- 1Quyết định 24/2005/QĐ-BXD về "Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng" do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 79/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 33/2005/QĐ-BXD về việc ban hành "Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt" do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 5Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 6Quyết định 31/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 28/2005/QĐ-BXD về Định mức dự toán khảo sát xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 9Chỉ thị 29/2001/CT-TTg về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Luật Đất đai 2003
- 11Nghị định 200/2004/NĐ-CP về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh
- 12Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 13Nghị quyết 07-NQ/TW năm 2001 về hội nhập kinh tế quốc tế do Bộ Chính trị ban hành
- 14Quyết định 14/2005/QĐ-UBBT ban hành Quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 15Quyết định 68/2004/QĐ-UBBT về quy chế quản lý việc mua sắm, sửa chữa và xử lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh Bình Thuận
- 16Quyết định 77/2003/QĐ-UBBT ban hành quy chế quản lý, xử lý tài sản tịch thu và tài sản xác lập quyền sở hữu Nhà nước do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 83/2007/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 3409/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 31/10/2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 23/2006/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 27 tháng 3 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2005/NQ-HĐVIII về nhiệm vụ năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của UBND Tỉnh về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2006.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỦA UBND TỈNH VỀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2006
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/ 2006/QĐ-UBND ngày 27/ 3/2006 của UBND tỉnh)
A. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG:
I. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt 7 nhiệm vụ trọng tâm:
1. Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi:
a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, ngành có liên quan xây dựng các giải pháp triển khai thực hiện tốt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong đó cụ thể khoanh vùng chuyển đổi cây gì, con gì cho thật hợp lý; giảm dần và đi đến ổn định diện tích canh tác lúa ở các nơi chủ động nước, chuyển một số diện tích cây trồng sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; tập trung phát triển mạnh các cây con có lợi thế của tỉnh và của vùng.
Tập trung rà soát quy hoạch ngành nông nghiệp, trong đó đề xuất những lĩnh vực nào cần phải làm lại quy hoạch, gắn với chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng.
b. Tập trung phát triển mạnh các con nuôi chủ yếu như heo, bò, dê, cừu. Trong đó chỉ đạo phát triển đàn heo nái, đẩy nhanh tiến độ sind hóa đàn bò trong nhân dân để dần tiến tới bảo đảm đàn heo, bò thịt có chất lượng cao; phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Quy hoạch phát triển hình thành các trang trại, tập đoàn nuôi heo, nuôi bò công nghiệp có quy mô lớn. Phát triển đàn dê, cừu thông qua chương trình khuyến nông để hướng dẫn cho nhân dân kỹ thuật chăn nuôi đàn giống dê, cừu.
Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò cho nông dân, thu hẹp dần hình thức chăn nuôi tự phát lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
c. Trong công tác giống: tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng giống của các Trung tâm Giống cây trồng Vật nuôi của tỉnh. Thực hiện tốt chương trình hợp tác về nông nghiệp giữa ngành nông nghiệp tỉnh với ngành nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện các giải pháp tích cực để thúc đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa công tác giống thông qua việc mở rộng công tác khuyến nông tới cơ sở, chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất, cho lao động nông thôn, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giá giống cây trồng vật nuôi.
d. Xây dựng kế hoạch cụ thể về cây trồng, mùa vụ trên từng vùng để đối phó với hạn hán và dịch bệnh, chú ý không để dịch cúm gia cầm xuất hiện trên địa bàn Tỉnh, tích cực chuẩn bị thật chắc chắn nguồn lực hỗ trợ khi cần thiết. Rà soát quy hoạch, tổ chức lại các cơ sở chăn nuôi, phát triển các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung gắn với kiểm soát chặt chẽ thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
e. Thực hiện tốt kế hoạch đầu tư các công trình thủy lợi, đẩy nhanh tiến độ các công trình trạm bơm để sớm phát huy tác dụng. Hoàn chỉnh hồ sơ các dự án nối mạng chuyển nước trong hệ thống thủy lợi toàn tỉnh, hệ thống chuyển nước khu Lê Hồng Phong, thúc đẩy tiến trình các dự án hồ Sông Móng, hồ Sông Dinh III.
f. Quy hoạch ổn định lâm phận 3 loại rừng, tăng diện tích rừng sản xuất gắn với sắp xếp đổi mới các lâm trường, ban quản lý rừng theo Nghị định 200/2004/CP của Chính phủ. Phát triển trồng rừng sản xuất, vùng nguyên liệu rừng gắn với các cơ sở chế biến; có kế hoạch đảm bảo nhu cầu gỗ cho sữa chữa tàu thuyền, đồ gỗ gia dụng và xây dựng. Tiếp tục trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng theo dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
2. Về phát triển kinh tế thủy sản:
a. Chuyển đổi nghề, nâng cao chất lượng hải sản đánh bắt: Ngành thủy sản phối hợp cùng với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các giải pháp khuyến khích, động viên ngư dân chuyển đổi nghề theo hướng đẩy mạnh đánh bắt xa bờ khai thác các loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu hải sản trong dự báo các thông tin về ngư trường hải sản cung cấp cho ngư dân đánh bắt. Khuyến khích đầu tư hệ thống bảo quản sản phẩm đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngay trên tàu; có kế hoạch cụ thể hỗ trợ đầu tư cải hoán hệ thống bảo quản sản phẩm cho các tàu thuyền khai thác từ 90CV trở lên (kế hoạch hỗ trợ đối với từng chiếc một).
b. Phát triển nuôi trồng thủy sản hướng vào sản phẩm lợi thế
Có kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch điều chỉnh vùng nuôi tôm thịt đến 2010, giải quyết dứt điểm việc chồng lấn quy hoạch nuôi tôm với các quy hoạch khác.
Phát triển nuôi tôm thịt thông qua việc tạo điều kiện cho các dự án, cho các hộ dân triển khai thực hiện, tập trung chỉ đạo nuôi tôm một vụ chính, đảm bảo hiệu quả. Tổ chức lại hoạt động sản xuất tôm giống và hải sản trên biển theo hướng liên kết chặt chẽ các cơ sở sản xuất tôm, hải sản giống của tỉnh tạo ra sản phẩm có chất lượng uy tín. Khuyến khích phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong nhân dân, tạo điều kiện kêu gọi đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đúc kết và nhân rộng các mô hình nuôi trồng hải đặc sản trên biển có hiệu quả, nhất là khu vực Phú Quý.
Sở Thủy sản phối hợp với UBND cấp huyện hướng dẫn cho nhân dân công nghệ nuôi trồng mới, nhất là nuôi sạch và sử dụng các chất thay thế kháng sinh bị cấm sử dụng, đảm bảo sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu tại các thị trường khó tính nhất.
c. Nâng cao năng lực chế biến, đẩy mạnh việc gắn kết giữa đánh bắt, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu:
Sở Thủy sản phải có kế hoạch triển khai thật tốt chính sách khuyến khích hỗ trợ các cơ sở chế biến hiện có, để đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường xuất khẩu. Các ngành, các cấp cần tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hải sản có công nghệ hiện đại, sản phẩm xuất khẩu trực tiếp. Hoàn thiện Khu công nghiệp chế biến thủy sản nam Cảng cá Phan Thiết để sớm triển khai các dự án chế biến tại đây.
Tăng cường biện pháp thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến tại tỉnh, ngành thủy sản phối hợp với ngành thuế có chính sách, cơ chế khuyến khích các cơ sở nậu vựa bán nguyên liệu hải sản cho các doanh nghiệp chế biến trong tỉnh. Hiệp hội chế biến hải sản đổi mới hoạt động tập trung tìm kiếm thị trường xuất khẩu và nội địa, tạo dựng một vài thương hiệu cho sản phẩm hải sản của tỉnh, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu của tỉnh.
3. Về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Các ngành, các cấp có kế hoạch triển khai thật cụ thể triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 28 của Tỉnh ủy (Khóa X) về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010 định hướng 2015; công bố danh mục các dự án công nghiệp, khai khoáng cần kêu gọi đầu tư giai đoạn 2006 - 2010.
a. Sở Công nghiệp chủ trì rà soát lại quy hoạch phát triển các sản phẩm công nghiệp của địa phương, chú trọng phát triển sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, xây dựng chiến lược phát triển một số sản phẩm công nghiệp mới có tiềm năng tại tỉnh; rà soát quy hoạch hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cho thật hợp lý, khả thi trong đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thành, báo cáo UBND Tỉnh xin ý kiến Chính phủ về đề án quy hoạch phát triển công nghiệp dầu khí tại tỉnh.
b. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các khu công nghiệp
Ban Quản lý các Khu công nghiệp phối hợp cùng các ngành liên quan, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn 2; có kế hoạch triển khai cụ thể về đền bù giải tỏa để sớm đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hàm Kiệm ngay trong năm 2006. Tiếp tục hoàn thành các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng các khu công nghiệp Sơn Mỹ, Tân Đức- Hàm Tân mà đặc biệt là hoàn chỉnh công tác quy hoạch khu công nghiệp Sơn Mỹ để làm cơ sở để thu hút đầu tư trong các năm tiếp theo.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các Sở ngành, địa phương có liên quan xem xét tính khả thi việc kêu gọi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư các khu công nghiệp tại Hàm Tân báo cáo UBND Tỉnh giải pháp và thời gian thích hợp nhất để triển khai.
c. Chấn chỉnh đầu tư các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
Tập trung triển khai xây dựng thật tốt các làng nghề cụm tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp tại các địa phương. UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại thật kỹ nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng tại các làng nghề, cụm công nghiệp, trong đó phân rõ phần nào huyện tự huy động được, phần nào cần ngân sách tỉnh hỗ trợ và kế hoạch cụ thể đầu tư hàng năm. Chú ý việc đầu tư các làng nghề, cụm công nghiệp phải thật sự khả thi, tránh trường hợp làm ra không có người vào đầu tư.
d. Sở Công nghiệp rà soát đánh giá lại việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp, chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, chính sách khuyến công thời gian qua của tỉnh, để có các giải pháp tăng cường công tác khuyến công hợp lý, từng bước thực hiện xã hội hóa công tác khuyến công. Tăng cường công tác giới thiệu tiềm năng, chính sách ưu đãi, dự án đầu tư công nghiệp trọng điểm của tỉnh.
4. Về phát triển mạnh du lịch:
a. Sở Du lịch chủ trì phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành có liên quan rà soát lại các quy hoạch du lịch trên địa bàn tỉnh, đảm bảo không còn chồng lấn quy hoạch du lịch với các ngành nghề khác.
Sở Du lịch tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch du lịch còn lại gồm quy hoạch chi tiết khu vực Bình Thạnh - Hòa Minh - Chí Công, Biển Lạc, Thác Bà, hồ Sông Quao; Quy hoạch khu du lịch huyện đảo Phú Quý. Nghiên cứu quy hoạch và xây dựng các điểm tham quan du lịch phối hợp với làng nghề như tham quan làng chài, khu chế biến nước mắm, điểm tham quan vườn thanh long…Phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách thu hút đầu tư tại các khu vui chơi giải trí có quy mô lớn tập trung ở khu vực Lầu Ông Hoàng, Tà Cú - Bưng Thị.
b. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng các địa phương rà soát lại quy trình cấp phép đầu tư các dự án du lịch, đề xuất hướng giải quyết các ách tắc hiện còn tồn tại do cơ chế ở từng ngành, từng cấp; làm sao đảm bảo cho quy trình cấp phép đầu tư và triển khai đầu tư thật sự thông thoáng. Theo dõi nắm bắt tình hình triển khai các dự án du lịch, trong đó cần báo cáo, đề xuất UBND Tỉnh cách giải quyết cụ thể cho từng dự án còn vướng mắc.
c. Sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp cùng Sở Du lịch rà soát việc thực hiện đầu tư hạ tầng tại các khu quy hoạch du lịch thời gian qua, đề xuất UBND Tỉnh tiếp tục cần đầu tư hạ tầng nào cho đồng bộ, thuận tiện cho các nhà đầu tư triển khai dự án cũng như khách du lịch tham quan, nghĩ dưỡng.
Các Sở, ngành có liên quan triển khai tốt việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch theo kế hoạch đầu tư năm 2006; đôn đốc các nhà đầu tư Trung tâm Thương mại tổng hợp Phan Thiết, Trung tâm thương mại phía Bắc Phan Thiết đẩy mạnh triển khai dự án.
d. Xây dựng, tôn tạo làng nghề hỗ trợ hoạt động du lịch
Sở Du lịch phối hợp cùng các Sở ngành, địa phương liên quan trong quý II/2006 phải xây dựng trình UBND Tỉnh thông qua chính sách thu hút đầu tư các dự án phát triển sản xuất sản phẩm quà tặng du lịch (từ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp - thủ công mỹ nghệ của tỉnh); các dự án tôn tạo, khai thác các tài nguyên văn hóa du lịch của tỉnh. Lập danh mục cụ thể các dự án, sản phẩm phục vụ cho du lịch cần kêu gọi dự án đầu tư. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có kế hoạch hướng dẫn sản xuất rau, hoa quả thực phẩm chuyên phục vụ cho du lịch.
e. Sở Du lịch cần khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch tập trung phát triển các dịch vụ đi sâu vào chất lượng phục vụ, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch trong tỉnh với giá cả hợp lý, ổn định; chú trọng công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự các khu du lịch. Phát huy mạnh hơn nữa vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh trong việc gắn kết các tour, tuyến trong tỉnh với các tuyến du lịch của các tỉnh bạn. Phối hợp cùng với các công ty lữ hành du lịch, các khu du lịch tăng cường công tác quảng bá, có dịch vụ khuyến mãi trong việc đưa khách đi theo tour. Tổ chức, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá ra nước ngoài theo các chương trình của Tổng Cục Du lịch, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục tổ chức ngày du lịch Bình Thuận với thời gian thích hợp và nhiều nội dung du lịch - văn hóa - thể thao thật phong phú, đa dạng.
Sở Tài nguyên & Môi trường tiếp tục phối hợp với các địa phương và Sở ngành liên quan xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường tại các khu du lịch và các điểm khai thác khoáng sản, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra và xử lý thật nghiêm đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
5. Về xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ kháng chiến cũ:
a. Các ngành, các cấp phải phấn đấu thực hiện hoàn thành chương trình Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, Nghị quyết 46/2002/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh về phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình 135 (đến năm 2005), tổ chức thực hiện việc giao khoán và bảo vệ rừng và hoàn tất các công trình dở dang, chú ý chương trình đầu tư tại các thôn xen ghép có đồng bào dân tộc thiểu số.
b. Ban Dân tộc chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch 2006 thật tốt, trong đó chú ý tập trung hoàn thành các nhiệm vụ giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, giao khoán bảo vệ rừng và vay vốn mua bò cho đồng bào trên cơ sở lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn đảm bảo mục tiêu kế hoạch. Phối hợp các ngành có liên quan tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho 12 xã thuộc chương trình 135 chưa hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2001 - 2005 và 2 xã mới bổ sung trong năm 2005.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tìm nguồn vốn để thanh toán dứt điểm, bố trí đầu tư cơ sở hạ tầng các công trình thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu, vốn Nghị quyết 04 còn đang dang dở.
d. Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Dân tộc, Sở ngành, địa phương có liên quan đánh giá kết quả hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho đồng bào dân tộc thời gian qua, đồng thời tiếp tục vận động xã hội hỗ trợ giúp đỡ xây dựng nhà tình thương cho đồng bào. Bên cạnh đó, Sở phải chú ý vào các hoạt động truyền thông về xóa đói giảm nghèo phù hợp với tâm lý, tập quán của đồng bào dân tộc nhằm nâng cao hơn nhận thức của đồng bào, phấn đấu thoát nghèo.
6. Về phát triển giáo dục - đào tạo:
a. Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì phối hợp cùng các ngành liên quan sớm xây dựng hoàn thiện sớm các chuyên đề: Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo; đề án đưa tin học vào nhà trường, nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm thành trường Đại học Cộng đồng và đặc biệt phải hoàn thiện xong đề án xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2006 - 2010 vào đầu quý II năm 2006.
b. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối họp cùng Sở Giáo dục Đào tạo và các địa phương rà soát đánh giá tình hình thực hiện đầu tư mạng lưới trường lớp trong toàn tỉnh thời gian qua, lên danh mục những trường cần phải đầu tư đến 2010 đề xuất UBND Tỉnh kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó nói rõ giải pháp về nguồn vốn. Tổ chức hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư xây dựng trường lớp trong năm 2006. Đối với các trường dự kiến thực hiện từ nguồn trái phiếu Chính phủ (chưa có kế hoạch) Sở Giáo dục & Đào tạo cùng Sở Tài chính nghiên cứu giải pháp ứng vốn cho phép thi công trước, khi có kế hoạch sẽ cân đối thanh toán sau.
Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương đề xuất danh mục các trường có thể triển khai thực hiện xã hội hóa giáo dục ngay trong năm 2006 báo cáo UBND Tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện.
c. Sở Giáo dục & Đào tạo cùng các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục và xóa mù, tập trung đẩy nhanh tiến độ phổ cập trung học cơ sở, lựa chọn một số nơi có điều kiện thực hiện phổ cập phổ thông trung học. Xây dựng chương trình ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn tỉnh để đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2006- 2010.
d. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nắm bắt nhu cầu đào tạo nghề, nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh để đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ tay nghề ở các đơn vị sản xuất kinh doanh.
7. Về công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở:
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện tốt kế hoạch xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn vững mạnh; chú ý việc thu hút lực lượng sinh viên có trình độ đại học cao đẳng mới ra trường, đào tạo cán bộ trẻ, có năng lực, từng bước chuẩn hóa và bổ nhiệm cán bộ trẻ giữ các chức vụ lãnh đạo tại các xã, phường và cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX.
Sở Nội vụ rà soát đánh giá trình độ văn hóa, nghiệp vụ của các cán bộ thuộc hệ thống chính trị cơ sở theo từng độ tuổi báo cáo UBND Tỉnh giải pháp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ văn hóa. Tham mưu cho UBND Tỉnh kế hoạch và biện pháp triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006- 2010 theo Quyết định 31/2006/QĐ- TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ và cùng Sở ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ có liên quan đào tạo về văn hóa, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và quản lý nhà nước, chính trị cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính rà soát, đánh giá lại hệ thống các chính sách của tỉnh, trong đó phân ra làm 3 loại chính sách: những chính sách không hợp lý, không thực sự tác động tích cực với doanh nghiệp và trái với quy định của Trung ương thì loại bỏ; những chính sách đã ban hành nhưng chưa phát huy tác dụng, hoặc một phần nào phát huy tác dụng thì tiếp tục tham mưu UBND Tỉnh chỉ đạo xây dựng cho hoàn thiện; những chính sách hiện đang áp dụng có hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp hoan nghênh thì tiếp tục nghiên cứu thực hiện, phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Trong Quý I/2006, Sở Kế hoạch & Đầu tư chịu trách nhiệm chính cùng với Sở Thương Mại phối hợp với Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), rà soát đánh giá lại các tiêu chí môi trường thu hút đầu tư tại tỉnh (các tiêu chí do VCCI đánh giá các tỉnh hàng năm), trong đó tìm ra các nguyên nhân gây ách tắc trong thu hút đầu tư thuộc chủ quan của các cơ quan Nhà nước để báo cáo UBND Tỉnh hướng khắc phục. Nắm bắt tình hình của các doanh nghiệp hàng tháng, đề xuất biện pháp tháo gở các vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp, để chủ tịch UBND Tỉnh gặp gỡ, giải quyết.
2. Các ngành, các cấp thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm tăng cường năng lực và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương. Trong đó chú ý các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chương trình như quỹ bảo lãnh tín dụng; phổ biến các chính sách ưu đãi của tỉnh đến các doanh nghiệp. Tham mưu UBND Tỉnh mở các buổi tọa đàm trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp theo từng lĩnh vực kinh doanh, có sự tham gia của các hiệp hội nghề nghiệp, cơ quan thông tấn báo chí…
3. Tăng cường thêm các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tại Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Thương mại). Củng cố bộ máy Ban Đền bù giải tỏa của tỉnh, của huyện, thị xã, thành phố để hỗ trợ giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ công tác đền bù giải phóng mặt bằng kinh doanh
4. Ban Đổi mới Doanh nghiệp Tỉnh khẩn trương hoàn thành công tác cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước địa phương theo lộ trình trong năm 2006. Thực hiện đúng quy trình quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần, thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu cổ phần doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp còn 100% vốn nhà nước quản lý.
5. Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp cùng các ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất năm 2006 trong quy hoạch sử dụng đất đến 2010 được Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn các địa phương rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất đến 2010. Các ngành các cấp khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng quỹ đất phải trong kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Hoàn thành các dự án xây dựng hệ thống thông tin đất đai, hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên khoáng sản, cơ sở dữ liệu quản lý môi trường… để sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh trong năm 2006.
Chủ trì cùng các ngành chức năng có kế hoạch điều tra các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có (đất đai, khoáng sản, nước) làm cơ sở để khai thác, sử dụng hợp lý. Trong đó chú ý công tác thống kê đất đai toàn tỉnh năm 2006 theo quy định của Luật Đất đai.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất trong toàn tỉnh, trọng tâm là đất tại các đô thị, đất rừng sản xuất.
Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác thanh, kiểm tra quản lý sử dụng đất, khoáng sản và môi trường thật cụ thể. Hạn chế tối đa việc chuyển đất sản xuất lúa hai vụ đã được đầu tư thủy lợi, hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh sang mục đích phi nông nghiệp.
6. Sở Tài chính xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể theo từng tháng, quý để thực hiện các dự án sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trong năm 2006 đã được UBND Tỉnh phê duyệt; phối hợp cùng Ban Đền bù giải tỏa ưu tiên làm tốt công tác đền bù giải tỏa đối với các dự án này.
7. Trong tháng 3/2006, Ban Đền bù giải tỏa Tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp rà soát các tồn tại vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa, nghiên cứu các quy định của Chính phủ mới ban hành, tham mưu UBND Tỉnh về các chính sách tái định cư khi bồi thưởng giải tỏa, đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và các chính sách hỗ trợ di dời tái định cư. Sở Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm chính, phối hợp cùng Sở Xây dựng dự thảo quy trình xác định tính hợp pháp nhà cửa, đất đai và các tài sản gắn liền trên đất, làm cơ sở tổ chức thực hiện tốt việc bồi thường giải toả, thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án và các công trình trên địa bàn Tỉnh.
1. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển:
a. Các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước, nhất là kinh tế tư nhân. Tạo mọi điều kiện thông thoáng, nhanh chóng về thủ tục, mặt bằng để giúp các doanh nghiệp sớm hoàn thành các thủ tục để thực hiện việc đầu tư sản xuất kinh doanh.
b. Các ngành, các cấp tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và vận hành tốt các công trình hạ tầng công cộng của nhà nước, các khu tái định cư tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm xây dựng, báo cáo UBND Tỉnh công bố danh mục các dự án kêu gọi vốn FDI và vốn ODA giai đoạn 2006 – 2010, có kế hoạch tổ chức các hội nghị cùng các nhà đầu tư để giới thiệu các dự án kêu gọi viện trợ.
c. Tăng cường trách nhiệm của các Sở ban ngành và địa phương trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển. Các địa phương chú ý đầu tư vốn ngân sách đúng các mục tiêu ngân sách tỉnh hỗ trợ; chú ý bố trí để thanh toán nợ, hoàn thành dứt điểm các công trình kéo dài nhiều năm. Sử dụng có hiệu quả, đảm bảo chi tiêu hết nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương.
d. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ quỹ đất, quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giao Sở Tài chính phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng cơ chế thống nhất để điều hành các quỹ này.
2. Tiếp tục chấn chỉnh, đổi mới công tác quản lý đầu tư phát triển:
a. Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh báo cáo UBND Tỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tổng hợp thống kê các dự án đầu tư xây dựng thuộc ngân sách nhà nước hiện có khó khăn ách tắc, kéo dài nhiều năm chưa hoàn thành báo cáo UBND Tỉnh xem xét, tìm giải pháp khắc phục.
b. Các ngành các cấp phải rà soát, xóa bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết tại ngành mình, cấp mình; đơn giản và công khai hóa quy trình, thủ tục hành chính… nhằm rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép đầu tư đối với các dự án. Nâng cao trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư, phải thận trọng khi ra quyết định đầu tư, tránh sai sót từ khâu chủ trương đầu tư, chỉ ra quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn. Kiên quyết không cho khởi công các công trình chưa rõ nguồn vốn, tạm dừng các dự án vừa thi công cầm chừng vừa tìm nguồn vốn. Các chủ đầu tư phải tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư; thực hiện giám sát đầu tư ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra đầu tư. Có kế hoạch thực hiện nghiêm túc giám sát cộng đồng đối với các dự án đầu tư bằng vốn nhà nước. Chú ý nâng cao chất lượng các công trình xây dựng, có giải pháp ngăn chặn kịp thời việc thi công không đúng thiết kế, không đảm bảo khối lượng theo thiết kế được duyệt, lập quyết toán không đúng thực tế thi công; quy rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình. Thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Chính phủ là từ năm 2006, tất cả các dự án đầu tư đã hoàn thành phải được kiểm toán trước khi quyết toán công trình, giao Sở Tài chính tham mưu UBND Tỉnh thực hiện nghiêm việc này.
c. Giao Sở Xây dựng phối hợp cùng Sở kế hoạch & Đầu tư và các Sở ngành có liên quan xây dựng tham mưu UBND Tỉnh ban hành quy trình đầu tư các dự án xây dựng không thuộc vốn ngân sách Nhà nước từ khâu ý tưởng cho chủ trương đầu tư đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
IV. Tăng cường quản lý thu - chi ngân sách, đẩy mạnh hoạt động tín dụng:
1. Các Sở, Ban, Ngành, địa phương có kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 2006 ngay từ đầu năm. Công bố công khai dự toán ngân sách năm 2006 theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12/2005/CT-UBND, ngày 5/12/2005 của UBND Tỉnh về việc tổ chức thực hiện và điều hành dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2006.
2. Tăng cường biện pháp khai thác các khoản thu từ quỹ đất. Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng. Tích cực khai thác các khoản thu từ biện pháp tài chính, các khoản thu từ giao đất, chuyển quyền sử dụng đất. Từng bước nâng tỷ trọng các khoản thu cố định về thuế trong nguồn thu ngân sách để đảm bảo việc tăng thu ổn định và vững chắc.
3. Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế, các Sở ngành và các địa phương tăng cường chỉ đạo công tác thu ngân sách, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, kiểm tra và thu triệt để các khoản nợ đọng ngân sách, chống thất thu; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các vi phạm pháp luật về thuế; phấn đấu tăng thu ngân sách tối thiểu là 5% so với dự toán thu ngân sách năm 2006 UBND Tỉnh giao, phấn đấu thu đạt và vượt dự toán thu. Ngành Thuế phải lên kế hoạch rà soát đầy đủ các nguồn thu ngay từ đầu năm, xử lý dứt điểm các nguồn thu còn tồn đọng từ các năm trước.
4. Cục Thuế lên kế hoạch tổ chức thực hiện miễn thuế ở khâu đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến và giảm thuế cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
5. Căn cứ vào kế hoạch khoán kinh phí và biên chế, các ngành, các cấp chủ động sắp xếp chi hợp lý. Hạn chế thấp nhất các khoản chi đề nghị bổ sung ngoài kế hoạch. Sở Tài chính tham mưu cho UBND Tỉnh cơ chế điều hành chi ngân sách, nhất là đều hành chi đầu tư, chi thường xuyên, định ra các mục tiêu chi cụ thể trong kinh phí khoán, mục chi nào phát sinh ngân sách để phổ biến rộng rãi ở các ngành, địa phương, cơ quan, đoàn thể thực hiện.
6. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thuế và các ngành liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu tham mưu UBND Tỉnh các chính sách tài chính về đất đai: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đơn giá đất hàng năm tại địa phương, đơn giá nhà cửa vật kiến trúc, cây cối hoa màu… khi bồi thường giải tỏa và thực hiện chính sách tái định cư theo đúng nội dung quy định của Chính phủ.
7. Thực hiện tiết kiệm chi hành chính, nhất là chi cho hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đoàn ra đoàn vào, chi phí điện thoại, xăng xe, mua sắm thiết bị văn phòng theo Chỉ thị số 29/2001/CT- TTg ngày 30/11/2001 của Chính phủ, khẩn trương tham mưu UBND Tỉnh các văn bản triển khai Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
8. Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra tài chính theo kế hoạch thanh tra của Bộ Tài chính và của Tỉnh để xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2006, đảm bảo phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị của địa phương.
9. Các tổ chức tín dụng tăng cường mở rộng hoạt động mạng lưới tín dụng đến địa bàn cơ sở, quan tâm hơn công tác tín dụng cho hộ cá thể, cơ sở kinh doanh nhỏ, vận dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn tiền gửi của tổ chức và dân cư như điều chỉnh lãi suất huy động, mở rộng các hình thức huy động, tăng cường khuyến mãi; Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục cho vay, chú ý quan tâm cho vay các đối tượng chính sách xã hội để tạo điều kiện cho người dân vay vốn làm ăn chính đáng, mở rộng sản xuất nhằm cải thiện đời sống và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
V. Tăng cường hoạt động xuất khẩu, phát triển thị trường thương mại nội địa:
1. Sở Thương mại, các Sở, ngành, các địa phương có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 22NQ/TU của Tỉnh ủy và chương trình hành động của UBND Tỉnh về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đến 2010. Hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp tục triển khai các giải pháp về mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong đó chú ý các mặt hàng nông hải sản đã qua chế biến, các mặt hàng mới có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh.
2. Sở Thương mại phối hợp cùng các Sở ngành, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo cùng với các hiệp hội, ngành hàng và các doanh nghiệp phân tích khả năng cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ xuất khẩu của tỉnh, bàn về các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào của sản xuất, chi phí trung gian, năng suất lao động; giải pháp về nâng cao chất lượng của từng loại sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu.
3. Sở Thương mại cùng các Sở ngành, các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu trong tỉnh tăng cường công tác xúc tiến thương mại, thực hiện thật tốt chương trình hợp tác với ngành Thương mại thành phố Hồ Chí Minh, tăng cường mối liên hệ với Cục Xúc tiến Thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến các thị trường xuất khẩu. Phối hợp với Sở Thương mại các tỉnh Tây Nguyên và phía Bắc tìm cơ hội cho các ngành hàng của tỉnh xâm nhập thị trường nội địa các khu vực này.
4. Sở Thương mại phối hợp với Sở Du lịch có các giải pháp gắn kết phát triển du lịch với thương mại xuất khẩu tại chỗ trong việc tiêu thụ các sản phẩm truyền thống của địa phương như nước mắm, hải sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ…
5. Sở Thương mại chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường cùng phối hợp với các cơ quan chức năng trong Ban Chỉ đạo 127 của tỉnh, thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
VI. Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực văn hóa - xã hội. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc:
1. Các Sở Giáo dục Đào tạo, Y tế, Văn hóa Thông tin, Thể dục Thể thao cần sớm xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch xã hội hóa đến năm 2010 lĩnh vực mình quản lý, trong đó đề xuất các công việc cần phải làm trong năm 2006.
2. Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế ưu đãi chung của tỉnh đối với các dự án thực hiện xã hội hóa theo Nghị quyết 05 của Chính phủ.
3. Các Sở ngành có liên quan chỉ đạo, yêu cầu các cơ sở cung ứng dịch vụ công lập và ngoài công lập công bố công khai, minh bạch mức thu phí dịch vụ tại các sơ sở này; tất cả các tổ chức, cá nhân không được quy định thêm bất kỳ khoản thu nào ngoài các khoản thu đã được công bố.
4. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chú trọng hơn công tác tuyên truyền định hướng việc làm cho người lao động, đặc biệt là lực lượng thanh niên, kể cả hướng xuất khẩu lao động. Phấn đấu đưa Trường Dạy nghề tỉnh vào hoạt động, có kế hoạch, nguồn vốn cụ thể để tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm dạy nghề các huyện, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm. Kiện toàn Ban chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo làm công tác xóa đói giảm nghèo chuyên trách từ cơ quan cấp tỉnh đến cấp xã; tiếp tục vận động xây dựng “Quỹ vì người nghèo”; tổ chức tốt thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách ưu tiên đối với người, gia đình có công với cách mạng.
5. Sở Văn hóa Thông tin tiếp tục triển khai tốt kế hoạch số 1231/UBBT-KH, ngày 1/4/2005 của UBND Tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; tổ chức thực hiện tốt chương trình mục tiêu về văn hóa, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý nhà nước trong các hoạt động văn hóa; đồng thời có kế hoạch đầu tư, trùng tu tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử có giá trị, để phục vụ tốt các hoạt động du lịch.
6. Sở Y tế tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Hướng dẫn các địa phương trong việc huy động vốn đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới trạm y tế của 9 xã phường mới tách; đề xuất giải pháp đầu tư, cải tạo, nâng cấp các cơ sở y tế xã phường đạt chuẩn quốc gia. Tổ chức đảm bảo thực hiện được số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế trong năm 2006.
7. Sở Khoa học Công nghệ rà soát đánh giá lại hiệu quả các đề tài Khoa học công nghệ thời gian qua trên từng lĩnh vực, trong đó bao nhiêu đề tài khoa học có khả năng áp dụng được trong thực tế, hiệu quả đề tài so với ứng dụng các công nghệ tương tự khác…
8. Các Sở Văn hóa Thông tin, Thể dục Thể thao, Đài phát Truyền hình phối hợp với các Sở ngành có liên quan tổ chức thật tốt các lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch trong năm 2006.
9. Công an tỉnh phối hợp các ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm, bảo đảm an toàn chính trị xã hội địa phương.
1.Các Sở ngành và các huyện, thị xã, thành phố thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh phải nhận thức cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng và triển khai kế hoạch cải cách hành chính của cơ quan và địa phương mình.
2. Các Sở ngành và địa phương rà soát các chính sách, văn bản hiện hành để bãi bỏ những văn bản quản lý hành chính không cần thiết. Tăng cường việc phối hợp giữa các Sở ban ngành với các địa phương trong quản lý nhà nước. Phát huy đúng mức vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh Cán bộ, công chức và cải cách thủ tục hành chính của Tỉnh (Tổ kiểm tra 1128).
Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, huyện và xã; đồng thời tiếp tục theo dõi hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước của tỉnh giai đoạn II (2006-2010).
3. Sở Nội vụ tham mưu UBND Tỉnh xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền các cấp, nâng cao hiệu lực điều hành quản lý của bộ máy nhà nước; tiến hành công tác sắp xếp, bố trí lại đội ngũ công chức, cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách xã, phường, thị trấn.
4. Các Sở ngành, địa phương phải xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Giao cho Thanh tra Nhà nước Tỉnh, Sở Tài chính tham mưu UBND Tỉnh xây dựng chương trình hành động chung của tỉnh. Tổ chức học tập quán triệt sâu, kỹ cho tất cả cán bộ, công chức trong các ngành, các cấp về Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động ở mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các cấp, các ngành, các địa phương phải kiên quyết, triệt để đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trước hết là tham nhũng trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước, quản lý doanh nghiệp nhà nước, lãng phí trong sử dụng tài sản công, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, mít tinh, kỷ niệm, học tập trong và ngoài nước, mua sắm sử dụng ô tô công, không tổ chức chiêu đãi, tặng quà, khi đón nhận danh hiệu thi đua, không kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan, nghỉ mát, lãng phí thời gian lao động…
Giám đốc, thủ trưởng các Sở ban ngành, Chủ tịch UBND các địa phương phải đề cao trách nhiệm cá nhân, gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng ở cơ quan mình; xử lý nghiêm các cán bộ lợi dụng chức vụ gây nhũng nhiễu, phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, tham nhũng, tiêu cực.
- Căn cứ kế hoạch này, các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở tiến hành cụ thể hóa nhiệm vụ UBND Tỉnh đã phân công cụ thể, đồng thời chuẩn bị tốt nội dung các đề án đã được phân công cho các sở ngành chủ trì (có bảng danh mục nội dung kèm theo) để tổ chức thực hiện.
- Văn phòng UBND Tỉnh, các Sở Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch cụ thể triển khai tổ chức thực hiện tốt Chương trình hành động này.
- Các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố hàng tháng, hàng quý đánh giá kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch của đơn vị, của ngành và địa phương mình và có biện pháp khắc phục, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của cơ sở; những vấn đề vượt quá thẩm quyền, cần tập hợp và đề xuất biện pháp giải quyết, báo cáo UBND Tỉnh quyết định.
- UBND Tỉnh duy trì các cuộc hợp giao ban với các khối để triển khai kiểm điểm tình hình và đề ra các biện pháp đẩy mạnh thực hiện kế hoạch triển khai các giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành các chỉ tiêu kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006.
I. Những nội dung thông qua UBND tỉnh:
STT | Sở, ngành đăng ký | Nội dung | Thời gian |
01 | Văn phòng UBND Tỉnh | Kế hoạch biện pháp thực hiện Nghị quyết 01/2006-NQ-CP của Chính phủ | 02/2006 |
02 | Sở Công nghiệp | Chính sách khuyến khích hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các sản phẩm lợi thế của tỉnh | 02/2006 |
03 | Sở Giao thông vận tải | Đề án tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt | 3/2006 |
04 | Sở Giao thông vận tải | Chính sách vận tải hành khách đường biển Phan Thiết - Phú Quý | 3/2006 |
05 | Ban Đền bù giải toả | Báo cáo chính sách đất đai, đền bù giải tỏa, tái định cư | 3/2006 |
06 | Sở Nông nghiệp & PTNT | Báo cáo đầu tư công trình cải tạo sông Cà Ty và công trình kè chống xói lỡ Đồi Dương, thành phố Phan Thiết | 3/2006 |
07 | Sở Văn hoá - Thông tin | Báo cáo kết quả 5 năm (2001-2005) thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và nhiệm vụ đến năm 2010 | 4/2006 |
08 | Sở Văn hoá thông tin | Đề án quy hoạch phát triển xã hội hoá hoạt động văn hoá đến năm 2010 | 4/2006 |
09 | Ban Dân tộc | - Chỉnh sửa chính sách 134 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn | 4/2006 |
10 | Thanh tra tỉnh | Chương trình hành động của UBND Tỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng | 4/2006 |
11 | Sở Du lịch | Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 | 5/2006 |
12 | Sở Công nghiệp | Đề án rà soát, bổ sung quy hoạch CN-TTCN đến năm 2010 | 5/2006 |
13 | Sở Tài nguyên & Môi trường | Quy hoạch công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2020 | 5/2006 |
14 | Sở Nội vụ | Quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đến năm 2020 | 5/2006 |
15 | Sở Nội vụ | Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp (Trong đó có: các Ban Quản lý dự án cấp huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành trong tỉnh; thành lập Trung tâm Kiểm định xây dựng tỉnh Bình Thuận) | 5/2006 |
16 | Sở Y tế | Đề án xã hội hoá lĩnh vực y tế | 5/2006 |
17 | Sở Xây dựng | Quy hoạch chung xây dựng đô thị Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong | 5/2006 |
18 | Sở Giáo dục & Đào tạo | Đề án xã hội hoá lĩnh vực giáo dục, đào tạo | 5/2006 |
19 | Sở Giáo dục & Đào tạo | Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2006-2010 | 6/2006 |
20 | Sở Lao động - TBXH | Đề án phát triển xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010 | 6/2006 |
21 | Văn phòng UBND Tỉnh | Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm 2006, nhiệm vụ kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2006 | 6/2006 |
22 | Sở Kế hoạch & Đầu tư | Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 | 6/2006 |
23 | Sở Kế hoạch & Đầu tư | Kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội giai đọan 2006-2010 | 6/2006 |
24 | Sở Tài chính | Quy định học phí trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân | 6/2006 |
25 | Sở Tài chính | Quy định giá cho thuê đất tại tỉnh Bình Thuận | 6/2006 |
26 | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 | 6/2006 |
27 | Sở Kế hoạch & Đầu tư | Đề án rà soát, đánh giá quy hoạch, chính sách, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Bình Thuận | 7/2006 |
28 | Ban Dân tộc | Kế hoạch đầu tư phát triển toàn diện dân sinh kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 04 giai đoạn 2006-2010 | 7/2006 |
29 | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Sửa đổi, bổ sung chính sách học nghề, chính sách hỗ trợ học văn hoá cho người nghèo | 8/2006 |
30 | Sở Y tế | Quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (điều chỉnh) | 8/2006 |
31 | Sở Khoa học công nghệ | Chương trình phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Bình Thuận đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020 | 8/2006 |
32 | Sở Bưu chính - Viễn thông | Quy hoạch phát triển Bưu chính - Viễn thông tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 | 9/2006 |
33 | Sở Nông nghiệp & PTNT | Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2006-2010 | 10/2006 |
34 | Sở Y tế | Chế độ thu hút bác sỹ về công tác tại tuyến xã, phường, thị trấn | 10/2006 |
35 | Sở Tài nguyên & Môi trường | Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 đối với danh mục sử dụng đất năm 2006, 2007 | 10/2006 |
36 | Sở Tài chính | Quyết toán ngân sách địa phương năm 2005 | 11/2006 |
37 | Sở Tài chính | Dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách tỉnh năm 2007 | 11/2006 |
38 | Sở Tài chính | Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2007 | 11/2006 |
39 | Sở Tài chính | Định mức chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc tỉnh và định mức phân bổ chi ngân sách cấp dưới năm 2007-2010 | 11/2006 |
40 | Sở Tài chính | Quy định giá các loại đất tại tỉnh Bình Thuận | 11/2006 |
41 | Sở Xây dựng | Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Phan Thiết, Bình Thuận | 11/2006 |
42 | Sở Thương mại | Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 | 12/2006 |
43 | Sở Kế hoạch & Đầu tư | Quy hoạch phát triển dịch vụ Bình Thuận đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 | 12/2006 |
II. Những nội dung thông qua tập thể Chủ tịch, các Phó Chủ tịch:
STT | Sở, ngành đăng ký | Nội dung | Thời gian |
01 | Sở Tài chính | Chế độ thu, quản lý sử dụng nguồn thu dịch vụ tư vấn, mua, bán tài sản của Trung tâm Bán đấu giá và Mua sắm tài sản công | 3/2006 |
02 | Sở Kế hoạch & Đầu tư | Đề án rà soát, đánh giá quy hoạch, chính sách Tỉnh | 3/2006 |
03 | Sở Tài chính | Quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất | 4/2006 |
04 | Sở Tài chính | Quy chế quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính (sửa đổi Quyết định số 77/2003/QĐ-UBBT ngày 10/11/2003 và điều 7 Quyết định số 68/2004/QĐ-UBBT ngày 10/9/2004 của UBND Tỉnh) | 4/2006 |
05 | Sở Tài chính | Điều chỉnh, bổ sung mức thu bến bãi tại Cảng Phan Thiết | 4/2006 |
06 | Sở Tài chính | Điều chỉnh mức thu, quản lý sử dụng Quỹ xây dựng trường học | 4/2006 |
07 | Sở Tài chính | Quy định chế độ chi đào tạo, bối dưỡng cán bộ công chức nhà nước theo Thông tư 79/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính | 4/2006 |
08 | Sở Tài chính | Quy định cước vận tải hàng hoá bằng ô tô | 4/2006 |
09 | Sở Xây dựng | Đơn giá xây dựng công trình, phần xây dựng theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005; Đơn giá xây dựng công trình, phần khảo sát xây dựng theo Quyết định số 28/2005/QĐ-BXD ngày 10/8/2005; Đơn giá xây dựng công trình, phần lắp đặt theo Quyết định số 33/2005/QĐ-BXD ngày 04/10/2005; | 4/2006 |
10 | Sở Tài nguyên & Môi trường | Chương trình hành động của UBND Tỉnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước | 4/2006 |
11 | Sở Kế hoạch & Đầu tư | Sửa đổi quy định tại Quyết định 39 về công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bình Thuận | 4/2006 |
12 | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Xây dựng, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ | 4/2006 |
13 | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2006-2010 | 4/2006 |
14 | Sở Giáo dục & Đào tạo | Điều chỉnh Quyết định 43/2001/QĐ/CTUB-BT ngày 25/7/2001 về việc khen thưởng danh hiệu thi đua và mức thưởng của ngành Giáo dục & Đào tạo | 5/2006 |
15 | Sở Kế hoạch & Đầu tư | Đề án chiến lược thu hút đầu tư đến năm 2015 | 5/2006 |
16 | Sở Tài chính | Điều chỉnh chế độ chi cho công tác đền bù giải tỏa theo Quyết định 38 của UBND Tỉnh | 5/2006 |
17 | Sở Tài chính | Điều chỉnh mức trích tỷ lệ để lại từ nguồn thu phí kiểm dịch an toàn kỹ thuật xe cơ giới của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới | 5/2006 |
18 | Sở Tài chính | Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nghiệp vụ sản xuất kinh doanh và phổ biến các văn bản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ | 5/2006 |
19 | Sở Y tế | Đề án xây dựng mới Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh | 5/2006 |
20 | Sở Văn hoá thông tin | Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở đến năm 2010 | 5/2006 |
21 | Sở Thương mại | - Chương trình hành động của UBND Tỉnh thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế | 5/2006 |
22 | Ban Quản lý các KCN | Đồ án quy hoạch khu liên hiệp công nghiệp - dịch vụ Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân | 5/2006 |
23 | Sở Du lịch | Đề án phát triển du lịch sinh thái Bình Thuận | 5/2006 |
24 | Sở Văn hoá thông tin | Quy hoạch các điểm kinh doanh quán bar, dịch vụ nhà hàng karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010 | 6/2006 |
25 | Sở Y tế | Đề án nâng Bệnh viện Đức Linh lên Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam Bình Thuận | 6/2006 |
26 | Sở Công nghiệp | Quy hoạch phát triển cụm CN-TTCN và làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận | 6/2006 |
27 | Thanh tra tỉnh | Sửa đổi Quyết định 14/2005/QĐ-UBBT ngày 25/02/2005 của UBND tỉnh về Quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Thuận | 6/2006 |
28 | Ban Dân tộc | Quy hoạch cơ sở hạ tầng các xã đồng bào đặc biệt khó khăn | 7/2006 |
29 | Ban Dân tộc | Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết 39-NQ/TU của Bộ Chính trị | 7/206 |
30 | Ban Dân tộc | Sửa đổi chính sách trợ giá, trợ cước theo Quyết định 61 của UBND Tỉnh | 7/2006 |
31 | Sở Công nghiệp | Danh mục các dự án công nghiệp, khai khoáng cần kêu gọi đầu tư giai đoạn 2006-2010, trong đó ưu tiên các dự án đầu tư giai đoạn 2006-20007 | 8/2006 |
32 | Sở Kế hoạch & Đầu tư | Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quý đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 | 8/2006 |
33 | Sở Kế hoạch & Đầu tư | Đề án kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề | 8/2006 |
34 | Sở Nội vụ | Chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở nước ngoài bằng nguồn vốn NSNN | 8/2006 |
35 | Sở Y tế | Đề án quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế đến năm 2020 | 8/2006 |
36 | Sở Bưu chính Viễn thông | Chương trình ứng dụng và phát triển Công nghệ Thông tin tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010 | 8/2006 |
37 | Sở Tài nguyên & Môi trường | Rà soát, phân loại, điều chỉnh phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh | 9/2006 |
38 | Sở Giáo dục & Đào tạo | Chương trình ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn tỉnh để đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2005-2010 | 9/2006 |
39 | Sở Tài chính | Quy định giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước | 9/2006 |
40 | Sở Xây dựng | Đề án phát triển nhà ở giai đoạn 2005 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 | 9/2006 |
41 | Sở Du lịch | Quy hoạch khu du lịch Thác Bà | 9/2006 |
42 | Sở Văn hoá thông tin | Dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật tổng dự toán công trình nâng cấp Nhà trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận | 10/2006 |
43 | Sở Du lịch | Quy hoạch khu du lịch huyện đảo Phú Quý | 10/2006 |
44 | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng ở các thôn dân tộc xen ghép nằm ngoài các xã thuộc Chương trình 135 từ nguồn quỹ phát triển cộng đồng | 10/2006 |
45 | Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em | Chương trình hành động thực hiện chiến lược gia đình Việt Nam 2006-2010 | 10/2006 |
46 | Trường Cao đẳng sư phạm | Đề án “Thành lập Trường Đại học sư phạm Bình Thuận trên cơ sở Trường Cao đẳng sư phạm Bình Thuận” | 11/2006 |
47 | Sở Xây dựng | Quy hoạch chi tiết khu đô thị Long Sơn - Suối Nước, thành phố Phan Thiết | 11/2006 |
48 | Sở Du lịch | Dự án bảo tồn và phát triển cảnh quan du lịch tỉnh Bình Thuận | 11/2006 |
49 | Sở Thủy sản | Khảo sát, quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản ven biển và hải đảo tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 | 12/2006 |
- 1Quyết định 83/2007/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 2813/QĐ-UBND năm 2013 thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 01/QĐ-UBND về kế hoạch về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4Nghị quyết 60/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng năm 2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 7Quyết định 3409/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 31/10/2015
- 1Quyết định 83/2007/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 3409/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 31/10/2015
- 1Quyết định 24/2005/QĐ-BXD về "Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng" do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 79/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 33/2005/QĐ-BXD về việc ban hành "Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt" do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 5Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 6Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006 do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 31/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 28/2005/QĐ-BXD về Định mức dự toán khảo sát xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 10Chỉ thị 29/2001/CT-TTg về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Luật Đất đai 2003
- 12Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13Nghị định 200/2004/NĐ-CP về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh
- 14Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 15Nghị quyết 07-NQ/TW năm 2001 về hội nhập kinh tế quốc tế do Bộ Chính trị ban hành
- 16Quyết định 14/2005/QĐ-UBBT ban hành Quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 17Quyết định 68/2004/QĐ-UBBT về quy chế quản lý việc mua sắm, sửa chữa và xử lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh Bình Thuận
- 18Quyết định 77/2003/QĐ-UBBT ban hành quy chế quản lý, xử lý tài sản tịch thu và tài sản xác lập quyền sở hữu Nhà nước do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 19Quyết định 2813/QĐ-UBND năm 2013 thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 20Quyết định 01/QĐ-UBND về kế hoạch về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 21Nghị quyết 60/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 22Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng năm 2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Quyết định 23/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2006 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 23/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/03/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/04/2006
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực