- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 4Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 5Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 6Thông tư 14/2015/TT-BTP hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2267/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤM THI ĐUA, KHU VỰC THI ĐUA NGÀNH TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2602/QĐ-BTP ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm, Khu vực thi đua thuộc ngành Tư pháp.
Điều 3. Các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Trưởng, Phó trưởng các Cụm thi đua, Khu vực thi đua, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤM THI ĐUA, KHU VỰC THI ĐUA NGÀNH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2267/QĐ-BTP ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về vị trí chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cụm thi đua của các đơn vị thuộc Bộ, Khu vực thi đua của các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Cụm, Khu vực thi đua), Trưởng Cụm thi đua, Trưởng Khu vực thi đua, Phó trưởng Cụm thi đua, Phó trưởng Khu vực thi đua (sau đây gọi chung là Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua) và các thành viên; nguyên tắc, hoạt động của Cụm, Khu vực thi đua và trình tự thủ tục, thời hạn nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng của Cụm, Khu vực thi đua ngành Tư pháp.
2. Quy chế này áp dụng đối với Cụm, Khu vực thi đua; Trưởng, Phó trưởng, thành viên Cụm, Khu vực thi đua và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cụm thi đua, Khu vực thi đua
Cụm, Khu vực thi đua có vị trí, chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 40 và Điều 41 Thông tư số 14/2015/TT-BTP ngày 14/10/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Cụm, Khu vực thi đua
1. Cụm thi đua có Trưởng, Phó trưởng Cụm thi đua và các thành viên, Khu vực thi đua có Trưởng, Phó trưởng Khu vực thi đua và các thành viên.
2. Giúp việc cho Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua là công chức, viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị có Thủ trưởng được cử là Trưởng hoặc Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
3. Việc cử Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định, theo cơ chế luân phiên hàng năm.
4. Tùy theo điều kiện, tình hình thực tế, Trưởng Cụm, Khu vực thi đua có thể chia Cụm, Khu vực thi đua do mình phụ trách thành các Khối thi đua để thuận lợi cho việc tổ chức phong trào thi đua, quy định tổ chức và hoạt động của các Khối thuộc Cụm, Khu vực thi đua.
1. Cụm, Khu vực thi đua hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng, tự giác, công khai, đoàn kết và phát triển.
2. Cụm, Khu vực thi đua làm việc theo chế độ tập thể, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số; những vấn đề có ý kiến khác nhau được thảo luận tại Hội nghị hoặc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG, PHÓ TRƯỞNG CỤM, KHU VỰC THI ĐUA VÀ CÁC THÀNH VIÊN
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua
1. Thay mặt Cụm, Khu vực thi đua chủ trì, điều hành các hoạt động thi đua của Cụm, Khu vực; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành về mọi hoạt động của Cụm, Khu vực thi đua; chủ trì, kết luận các Hội nghị của Cụm, Khu vực thi đua; thay mặt Cụm, Khu vực thi đua ký các văn bản để triển khai nhiệm vụ của Cụm, Khu vực thi đua và được sử dụng chữ ký và con dấu (nếu có) của đơn vị mình khi ban hành các văn bản này.
2. Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua của các đơn vị trong Cụm, Khu vực thi đua.
3. Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Cụm, Khu vực báo cáo, cung cấp số liệu kết quả công tác, xác minh, giải trình về tình hình, kết quả thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.
4. Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp Kế hoạch tổ chức Hội nghị Cụm, Khu vực thi đua trong đó dự kiến thành phần, nội dung chương trình, thời gian, địa điểm và kèm theo dự toán kinh phí đề nghị Bộ cấp hỗ trợ tổ chức các Hội nghị sau khi thống nhất với Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
5. Chủ trì, phối hợp với Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua dự thảo các văn bản có liên quan trình các Hội nghị của Cụm, Khu vực; chuẩn bị nội dung chương trình, tài liệu, thời gian, địa điểm, mời thành phần tham dự các Hội nghị của Cụm, Khu vực thi đua; tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về kết quả tổ chức Hội nghị theo quy định.
6. Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp và Nghị quyết các phiên họp của Cụm, Khu vực thi đua; tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phong trào thi đua trong Cụm, Khu vực thi đua.
7. Được sử dụng công chức, viên chức, người lao động và các điều kiện, phương tiện làm việc của đơn vị để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Cụm, Khu vực thi đua.
8. Trao đổi thống nhất với Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua để dự kiến Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua của năm tiếp theo, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp chậm nhất là ngày 20 tháng 10 hàng năm.
9. Trình hồ sơ đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp xét, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng các danh hiệu thi đua cho tập thể, suy tôn điển hình tiên tiến ngành Tư pháp cho tập thể, cá nhân theo quy định của Quy chế này.
10. Bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu cho Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua năm tiếp theo theo quyết định cử Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi kết thúc Hội nghị Tổng kết của Khu vực.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua
1. Giúp Trưởng Cụm, Khu vực thi đua thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng Cụm, Khu vực thi đua phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Cụm, Khu vực thi đua về kết quả thực hiện những nhiệm vụ đó.
2. Thay mặt Trưởng Cụm, Khu vực thi đua giải quyết các công việc của Trưởng Cụm, Khu vực và được ban hành các văn bản để triển khai nhiệm vụ của Cụm, Khu vực thi đua theo quy định của Quy chế này khi Trưởng Cụm, Khu vực thi đua vắng mặt hoặc khi được ủy quyền.
3. Tham gia với Trưởng Cụm, Khu vực thi đua xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, chuẩn bị nội dung, tài liệu các Hội nghị của Cụm, Khu vực thi đua, tổ chức các hoạt động kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của các Cụm, Khu vực thi đua.
4. Đề xuất với Trưởng Cụm, Khu vực thi đua các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác thi đua, bình xét, suy tôn các danh hiệu thi đua, điển hình tiên tiến ngành Tư pháp trong Cụm, Khu vực.
5. Được sử dụng công chức, viên chức, người lao động và các điều kiện, phương tiện làm việc của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Cụm, Khu vực thi đua khi được Trưởng Cụm, Khu vực phân công.
6. Chấp hành sự phân công, chỉ đạo của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua; trường hợp không thống nhất với sự chỉ đạo của Trưởng Cụm, Khu vực thì vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo đó và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên
1. Chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua đối với cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua trong Cụm, Khu vực thi đua.
2. Tổ chức đăng ký giao ước thi đua ở cơ quan, đơn vị, tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký thi đua với Cụm, Khu vực thi đua.
3. Tham gia đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp hoặc của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua và thực hiện việc kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng ở lĩnh vực, đơn vị do mình phụ trách, lồng ghép trong các đợt kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Bình xét thi đua đối với các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, báo cáo kết quả và gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.
5. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo theo quy định của Bộ và yêu cầu của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
6. Tham gia đầy đủ, đúng thành phần và phát biểu ý kiến tại các Hội nghị do Trưởng Cụm, Khu vực thi đua tổ chức.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Cụm, Khu vực thi đua phân công.
HOẠT ĐỘNG CỦA CỤM, KHU VỰC THI ĐUA
Điều 8. Phát động, ký kết giao ước thi đua của Cụm, Khu vực thi đua
1. Đăng ký thi đua của các cơ quan, đơn vị thuộc Cụm, Khu vực thi đua được gửi cho Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua và Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp trước ngày 28 tháng 02 hàng năm.
2. Việc phát động, ký kết giao ước thi đua của Cụm, Khu vực thi đua được tiến hành xong trước ngày 10 tháng 3 hàng năm.
3. Trên cơ sở Kế hoạch phát động phong trào thi đua thường xuyên, phong trào thi đua theo chuyên đề của Bộ, ngành Tư pháp, các Cụm thi đua xây dựng Dự thảo Kế hoạch phát động và tổ chức triển khai phong trào thi đua của Cụm thi đua phù hợp với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng đơn vị thành viên trong Cụm. Các Khu vực thi đua xây dựng Dự thảo Kế hoạch phát động và tổ chức triển khai phong trào thi đua của Khu vực thi đua với các nội dung, tiêu chí cụ thể phù hợp yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Tư pháp và đặc thù nhiệm vụ của các Sở Tư pháp, cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
Điều 9. Hội nghị phát động thi đua của Cụm, Khu vực thi đua
1. Hội nghị phát động thi đua của Cụm, Khu vực thi đua được tổ chức để triển khai chương trình, kế hoạch phát động phong trào thi đua và ký kết giao ước thi đua của Cụm, Khu vực thi đua.
2. Trưởng các Cụm, Khu vực thi đua dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức Hội nghị trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
3. Tham dự Hội nghị phát động thi đua của Cụm, Khu vực thi đua gồm: đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp; đại diện Vụ Thi đua - Khen thưởng Bộ Tư pháp; đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức Hội nghị, đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp (đối với Hội nghị của các Khu vực thi đua); thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị là thành viên của Cụm, Khu vực thi đua (Trong trường hợp Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là thành viên của Cụm, Khu vực vắng mặt thì uỷ quyền cho phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham dự họp thay, cấp phó được uỷ quyền có đầy đủ các quyền hạn, nhiệm vụ như Thủ trưởng đơn vị).
4. Hội nghị phát động thi đua của Cụm, Khu vực thi đua thực hiện các nội dung sau:
a) Cho ý kiến, thông qua: Kế hoạch phát động và tổ chức triển khai phong trào thi đua của Cụm, Khu vực thi đua; Kế hoạch hoạt động của Cụm, Khu vực thi đua trong năm; Bảng tổng hợp kết quả đăng ký giao ước thi đua của các tập thể, cá nhân trong Cụm, Khu vực thi đua;
b) Tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các thành viên trong Cụm, Khu vực thi đua.
Điều 10. Sơ kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua
1. Cụm, Khu vực thi đua tổ chức sơ kết để đánh giá kết quả phong trào thi đua 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phong trào thi đua 6 tháng cuối năm của Cụm, Khu vực.
2. Tùy theo điều kiện, tình hình thực tế, Trưởng các Cụm, Khu vực thi đua quyết định tiến hành sơ kết thi đua bằng hình thức tổ chức Hội nghị sơ kết hoặc báo cáo bằng văn bản.
3. Các Cụm, Khu vực thi đua tiến hành sơ kết bằng hình thức tổ chức Hội nghị phải có sự thống nhất của Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua trong việc xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết, dự kiến nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức Hội nghị báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp chậm nhất 15 ngày trước ngày tổ chức Hội nghị. Kết quả Hội nghị báo cáo về Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày tổ chức Hội nghị.
4. Các Cụm, Khu vực thi đua tiến hành sơ kết bằng hình thức báo cáo phải gửi báo cáo kết quả sơ kết 6 tháng của Cụm, Khu vực về Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Quy chế này.
Điều 11. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua
1. Hàng năm, Trưởng Cụm, Khu vực thống nhất với Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua theo hướng dẫn của Bộ. Kế hoạch kiểm tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian, địa điểm kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra và gửi cho các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra chậm nhất là 15 ngày, trước khi tiến hành kiểm tra.
2. Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua phối hợp kiểm tra trực tiếp hoặc tổ chức các Đoàn kiểm tra để kiểm tra chéo giữa các cơ quan, đơn vị trong Cụm, Khu vực. Thành phần Đoàn kiểm tra do Trưởng Cụm, Khu vực quyết định.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo nội dung trong Kế hoạch kiểm tra, mời các thành phần tham dự và bố trí thời gian, nơi làm việc, báo cáo, cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
4. Đoàn kiểm tra phải đánh giá khách quan, thực chất kết quả thực hiện phong trào thi đua, thành tích đạt được của các tập thể, cá nhân, tháo gỡ hoặc đề nghị Bộ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, làm cơ sở thẩm định kết quả bình xét thi đua tại Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua.
5. Đoàn kiểm tra phải tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra kèm theo Biên bản kiểm tra đối với từng đơn vị gửi về Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực để tổng hợp chung và báo cáo về Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc kiểm tra.
Điều 12. Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua
1. Kế hoạch Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua được gửi cho các thành viên của Cụm, Khu vực thi đua và Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
2. Việc Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua được tiến hành xong trước ngày 10 tháng 11 hàng năm.
Điều 13. Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua
1. Hội nghị tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua được tổ chức để đánh giá kết quả phong trào thi đua hàng năm; bình xét, suy tôn các tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua ngành Tư pháp” và thực hiện việc bàn giao nhiệm vụ giữa Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua cho Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua năm tiếp theo.
2. Trưởng các Cụm, Khu vực thi đua dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức Hội nghị trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
3. Thành phần tham dự theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Quy chế và người đại diện các tập thể được đề cử suy tôn danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua ngành Tư pháp”.
4. Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua thực hiện các nội dung sau:
a) Cho ý kiến thông qua báo cáo tổng kết phong trào thi đua, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua của Cụm, Khu vực thi đua;
b) Báo cáo tham luận của một số tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua;
c) Giới thiệu những sáng kiến, mô hình mới, cách làm hay, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt để chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng trong Cụm, Khu vực thi đua;
d) Bình xét, suy tôn các danh hiệu thi đua;
e) Công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc cử Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua và bàn giao nhiệm vụ Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực thi đua.
Điều 14. Bình xét, suy tôn các danh hiệu thi đua, điển hình tiên tiến ngành Tư pháp của Cụm thi đua
1. Trên cơ sở danh sách các tập thể, cá nhân đã đăng ký thi đua, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của thành tích đạt được, tiêu chuẩn quy định và theo đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các đơn vị thuộc Cụm thi đua, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Cụm thi đua lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc để đưa ra Cụm thi đua bỏ phiếu bình xét, suy tôn.
2. Thủ trưởng (hoặc Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng ủy quyền) của các cơ quan, đơn vị là thành viên Cụm thi đua bỏ phiếu bình xét, suy tôn đối với các tập thể, cá nhân trong Cụm thi đua.
3. Kết quả bỏ phiếu chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có quyền bỏ phiếu tham gia bỏ phiếu và được lấy từ cao xuống thấp trong giới hạn chỉ tiêu được Bộ Tư pháp phân bổ. Tập thể, cá nhân được Cụm thi đua suy tôn phải đạt tỷ lệ trên 50% số phiếu tán thành của Hội nghị.
4. Trong trường hợp kết quả suy tôn lần đầu tiên không đủ chỉ tiêu được phân bổ, Hội nghị của Cụm thi đua xem xét, thảo luận quyết định việc bỏ phiếu tiếp theo.
5. Hội nghị Cụm thi đua cử Ban Kiểm phiếu trên cơ sở biểu quyết theo đa số.
1. Việc bình xét, suy tôn các danh hiệu thi đua, điển hình tiên tiến ngành Tư pháp của Khu vực thi đua được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 14 của Quy chế này.
2. Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền) của các Sở Tư pháp là thành viên Khu vực thi đua bỏ phiếu bình xét, suy tôn đối với các tập thể, cá nhân thuộc các Sở Tư pháp. Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng được Cục trưởng ủy quyền) của các Cục Thi hành án dân sự là thành viên Khu vực thi đua bỏ phiếu bình xét, suy tôn đối với các tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
3. Kết quả bỏ phiếu chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có quyền bỏ phiếu tham gia bỏ phiếu của từng khối Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự trong Khu vực. Tập thể, cá nhân được Khu vực thi đua suy tôn phải đạt tỷ lệ trên 50% số phiếu tán thành của từng khối Sở Tư pháp hoặc khối Cục Thi hành án dân sự.
4. Kết quả bỏ phiếu của từng khối Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự trong Khu vực được báo cáo, thông qua tại Hội nghị tổng kết Khu vực.
Điều 16. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Kế hoạch phát động phong trào thi đua và Báo cáo tổng hợp kết quả ký kết giao ước thi đua của Cụm, Khu vực thi đua được gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày tổ chức Hội nghị phát động thi đua của Cụm, Khu vực thi đua.
2. Các đơn vị trong Cụm, Khu vực thi đua có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả triển khai phong trào thi đua của đơn vị về Trưởng, Phó trưởng Cụm, Khu vực theo định kỳ 6 tháng và hàng năm. Thời gian gửi báo cáo và niên độ báo cáo do Trưởng Cụm, Khu vực thi đua quy định cụ thể.
3. Các Cụm, Khu vực thi đua gửi Báo cáo sơ kết 6 tháng và báo cáo tổng kết phong trào thi đua hàng năm của Cụm, Khu vực về Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp theo thời hạn sau: Báo cáo sơ kết 6 tháng trước ngày 15 tháng 6 hàng năm; Báo cáo tổng kết năm trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
Điều 17. Quan hệ công tác giữa Cụm, Khu vực thi đua với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức triển khai phong trào thi đua của các Cụm, Khu vực thi đua; xét, đề nghị Bộ trưởng khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các danh hiệu thi đua, công nhận điển hình tiên tiến ngành Tư pháp cho các tập thể, cá nhân theo đề nghị của Cụm, Khu vực thi đua.
2. Cụm, Khu vực thi đua tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp về tổ chức phát động, triển khai thực hiện phong trào thi đua; bình xét, suy tôn và đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xét, trình Bộ trưởng khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các danh hiệu thi đua, công nhận điển hình tiên tiến ngành Tư pháp cho các tập thể, cá nhân thuộc Cụm, Khu vực thi đua theo quy định.
1. Cụm, Khu vực thi đua thường xuyên, chủ động cập nhật tình hình, trao đổi, cung cấp thông tin, báo cáo kết quả hoạt động và các vấn đề phát sinh, vướng mắc, xin ý kiến (nếu có) trong tổ chức phong trào thi đua của Cụm, Khu vực thi đua về Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp.
2. Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp duy trì mối quan hệ thường xuyên với các Cụm, Khu vực thi đua; chủ động trao đổi, phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức phong trào thi đua của các Cụm, Khu vực thi đua; tham mưu cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp về việc xét khen thưởng và thông báo kết quả xét khen thưởng của Hội đồng đối với các trường hợp Cụm, Khu vực thi đua đề nghị khen thưởng; tiếp nhận, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của các Cụm, Khu vực thi đua về công tác thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất Bộ trưởng và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp xem xét, quyết định.
Điều 19. Quan hệ công tác giữa Cụm, Khu vực thi đua với các đơn vị thành viên
1. Cụm, Khu vực thi đua duy trì mối quan hệ thường xuyên với Thủ trưởng và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các cơ quan, đơn vị thuộc Cụm, Khu vực thi đua trong việc theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổ chức thực hiện; nhận xét, đánh giá kết quả phong trào thi đua và các danh hiệu thi đua đã đăng ký.
2. Các cơ quan, đơn vị trong Cụm, Khu vực thi đua có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ của đơn vị thành viên được quy định tại Quy chế này theo yêu cầu của Cụm, Khu vực thi đua.
THỦ TỤC VÀ THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
1. Hồ sơ đề nghị suy tôn tặng “Cờ thi đua ngành Tư pháp”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, điển hình tiên tiến ngành Tư pháp bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị của Thủ trưởng đơn vị - nơi có tập thể, cá nhân được đề nghị, suy tôn (01 bản chính - kèm theo danh sách trích ngang thành tích của tập thể được đề nghị);
b) Biên bản họp bình xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở - nơi có tập thể, cá nhân được đề nghị, suy tôn (01 bản chính);
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị, có nhận xét, đề nghị, ký tên, đóng dấu (nếu có) của cấp trên quản lý trực tiếp theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ, Thông tư số 14/2015/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp; Báo cáo thành tích phải liệt kê đầy đủ các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đạt được làm căn cứ để đối chiếu với các tiêu chuẩn theo quy định;
d) Đối với tập thể đề nghị tặng “Cờ thi đua ngành Tư pháp”, “Cờ thi đua của Chính phủ” phải có Bảng tự chấm điểm, xếp hạng thi đua theo quy định của Bộ Tư pháp.
2. Hồ sơ đề nghị suy tôn của các tập thể, cá nhân được gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp và các thành viên trong Cụm, Khu vực thi đua chậm nhất là 07 ngày trước ngày tổ chức Hội nghị Cụm, Khu vực thi đua để nghiên cứu, bình xét.
Điều 21. Hồ sơ của Cụm, Khu vực thi đua gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành
1. Hồ sơ của Cụm, Khu vực thi đua gửi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị của Trưởng Cụm, Khu vực thi đua (01 bản chính - kèm theo danh sách trích ngang của các tập thể được suy tôn tại Hội nghị của Cụm, Khu vực thi đua);
b) Biên bản Hội nghị Tổng kết thi đua của Cụm, Khu vực thi đua (01 bản chính);
c) Biên bản kiểm phiếu và kết quả suy tôn của Cụm, Khu vực thi đua (01 bản chính);
d) Hồ sơ của các tập thể, cá nhân đã được Cụm, Khu vực thi đua suy tôn (01 bản chính).
2. Trưởng các Cụm, Khu vực thi đua gửi hồ sơ (01 bản) về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành chậm nhất là sau 05 ngày, kể từ ngày kết thúc Hội nghị của Cụm, Khu vực thi đua.
Điều 22. Kinh phí hoạt động của Cụm, Khu vực thi đua
Kinh phí hoạt động của Cụm, Khu vực thi đua được hỗ trợ một phần từ Quỹ thi đua, khen thưởng của ngành Tư pháp và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có). Việc lập dự toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Cụm, Khu vực thi đua được thực hiện theo quy định tài chính hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Điều 23. Trách nhiệm thực hiện
1. Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ trì phối hợp các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp chặt chẽ với Vụ Thi đua - Khen thưởng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này tại các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
3. Trưởng, Phó trưởng các Cụm, Khu vực thi đua, các đơn vị thành viên của các Cụm, Khu vực thi đua có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, kịp thời đề xuất với Vụ Thi đua - Khen thưởng - cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp để được hướng dẫn hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 99/QĐ-BTTTT năm 2016 về giao nhiệm vụ Cụm trưởng các Cụm thi đua khối các Đài phát thanh, Đài truyền hình, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
- 2Hướng dẫn 1479/HD-BTĐKT năm 2016 tổ chức cụm, khối thi đua của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị tặng "Cờ thi đua của Chính phủ", cờ thi đua cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương
- 3Công văn 4372/BGDĐT-TĐKT năm 2016 hướng dẫn chia cụm thi đua khối các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 4Quyết định 2700/QĐ-BTP phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2016 của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 131/QĐ-BTP Kế hoạch phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Quyết định 174/QĐ-BTP về Kế hoạch phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Quyết định 252/QĐ-BTP về Kế hoạch phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Công văn 4492/BTP-TĐKT hướng dẫn triển khai thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp và tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của các Cụm, Khu vực thi đua năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Quyết định 247/QĐ-TANDTC năm 2022 về tổ chức Cụm thi đua và phân bổ "Cờ thi đua" trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 4Nghị định 39/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng
- 5Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 6Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 7Thông tư 14/2015/TT-BTP hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8Quyết định 99/QĐ-BTTTT năm 2016 về giao nhiệm vụ Cụm trưởng các Cụm thi đua khối các Đài phát thanh, Đài truyền hình, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
- 9Hướng dẫn 1479/HD-BTĐKT năm 2016 tổ chức cụm, khối thi đua của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị tặng "Cờ thi đua của Chính phủ", cờ thi đua cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương
- 10Công văn 4372/BGDĐT-TĐKT năm 2016 hướng dẫn chia cụm thi đua khối các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 11Quyết định 2700/QĐ-BTP phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2016 của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 12Quyết định 131/QĐ-BTP Kế hoạch phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 13Quyết định 174/QĐ-BTP về Kế hoạch phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 14Quyết định 252/QĐ-BTP về Kế hoạch phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành
- 15Công văn 4492/BTP-TĐKT hướng dẫn triển khai thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp và tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của các Cụm, Khu vực thi đua năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành
- 16Quyết định 247/QĐ-TANDTC năm 2022 về tổ chức Cụm thi đua và phân bổ "Cờ thi đua" trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 2267/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/10/2016
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực