- 1Quyết định 50/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019
- 3Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2016/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 14 tháng 7 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CPngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 91/TTr-SVHTTDL ngày 06/6/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Ban quản lý các Khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Quy định này quy định về phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và chưa được xếp hạng trong Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
1. Di tích quốc gia đặc biệt.
2. Di tích quốc gia.
3. Di tích cấp tỉnh.
4. Di tích chưa được xếp hạng trong Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 4. Phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích quốc gia sau:
- Di tích Tháp cổ Bình Thạnh.
- Di tích Tháp cổ Chót Mạt.
- Di tích Khảo cổ Gò Cổ Lâm.
- Di tích Địa điểm Chiến thắng Tua Hai.
- Di tích lịch sử và thắng cảnh núi Bà Đen.
2. Ban quản lý các Khu di tích Cách mạng miền Nam có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích sau:
- Di tích quốc gia đặc biệt: Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (bao gồm cả Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam).
- Di tích cấp quốc gia, gồm:
+ Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Tây Ninh tại Bời Lời.
+ Di tích Địa điểm Ban kiểm tra Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1969-1975.
- Di tích cấp tỉnh, gồm:
+ Di tích Căn cứ Đảng ủy Dân Chính Đảng Trung ương Cục miền Nam.
+ Di tích Khu lưu niệm Trường Sĩ quan Lục quân 2.
+ Di tích Căn cứ Ban Hoa vận Trung ương Cục miền Nam.
3. Công an tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích quốc gia:
- Di tích cấp quốc gia: Di tích căn cứ Ban An ninh miền.
- Di tích cấp tỉnh: Di tích Căn cứ Bàu Rong (Ban An ninh Tây Ninh).
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích theo Danh mục kèm theo quy định này.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CẤP QUẢN LÝ VỀ DI TÍCH
Điều 5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Ban hành các văn bản chỉ đạo đối với công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về di tích.
- Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; khen thưởng và xử lý vi phạm về di tích.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích, thực hiện quy định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh.
- Hướng dẫn nghiệp vụ tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cho các ngành, địa phương.
- Thẩm định các quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được giao cho các huyện, thành phố quản lý.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về di tích, về nếp sống văn hóa tại các di tích, bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di tích.
- Thẩm định các dự án cải tạo xây dựng công trình nằm ngoài di tích có ảnh hưởng xấu đến di tích.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 6. Trách nhiệm của các sở, ngành có liên quan.
1. Sở Nội vụ:
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập các Ban Quản lý di tích, về chế độ hợp đồng lao động người bảo vệ trông coi di tích;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về hoạt động tôn giáo tại các di tích;
- Cử đại diện cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về tôn giáo tham gia Ban Quản lý các di tích lịch sử - văn hóa thuộc loại hình tôn giáo đã được xếp hạng theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính thẩm định và bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo thẩm quyền.
3. Sở Tài chính: Cân đối kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí thường xuyên cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đảm bảo yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di tích; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích; tổ chức cắm mốc địa giới các khu vực bảo vệ di tích.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức giáo dục về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học.
- Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, học sinh đi tham quan, dã ngoại tìm hiểu thực tế tại các di tích trên địa bàn tỉnh nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
6. Ban quản lý các Khu di tích Cách mạng miền Nam:
- Chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành chủ quản của các di tích được giao quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Hướng dẫn về chuyên môn cho các ngành, đồng thời khi có điều kiện nâng cấp lên và lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích đối với các bia và nhà bia chưa được xếp hạng trong hệ thống Căn cứ Trung ương Cục miền Nam theo đúng quy định.
- Bàn giao Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (bao gồm cả Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) cho Bộ Quốc phòng quản lý khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
1. Căn cứ quy định này, hàng năm xây dựng kế hoạch và lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích theo Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của nhà nước bằng nguồn vốn ngân sách của huyện, thành phố và nguồn vốn xã hội hóa.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trong phạm vi địa phương.
3. Tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ và xử lý các vi phạm di tích theo thẩm quyền và quy định của nhà nước; báo cáo, đề xuất và đề nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc xếp hạng di tích.
4. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, các phòng, ban chuyên môn liên quan thuộc huyện phối hợp quản lý di tích trên địa bàn, tiếp nhận những khai báo về di sản văn hóa. Kiến nghị việc xếp hạng di tích, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự an toàn của di tích; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; thường xuyên kiểm tra định kỳ và báo cáo lên cấp trên về tình hình hoạt động và hiện trạng các di tích.
5. Thành lập Ban quản lý di tích trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm) đối với các di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh có quy mô lớn và quan trọng.
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Phối hợp với các ngành chức năng khoanh vùng, cắm mốc các di tích theo quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di tích, xây dựng và gắn biển hướng dẫn, nội quy bảo vệ di tích ở vị trí thích hợp. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại đến di tích.
3. Thực hiện nếp sống văn hóa tại nơi tổ chức lễ hội, di tích; giữ gìn vệ sinh môi trường; đảm bảo an toàn và phòng, chống cháy nổ tại di tích.
4. Không được lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi cá nhân, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn hóa của dân tộc.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu về di tích.
6. Thực hiện trách nhiệm, các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý các di tích trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố chịu trách nhiệm phối hợp, quản lý tốt các di tích thuộc quyền quản lý theo quy định tại Quyết định này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh đề nghị phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH DO ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số 23 /2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
1. Ủy ban nhân dân thành phố Tây Ninh trực tiếp quản lý
a) Di tích quốc gia
- Di tích Đình Hiệp Ninh.
- Di tích Đình Thái Bình.
b) Di tích cấp tỉnh
- Di tích Cơ sở Tỉnh ủy Tây Ninh.
- Di tích Nhà lưu niệm Cơ sở Tỉnh ủy Tây Ninh.
- Di tích Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo.
- Di tích Khu chứng tích Cầu Quan.
- Di tích Miếu Quan Thánh Đế Quân.
- Di tích Chùa Khmer Khedol.
- Di tích Thiên Hậu Miếu.
- Di tích Chùa Phước Lâm.
- Di tích Khám đường Tây Ninh.
- Di tích Căn cứ biệt động thị xã Tây Ninh.
2. Ủy ban nhân dân huyện Hòa Thành trực tiếp quản lý.
a) Di tích quốc gia: Di tích Đình Long Thành.
b) Di tích cấp tỉnh
- Di tích Ngôi mộ cụ Trần Văn Thiện.
- Di tích Căn cứ Huyện ủy Toà Thánh.
- Di tích Đình Trường Đông.
- Di tích Đình Trường Tây.
3. Ủy ban nhân dân huyện Gò Dầu trực tiếp quản lý
a) Di tích quốc gia: Di tích Căn cứ Lõm vùng ruột Gò Dầu.
b) Di tích cấp tỉnh
- Di tích Thành bảo Cẩm Giang và đền thờ Huỳnh Công Thắng.
- Di tích Gò chùa Cao Sơn.
- Di tích Đình Trung (Đình Cẩm Long);
- Di tích Đình Phước Trạch.
- Di tích Lăng mộ Quan Đại thần Huỳnh Công Thắng.
- Di tích Đình Thanh Phước.
- Di tích Đình Cẩm An.
4. Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bàng trực tiếp quản lý
a) Di tích quốc gia
- Di tích Địa đạo An Thới.
- Di tích Căn cứ Thanh niên Cách mạng Trảng Bàng tại Rừng Rong.
- Di tích Căn cứ Trảng Bàng tại vùng Tam Giác Sắt.
- Di tích Đình Gia Lộc.
- Di tích Đình An Tịnh.
b) Di tích cấp tỉnh
- Di tích Đình Gia Bình.
- Di tích Căn cứ Biệt động Trảng Bàng.
- Di tích Đình Trung Phước Hiệp.
- Di tích Ngôi mộ ông cả Đặng Văn Trước.
- Di tích Đền thờ ông cả Đặng Văn Trước.
- Di tích Chùa Phước Lưu.
- Di tích Đình Lộc Hưng.
- Di tích Chứng tích Cầu Xe.
- Di tích Đình An Hòa.
- Di tích Địa điểm lưu niệm B10-B22 Giao Bưu vận Tây Ninh.
- Di tích Đình Đôn Thuận - Hưng Thuận.
5. Ủy ban nhân dân huyện Bến Cầu trực tiếp quản lý
a) Di tích quốc gia: Di tích Địa đạo Lợi Thuận.
b) Di tích cấp tỉnh
- Di tích Thành Bảo Long Giang.
- Di tích Gò Dinh Ông.
- Di tích Bến Đình.
- Di tích Đình Long Giang.
- Di tích Đình Long Thuận.
- Di tích Căn cứ Rừng Nhum.
- Di tích Đình Trung Long Khánh.
- Di tích Đình Long Chữ.
- Di tích Chùa Bửu Long.
- Di tích Căn cứ Chi bộ và xã đội Long Khánh thời chống Mỹ.
6. Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành trực tiếp quản lý
a) Di tích quốc gia
- Di tích Địa điểm lưu niệm vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn.
- Di tích Địa điểm thành lập cơ sở Đảng đầu tiên tại Giồng Nần.
b) Di tích cấp tỉnh
- Di tích Căn cứ Bộ đội Hải ngoại số 1 Sivôtha.
- Di tích Căn cứ Huyện ủy Châu Thành.
- Di tích Đình Thanh Đông.
- Di tích Đình Trung Trí Bình.
- Di tích Chiến thắng Thanh Điền 3/1946.
- Di tích Ngôi mộ ông Trương Quyền.
- Di tích Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Lê Kha.
- Di tích Khu lưu niệm Dương Minh Châu.
- Di tích Đình Hòa Hội.
7. Ủy ban nhân dân huyện Dương Minh Châu trực tiếp quản lý
a) Di tích quốc gia: Di tích Căn cứ Dương Minh Châu.
b) Di tích cấp tỉnh
- Di tích Đình Phước Hội.
- Di tích Đình Truông Mít.
8. Ủy ban nhân dân huyện Tân Biên trực tiếp quản lý
* Di tích cấp tỉnh
- Di tích Lăng mộ quan lớn Trà Vong.
- Di tích Khu chứng tích tội ác Khmer đỏ.
- Di tích Đền thờ ông lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản.
9. Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu trực tiếp quản lý
a) Di tích quốc gia
- Di tích Căn cứ Xứ ủy Nam bộ (X40 đồng Rùm).
- Di tích Địa điểm lưu niệm chiến thắng Junction City.
b) Di tích cấp tỉnh: Di tích Địa điểm tưởng niệm Liệt sĩ Sư Đoàn 9 - Quân Đoàn 4./.
- 1Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 3Quyết định 989/QĐ-UBND năm 2017 về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được Nhà nước xếp hạng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 20/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kèm theo Quyết định 4032/2016/QĐ-UBND
- 5Quyết định 50/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 6Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019
- 7Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 50/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019
- 3Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 7Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 8Quyết định 989/QĐ-UBND năm 2017 về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh được Nhà nước xếp hạng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 9Quyết định 20/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kèm theo Quyết định 4032/2016/QĐ-UBND
Quyết định 23/2016/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Số hiệu: 23/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/07/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Nguyễn Thanh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/07/2016
- Ngày hết hiệu lực: 07/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực