Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2247/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 27 tháng 6 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU PHỤC DỰNG VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LỄ HỘI TIÊU BIỂU VÀ CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA DÂN GIAN ĐẶC SẮC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được Đại hội đồng UNESCO chính thức thông qua tại phiên họp lần thứ 32 tại Paris ngày 17/10/2003;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng của Chính phủ; Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 5636/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2016;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1414/SVHTTDL-NVVH ngày 14/6/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án nghiên cứu phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch, bao gồm các nội dung sau:
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG KHAI THÁC, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI ĐẶC SẮC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
I. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng văn hóa du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2015.
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên xã hội tỉnh Thanh Hóa
2. Tiềm năng văn hóa du lịch tỉnh Thanh Hóa
II. Thực trạng khai thác phát huy các giá trị văn hóa, lễ hội đặc sắc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch
1. Khảo sát, đánh giá thực trạng các lễ hội tiêu biểu và loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.1. Khảo sát, đánh giá giá trị của các lễ hội tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.2. Khảo sát, đánh giá các giá trị của loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Thực trạng việc khai thác, phát huy giá trị các lễ hội và các loại hình văn hóa dân gian phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
a. Kết quả
b. Hạn chế
c. Nguyên nhân
2. Khảo sát, đánh giá tình hình phát triển du lịch các sản phẩm du lịch đang khai thác, sử dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2.1. Tài nguyên du lịch Thanh Hóa
2.2. Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa
2.3. Thực trạng sản phẩm du lịch đang khai thác, sử dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3. Đánh giá chung
3.1. Phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức chủ yếu trong nghiên cứu phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội và các loại hình văn hóa dân gian phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
3.2. Phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến quá trình nghiên cứu phục dựng và phát huy giá trị lễ hội, các loại hình văn hóa dân gian
III. Kinh nghiệm khai thác phát huy lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc phục vụ phát triển du lịch tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và khu vực.
1. Mô hình phát triển của Sa Pa-Lào Cai, Quan họ-Bắc Ninh, Canava Quảng Ninh, Festival hoa-Đà Lạt, lễ hội Dừa-Bến Tre; múa Cung Đình-Huế...
2. Mô hình phát triển du lịch của Nhật Bản.
3. Nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm.
4. Dự báo xu hướng phát triển du lịch dựa vào các yếu tố văn hóa.
Phần thứ hai
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI, LOẠI HÌNH VĂN HÓA DÂN GIAN ĐẶC SẮC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
I. Quan điểm
II. Định hướng phát triển
Định hướng các loại hình văn hóa chính tạo thành sản phẩm du lịch phục vụ phát triển du lịch
III. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
- Lựa chọn được từ 3 - 4 lễ hội tiêu biểu phát triển thành sản phẩm du lịch
- Lựa chọn, hình thành lễ hội mới từ các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc tạo thành sản phẩm du lịch phục vụ tại khu điểm du lịch trọng điểm của Thanh Hóa.
IV. Lựa chọn lễ hội tiêu biểu hiện có, hình thành lễ hội từ loại hình văn hóa dân gian đặc sắc phục vụ phát triển du lịch
1. Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn lễ hội tiêu biểu và loại hình văn hóa dân gian đặc sắc
2. Điều kiện và quy trình lựa chọn, phát triển lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc thành các sản phẩm du lịch.
3. Lựa chọn lễ hội tiêu biểu và loại hình văn hóa dân gian đặc sắc
3.1. Lựa chọn, đề xuất các lễ hội tiêu biểu trên địa bàn tỉnh khai thác phục vụ phát triển du lịch;
3.2. Lựa chọn, đề xuất các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh, khai thác phát triển du lịch
3.3. Xây dựng, hình thành các lễ hội mới tổ chức tại các khu điểm du lịch nổi tiếng của Thanh Hóa, tạo thương hiệu, điểm nhấn cho du lịch Thanh Hóa
* Khu du lịch Thành Nhà Hồ
- Lễ hội trống đồng: Xin linh khí thần trống đồng, trình diễn trống đồng, biểu diễn đúc trống đồng (tổ chức tại đền Đồng Cổ, cách Thành Nhà Hồ 7km, kết nối tour du lịch thành phố Thanh Hóa, đền Đồng cổ, Thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương)
- Lễ tế giao: Khu vực Thành Nhà Hồ.
* Khu Du lịch Pù Luông
Lễ hội Hương sắc vùng cao (tổ chức tại khu du lịch Pù Luông vào mùa lúa chín, bao gồm những trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc của đồng bào các dân tộc: Pồn pông, Séc bùa, Trống dàm, Khặp, Hát giao duyên)
* Khu Du lịch Sầm Sơn
- Lễ hội hòn Trống Mái Sầm Sơn
- Festival trò diễn dân gian đường phố (trò diễn dân gian vùng biển Thanh Hóa; trò diễn dân gian đặc sắc của các vùng miền trên địa bàn tỉnh)
* Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng
* Khu Du lịch sinh thái suối cá thần Cẩm Lương
* Khu Du lịch bến En
V. Đề xuất các giải pháp thực hiện
1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách
2. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý Nhà nước
3. Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư
4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
5. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá
6. Giải pháp hợp tác và liên kết phát triển
7. Giải pháp về phục dựng các lễ hội và loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu, đặc sắc.
8. Giải pháp về tổ chức, quản lý.
VI. Danh mục dự án thực hiện Đề án
(Tên dự án, quy mô, khái toán kinh phí, nguồn kinh phí, phân kỳ đầu tư...)
VII. Nhiệm vụ cụ thể và phân kỳ thực hiện
1. Nhiệm vụ cụ thể
2. Phân kỳ giai đoạn thực hiện
2.1. Giai đoạn 2016 - 2020
2.2. Giai đoạn 2020 - 2025.
VIII. Kinh phí triển khai đề án
1. Tổng kinh phí (dự kiến): 750.000.000,00 đồng
2. Nguồn kinh phí: Từ nguồn sự nghiệp văn hóa năm 2016 đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Quyết định số 1137/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư;
3. Sở Tài chính;
4. Sở Tài nguyên và Môi trường;
5. Sở Công thương;
6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thanh Hóa;
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố;
8. Các sở, ban, ngành liên quan.
KẾT LUẬN
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Căn cứ các quy định hiện hành và nội dung phê duyệt quyết định này; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kịp thời tổ chức triển khai lập Đề án nghiên cứu phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; trên cơ sở đó, gửi các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tham gia ý kiến; tổng hợp, hoàn thiện Đề án, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt trước ngày 30/8/2016.
- Giao các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng và triển khai, thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả Đề án nêu trên.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; giám đốc các sở; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2822/2015/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số lễ nghi, sinh hoạt cộng đồng khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội năm 2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3Quyết định 5382/QĐ-UBND năm 2015 Quy định quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2016 tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 1691/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển du lịch xã Thạnh Phong và xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (giai đoạn đến năm 2030)
- 1Luật du lịch 2005
- 2Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 5Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- 6Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 7Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
- 8Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2161/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Quyết định 2822/2015/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số lễ nghi, sinh hoạt cộng đồng khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 13Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành
- 14Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội năm 2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 15Quyết định 5382/QĐ-UBND năm 2015 Quy định quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 16Quyết định 5636/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình công tác năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 17Quyết định 1137/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kinh phí thực hiện đề án, dự án phát triển du lịch Thanh Hóa
- 18Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2016 tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận do thành phố Hà Nội ban hành
- 19Quyết định 1691/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển du lịch xã Thạnh Phong và xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (giai đoạn đến năm 2030)
Quyết định 2247/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án nghiên cứu phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch
- Số hiệu: 2247/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra