- 1Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1003/QĐ-BNN-CB năm 2014 phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1016/QĐ-BNN-CB năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2276/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 27 tháng 8 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG CHẾ BIẾN VÀ GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1003/QĐ-BNN-CB NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2014 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26 tháng 3 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch; Quyết định số 1016/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 262/TTr-SNN ngày 18 tháng 8 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG CHẾ BIẾN VÀ GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1003/QĐ-BNN-CB NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2014 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 2276/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Thực hiện Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch; Quyết định số 1016/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.
UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng Nông - lâm - thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành hàng nông sản thủy sản thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng cao, áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ chế biến theo hướng hiện đại và giảm tổn thất sau thu hoạch (cả số lượng và chất lượng), nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Đến năm 2020, hoàn thành Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể, thời gian hoàn thành cho các cơ quan, đơn vị cách thức triển khai thực hiện Đề án.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch phải phù hợp với Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng Nông - lâm - thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014.
- Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch của UBND tỉnh.
II. NỘI DUNG
1. Công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến
Tổ chức tuyên truyền phổ biến kịp, chính xác Kế hoạch triển khai Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 đến các cơ quan, đơn vị, các công chức, viên chức, người lao động nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện Đề án trong toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua các hình thức như: Tổ chức Hội nghị; thông qua các phương tiện truyền thông, bản tin của ngành, trang thông tin điện tử của ngành…
2. Tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch Cánh đồng lớn một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Ban hành Tiêu chí quy mô diện tích tối thiểu, các tiêu chí khác về cánh đồng lớn và mức hỗ trợ cụ thể của tỉnh về xây dựng cánh đồng lớn.
- Ban hành chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Tiếp tục hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La (quy định tại Quyết định số 3067/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La).
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết chế biến - sản xuất có hiệu quả qua công tác khuyến nông.
- Tiếp tục đẩy mạnh dồn điền đổi thửa đồng bộ với việc cải tạo đồng ruộng, đầu tư cơ sở hạ tầng để áp dụng cơ giới hóa, tổ chức sản xuất hàng hóa lớn, cung cấp cho chế biến và xuất khẩu.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản an toàn.
3. Về giảm tổn thất sau thu hoạch
Ban hành chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với chủng loại máy, thiết bị nằm trong danh mục chủng loại máy, thiết bị sản xuất trong nước, nhập khẩu được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
4. Về chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm
- Xây dựng Đề án Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Trên cơ sở thị trường, đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, đa dạng hóa sản phẩm, hình thức bao bì, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Xử lý nghiêm các cơ sở chế biến không đảm bảo các điều kiện theo Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm và xử lý ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp.
5. Về thị trường
Tổ chức quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản.
6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng và lồng ghép các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho chế biến Nông - lâm - thủy sản.
7. Cơ chế, Chính sách
Xây dựng và ban hành quy hoạch các ngành hàng gắn kết sản xuất - chế biến và thị trường, đồng bộ với các cơ chế để thực hiện đúng theo quy hoạch.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Trách nhiệm của các Sở, ngành và UBND cấp huyện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này.
- Báo cáo hàng năm và đột xuất gửi cho Cục Chế biến Nông - lâm - thủy sản và nghề muối về tiến độ thực hiện kế hoạch.
- Đề xuất các chương trình, dự án để triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Sơn La, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Rà soát, Quy hoạch ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn gắn kết sản xuất, chế biến và thị trường. Thời gian hoàn thành năm 2015.
- Xây dựng Quy hoạch Cánh đồng lớn một số cấy trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Thời gian hoàn thành năm 2015.
- Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Tiêu chí quy mô diện tích tối thiểu, các tiêu chí khác về cánh đồng lớn và mức hỗ trợ của tỉnh về xây dựng cánh đồng lớn.
- Tổ chức lập Đề án triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Thời gian hoàn thành năm 2014.
- Ban hành văn bản hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Tổ chức lập Đề án phát triển công nghiệp chế biến Nông - lâm sản và thủy sản tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Thời gian hoàn thành năm 2014.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản; phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3067/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và nhân rộng các mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ Nông - lâm - thủy sản an toàn.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất - chế biến có hiệu quả thông qua công tác khuyến nông xã hội, có sự tham gia của các doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La.
b) Sở Công thương
Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan Tổ chức quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng và lồng ghép các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho chế biến Nông - lâm - thủy sản.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan phân bổ vốn đầu tư cho các chương trình, dự án thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng Nông - lâm - thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
e) Sở Tài chính
Cân đối trình UBND tỉnh cấp kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai các chương trình, dự án sử dụng ngân sách cấp tỉnh phục vụ Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
f) Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý, tham mưu xử lý theo thẩm quyền các cơ sở chế biến gây ô nhiễm môi trường.
g) UBND các huyện, thành phố
Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng Nông - lâm - thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn quản lý.
2. Chế độ báo cáo
Định kỳ hàng năm (từ ngày 5 tháng 12 đến ngày 10 tháng 12) các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố báo cáo kết quả nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
- 1Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2010 về tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành
- 2Quyết định 25/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 20/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Ngãi
- 4Kế hoạch 3841/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án "Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch" tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 5Quyết định 393/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020
- 6Nghị quyết 39/2011/NQ-HĐND về chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, giai đoạn 2011-2015 tỉnh Đắk Lắk
- 7Quyết định 67/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Kết nối sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2010 về tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành
- 3Quyết định 25/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Quyết định 20/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 1003/QĐ-BNN-CB năm 2014 phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 1016/QĐ-BNN-CB năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Kế hoạch 3841/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án "Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch" tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 10Quyết định 393/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020
- 11Nghị quyết 39/2011/NQ-HĐND về chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, giai đoạn 2011-2015 tỉnh Đắk Lắk
- 12Quyết định 67/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Kết nối sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
Quyết định 2276/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 1003/QĐ-BNN-CB do tỉnh Sơn La ban hành
- Số hiệu: 2276/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/08/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Tráng Thị Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực