Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/QĐ-BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH CHUYỂN ĐỔI LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG PHỤC VỤ ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về việc phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu Ngành Lâm nghiệp”;
Căn cứ Thông tư số 05/TT-BKHĐT ngày 31/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”, với những nội dung chính sau:
1. Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng trên cơ sở nhu cầu của thị trường gỗ và lâm sản; phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng của Việt Nam.
- Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến lâm sản, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
- Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, tăng nhanh thu nhập cho người làm nghề rừng; đồng thời, đảm bảo hiệu quả về xã hội, môi trường, phát triển lâm nghiệp bền vững.
2. Mục tiêu của dự án
2.1. Mục tiêu chung
Định hướng cho các địa phương xác định loài cây chủ lực để trồng rừng sản xuất, đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2016 - 2020: Xác định loài cây để trồng 639.000 ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh. Trong đó: trồng rừng gỗ lớn 439.000 ha; trồng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 200.000 ha;
- Giai đoạn 2021- 2030: Xác định loài cây để trồng 1.122.000 ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh, trong đó: trồng rừng gỗ lớn 912.000 ha, trồng rừng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 210.000 ha.
(Chi tiết theo phụ biểu 01 đính kèm)
3. Nội dung
3.1. Quy hoạch loài cây trồng rừng
Giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng loài cây trồng rừng ở 8 vùng sinh thái lâm nghiệp trên phạm vi cả nước gồm 43 loài. Trong đó: cây trồng lấy gỗ 24 loài; cây lâm sản ngoài gỗ và các mục đích khác 19 loài.
(Chi tiết theo phụ biểu 02 đính kèm)
3.2. Quy hoạch diện tích trồng rừng tập trung.
- Giai đoạn 2016-2020: trồng rừng tập trung 439.000 ha, bình quân 87.800 ha/năm. Trong đó:
+ Phân theo nhóm loài cây trồng: Loài sinh trưởng nhanh 244.000 ha, loài sinh trưởng chậm là 195.000 ha;
+ Phân theo mục đích kinh doanh: Trồng rừng gỗ lớn 439.000 ha.
- Giai đoạn 2021-2025: Trồng rừng tập trung 550.000 ha. Trong đó:
+ Phân theo nhóm loài cây trồng: Các loài sinh trưởng nhanh 350.500 ha, loài sinh trưởng chậm là 199.500 ha;
+ Phân theo mục đích kinh doanh: Trồng rừng gỗ lớn 455.500 ha; trồng rừng gỗ nhỏ 94.500 ha.
- Giai đoạn 2026-2030: Trồng rừng tập trung 571.000 ha, trong đó:
+ Phân theo nhóm loài cây trồng: Loài sinh trưởng nhanh 371.500 ha, loài sinh trưởng chậm là 199.500 ha;
+ Phân theo mục đích kinh doanh: Trồng rừng gỗ lớn 455.500 ha; trồng rừng gỗ nhỏ 115.500 ha.
3.3. Quy hoạch chuyển hóa rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ hiện có sang kinh rừng gỗ lớn
Giai đoạn 2016-2020 là 200.000 ha, bình quân 40.000 ha/năm. Diện tích theo loài cây chuyển hóa như sau:
- Keo tai tượng (Acacia mangium Willd): 79.430 ha;
- Keo lai (A.mangium Willd và A.auriculiformis A.Cunn. ex Benth): 67.480 ha;
- Bạch đàn Urô (Eucalyptus urophylla S.T.Blake): 22.920 ha;
- Bạch đàn lai (E.urophylla S.T.Blake x E.camaldulensis Dehnh): 4.900 ha;
- Keo lá Tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth): 5.840 ha;
- Mỡ (Manglietia conifera Dandy): 10.150 ha;
- Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L): 9.280 ha.
(Chi tiết theo phụ biểu 03 đính kèm)
4. Giải pháp thực hiện quy hoạch
4.1. Về khoa học công nghệ
a) Về giống
- Rà soát quy hoạch lại hệ thống rừng giống, vườn giống; bổ sung thêm 30 nguồn giống tại 8 vùng sinh thái lâm nghiệp với tổng diện tích 2.320 ha cho 23 loài (trong đó có 19 loài bản địa);
- Đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng;
- Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nghiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ lớn và thúc đẩy hoạt động chuyển giao các giống mới vào sản xuất;
- Xây dựng mới các trung tâm giống công nghệ cao có công suất từ 10 triệu cây mô/năm tại các tỉnh có diện tích trồng rừng gỗ Keo, Bạch đàn trên 10.000 ha, gồm: Hòa Bình, Yên bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Xây dựng các trung tâm giống công nghệ cao có công suất 5 triệu cây mô/năm tại các tỉnh có diện tích trồng rừng gỗ Keo, Bạch đàn trên 5.000 ha/năm, gồm: Đắc Lắc, Bình Phước, Cà Mau.
b) Về xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật
- Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn: Điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn;
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.
4.2. Về chế biến và thị trường
- Cơ cấu lại các sản phẩm gỗ có lợi thế và mang lại giá trị cao; từng bước giảm dần xuất khẩu dăm, mảnh, đến năm 2020 còn khoảng 3,0 triệu tấn và giảm dần đến năm 2030;
- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến gỗ;
- Tăng cường quảng bá sản phẩm gỗ nội địa, đồng thời xây dựng và phát triển các kênh phân phối đồ gỗ trên thị trường nội địa.
4.3. Về cơ chế chính sách
- Tiếp tục triển khai một số chính sách đã ban hành: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững (Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015; Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016); Đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 (Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009); Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013); Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 06/9/2015)...;
- Chính sách huy động các nguồn vốn hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Tổng cục Lâm nghiệp: Là đơn vị đầu mối giúp Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện phương án quy hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp triển khai, thực hiện phương án quy hoạch.
2. Các Bộ, ngành Trung ương
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT; các địa phương kiểm tra, giám sát thực hiện phương án quy hoạch; báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách thực hiện phương án quy hoạch.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập phương án quy hoạch, trong quá trình lập đề án tái cơ cấu hoặc rà soát quy hoạch ngành lâm nghiệp tại địa phương; chỉ đạo tổ chức thực hiện phương án quy hoạch tại địa phương, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện để Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp.
4. Các doanh nghiệp, hiệp hội
Đầu tư hoặc liên kết đầu tư trồng rừng gỗ lớn, công nghệ và thiết bị chế biến gỗ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY HOẠCH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG VÀ CHUYỂN HÓA GỖ LỚN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 23/QĐ-BNN-TCLN ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đơn vị: ha
TT | Vùng/tỉnh | Giai đoạn 2016-2020 | Giai đoạn 2021-2025 | Giai đoạn 2026-2030 | |||||||||
Tổng cộng | Trồng rừng gỗ lớn loài STr chậm | Trồng rừng gỗ lớn loài STr nhanh | Chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn | Tổng cộng | Trồng rừng gỗ nhỏ | Trồng rừng gỗ lớn loài STr chậm | Trồng rừng gỗ lớn loài STr nhanh | Tổng cộng | Trồng rừng gỗ nhỏ | Trồng rừng gỗ lớn loài STr chậm | Trồng rừng gỗ lớn loài STr nhanh | ||
| Tổng cộng | 639.000 | 195.000 | 244.000 | 200.000 | 550.500 | 94.500 | 200.000 | 256.000 | 571.500 | 115.500 | 200.000 | 256.000 |
I | Tây Bắc | 44.000 | 16.300 | 15.300 | 12.400 | 40.525 | 7.875 | 16.700 | 15.950 | 42.275 | 9.625 | 16.700 | 15.950 |
1 | Hòa bình | 21.900 | 4.200 | 9.800 | 7.900 | 17.490 | 2.340 | 4.950 | 10.200 | 18.010 | 2.860 | 4.950 | 10.200 |
2 | Các tỉnh khác | 22.100 | 12.100 | 5.500 | 4.500 | 23.035 | 5.535 | 11.750 | 5.750 | 24.265 | 6.765 | 11.750 | 5.750 |
II | Đông Bắc | 242.900 | 69.300 | 95.400 | 78.200 | 205.270 | 33.570 | 71.100 | 100.600 | 212.730 | 41.030 | 71.100 | 100.600 |
1 | Lào Cai | 18.900 | 7.700 | 6.500 | 4.700 | 17.490 | 2.340 | 9.850 | 5.300 | 18.010 | 2.860 | 9.850 | 5.300 |
2 | Yên Bái | 31.400 | 7.700 | 13.000 | 10.700 | 25.480 | 3.780 | 8.000 | 13.700 | 26.320 | 4.620 | 8.000 | 13.700 |
3 | Tuyên Quang | 28.400 | 7.300 | 11.600 | 9.500 | 23.210 | 3.510 | 7.450 | 12.250 | 23.990 | 4.290 | 7.450 | 12.250 |
4 | Phú Thọ | 24.100 | 6.100 | 9.900 | 8.100 | 19.765 | 3.015 | 6.350 | 10400 | 20.435 | 3.685 | 6.350 | 10.400 |
5 | Vĩnh Phúc | 2.700 | 700 | 1.100 | 900 | 2.210 | 360 | 700 | 1.150 | 2.290 | 440 | 700 | 1.150 |
6 | Hà Giang | 14.700 | 5.700 | 4.900 | 4.100 | 13.745 | 2.745 | 5.850 | 5.150 | 14.355 | 3.355 | 5.850 | 5.150 |
7 | Bắc Cạn | 18.100 | 6.300 | 6.500 | 5.300 | 16.405 | 3.105 | 6.550 | 6.750 | 17.095 | 3.795 | 6.550 | 6.750 |
8 | Lạng Sơn | 38.900 | 11200 | 15.200 | 12.500 | 33.040 | 5.490 | 11.550 | 16.000 | 34.260 | 6.710 | 11.550 | 16.000 |
9 | Thái Nguyên | 12.800 | 2.600 | 5.600 | 4.600 | 10.360 | 1.260 | 2.700 | 6.400 | 10.640 | 1.540 | 2.700 | 6.400 |
10 | Quảng Ninh | 33.600 | 8.500 | 13.500 | 11.600 | 27.255 | 5.355 | 6.450 | 15.450 | 28.445 | 6.545 | 6.450 | 15.450 |
11 | Bắc Giang | 14.800 | 3.400 | 6.300 | 5.100 | 11.675 | 1.575 | 3.450 | 6.650 | 12.025 | 1.925 | 3.450 | 6.650 |
12 | Cao bằng | 4.500 | 2.100 | 1.300 | 1.100 | 4.635 | 1.035 | 2.200 | 1.400 | 4.865 | 1.265 | 2.200 | 1.400 |
III | Đồng bằng Bắc bộ | 4.200 | 900 | 1.800 | 1.500 | 2.800 | 450 | 950 | 1400 | 2.900 | 550 | 950 | 1.400 |
IV | Bắc Trung Bộ | 126.200 | 39.700 | 47.500 | 39.000 | 109.860 | 19.260 | 40.750 | 49.850 | 114.140 | 23.540 | 40.750 | 49.850 |
1 | Thanh Hóa | 29.300 | 7.400 | 11.900 | 10.000 | 24.130 | 3.780 | 7.800 | 12.550 | 24.970 | 4.620 | 7.800 | 12.550 |
2 | Nghệ An | 33.000 | 13.000 | 11.000 | 9.000 | 31.055 | 6.255 | 13.300 | 11.500 | 32.445 | 7.645 | 13.300 | 11.500 |
3 | Hà Tĩnh | 18.200 | 4.900 | 7.300 | 6.000 | 14.895 | 2.295 | 4.900 | 7.700 | 15.405 | 2.805 | 4.900 | 7.700 |
4 | Quảng Bình | 13.900 | 5.200 | 4.800 | 3.900 | 12.925 | 2.475 | 5.300 | 5.150 | 13.475 | 3.025 | 5.300 | 5.150 |
5 | Quảng Trị | 16.300 | 5.700 | 5.900 | 4.700 | 14.690 | 2.790 | 5.850 | 6.050 | 15.310 | 3.410 | 5.850 | 6.050 |
6 | Thừa Thiên Huế | 15.500 | 3.500 | 6.600 | 5.400 | 12.165 | 1.665 | 3.600 | 6.900 | 12.535 | 2.035 | 3.600 | 6.900 |
V | DH Nam Trung Bộ | 116.200 | 28.100 | 48.400 | 39.700 | 93.190 | 13.590 | 28.800 | 50.800 | 96.210 | 16.610 | 28.800 | 50.800 |
1 | Quảng Nam | 29.500 | 6.200 | 12.800 | 10.500 | 23.060 | 3.060 | 6.500 | 13.500 | 23.740 | 3.740 | 6.500 | 13.500 |
2 | Quảng Ngãi | 30.300 | 5000 | 13.900 | 11.400 | 22.080 | 2.430 | 5.050 | 14.600 | 22.620 | 2.970 | 5.050 | 14.600 |
3 | Bình Định | 23.200 | 5.600 | 9.700 | 7.900 | 18.600 | 2.700 | 5.750 | 10.150 | 19.200 | 3.300 | 5.750 | 10.150 |
4 | Phú Yên | 10.200 | 3.800 | 3.500 | 2.900 | 9 350 | 1.800 | 3.850 | 3.700 | 9.750 | 2.200 | 3.850 | 3.700 |
5 | Bình Thuận | 11.200 | 3.700 | 4.100 | 3.400 | 9.805 | 1.755 | 3.750 | 4.300 | 10.195 | 2.145 | 3.750 | 4.300 |
6 | Các tỉnh khác | 11.800 | 3.800 | 4.400 | 3.600 | 10.295 | 1.845 | 3.900 | 4.550 | 10.705 | 2.255 | 3.900 | 4.550 |
VI | Tây Nguyên | 52.600 | 26.000 | 14.600 | 12.000 | 54.600 | 12.600 | 26.650 | 15.350 | 57.400 | 15.400 | 26.650 | 15.350 |
1 | Kon Tum | 12.600 | 6.100 | 3.700 | 2.800 | 12.780 | 2.880 | 6.150 | 3.750 | 13.420 | 3.520 | 6 150 | 3.750 |
2 | Gia Lai | 13.100 | 7.800 | 2.900 | 2.400 | 14.880 | 3.780 | 8.050 | 3.050 | 15.720 | 4.620 | 8.050 | 3.050 |
3 | Đắc Lắc | 11.600 | 3 900 | 4.200 | 3.500 | 10.480 | 1.980 | 4.100 | 4.400 | 10.920 | 2.420 | 4.100 | 4.400 |
4 | Đắk Nông | 6.100 | 4.400 | 900 | 800 | 7.760 | 2.160 | 4.600 | 1.000 | 8.240 | 2.640 | 4.600 | 1.000 |
5 | Lâm Đồng | 9.200 | 3.800 | 2.900 | 2.500 | 8.700 | 1.800 | 3.750 | 3.150 | 9.100 | 2.200 | 3.750 | 3.150 |
VII | Đông Nam Bộ | 22.200 | 7.500 | 8.100 | 6.600 | 19.895 | 3.645 | 7.750 | 8.500 | 20.705 | 4.455 | 7.750 | 8.500 |
1 | Đồng Nai | 4.900 | 1.500 | 1.900 | 1.500 | 4.265 | 765 | 1.550 | 1.950 | 4.435 | 935 | 1.550 | 1.950 |
2 | Bình Phước | 14.200 | 5.100 | 5.000 | 4.100 | 12.980 | 2.430 | 5.250 | 5.300 | 13.520 | 2.970 | 5.250 | 5.300 |
3 | Các tỉnh khác | 3.100 | 900 | 1.200 | 1.000 | 2.650 | 450 | 950 | 1.250 | 2.750 | 550 | 950 | 1.250 |
VIII | Tây Nam Bộ | 30.700 | 7.200 | 12.900 | 10.600 | 23.860 | 3.510 | 6.800 | 13.550 | 24.640 | 4.290 | 6.800 | 13.550 |
1 | Long An | 5.200 | 1.200 | 2.200 | 1.800 | 3.580 | 630 | 600 | 2.350 | 3.720 | 770 | 600 | 2.350 |
2 | Cà Mau | 13.400 | 3.000 | 5.700 | 4.700 | 10.490 | 1.440 | 3.100 | 5.950 | 10.810 | 1.760 | 3.100 | 5.950 |
3 | Các tỉnh khác | 12.100 | 3.000 | 5.000 | 4.100 | 9.790 | 1.440 | 3.100 | 5.250 | 10.110 | 1.760 | 3.100 | 5.250 |
QUY HOẠCH TRỒNG RỪNG GỖ LỚN THEO LOÀI CÂY, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 23/QĐ-BNN-TCLN ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đơn vị: ha
TT | Loài | Tên la tinh | Tổng cộng | Tây Bắc | Đông Bắc | ĐB Bắc bộ | Bắc Trung bộ | Nam Trung bộ | Tây Nguyên | Đông Nam bộ | Tây Nam bộ |
| Tổng cộng |
| 439.000 | 31.600 | 164.700 | 2.700 | 87.200 | 76.600 | 40.600 | 15.700 | 20.100 |
| Loài sinh trưởng chậm | 195.000 | 16.300 | 69.300 | 900 | 39.700 | 28.200 | 26.000 | 7.500 | 7.200 | |
1 | Lát hoa | Chukrasia tabularis A. Juss | 34.000 | 1.900 | 17.600 | 500 | 14.000 |
|
|
|
|
2 | Tếch | Tectona grandis L | 9.000 | 1.200 |
|
|
|
| 5.600 | 2.200 |
|
3 | Thông carbê | Pinus caribaea Morelet | 27.700 | 1.200 | 9.900 |
| 2.500 | 7.900 | 5.900 | 300 |
|
4 | Sa mộc | Cunninghamia lanceolata (Lamb.) | 15.600 | 10.500 | 5.100 |
|
|
|
|
|
|
5 | Sao đen | Hopea odorata Roxb). | 15.500 |
|
|
|
| 9.000 | 2.800 | 2.200 | 1.500 |
6 | Thông ba lá | Pinus kesiya Royle ex Gordon | 19.700 |
| 14.700 |
|
|
| 5.000 |
|
|
7 | Dầu rái | Dipterocarpus alatus Roxb | 20.600 |
|
|
|
| 7.400 | 5.300 | 2.200 | 5.700 |
8 | Thông nhựa | Pinus merkusii Jungh. et de Vries | 15.100 |
|
|
| 15.100 |
|
|
|
|
9 | Thông đuôi ngựa | Pinus massoniana (Lamb). | 11.700 | 1.400 | 10.200 |
|
|
|
|
|
|
10 | Lim xanh | Erythrophloeum fordii Oliv | 17.300 |
| 9.100 |
| 8.100 |
|
|
|
|
11 | Giổi xanh | Michelia mediocris Dandy | 2.600 |
| 2.600 |
|
|
|
|
|
|
12 | Huỷnh | Tarrietia javanica Blume | 3.900 |
|
|
|
| 3.900 |
|
|
|
13 | Gáo vàng | Nauclea orientalis L | 300 |
|
|
|
|
|
| 300 |
|
14 | Xà cừ | Khaya senegalensis (Desr.) A.Juss). | 1.700 |
|
| 400 |
|
| 1.300 |
|
|
15 | Gõ đỏ | Afzelia xylocarpa | 300 |
|
|
|
|
|
| 300 |
|
| Loài sinh trưởng nhanh | 244.000 | 15.300 | 95.400 | 1.800 | 47.500 | 48.400 | 14.600 | 8.200 | 12.900 | |
1 | Keo lai | Acacia mangium x Acacia auriculiformis | 61.300 | 5.200 | 25.600 | 300 | 10.700 | 8.800 | 7.200 | 2.000 | 1.600 |
2 | Keo tai tượng | Acacia mangium Willd | 37.900 | 3.200 | 15.000 | 600 | 8.300 | 8.700 |
| 2.000 |
|
3 | Bạch đàn urô | Eucalyptus urophylla S.T.Blake | 40.400 | 3.200 | 13.900 | 600 | 6.300 | 8.100 | 6.100 | 2.200 |
|
4 | Xoan ta | Melia azedarach L | 40.100 | 2.000 | 27.000 | 300 | 4.000 | 7.000 |
|
|
|
5 | Mỡ | Manglietia conifera Dandy | 25.500 | 1.700 | 13.900 |
| 9.900 |
|
|
|
|
6 | Keo lá tràm | Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth | 22.000 |
|
|
| 8.300 | 8.800 | 1.300 | 2.000 | 1.600 |
7 | Bạch đàn trắng | Eucalyptus camaldulensis Dehnh. | 9.000 |
|
|
|
| 7.000 |
|
| 2.000 |
8 | Tràm lá dài | Melaleuca leucadendra L | 7.700 |
|
|
|
|
|
|
| 7.700 |
QUY HOẠCH CHUYỂN HÓA RỪNG GỖ LỚN, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 23/QĐ-BNN-TCLN ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đơn vị: ha
TT | Vùng/tỉnh | Tổng cộng diện tích QH | Diện tích QH phân theo loài cây trồng rừng | Tỷ lệ QH so với hiện trạng (%) | ||||||
Keo tai tượng | Keo lai | Keo lá tràm | Bạch đàn Urô | Bạch đàn lai | Mỡ | Tràm | ||||
| Tổng cộng | 200.000 | 79.430 | 67.480 | 5.840 | 22.920 | 4.900 | 10.150 | 9.280 | 12,0 |
I | Tây Bắc | 12.440 | 2.540 | 9.540 |
| 120 | 180 | 60 |
| 12,4 |
1 | Hòa Bình | 8.980 | 2.540 | 6.260 |
| 120 | 60 |
|
| 11,3 |
2 | Các tỉnh khác | 3.460 |
| 3.280 |
|
| 120 | 60 |
| 16,7 |
II | Đông Bắc | 78.250 | 48.250 | 4.060 | 60 | 15.850 |
| 10.030 |
| 11,2 |
1 | Lào Cai | 5.060 | 1.490 | 50 | 60 | 20 |
| 3.440 |
| 13,5 |
2 | Yên Bái | 8.240 | 7.270 |
|
|
|
| 970 |
| 13,9 |
3 | Tuyên Quang | 9.500 | 6.160 | 2.030 |
| 1.040 |
| 940 |
| 8,6 |
4 | Phú Thọ | 8.100 | 5.330 | 680 |
| 8.210 |
| 60 |
| 7,8 |
5 | Vĩnh Phúc | 900 | 660 | 310 |
| 230 |
|
|
| 9,0 |
6 | Hà Giang | 4.100 | 4.240 |
|
|
|
| 430 |
| 9,1 |
7 | Bắc Cạn | 5.300 | 1.420 | 830 |
|
|
| 3.010 |
| 10,8 |
8 | Lạng Sơn | 12.500 | 1.380 |
|
| 2.830 |
| 880 |
| 34,4 |
9 | Thái Nguyên | 4.600 | 5.800 |
|
| 640 |
| 300 |
| 9,5 |
10 | Quảng Ninh | 11.600 | 10.520 | 160 |
| 600 |
|
|
| 9,2 |
11 | Bắc Giang | 5.100 | 2.900 |
|
| 2.280 |
|
|
| 9,7 |
12 | Cao Bằng | 1.100 | 1.080 |
|
|
|
|
|
| 9,1 |
III | Đồng bằng Bắc Bộ | 1.500 | 750 | 350 | 70 | 310 |
|
|
| 12,7 |
IV | Bắc Trung Bộ | 38.920 | 20.680 | 11.740 | 2.370 | 90 | 3.980 | 60 |
| 12,0 |
1 | Thanh Hóa | 8.830 | 4.330 | 1.810 | 910 |
| 1.780 |
|
| 20,1 |
2 | Nghệ An | 9.020 | 5.380 | 1.970 |
|
| 1.610 | 60 |
| 20,8 |
3 | Hà Tĩnh | 6.350 | 3.640 | 1.990 | 180 | 90 | 450 |
|
| 10,0 |
4 | Quảng Bình | 4.470 | 2.110 | 1.600 | 620 |
| 140 |
|
| 8,8 |
5 | Quảng Trị | 4.740 | 3.870 | 740 | 130 |
|
|
|
| 9,9 |
6 | Thừa thiên Huế | 5.510 | 1.350 | 3.630 | 530 |
|
|
|
| 8,4 |
V | Nam Trung Bộ | 39.690 | 5.240 | 26.390 | 2.940 | 5.120 |
|
|
| 12,6 |
1 | Quảng Nam | 11.150 | 2.500 | 8.540 | 110 |
|
|
|
| 12,4 |
2 | Quảng Ngãi | 12.250 | 280 | 11.250 |
| 720 |
|
|
| 12,5 |
3 | Bình Định | 7.930 | 1.070 | 2.670 | 2.090 | 2.100 |
|
|
| 12,0 |
4 | Phú Yên | 2.280 | 180 | 900 | 490 | 710 |
|
|
| 15,2 |
5 | Bình Thuận | 2.750 |
| 1.580 | 250 | 920 |
|
|
| 12,8 |
6 | Các tỉnh khác | 3.330 | 1.210 | 1.450 |
| 670 |
|
|
| 14,0 |
VI | Tây Nguyên | 12.010 | 1.020 | 9.460 | 100 | 1.430 |
|
|
| 12,6 |
1 | Kon Tum | 2.940 |
| 2.850 |
| 90 |
|
|
| 15,3 |
2 | Gia Lai | 1.770 | 50 | 910 |
| 810 |
|
|
| 17,9 |
3 | Đắc Lắc | 3.480 | 970 | 1.980 |
| 530 |
|
|
| 9,0 |
4 | Đắk Nông | 760 |
| 660 | 100 |
|
|
|
| 12,0 |
5 | Lâm Đồng | 3.060 |
| 3.060 |
|
|
|
|
| 14,5 |
VII | Đông Nam Bộ | 6.640 | 950 | 4.970 | 90 |
| 500 |
| 130 | 12,7 |
1 | Đồng Nai | 1.540 | 310 | 1.080 |
|
| 110 |
| 40 | 14,5 |
2 | Bình Phước | 4.140 | 490 | 3.360 |
|
| 290 |
|
| 11,6 |
3 | Các tỉnh khác | 960 | 150 | 530 | 90 |
| 100 |
| 90 | 15,4 |
VIII | Tây Nam Bộ | 10.570 |
| 970 | 210 |
| 240 |
| 9.150 | 12,6 |
1 | Long An | 1.830 |
| 50 | 30 |
| 80 |
| 1.670 | 9,7 |
2 | Cà Mau | 4.650 |
| 520 |
|
| 30 |
| 4.100 | 13,4 |
3 | Các tỉnh khác | 4.090 |
| 400 | 180 |
| 130 |
| 3.380 | 13,3 |
- 1Quyết định 1757/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 79/QĐ-TCLN-VP năm 2015 phê duyệt Đề án tuyên truyền lĩnh vực Lâm nghiệp năm 2015, định hướng đến 2020, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 3Thông báo 179/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghi "Tổng kết Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2016 gắn với tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; triển khai Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 591/QĐ-BNN-KH năm 2019 bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1757/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9Quyết định 79/QĐ-TCLN-VP năm 2015 phê duyệt Đề án tuyên truyền lĩnh vực Lâm nghiệp năm 2015, định hướng đến 2020, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 10Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 11Quyết định 40/2015/QĐ-TTg về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Thông báo 179/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghi "Tổng kết Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2016 gắn với tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; triển khai Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020" do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 1349/QĐ-BNN-KH năm 2014 quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
Quyết định 23/QĐ-BNN-TCLN năm 2017 phê duyệt "Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- Số hiệu: 23/QĐ-BNN-TCLN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/01/2017
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Hà Công Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra