Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2700/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG BỐ 10 SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2016 CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 2196/QĐ-BTP ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế bình xét các sự kiện nổi bật hàng năm của Ngành Tư pháp;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bình xét các sự kiện nổi bật hàng năm của Ngành Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2016 của Ngành Tư pháp như sau:
Ngày 06/4/2016, Quốc hội đã thông qua Luật tiếp cận thông tin, đây là sự kiện pháp lý quan trọng, giúp hiện thực hóa quyền tiếp cận thông tin đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.
Việc ban hành Luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy dân chủ, tạo Điều kiện thúc đẩy và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm bình đẳng, công bằng trong xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, việc ban hành Luật còn góp phần hiệu quả vào công tác phòng, chống tham nhũng; tăng tính minh bạch của thị trường, góp phần nâng cao tri thức và sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước; tạo thuận lợi cho việc thực hiện vai trò giám sát của tổ chức, cá nhân và các cơ quan chức năng đối với các cơ quan nhà nước, qua đó góp phần thực thi pháp Luật hiệu quả.
Ngày 17/11/2016, với trên 84% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật. Đây là văn bản Luật đầu tiên được Quốc hội khóa XIV thông qua, tạo dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý Điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản, góp phần đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp Luật.
Trên cơ sở thể chế hoá các nghị quyết của Đảng, Bộ luật dân sự năm 2015, Luật đấu giá tài sản có nhiều nội dung mới mang tính đột phá trong việc tạo cơ chế xử lý tài sản của cá nhân, tổ chức, Nhà nước bảo đảm hiệu quả, khách quan, minh bạch; tạo cơ sở để nâng cao hơn nữa chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ đấu giá viên, bảo đảm đầy đủ trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản đối với Nhà nước, cá nhân, tổ chức. Với việc quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, Luật đấu giá tài sản sẽ góp phần hạn chế tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìm giá trong hoạt động đấu giá tài sản, qua đó bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu xã hội hóa, tính chuyên nghiệp của hoạt động đấu giá tài sản theo thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Trong công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp Luật (VBQPPL) năm 2016, thực hiện chủ trương đổi mới công tác thẩm định VBQPPL, toàn Ngành Tư pháp đã tổ chức thẩm định 11.885 dự thảo VBQPPL, trong đó Bộ Tư pháp thẩm định 291 dự thảo. Để nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thẩm định các VBQPPL, Bộ Tư pháp đã tổ chức các cuộc họp tư vấn thẩm định với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học. Đặc biệt, để triển khai Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, Bộ Tư pháp đã thẩm định chùm 50 nghị định về Điều kiện đầu tư kinh doanh, trong đó đã xem xét kỹ lưỡng về sự phù hợp, tính cần thiết của các quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh; khả năng thay thế các Điều kiện đó bằng một số Điều kiện ít hạn chế hơn quyền tự do đầu tư kinh doanh, đồng thời rà soát lại nhiều thủ tục hành chính, nhằm cắt giảm các thủ tục, giấy phép, qua đó giúp tiết kiệm tối đa chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thẩm định các VBQPPL, nhất là các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, pháp Lệnh, Bộ Tư pháp đã phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ tích cực, chủ động đôn đốc các Bộ, ngành thực hiện việc xây dựng văn bản, qua đó góp phần giảm nợ đọng văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây.
Năm 2016, lần đầu tiên Hệ thống thi hành án dân sự đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu nhiệm vụ thi hành án trong bối cảnh số việc và tiền thụ lý mới tăng cao nhất từ trước đến nay. Đã thi hành xong 530.428 việc, đạt tỉ lệ 78,53% trên tổng số việc có Điều kiện thi hành, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao 8,53% và trên 29.097 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 33,74% trên tổng số tiền có Điều kiện thi hành, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao 3,74%, giảm số việc, tiền có Điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong phải chuyển kỳ sau. Việc này càng có ý nghĩa hơn bởi đây là năm Hệ thống Thi hành án dân sự kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (19/7/1946- 19/7/2016). Cũng nhân dịp này, đồng chí Trần Ðại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương đã đến dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự và có phát biểu quan trọng biểu dương những kết quả, thành tích mà các thế hệ các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Hệ thống thi hành án dân sự đạt được và trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Tổng cục Thi hành án dân sự.
Thiết thực đổi mới nội dung, hình thức hưởng ứng Ngày Pháp Luật Việt Nam, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và 63 địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai và tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III. Hội thi được tổ chức sâu rộng trong cả nước (toàn quốc, tại 03 khu vực, cấp tỉnh, cấp huyện), dưới hình thức sân khấu hóa với 03 phần thi lý thuyết, xử lý tình huống, tiểu phẩm và đã thu hút hơn 11.400 hòa giải viên tham gia dự thi và hàng triệu lượt khán giả theo dõi.
Sự thành công của Hội thi đã mang lại hiệu ứng xã hội tích cực, trở thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng; góp phần nâng cao nhận thức về pháp Luật cho đông đảo các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, Hội thi cũng khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, giáo dục ý thức thượng tôn pháp Luật cho mọi người trong xã hội.
Ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Quyết định này là cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính; thực hiện chủ trương và các chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Thông qua việc sử dụng dịch vụ bưu chính công ích để gửi hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức, cá nhân không phải trực tiếp mang hồ sơ, tài liệu, giấy tờ đến cơ quan hành chính nhà nước để nộp và chờ nhận kết quả ngay tại cơ quan đó. Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian, công sức của người dân, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa, vùng địa bàn cách trở; tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội mà vẫn bảo đảm an ninh an toàn đối với hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tổ chức, cá nhân. Đồng thời, việc giao dịch qua dịch vụ bưu chính công ích sẽ góp phần giảm áp lực đối với các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; giảm cơ hội phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao hơn nữa chất lượng cải cách hành chính công trong giai đoạn mới của đất nước.
Triển khai thi hành Luật hộ tịch và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, đảm bảo đồng bộ với các quy định của Luật căn cước công dân, từ ngày 01/01/2016, Bộ Tư pháp, phối hợp với Bộ Công an, đã triển khai và từng bước mở rộng triển khai, áp dụng chính thức Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử và cấp Số định danh cá nhân tại Bộ Tư pháp và 12 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Nghệ An, Sóc Trăng và Vĩnh Long. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngành Tư pháp, Bộ Tư pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại cả 04 cấp chính quyền; là tiền đề cơ bản để triển khai cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch trên toàn quốc, đảm bảo sự thành công của việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hướng tới đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ công dân, đáp ứng các mục tiêu của Đề án 896 mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Đồng thời, việc triển khai Phần mềm này bảo đảm tính chính xác, kịp thời trong việc đăng ký, khai thác dữ liệu, bảo đảm quyền con người, quyền, lợi ích cơ bản của công dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Tính đến ngày 30/12/2016, toàn hệ thống đã ghi nhận hơn 378.676 trường hợp đăng ký khai sinh với gần 303.968 trường hợp đăng ký mới được cấp Số định danh cá nhân.
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, theo đó, tiếp cận pháp Luật được xác định là một trong các nội dung của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có 95% số xã đạt chuẩn tiếp cận pháp Luật, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, hướng dẫn thực hiện đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp Luật, bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp Luật cho người dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp Luật cho người dân ngay tại cơ sở đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý xã hội bằng pháp Luật, khẳng định vai trò của Ngành Tư pháp và của pháp Luật trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, năm 2016, với sự tham mưu của Bộ Tư pháp, Việt Nam đã gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại và đã chính thức trở thành quốc gia thành viên của Tổ chức quốc tế về Luật Phát triển (IDLO). Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung, thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tham gia cùng với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững của Liên hợp quốc; đồng thời mở ra cơ hội để các cơ quan pháp Luật và tư pháp của Việt Nam tiếp cận với các hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm quốc tế để phục vụ việc hoàn thiện thể chế, pháp Luật quốc gia.
Trên bình diện song phương, việc tổ chức Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào mở rộng lần thứ ba với việc ký kết nhiều Thỏa thuận hợp tác về tư pháp, thi hành án dân sự giữa các địa phương hai nước; đặc biệt là Thỏa thuận về đẩy mạnh hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp Luật và tư pháp cho các địa phương của Lào. Theo đó, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới tiếp nhận hơn 300 học viên Lào để đào tạo. Thành công của Hội nghị đã tiếp tục khẳng định mối quan hệ ngày càng gắn bó bền chặt giữa Ngành Tư pháp hai nước, góp phần củng cố và phát triển hơn nữa tình hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc Việt Nam - Lào, tài sản vô cùng quý báu mà các thế hệ cán bộ Ngành Tư pháp hai nước luôn có trách nhiệm gìn giữ, bồi đắp và phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội và chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 09/11/2016, gần 80 đại biểu Quốc hội khóa XIV, những người đã từng giảng dạy, công tác, học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã hội tụ, giao lưu với các thế hệ giảng viên, sinh viên của Trường. Trong đó, nhiều đồng chí là Lãnh đạo cấp cao, được Đảng, Nhà nước giao giữ những vị trí quan trọng như Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng và nhiều đồng chí là lãnh đạo các Bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội và địa phương.
Sự kiện này là dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ giữa Nhà trường nói riêng và Bộ, ngành Tư pháp nói chung với các hoạt động của Quốc hội và các vị Đại biểu Quốc hội; góp phần lan tỏa tinh thần, phong cách, hình ảnh của cựu sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội đến đông đảo các thế hệ sinh viên đã và đang học tập tại trường; gắn kết hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường với thực tiễn và hoạt động lập pháp của Quốc hội. Đồng thời, sự kiện này cũng khẳng định năng lực, uy tín trong đào tạo và nghiên cứu Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội; tạo động lực để Trường tiếp tục thực hiện tốt công tác giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực tư pháp và pháp Luật cho đất nước trong thời gian tới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng Bình xét các sự kiện nổi bật hàng năm của Ngành Tư pháp, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Tổng Biên tập Báo Pháp Luật Việt Nam, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp; Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1226/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 1963/QĐ-BTP năm 2016 phê duyệt Đề án Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2016-2018 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 2601/QĐ-BTNMT năm 2017 về Quy chế bình xét, công bố sự kiện ngành tài nguyên và môi trường hằng năm do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Công văn 4846/LĐTBXH-TTTT về giới thiệu sự kiện nổi bật của Ngành năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 3729/BTP-VP về đề xuất sự kiện nổi bật năm 2021 của Ngành Tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Quyết định 2652/QĐ-BTNMT công bố các sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Quyết định 3186/QĐ-BTP phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2019 của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 1Quyết định 2196/QĐ-BTP năm 2012 về Quy chế bình xét sự kiện nổi bật hàng năm của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 3Hiến pháp 2013
- 4Luật Hộ tịch 2014
- 5Luật Đầu tư 2014
- 6Luật Doanh nghiệp 2014
- 7Luật Căn cước công dân 2014
- 8Luật đấu giá tài sản 2016
- 9Luật tiếp cận thông tin 2016
- 10Bộ luật dân sự 2015
- 11Quyết định 1226/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 12Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 45/2016/QĐ-TTg về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 1963/QĐ-BTP năm 2016 phê duyệt Đề án Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2016-2018 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 15Quyết định 2267/QĐ-BTP năm 2016 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua, Khu vực thi đua ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 16Quyết định 2601/QĐ-BTNMT năm 2017 về Quy chế bình xét, công bố sự kiện ngành tài nguyên và môi trường hằng năm do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 17Công văn 4846/LĐTBXH-TTTT về giới thiệu sự kiện nổi bật của Ngành năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 18Công văn 3729/BTP-VP về đề xuất sự kiện nổi bật năm 2021 của Ngành Tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 19Quyết định 2652/QĐ-BTNMT công bố các sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 20Quyết định 3186/QĐ-BTP phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2019 của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 2700/QĐ-BTP phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2016 của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 2700/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2016
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra