ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2265/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 25 tháng 11 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 583-QĐ/TU ngày 26/04/2022 của Tỉnh ủy về ban hành quy chế làm việc của Ban cán sự đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2021-2026;
Căn cứ Quyết định số 56/2021/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành Quy chế làm việc của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2021-2026;
Căn cứ Nghị quyết số 84-NQ/BCSĐ ngày 17/10/2022 của Ban Cán sự đảng về thống nhất sử dụng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc Ban Cán sự đảng UBND tỉnh để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ 2021-2026;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công nhiệm vụ người đứng đầu các sở, ban, ngành làm nhiệm vụ giúp việc Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026 lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh (Chi tiết có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Nhiệm vụ của người đứng đầu các sở, ban, ngành làm nhiệm vụ giúp việc Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026
1. Thực hiện Quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021- 2026, giúp Ban Cán sự đảng lãnh đạo, chỉ đạo đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương, cụ thể:
a) Triển khai, thực hiện các văn bản của Ban Cán sự đảng lãnh đạo quán triệt, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
b) Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hằng năm và các đề án, dự án ...quan trọng; những nội dung, giải pháp lớn để tham mưu đề xuất Ban Cán sự đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với ngành, lĩnh vực.
c) Chuẩn bị nội dung đề xuất Ban Cán sự đảng báo cáo hoặc trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy theo Quy chế làm việc của Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
d) Nghiên cứu, đề xuất Ban Cán sự đảng việc lãnh đạo triển khai, thực hiện thí điểm một số chủ trương mới theo nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
2. Theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực giúp Ban Cán sự đảng lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị nội dung để báo cáo hoặc trình Tỉnh ủy theo Quy chế làm việc khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, bao gồm:
a) Các nội dung báo cáo, trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch dài hạn và trung hạn, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất của địa phương, cụ thể gồm: Quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm; kế hoạch tài chính 05 năm, 03 năm và dự toán thu, chi ngân sách hằng năm của tỉnh; kế hoạch đầu tư công trung hạn; quy hoạch xây dựng chung đô thị Vĩnh Phúc.
- Những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm về kinh tế - xã hội, ngân sách, phát hành trái phiếu địa phương, quốc phòng, an ninh, các chương trình, dự án trọng điểm về đầu tư phát triển, sản xuất, kinh doanh, kinh tế đối ngoại…; chủ trương đầu tư các dự án đặc biệt quan trọng của địa phương, cụ thể là các dự án thuộc tiêu chí quan trọng quốc gia do cấp tỉnh quản lý mà phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Về quy hoạch, điều chỉnh địa giới hành chính hoặc thành lập mới (trừ việc thành lập mới các phường, thị trấn trên cơ sở địa giới hành chính của xã cũ) các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quy định pháp luật.
- Về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách 6 tháng và hằng năm của tỉnh; định hướng, phương hướng, nhiệm vụ lớn trong thời gian tới.
b) Các nội dung báo cáo, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chủ trương về những vấn đề quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
- Định hướng những cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh và những cơ chế, chính sách kiến nghị với Trung ương, Chính phủ để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; những vấn đề lớn cần sự phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong cả nước.
- Các chương trình, kế hoạch, đề án, phương án, quy chế, quy định, cơ chế, chính sách có tiềm ẩn sự tác động phức tạp, nhạy cảm đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại, tôn giáo, dân tộc, an sinh xã hội.
- Kế hoạch và phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh; phương án sắp xếp, thoái vốn nhà nước của doanh nghiệp có vốn nhà nước.
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn và Kế hoạch đầu tư công hằng năm.
- Những vấn đề quan trọng về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách theo quy định pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh: về chủ trương huy động nguồn lực, vay vốn để đầu tư phát triển; chính sách giá, phí đối với một số dịch vụ có ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội của nhân dân trong tỉnh.
- Về số vốn bổ sung có mục tiêu cho các đơn vị ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, các địa phương trong tỉnh để thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
c) Các nội dung báo cáo, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương về quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, các địa bàn trọng yếu; chủ trương đầu tư các dự án lớn, quan trọng, nhạy cảm, dự án liên quan đến an ninh, quốc phòng, như sau:
- Về định hướng quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch: Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành nhằm cụ thể hóa quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch (trừ quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện); quy hoạch xây dựng (gồm: quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện).
- Về chủ trương đầu tư một số chương trình, dự án (trừ các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền của Tỉnh ủy):
Đối với các chương trình, dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý có mức vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên; các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) do cấp tỉnh quản lý.
Các dự án thực hiện theo Luật Đầu tư (trừ các dự án trong khu, cụm công nghiệp đã giao chủ đầu tư mà được đầu tư không từ nguồn ngân sách nhà nước): Từ 5 ha trở lên đối với các dự án trong phạm vi các đô thị hiện hữu hoặc trong phạm vi quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc; từ 10 ha trở lên đối với các dự án ở địa bàn còn lại.
Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; các dự án đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp (sử dụng vốn trong và ngoài ngân sách nhà nước) có mức vốn đầu tư hoặc quy mô sử dụng đất dưới các mức nói trên nhưng tiềm ẩn nguy cơ phức tạp và nhạy cảm liên quan đến: tín ngưỡng, tôn giáo, an ninh, quốc phòng, môi trường, đối ngoại; các dự án xử lý chất thải tập trung (chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt) thuộc dự án đầu tư nhóm I theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao).
- Về bán tài sản công đối với tài sản được xác định giá từ 100 tỷ đồng trở lên; mua sắm ô tô, tàu, thuyền, phương tiện vận tải khác đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị từ nguồn chi thường xuyên thuộc ngân sách cấp tỉnh; mua sắm tài sản khác có dự toán từ 300 tỷ đồng trở lên từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cấp tỉnh.
- Về hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho nước bạn, cho các tỉnh, thành và các đơn vị ngoài địa bàn tỉnh từ 10 tỷ đồng trở lên.
- Về nguồn kinh phí hỗ trợ, bổ sung của Trung ương (trừ nguồn kinh phí theo chế độ, định mức quy định); nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng tiền từ 5 tỷ đồng trở lên, bao gồm cả khoản viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài (trừ các nguồn hỗ trợ theo hệ thống Hội chữ thập đỏ, Uỷ ban mặt trận tổ quốc và các khoản hỗ trợ cho đối tượng nhận hỗ trợ cụ thể); nguồn vượt thu dự toán ngân sách, nguồn tăng thu ngân sách tỉnh hằng năm, nguồn kết dư ngân sách cấp tỉnh, nguồn tiết kiệm chi, nguồn cải cách tiền lương.
- Về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư:
Đối với các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương đầu tư, khi tăng từ 10% quy mô sử dụng đất trở lên so với quy mô ban đầu hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất trong các trường hợp chuyển sang mục đích đất ở, đất đô thị; từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các chương trình, dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý, dự án PPP thuộc thẩm quyền cho chủ trương đầu tư của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đối với các chương trình, dự án đầu tư đã được chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, mà trước đây không thuộc đối tượng Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về chủ trương đầu tư, nhưng nay do thay đổi về quy mô sử dụng đất (đối với các dự án thực hiện theo Luật Đầu tư), tổng vốn đầu tư (đối với các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công) nên thuộc đối tượng Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến. Đối với những dự án có tính chất phức tạp, nhạy cảm (đã ủy quyền cho Thường trực Tỉnh ủy), nhưng Thường trực Tỉnh ủy thấy cần xin ý kiến trước khi quyết định theo ủy quyền của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Về chủ trương thăm dò, khảo sát, đánh giá trữ lượng khoáng sản (cát, sỏi, đá, đất làm vật liệu xây dựng thông thường, các loại khoáng sản khác) trước khi triển khai các thủ tục để cấp phép khai thác.
- Về sử dụng nguồn tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh, nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư (trừ những khoản được phân bổ chi tiết mà HĐND tỉnh đã thông qua), nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương (trừ các khoản bổ sung thực hiện chế độ chính sách theo quy định); nguồn cải cách tiền lương còn dư trong trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Về vấn đề cụ thể hóa, triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh ủy trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, dân số, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Về chủ trương, giải pháp về xây dựng, quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, lề lối làm việc và chính sách cán bộ của hệ thống chính trị thuộc thẩm quyền.
- Về chủ trương thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh.
- Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; cải cách hành chính, đổi mới phương pháp, lề lối làm việc.
d) Các nội dung báo cáo, trình Thường trực Tỉnh ủy về kinh tế- xã hội:
-Về các nội dung, vấn đề kinh tế- xã hội thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước khi trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét cho ý kiến chỉ đạo hoặc thông qua theo Quy chế làm việc của Tỉnh ủy.
- Cho ý kiến về chủ trương đầu tư đối với các dự án, gồm:
Đối với các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý có mức vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng. Riêng dự án bảo trì trụ sở các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh thì từ 05 tỷ đồng trở lên.
Các dự án thực hiện theo Luật Đầu tư (trừ các dự án trong khu, cụm công nghiệp đã giao chủ đầu tư mà không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước): Từ 0,5ha đến dưới 5ha đối với các dự án trong phạm vi đô thị hiện hữu hoặc trong phạm vi quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc; từ 1 ha đến dưới 10ha đối với các dự án ở địa bàn còn lại; các dự án sử dụng đất thực hiện theo Luật đầu tư có vị trí ngay sau chỉ giới xây dựng (mặt tiền) dọc theo các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường vành đai trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh và quy hoạch xây dựng chung đô thị Vĩnh Phúc, đường đô thị trong đô thị hiện hữu không phụ thuộc vào diện tích đất sử dụng (trừ các dự án thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).
Các dự án đầu tư (sử dụng vốn trong và ngoài ngân sách nhà nước) có mức vốn đầu tư hoặc quy mô sử dụng đất dưới các mức nói trên nhưng phức tạp và nhạy cảm về: Quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trật tự - an toàn xã hội, tư tưởng và quyền lợi của nhiều đối tượng xã hội, văn hóa- lịch sử- truyền thống, tôn giáo- dân tộc - tín ngưỡng, môi trường- sinh thái, an sinh xã hội.
- Xem xét, cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư:
Đối với các dự án đầu tư (theo Luật Đầu tư) đã được Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương đầu tư khi diện tích sử dụng đất tăng từ 10% trở lên so với quy mô ban đầu hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất (trong các trường hợp chuyển sang mục đích đất ở, đất đô thị; từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp).
Về điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến.
Đối với các chương trình, dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương hoặc quyết định đầu tư, mà trước đây không thuộc đối tượng Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về chủ trương đầu tư, nhưng nay do thay đổi về quy mô sử dụng đất (đối với dự án thực hiện theo Luật Đầu tư), tổng vốn đầu tư (đối với dự án thực hiện theo Luật Đầu tư công) nên thuộc đối tượng Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến. Đối với những dự án có tính chất phức tạp, nhạy cảm nay thuộc đối tượng Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư.
- Về ngân sách cho chủ trương:
Đối với nguồn dự phòng ngân sách nhà nước cấp tỉnh: UBND tỉnh chủ động sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước: Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh mà chưa được dự toán; chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới và các địa phương khác từ nguồn dự phòng.
Trường hợp sử dụng nguồn dự phòng ngân sách chi cho các nhiệm vụ khác thì phải báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy.
Về hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho nước bạn, cho các tỉnh, thành và các đơn vị trong nước không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương từ 500 triệu đồng đến dưới 10 tỷ đồng.
Về mua sắm ô tô, tàu, thuyền, phương tiện vận tải khác đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị từ ngân sách tỉnh.
Mua sắm tài sản có dự toán từ 05 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng từ nguồn chi thường xuyên thuộc ngân sách cấp tỉnh (trừ mua sắm tài sản, trang thiết bị thực hiện theo chương trình, đề án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Bán tài sản công có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.
3. Người đứng đầu các sở, ban, ngành sử dụng bộ máy giúp việc chuyên môn của sở, ban, ngành mình để làm nhiệm vụ thực hiện công tác tham mưu giúp việc Ban Cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026;
Người đứng đầu các sở, ban, ngành được kiểm tra, đôn đốc, định kỳ báo cáo Ban Cán sự đảng việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, thông báo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy; việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, pháp luật của Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
Điều 3. Quy trình thực hiện giúp việc Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo của nhiệm kỳ 2021-2026
a) Xây dựng chương trình công tác hàng năm của Ban Cán sự đảng:
- Trước ngày 15/10 hàng năm người đứng đầu các Sở, ban ngành làm nhiệm vụ giúp việc Ban Cán sự đảng UBND tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất các nội dung cần lãnh đạo, chỉ đạo đối với ngành, lĩnh vực để đưa vào chương trình công tác của năm tiếp theo;
- Sau khi Ban Cán sự đảng UBND tỉnh ban hành Nghị quyết về chương trình công tác có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để triển khai, thực hiện.
b) Quy trình gửi văn bản hồ sơ, tài liệu đến Ban Cán sự đảng UBND tỉnh (Văn bản, hồ sơ có nội dung thông tin mật thực hiện theo các quy định riêng của Đảng và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước)
- Bước 1: Sau khi có kết quả nghiên cứu thì người đứng đầu các sở, ban, ngành làm nhiệm vụ có trách nhiệm phát hành Tờ trình của sở, ban, ngành và chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung trình theo đúng quy định của pháp luật và nội dung trình theo đúng quy chế làm việc của Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026 (kèm theo dự thảo văn bản của UBND tỉnh, dự thảo văn bản của Ban cán sự đảng và hồ sơ, tài liệu có liên quan) gửi đến Văn phòng UBND tỉnh để xem xét, báo cáo UBND tỉnh và Ban Cán sự đảng.
- Bước 2: Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và báo cáo Lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách ngành, lĩnh vực xem xét kỹ theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức họp nghe báo cáo thống nhất nội dung trình; trường hợp đủ điều kiện thì trình ký phát hành Tờ trình của UBND tỉnh gửi Ban Cán sự đảng (kèm theo Dự thảo văn bản của Ban Cán sự đảng trình, báo cáo cấp có thẩm quyền và hồ sơ, tài liệu có liên quan); trường hợp không đủ điều kiện thì gửi lại người đứng đầu các Sở, ban ngành làm nhiệm vụ giúp việc Ban cán sự đảng chuẩn bị lại.
- Bước 3: Sau khi có Tờ trình của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ban Cán sự đảng tại phiên họp hoặc gửi Phiếu xin ý kiến đến từng thành viên Ban cán sự đảng;
Trên cơ sở kết quả họp Ban cán sự đảng hoặc phiếu xin ý kiến của các thành viên Ban Cán sự đảng (tối thiểu 50% số thành viên đồng ý trở lên), Ban Cán sự đảng UBND tỉnh thống nhất ban hành Nghị quyết hoặc thông báo kết luận những nội dung UBND tỉnh đã trình để thực hiện.
- Bước 4: Sau khi có Nghị quyết hoặc thông báo kết luận của Ban cán sự đảng, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, hoàn thiện dự thảo văn bản của Ban Cán sự đảng báo cáo hoặc trình Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy chế làm việc hoặc tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện những nội dung đã trình theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Các Thành viên UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành nói tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét, cho ý kiến thống nhất thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ GIÚP VIỆC BAN CÁN SỰ ĐẢNG NHIỆM KỲ 2021-2026 LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
(Kèm theo Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 25/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc
TT | Ủy viên UBND tỉnh, người đứng đầu các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh | Ghi chú |
1 | Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh |
|
2 | Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư |
|
3 | Giám đốc Sở Tài chính |
|
4 | Giám đốc Sở Nội vụ |
|
5 | Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
6 | Giám đốc Sở Xây dựng |
|
7 | Giám đốc Sở Giao thông Vận tải |
|
8 | Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội |
|
9 | Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch |
|
10 | Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
11 | Giám đốc Sở Tư pháp |
|
12 | Giám đốc Sở Y tế |
|
13 | Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ |
|
14 | Giám đốc Sở Công thương |
|
15 | Giám đốc Sở Ngoại vụ |
|
16 | Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông |
|
17 | Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
18 | Giám đốc Thanh tra tỉnh |
|
19 | Trưởng ban Ban Dân tộc |
|
20 | Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp |
|
Trang cuối./.
- 1Quyết định 752/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ Cán sự xã hội tình nguyện phường Linh Đông, quận Thủ Đức, thành Phố Hồ chí Minh
- 2Quyết định 411/QĐ-UBND năm 2022 về phân công đơn vị, địa phương phụ trách thực hiện quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 2509/QĐ-UBND năm 2022 về phân công nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị phụ trách theo dõi, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Báo cáo 30/BC-UBND về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh Quý I năm 2016
- 5Báo cáo 184/BC-UBND về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2014
- 6Quyết định 1886/QĐ-UBND năm 2022 về phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành thuộc tỉnh phụ trách hướng dẫn, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí: Xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, xã thông minh, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, thôn thông minh, huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 752/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ Cán sự xã hội tình nguyện phường Linh Đông, quận Thủ Đức, thành Phố Hồ chí Minh
- 4Luật Đầu tư 2020
- 5Luật Quy hoạch 2017
- 6Luật Đầu tư công 2019
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Quyết định 56/2021/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2021-2016
- 9Quyết định 411/QĐ-UBND năm 2022 về phân công đơn vị, địa phương phụ trách thực hiện quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 10Quyết định 2509/QĐ-UBND năm 2022 về phân công nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị phụ trách theo dõi, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 11Báo cáo 30/BC-UBND về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh Quý I năm 2016
- 12Báo cáo 184/BC-UBND về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2014
- 13Quyết định 1886/QĐ-UBND năm 2022 về phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành thuộc tỉnh phụ trách hướng dẫn, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí: Xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, xã thông minh, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, thôn thông minh, huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Quyết định 2265/QĐ-UBND năm 2022 về phân công nhiệm vụ giúp việc Ban Cán sự đảng nhiệm kỳ 2021-2026 lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 2265/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Lê Duy Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực