Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2011/NQ-HĐND | Buôn Ma Thuột, ngày 22 tháng 12 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH ĐỐI VỚI NÔNG SẢN, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TỈNH ĐẮKLẮK
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮKLẮK
KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản;
Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản;
Thông tư số 62/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định danh mục các loại máy móc, thiết bị được hưởng chính sách theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư số 65/2011/TT-BTC ngày 16/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản;
Thông tư số 03/2011/TT-NHNN ngày 08/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét Tờ trình số 100/TTr-UBND ngày 02/11/2011 của UBND tỉnh về Chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Đắk Lắk; Báo cáo thẩm tra số 72/BC-HĐND ngày 13/12/2011 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành thông qua Nghị quyết về chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 với các nội dung chủ yếu như sau:
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung.
Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ứng dụng cơ giới hóa nhằm hạn chế tối đa tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, nâng cao hiệu quả của sản xuất, nâng cao thu nhập nhằm ổn định đời sống của người dân trên một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể một số nông sản chính của tỉnh đến năm 2015.
a) Sản xuất cà phê:
Tập trung các giải pháp vào khâu thu hái, đồng thời đẩy mạnh cơ giới hóa khâu phơi sấy cà phê, bên cạnh đó cần từng bước giảm nhanh các hình thức chế biến nông hộ (nhỏ, lẻ, manh mún), tăng cường chế biến công nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm,... để có thể nâng mức giá cà phê nhân lên 10%; Giảm tổn thất cà phê từ 14% - 15% hiện nay, xuống còn 10% (năm 2015).
b) Sản xuất cao su:
Tập trung vào việc cơ giới hóa khâu cạo mủ, nhằm giảm thiểu lao động, góp phần chống bệnh lở miệng cạo, nâng cao năng suất cạo mủ lên 5%; bên cạnh đó cần đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường,... Giảm tổn thất sản xuất cao su từ 5 - 7% hiện nay, xuống còn 2% (năm 2015).
c) Sản xuất tiêu:
Tập trung các giải pháp vào việc cơ giới hóa khâu phơi sấy tiêu nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để xây dựng thương hiệu. Giảm tổn thất sản xuất tiêu từ 9 - 10% hiện nay, xuống còn 7% (năm 2015).
d) Sản xuất lúa:
Đẩy mạnh cơ giới hóa khâu gặt đập, phơi sấy, bảo quản trong đó chú trọng gặt đập liên hợp. Giảm tổn thất sản xuất lúa từ 13 - 14% hiện nay xuống còn 10% (năm 2015).
e) Sản xuất ngô:
Đẩy mạnh cơ giới hóa khâu bóc tẻ ngô, phơi sấy ngô; hạn chế tối đa mức độ nhiễm độc tố aflatoxin, bên cạnh đó cần tăng cường chế biến ngô trên địa bàn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giảm tổn thất sản xuất ngô từ 14 - 15% hiện nay xuống còn 10% (năm 2015).
II. Chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh:
Để khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì ngoài các chính sách của Trung ương (Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản thủy sản) các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất còn được hưởng các chính sách ưu đãi để giảm tổn thất sau thu hoạch của tỉnh, như sau:
1) Chính sách hỗ trợ vay vốn và hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị:
- Nhà nước hỗ trợ vay vốn (thông qua các Ngân hàng thương mại) bằng 100% giá trị hàng hóa và được Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất.
- Đối tượng được hỗ trợ:
Các tổ chức, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước có tỷ lệ nội địa hóa trên 60% gồm: Máy thu hoạch, bảo quản, chế biến các loài cây ca cao. (Các loài cây khác như: Cà phê, lúa, ngô, mía; tiêu, điều và một số nông sản khác...đã được hỗ trợ tại Điều 1, Điều 2, của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg, ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản).
- Điều kiện hỗ trợ vay vốn và hỗ trợ lãi suất:
Điều kiện được hỗ trợ vay vốn và hỗ trợ lãi suất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quy định theo điểm a, b mục 1 và mục 3, điều 1 và Ngân sách nhà nước cấp bù phần lãi suất được hỗ trợ tại mục 5 và 6 điều 1 của Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
2) Chính sách về đào tạo, tập huấn, tuyên truyền:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ cơ giới hóa về thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản được Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí, nhưng không được quá 200.000 đ/người/năm.
3) Xây dựng mô hình:
- Xây dựng mô hình Hợp tác xã dịch vụ: Dạng tổ hợp bóc tẻ ngô, sấy nông sản (sấy lúa, ngô...) và mô hình dịch vụ máy gặt đập liên hợp, có diện tích đất lúa nước 2 vụ từ 300 ha trở lên cho các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn III. (Mỗi xã thành lập 01 mô hình nếu chưa có).
Điều kiện hỗ trợ: Theo Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mức hỗ trợ đầu tư, Ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% và tổ chức hoặc nhân dân đóng góp 20% giá trị mô hình gồm:
* Đối với mô hình Hợp tác xã dịch vụ gồm: 01 máy tẻ và làm sạch hạt năng suất 4 tấn/giờ, 01 máy sấy sàn phẳng năng suất 4 tấn/mẻ, 01 kho chứa 60 tấn với diện tích 40 m2, diện tích nhà xưởng 30 m2.
* Đối với mô hình dịch vụ máy gặt đập liên hợp gồm: 01 máy gặt đập liên hợp loại VNAGR- GĐLH 1000 có công suất khoảng 30 phút/sào (360m2).
Điều 2: Kinh phí thực hiện: Trên cơ sở tình hình ứng dụng cơ giới hóa giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, hàng năm UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt kinh phí trong tổng dự toán Ngân sách của tỉnh.
Điều 3: Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện và báo cáo HĐND tỉnh tại các kỳ họp;
Giao cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh phối hợp giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2011./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3393/QĐ-UBND năm 2011 về Đề án "Cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020"
- 2Quyết định 2276/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 1003/QĐ-BNN-CB do tỉnh Sơn La ban hành
- 3Kế hoạch 3841/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án "Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch" tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
- 4Nghị quyết 192/NQ-HĐND năm 2016 về xử lý kết quả sau rà soát, hệ thống hóa năm 2015 đối với văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị quyết 48/NQ-CP về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 62/2010/TT-BNNPTNT quy định danh mục các loại máy móc, thiết bị được hưởng chính sách theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 03/2011/TT-NHNN hướng dẫn Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Thông tư 65/2011/TT-BTC về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản của Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 3393/QĐ-UBND năm 2011 về Đề án "Cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020"
- 9Quyết định 2276/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 1003/QĐ-BNN-CB do tỉnh Sơn La ban hành
- 10Kế hoạch 3841/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án "Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch" tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
Nghị quyết 39/2011/NQ-HĐND về chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, giai đoạn 2011-2015 tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 39/2011/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 22/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Niê Thuật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra