vật khác. Bệnh Dịch tả lợn châu Phi không lây sang người.
- Bệnh lây chủ yếu trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang lợn khỏe mạnh; ngoài ra, bệnh có thể lây lan gián tiếp thông qua thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, quần áo có chứa chất mang vi rút. Loài ve mềm (Ornithodoros moubata) có thể làm lây truyền vi rút sang lợn.
- Vi rút gây bệnh Dịch tả lợn châu Phi có cấu trúc gien ADN với 22 kiểu gien (genotype) khác nhau, nhân lên trong đại thực bào và rất khó hoặc không kích thích sinh ra kháng thể trung hòa trong cơ thể lợn. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi cho lợn.
- Vi rút gây bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Ở nhiệt độ phòng, vi rút trong huyết thanh lợn sống được 18 tháng, vi rút trong máu giữ trong tủ lạnh có thể sống đến 6 năm. Ở nhiệt độ càng lạnh thì vi rút càng tồn tại lâu.
- Bệnh Dịch tả lợn châu Phi cần được chẩn đoán phân biệt đối với một số bệnh khác trên lợn như Dịch tả lợn cổ điển, Tai xanh lợn, Đóng dấu lợn, Phó thương hàn và một số bệnh gây xuất huyết trên lợn.
II. Diễn biến bệnh Dịch tả lợn Châu phi tại Việt Nam
Theo thông tin từ Cục Thú y, ngày 19 tháng 02 năm 2019, tại Việt Nam đã phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu phi tại 02 tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Cục Thú y đã tiến hành phối hợp với Cơ quan chuyên môn của 02 tỉnh tiến hành lấy mẫu tiến hành lấy mẫu gửi các phòng kiểm nghiệm, phân tích trong nước cũng như tham vấn các phòng quốc tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Trung ương, địa phương và chính quyền các cấp thực hiện ngay việc tiêu hủy toàn bộ số lợn nhiễm bệnh trên 200 con, đa phần là lợn con và lợn choai theo mẹ. Tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ chăn nuôi có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao. Thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển giết mổ tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch.
Hiện nay bệnh Dịch tả lợn Châu phi đã xuất hiện tại Việt Nam, với đặc tính của vi rút gây bệnh cũng như phương thức lây lan dịch thông qua các hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, con người, phương tiện vận chuyển. Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum là rất cao thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn, lợn không rõ nguồn gốc và sự di chuyển con người, phương tiện vận tải đi từ các địa phương có dịch vào Tây nguyên qua tuyến đường Quốc lộ 14 nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng hoặc hoạt động giao thương của cư dân biên giới giữa Kon Tum và các nước bạn Lào, Cam Pu Chia.
Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thú y; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu phi;
Căn cứ Quyết định số 4572/QĐ-BNN-TY ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
1. Mục đích
- Chủ động ngăn chặn, giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh Dịch tả lợn châu Phi;
- Giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, khách du lịch, phương tiện đi lại và phương tiện vận chuyển đến từ các nước, vùng đã, đang có dịch bệnh và có nguy cơ lớn xảy ra dịch; hoạt động của cư dân biên giới của Kon Tum và các nước.
- Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại Kon Tum để xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng; giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội; môi trường do bệnh này gây ra.
2. Yêu cầu
- Triển khai công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và sự vào cuộc tích cực của người dân;
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Tổ chức phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi đảm bảo kịp thời, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. TÌNH HUỐNG 1: Khi chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi
1.1. Giải pháp về công tác chỉ đạo
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2018, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2019 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu phi; Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Quyết định số 4572/QĐ-BNN-TY ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn châu Phi; quy định của Luật Thú y, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu phi(1);
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng dịch; đặc biệt tại các địa phương giáp biên giới, các địa phương có tổng đàn lợn với số lượng lớn, các địa phương có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ các nước và các tỉnh, thành phố trong nước đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;
- Tăng cường công tác tuyên truyền để người chăn nuôi, người buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật chủ động thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Đồng thời thực hiện đầy đủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và công tác khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi, môi trường trong chăn nuôi.
1.2. Giải pháp về kiểm soát vận chuyển
- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới vào Kon Tum;
- Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không và khách du lịch xuất phát từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín vào tỉnh Kon Tum; bao gồm cả việc kiểm soát, giám sát tại các cửa khẩu; thực hiện xử lý thức ăn thừa có nguồn gốc chế biến từ thịt lợn từ các chuyến bay, phương tiện vận chuyển xuất phát từ vùng, quốc gia và các tỉnh, thành phố trong nước có dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào tỉnh Kon Tum;
- Trường hợp nghi lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu cần thực hiện truy xuất nguồn gốc theo Luật an toàn thực phẩm và Thông tư số 74/2011/TT-BNN ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn. Tiêu hủy đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào tỉnh Kon Tum;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp, các khu vực mua gom, chợ đầu mối, cửa hàng buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện sớm dịch bệnh động vật, nếu có dịch bệnh động vật xảy ra cần thực hiện khoanh vùng khống chế xử lý, không để dịch lây lan ra diện rộng, áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt nhanh chóng dập tắt ổ dịch bệnh và báo cáo kịp thời theo quy định; tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm lợn trên địa bàn theo quy định.
1.3. Giải pháp về quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học
- Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; Xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh;
- Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất (như xút NaOH 2%,...); hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch;
- Các nội dung cụ thể về việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc được mô tả chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn triển khai thực hiện về việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo quy định).
1.4. Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh
- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì cần lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại các địa phương giáp biên giới, tại các địa phương có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ nước ngoài và các tỉnh, thành phố trong nước đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;
- Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào tỉnh Kon Tum; các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ, tại các hộ, cơ sở chăn nuôi lợn hoặc trong quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích, Trường hợp, phát hiện có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì xử lý theo quy định;
- Hàng tháng, tổ chức giám sát ở các vùng có nguy cơ cao, mật độ chăn nuôi cao theo quy định.
1.5. Giải pháp về truyền thông
- Hằng ngày theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh của các nước và các tỉnh, thành phố trong nước đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để kịp thời tuyên truyền, đưa tin trên Đài PTTH tỉnh, Báo Kon Tum, Đài truyền thanh huyện, xã về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả hệ thống cơ sở thú y, người chăn nuôi và nhân dân trên địa bàn tỉnh về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ sự nguy hiểm của bệnh, đường lây lan bệnh và các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum, nhưng tránh hiểu lầm và gây hoang mang trong xã hội.
2. TÌNH HUỐNG 2: Khi phát hiện có bệnh Dịch tả lợn châu Phi
1.1. Giải pháp kiểm tra, xác minh dịch bệnh và lấy mẫu xét nghiệm
Khi phát hiện có trường hợp lợn nghi mắc bệnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi hoặc chết không rõ nguyên nhân, chủ hộ chăn nuôi phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, để kiểm tra xác minh thông tin dịch bệnh; nếu nghi lợn mắc bệnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi, nhân viên thú y cấp xã báo cáo ngay về Ủy ban nhân dân cấp xã và Thú y cấp huyện, cơ quan Thú y cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo, tổ chức phòng, chống dịch và báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y để lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức bao vây như đối với một ổ dịch, cử lực lượng giám sát chặt chẽ đàn lợn bệnh, không để chủ hộ giết mổ, bán chạy đàn lợn bệnh.
1.2. Giải pháp tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn bị bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Không điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;
- Trường hợp 01 ổ dịch là hộ chăn nuôi, gia trại, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không có dãy chuồng riêng biệt hoặc chợ, điểm buôn bán lợn, sản phẩm lợn, cơ sở giết mổ lợn: Đối với các địa phương lần đầu tiên phát hiện lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn liền kề với đàn lợn dương tính nhưng chưa được lấy mẫu xét nghiệm;
- Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng của Dịch tả lợn Châu Phi mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng;
- Đối với chăn nuôi trang trại số lượng lớn có nhiều dãy chuồng riêng biệt thì tiêu hủy toàn bộ lợn trong chuồng, dây chuồng có lợn bệnh; các dãy chuồng còn lại áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và lấy mẫu giám sát định kỳ. Nếu phát hiện dương tính hoặc xét thấy có nguy cơ lây nhiễm cao thì tiêu hủy toàn trang trại;
- Các bước tiêu hủy lợn bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được mô tả chi tiết tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực đúng quy định);
- Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn, sản phẩm của lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và các văn pháp luật liên quan.
1.3. Giải pháp khoanh vùng ổ dịch
- Ổ dịch là trại, các trại chăn nuôi lợn hoặc hộ gia đình chăn nuôi lợn trong 01 đơn vị cấp xã nơi phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi;
- Vùng dịch là xã, phường, thị trấn nơi có ổ dịch: Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi;
- Vùng bị dịch uy hiếp: Trong phạm vi 03 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi;
- Vùng đệm: Trong phạm vi 10 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch; đồng thời thực hiện việc theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
1.4. Giải pháp dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn
- Nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Cơ sở chăn nuôi trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp đã được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật” đối với các bệnh khác, có thể được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của địa phương sau khi đã lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Căn cứ tình hình thực tế, Chi cục Chăn nuôi và Thú y có trách nhiệm điều chỉnh, xác định vùng bị dịch uy hiếp phù hợp để áp dụng giải pháp dừng vận chuyển;
- Không vận chuyển lợn con, lợn giống ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Đối với lợn trưởng thành hoặc trong trường hợp chủ cơ sở nuôi lợn có nhu cầu giết mổ lợn thì được phép giết mổ lợn dưới sự giám sát của cán bộ thú y với điều kiện kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Thịt lợn và sản phẩm thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong phạm vi vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm.
1.5. Giải pháp về quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch
- Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh. Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi hợp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch. Các nội dung cụ thể về việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc được mô tả chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thời điểm tái đàn sau dịch: 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.
1.6. Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh
- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y địa phương lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại vùng bị dịch uy hiếp hoặc vùng giám sát;
- Cơ quan thú y địa phương tổ chức lấy mẫu đối với lợn nghi mắc bệnh, lợn chết không rõ nguyên nhân trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp hoặc vùng giám sát và gửi đến phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
1.7. Giải pháp về truyền thông
- Thông báo diễn biến, tình hình dịch bệnh hàng ngày của các nước và các tỉnh, thành trong nước đang có dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương;
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả thú y cơ sở, người chăn nuôi và toàn dân về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Hằng ngày, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên các kênh truyền thông của địa phương và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, phối hợp với các cơ quan truyền thông địa phương để thông tin, tuyên truyền cho nhân dân biết, thực hiện;
1. Ngân sách địa phương tỉnh và huyện: Đảm bảo kinh phí đối với các hoạt động phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bao gồm: chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn vào trong nước, giám sát, tập huấn, hội nghị, hội thảo, gửi mẫu xét nghiệm, thông tin tuyên truyền, chi phí cho các hoạt động phòng chống dịch và hỗ trợ chủ lợn, chủ sản phẩm của lợn, triển khai các biện pháp tại chợ lợn, sản phẩm của lợn, mua sắm dụng cụ, bảo hộ lao động, thuốc sát trùng và triển khai tiêu độc khử trùng, tiêu hủy lợn bệnh, sản phẩm của lợn bệnh và xử lý môi trường;
Các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán được giao năm 2019 để thực hiện. Trường hợp vượt khả năng ngân sách, các địa phương đề xuất gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hoặc báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.
2. Kinh phí của người dân: Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, mổ lợn, sản phẩm của lợn có trách nhiệm chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh; thường xuyên thực hiện vệ sinh khử trùng bằng vôi bột hoặc hóa chất đối với chuồng trại nuôi lợn, nơi buôn bán lợn, sản phẩm lợn, nơi giết mổ lợn và các dụng cụ, phương tiện vận chuyển lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y):
- Thành lập Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Kon Tum; theo dõi, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai, thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi;
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cán bộ cấp huyện, cấp xã và lực lượng thú y các cấp về các biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi, phương pháp lấy mẫu xét nghiệm, phương pháp xử lý đàn lợn mắc bệnh, hướng dẫn các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng;
- Tăng cường hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt đặc biệt tại các cơ sở chăn nuôi nằm trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm vác vùng chăn nuôi trọng điểm;
- Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh, nhất là dịch bệnh trên lợn. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ chống dịch khi có dịch xảy ra;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nơi có dịch nhanh chóng thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế, dập tắt dịch bệnh, ngăn chặn dịch lây lan; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức chống dịch bệnh động vật tại huyện, thành phố nơi có dịch;
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y bố trí cán bộ thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật 24/24 tại các cửa khẩu, các trạm kiểm dịch động vật trên địa bàn tỉnh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum; thành lập và phân công các Đội ứng phó nhanh trực tiếp đến các địa phương để hỗ trợ tổ chức chống dịch. Tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định lưu hành bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát và các vùng có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện bệnh;
- Chủ động sử dụng dự toán ngân sách nhà nước giao năm 2019 (số tiền 64 triệu đồng) để thực hiện công tác tuyên truyền và tổ chức tập huấn cho lực lượng thú y theo quy định hiện hành.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình động vật trên địa bàn tỉnh; kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo; đồng thời, tổng hợp, đề xuất nhu cầu kinh phí phát sinh phục vụ hoạt động phòng chống dịch ở địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường, Thú y, Công an để đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc tại các bến xe, đầu mối giao thông;
- Thông tin, tuyên truyền các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã vận tải không vận chuyển động vật sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, vận chuyển bằng phương tiện không đúng quy định, không vận chuyển hành khách cùng với động vật, sản phẩm động vật;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng khẩn trương kiểm tra, kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ về việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ vùng dịch bệnh vào tỉnh Kon Tum; tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông và khách du lịch từ vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát nhằm bảo đảm không để vận chuyển lợn, sản phẩm lợn từ các vùng này ra bên ngoài; cũng như không vận chuyển lợn con, lợn giống từ bên ngoài vào trong vùng giám sát, vùng bị dịch uy hiếp.
3. Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum
- Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến thị trường đối với thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn để có giải pháp bảo đảm lưu thông, tránh gây bất ổn về thị trường trong tỉnh;
- Chủ trì, tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh lợn sống và sản phẩm từ thịt lợn nhập khẩu trái phép;
- Phân công cán bộ phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông... kiểm tra, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn sống, sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc trên thị trường;
- Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban chỉ đạo 389) chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố cần tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào tỉnh Kon Tum và từ các tỉnh khác vào địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, theo dõi, nắm sát tình hình, lập danh sách các đối tượng có biểu hiện mua bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn và các sản phẩm của lợn ra khỏi vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời đấu tranh;
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm soát phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển, tiêu thụ lợn và các sản phẩm từ lợn phục vụ việc vệ sinh, sát trùng tiêu độc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
- Chỉ đạo lực lượng công an cơ sở bám sát tình hình, kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp, không để đối tượng xấu lợi dụng bệnh Dịch tả lợn châu phi kích động gây phức tạp về an ninh trật tự.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chỉ đạo lực lượng biên phòng chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các Sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu lợn sống, sản phẩm thịt lợn trên toàn tuyến biên giới; tham gia công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cư dân khu vực biên giới trong công tác phòng chống dịch, phòng ngừa gian lận thương mại và vận chuyển trái phép lợn sống, sản phẩm thịt lợn qua biên giới; hỗ trợ việc tiêu hủy khi có số lượng lớn lợn, sản phẩm lợn buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan;
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn có dịch và cử lực lượng hỗ trợ việc tiêu hủy khi có số lượng lớn lợn, sản phẩm lợn buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong toàn quân theo dõi, giám sát, nếu phát hiện lợn có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch tả lợn châu phi, kịp thời phối hợp với Cơ quan thú y địa phương, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, trường hợp xác định dương tính với vi rút Dịch tả lợn châu phi cần nhanh chóng xử lý ổ dịch theo quy định và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum
Chỉ đạo thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch; có chuyên mục riêng về phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật đến người chăn nuôi, tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Kon Tum, tránh gây hoang mang trong xã hội, từ đó nâng cao nhận thức của chính quyền cơ sở, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân; cùng lên án các hành vi vi phạm, không sử dụng lợn và sản phẩm thịt nhập lậu, không rõ nguồn gốc; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh Dịch tả lợn châu Phi lây vào trong nước;
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chống dịch theo quy định; hướng dẫn các huyện, thành phố về việc hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 nam 2017 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.
8. Các Sở, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt để nhanh chóng khống chế, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan ra diện rộng.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum
- Xây dựng và ban hành “Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm địa bàn”; trong đó rà soát, cân đối ngân sách địa phương bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi đảm bảo theo quy định;
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh đến tận thôn, làng phát hiện sớm các ổ dịch trên đàn lợn, nhằm bao vây dập tắt dịch khi mới phát sinh, không để dịch lây lan; nếu phát hiện lợn có biểu hiện của bệnh Dịch tả lợn châu phi thì báo cáo kịp thời;
- Tổ chức rà soát, thống kê tổng đàn cụ thể theo số trại, số hộ chăn nuôi của từng địa phương (ở cấp xã, huyện) để có số liệu ước tính chính xác kinh phí ứng phó, xử lý và kiểm soát kịp thời khi dịch bệnh xảy ra;
- Rà soát các chợ, điểm trung chuyển, tập kết lợn sống trên địa bàn, các cơ sở giết mổ lợn tập trung, nhỏ lẻ đặc biệt các địa bàn có buôn bán lợn sống không rõ nguồn gốc và tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi; chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra;
- Đối với Ủy ban nhân dân các huyện có đường biên giới: Tổ chức giám sát chặt chẽ đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh Dịch tả lợn châu Phi nhập cảnh vào địa bàn. Chủ động phối hợp với lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Công an, Ban quản lý Cửa khẩu quốc tế Bờ Y tổ chức giám sát đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh Dịch tả lợn châu Phi nhập cảnh vào địa bàn; xử lý theo quy định của pháp luật về thú y; chỉ đạo lực lượng biên phòng, công an, chính quyền các xã biên giới đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán, vận chuyển lợn sống, sản phẩm thịt lợn qua biên giới. Tổ chức tiêu hủy tất cả lợn sống và thịt lợn nhập lậu qua biên giới;
- Đối với địa phương phát hiện có bệnh Dịch tả lợn châu Phi, địa phương thuộc phạm vi vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát: Tổ chức xử lý ổ dịch và chống dịch theo quy định của Luật thú y; Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30 tháng 8 năm 2018 và Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện các giải pháp nêu tại điểm 2 Mục III Phần B Kế hoạch này;
- Đối với địa phương chưa có bệnh Dịch tả lợn châu Phi: Tổ chức thực hiện các giải pháp đối với trường hợp chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại điểm 1 Mục III Phần B Kế hoạch này. Đối với địa phương chưa có bệnh Dịch tả lợn châu Phi nhưng nằm trong vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát của địa phương/quốc gia đang có dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi: Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát như ở địa phương đang có dịch.
Trên đây là Kế hoạch Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét./.
1 Tại Công văn số 2569/UBND-NNTN ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Công điện số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam; Công văn số 307/UBND-NNTN ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Công điện số 9863/CĐ-BNN-TY ngày 19 tháng 12 năm 2018 và Công điện số 8523/CĐ-BNN-TY ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công văn số 447/UBND-NNTN ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
- 1Chỉ thị 04/2004/CT-UB về tăng cường triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch cúm ở người và gia cầm do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2019 về triển khai giải pháp chống hạn, phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Nghị quyết 14/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ tái đàn lợn nhằm khôi phục sản xuất chăn nuôi sau bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2020
- 4Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2020 về khẩn cấp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tình hình mới
- 5Công điện 01/CĐ-UBND năm 2019 về chỉ đạo quyết liệt biện pháp khống chế, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật thú y 2015
- 5Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 6Chỉ thị 04/2004/CT-UB về tăng cường triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch cúm ở người và gia cầm do tỉnh Thái Bình ban hành
- 7Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 9Công điện 6741/CĐ-BNN-TY năm 2018 về chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Công điện 1194/CĐ-TTg năm 2018 về tập trung triển khai biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 4527/QĐ-BNN-TY năm 2018 về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn Châu Phi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 12Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2019 về triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu phi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2019 về triển khai giải pháp chống hạn, phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 14Nghị quyết 14/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ tái đàn lợn nhằm khôi phục sản xuất chăn nuôi sau bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2020
- 15Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2020 về khẩn cấp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tình hình mới
- 16Công điện 01/CĐ-UBND năm 2019 về chỉ đạo quyết liệt biện pháp khống chế, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Quyết định 230/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp bệnh Dịch tả lợn Châu phi xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 230/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/03/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra