Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 229/1999/QĐ-BKHCN&MT

Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 229/1999/QĐ-BKHCNMT NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH CHỮ ĐƯỜNG TRONG MÍA

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06/07/1990;
Căn cứ Nghị định 115/HĐBT ngày 13/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thi hành Pháp lệnh Đo lường;
Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định tạm thời về phương pháp lấy mẫu và xác định chữ đường trong mía”.

Điều 2. Cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các cấp có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Bùi Mạnh Hải

(Đã ký)

 

 

QUY ĐỊNH

TẠM THỜI PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH CHỮ ĐƯỜNG TRONG MÍA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 229/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 24 tháng 02 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

1. Phạm vi áp dụng

Quy định tạm thời này dùng để lấy mẫu và xác định chữ đường trong mía nhằm phục vụ cho công tác quản lý chất lượng hàng hoá của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và không bắt buộc áp dụng trong hoạt động giao nhận mua bán mía của các doanh nghiệp.

2. Thuật ngữ

Trong quy định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. Mía: phần cây mía được loại bỏ ngọn và gốc, với ngọn được tính từ điểm sinh trưởng (nơi bắt đầu xuất hiện mặt trăng) của cây mía trở lên và gốc là phần cuối của thân mía nằm trong đất.

2.2. Chữ đường: số đơn vị khối lượng đường Saccharose theo lý thuyết có thể được sản xuất từ 100 đơn vị khối lượng mía được tính theo công thức CCS.

2.3. Nước mía trích mẫu: phần nước mía trích ra từ mía khi đi qua 2 trục ép đầu tiên của hệ thống ép với lực ép quy định 200 - 250 kg/cm2 và được lấy ra để xác định các thông số đo cần thiết quy định trong công thức CCS.

2.4. Brix % nước mía trích mẫu: giá trị Brix có được theo quy định tại Điều 5.1 của quy định này.

2.5. Pol % nước mía trích mẫu: giá trị Pol có được theo quy định tại Điều 5.2 của Quy định này.

2.6. Xơ trong mía: tổng các chất không tan trong nước có trong mía.

3. Lấy mẫu

3.1. Quy định chung

3.1.1. Mía được giao nhận theo từng lô hàng. Khi kiểm tra, lô hàng là lượng mía có trên một phương tiện vận chuyển (xe, ghe....) được giao nhận cùng một lúc.

3.1.2. Chất lượng lô hàng được xác định trên cơ sở mẫu thí nghiệm lấy từ lô hàng.

3.1.3. Lấy mẫu từ cỡ lô hàng (N) được tiến hành theo hai giai đoạn:

a. Mẫu cấp 1 (n1) được chọn từ các đơn vị bó trong lô.

b. Mẫu cấp 2 (n2) được chọn từ mẫu cấp 1.

3.2. Cỡ mẫu

3.2.1. Cỡ mẫu của lô hàng được xác định trên cơ sở hệ số chính xác a và cỡ lô hàng N

3.2.2. Hệ số chính xác được tính theo công thức

C

a =

3 So

Với C: sai số cực đại cho phép đối với ước lượng giá trị trung bình

So: độ lệnh bình phương trung bình giữa các đơn vị trong lô.

3.2.3. Số lượng mẫu cấp 1 được quy định trong bảng 1 bằng cách lấy ngẫu nhiên từ các vị trí khác nhau (trên, giữa, dưới) trong lô hàng.

Bảng 1

Số đơn vị bó trong lô (N) (bó mía)

a = 0,125*

 

Cỡ mẫu n1 (mía)

Dưới 15

9

Từ 16 đến 25

16

26 - 63

26

64 - 160

40

161 - 250

48

251 - 400

52

401 - 1000

58

1001 - 2500

62

2501 - 6300

63

6301 - 16000

63

Trên 16000

64

Chú thích: * Hệ số chọn từ thực nghiệm

- Trường hợp mía không được giao theo bó (dạng xá), trước khi lấy mẫu phải phân lô hàng thành nhiều đơn vị bó nhưng không ít hơn 9 bó.

- Trường hợp số đơn vị bó trong lô hàng nhỏ hơn 9 bó thì trước khi lấy mẫu lô hàng phải chia lại thành nhiều bó hơn nhưng không ít hơn 9 bó.

3.3. Đếm số mía có trong mẫu cấp 1. Tiến hành lẫy ngẫu nhiên mía tại những vị trí khác nhau với số lượng quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Số cây mía trong cỡ lô (n1) (mía)

a = 0,125

 

Cỡ mẫu n2 (mía)

Dưới 15

9

Từ 16 đến 25

16

26 - 63

26

64 - 160

40

161 - 250

48

251 - 400

52

401 - 1000

58

1001 - 2500

62

2501 - 6300

63

6301 - 16000

63

Trên 16000

64

4. Chuẩn bị mẫu

4.1. Toàn bộ lượng mía trong mẫu n2 được làm sạch tạp chất bằng cách róc sạch lá, rễ, đất, ngọn rồi đem cân để xác định khối lượng P và ép trên che ép (có lực ép từ 200 á250 kg/cm2). Cân để xác định khối lượng mẫu được chọn sao cho giá trị đo nằm ở khoảng 2/3 thang đo. Loại bỏ 100á200 ml nước mía trích mẫu qua ép đầu tiên. Phần nước mía trích mẫu sau đó được lọc qua rây và cho vào 3 bình tam giác, mỗi bình 500ml, đậy nắp kín. Một bình để đo Pol, một bình để đo Brix. Bình còn lại được bảo quản trong tủ lạnh để kiểm tra lại khi có yêu cầu. Thời gian lưu mẫu tối đa là 16 giờ.

4.2. Phần bã sau khi ép được đánh tơi, đem cân để xác định khối lượng P’ với cân được quy định tại Điều 4.1. Sau đó trộn đều và lấy 2 mẫu, mỗi mẫu 200g. Một mẫu dùng để phân tích xơ trong mía, mẫu còn lại được bảo quản trong tủ lạnh để kiểm tra lại khi có yêu cầu. Thời gian lưu mẫu tối đa là 16 giờ.

4.3. Các mẫu thử nghiệm và mẫu lưu sau khi cho vào bao bì kín, sạch phải được ghi nhãn với những nội dung sau:

- Tên đơn vị nhận mía và tên người lấy mẫu;

- Tên đơn vị giao mía;

- Thời gian giao nhận lô hàng;

- Thời gian lấy mẫu;

- Địa điểm lấy mẫu;

- Số hiệu lô hàng;

- Cỡ lô hàng N;

- Cỡ mẫu n2;

5. Phương pháp xác định chữ đường

Phương pháp xác định chữ đường dựa trên cơ sở kết quả Brix % nước mía trích mẫu, Pol % nước mía trích mẫu, tỷ lệ % xơ trong mía.

5.1. Phương pháp xác định Brix % nước mía trích mẫu

5.1.1. Thiết bị

Khúc xạ kế bán tự động có yêu cầu kỹ thuật phù hợp với quy định tại phụ lục 1 trong đó giá trị vạch chia được chọn là 0,1 Brix.

5.1.2. Tiến hành thử

Nước mía trích mẫu được chuẩn bị theo Điều 4.1 được đưa vào bộ phận đo của khúc xạ kế với một lượng đủ để phủ hết bề mặt của lăng kính.

Đo và ghi nhận kết quả đo và nhiệt độ của mẫu khi đo.

5.1.3. Tính toán kết quả

Brix % nước mía trích mẫu = Brix đọc ± D

Với D: giá trị hiệu chính nhiệt độ về nhiệt độ quy chuẩn 20oC, được tra từ phụ lục 2.

5.2. Phương pháp xác định Pol % nước mía trích mẫu

5.2.1. Thiết bị, dụng cụ, thuốc thử

a. Phân cực kế có yêu cầu kỹ thuật phù hợp với quy định tại phụ lục 3 trong đó cấp chính xác được chọn là ± 0,05o Z và ống đựng mẫu dung dịch cần đo sử dụng loại có chiều dài danh định 200mm.

b. Bình định mức 100/110ml

c. Dung dịch Acetat chì, được chuẩn bị như sau:

- Cân 330g Acetat chì trung tính;

- Cân 110g oxit chì;

- Nấu hai chất trên với 500ml nước cất. Đun sôi khoảng 30' và để nguội;

- Dùng nước cất để điều chỉnh dung dịch Acetat chì về 54 Brix và lọc. Nước lọc trong dùng để sử dụng.

5.2.2. Tiến hành thử

- Lấy nước mía trích mẫu được chuẩn bị theo Điều 4.1 chuyển vào bình định mức 100/110 ml đến vạch 100 ml;

- Cho vào khoảng 2-3 ml dung dịch Acetat chì thêm nước cất đến vạch 110 ml;

- Lắc đều, lọc qua giấy lọc, tráng bỏ 10 - 20 ml dịch qua lọc đầu tiên;

- Lấy dung dịch qua lọc sau đó cho vào ống đựng mẫu có chiều dài danh định 200mm;

- Đặt ống vào phân cực kế và ghi giá trị Pol đọc được.

5.2.3. Tính toán kết quả

Pol % nước mía trích mẫu


=

Pol đọc x 26 x 110

99,718 x g x 100

Pol đọc x 28,6

=

(g - 0,003) 100

Với g: Tỷ trọng biểu kiến của dịch ép ở 20oC/20oC, được tra trong bảng Brix cho ở phụ lục 4.

5.3. Phương pháp xác định tỷ lệ % xơ trong mía

Phương pháp xác định tỷ lệ % xơ trong mía dựa trên cơ sở kết quả xơ % bã và bã % mía.

5.3.1. Dụng cụ

- Túi vải, có quy cách được nêu tại phụ lục 5;

- Tủ sấy, nhiệt độ không thấp hơn 150oC

- Cân, cấp chính xác 3 theo TCVN 4988-89.

5.3.2. Tiến hành thử

Cân 200g mẫu đã được chuẩn bị dùng để phân tích quy định tại Điều 4.2 với cân được quy định tại Điều 4.1, cho vào túi vải (đã sấy khô đến khối lượng không đổi và cân khối lượng túi vải để xác định khối lượng P1) và cột chặt miệng túi.

Đặt túi vải có chữa mẫu dưới vòi nước sạch

Nấu túi bã trong khoảng 1 giờ, đem ra rửa sạch đến khi nước ép có Pol đọc không lớn hơn 0,2 (đo Pol theo Điều 5.2) và đem sấy ở 125oC-130oC trong 3 giờ đến khi có khối lượng không đổi.

Cân khối lượng túi mẫu vừa sấy để xác định khối lượng P2.

5.3.3. Tính toán kết quả

P" = P2 - P1

P" 1

Xơ % bã = x 100 = P"

200 2

Với P": Khối lượng bã sau khi sấy, tính bằng g

P1: Khối lượng túi vải không

P2: Khối lượng túi vải có chữa mẫu sau khi sấy

P' x 100

Bã % mía =

P

Với P': Khối lượng bã sau khi ép được đánh tơi, tính bằng kg.

P: Khối lượng mía trong cỡ mẫu n2, tính bằng kg

F: xơ % bã x bã % mía

F: Tỷ lệ % xơ trong mía.

5.4. Tính toán kết quả chữ đường

Chữ đường của mẫu mía được xác định theo công thức sau:

3 5 + F 1 3 + F

CCS = Pol % (1 - ) - Brix % (1 - )

2 nước mía 100 2 nước mía 100

trích mẫu trích mẫu

Với CCS (Commercial Cane Sugar): Chữ đường, được tính bằng %

Brix % nước mía trích mẫu: được tính theo Điều 5.1

Pol % nước mía trích mẫu: được tính theo Điều 5.2

F : được tính theo Điều 5.3.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 229/1999/QĐ-BKHCN&MT quy định tạm thời về phương pháp lấy mẫu và xác định chữ đường trong mía do Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành

  • Số hiệu: 229/1999/QĐ-BKHCN&MT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/02/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: Bùi Mạnh Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/03/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản