Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1691/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 21 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH XÃ THẠNH PHONG VÀ XÃ THẠNH HẢI HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE (GIAI ĐOẠN 2030)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 107/TTr-SVHTTDL ngày 08 tháng 7 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển du lịch xã Thạnh Phong và xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (giai đoạn đến năm 2030), với những nội dung chính như sau:

1. Vị trí, phạm vi:

Phạm vi khu vực phát triển du lịch nằm trên địa bàn 02 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải. Cách thị trấn Thạnh Phú 20 km

Khu vực 02 xã có giáp giới xác định như sau:

Phía Bắc:

giáp cửa sông Hàm Luông

Phía Đông, Nam:

giáp Biển Đông

Phía Tây Nam:

Giáp sông Cổ Chiên giáp ranh giới tỉnh Trà Vinh

Phía Tây và Tây Bắc:

Giáp ranh giới xã Giao Thạnh, xã An Điền

2. Tính chất:

Là khu du lịch địa phương với các hoạt động du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái biển, rừng ngập nước.

3. Các loại hình phát triển du lịch:

Phát triển 3 loại hình du lịch sau:

- Du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh

- Du lịch sinh thái biển, rừng ngập mặn

- Du lịch vui chơi - giải trí

4. Định hướng phát triển không gian du lịch:

Định hướng phát triển không gian du lịch trãi rộng trên địa bàn 02 xã. Trong đó có các khu vực trọng tâm:

a). Phát triển du lịch theo Khu Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển. Không gian du lịch tại đây là khu vực các công trình sẽ được xây dựng theo Quy hoạch Khu Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển (khu sa bàn nước Việt Nam thu nhỏ). Liên hoàn khu Hồ cỏ là Đài Kỷ Niệm tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam, Nghĩa trang Liệt sĩ Hồ Cỏ, khu mộ 21 người, Lăng Ông, Thánh Thất, dân cư trên đường Cồn Rừng và đường vào Cồn Bửng.

b). Phát triển du lịch tại Cồn Bửng. Không gian du lịch được phát triển theo các công trình Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển (sẽ được xây dựng), theo công trình tín ngưỡng dân gian (Lăng Ông, Miếu Bà, Chùa) và theo tiềm năng du lịch biển, rừng phòng hộ.

(Tổ chức phân khu chức năng theo chức năng các điểm du lịch, theo các nguồn lực đầu tư (từ vốn nhà nước, vốn kêu gọi đầu tư, cá thể). Các khu chủ yếu:

+ Khu công trình Khu Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Cồn Bửng. Khu Lăng Ông, Miếu Bà, chùa.

+ Khu vực các cơ sở dịch vụ du lịch quy mô nhỏ (đầu tư cá thể) và bãi tắm công cộng được bố trí ven biển tiếp giáp (hai bên) khu di tích lịch sử.

+ Các cơ sở dịch vụ du lịch quy mô lớn (kêu gọi đầu tư), phục vụ vui chơi - giải trí, ăn uống, lưu trú, nghỉ dưỡng, bãi tắm được bố trí ven biển (ở hai đầu tuyến đường ven bờ biển).

+ Ven bờ biển (khu phục hồi sinh thái I) trồng phục hồi rừng dương (phi lao) nhằm bảo vệ bờ biển và tạo cảnh quan ven biển. Kết hợp xen trong rừng, cho các sản phẩm du lịch: vui chơi, giải trí, tham quan sinh thái rừng...

+ Khu vực rừng (vùng đệm của rừng đặc dụng) và đất sản xuất nông nghiệp được trồng và canh tác theo hiện trạng được kết hợp cho tạo cảnh quan. Kết hợp xen trong rừng, cho các sản phẩm du lịch...

+ Dân cư trong ấp được giữ và chỉnh trang theo hiện trạng, cho các sản phẩm du lịch: dịch vụ thương mại, tham quan và du lịch trải nghiệm nhà dân.

+ Xây dựng mới một số tuyến đường nhánh (kết nối với đường hiện hữu nằm giữa cồn) nhằm tạo sự tiếp cận với các khu vực và bờ biển. Nối thẳng đường từ cầu Cồn Bửng ra bờ biển. Mở tuyến đường dọc (ven bờ biển).

+ Cuối một số tuyến đường nhánh dẫn ra biển sẽ xây dựng các công trình phục vụ công cộng, tạo cảnh quan cho khu vực (quảng trường, công viên, bãi xe,...)

c). Khu kỷ niệm đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam ở Vàm Khâu Băng, Cồn Lớn, dân cư ấp Thạnh Hòa và rừng đặc dụng tại Cồn Dài (giáp cửa sông Cổ Chiên) kết hợp hoạt động du lịch tham quan di tích, tham quan rừng và trải nghiệm nhà dân.

d). Khu kỷ niệm đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam ở rạch Cây Dừa và phân khu hành chính rừng đặc dụng, kết hợp hoạt động du lịch tham quan di tích, tham quan rừng.

e). Tổ chức du lịch trải nghiệm trong dân cư ấp Thạnh Lợi (xã Thạnh Phong)

f). Trong rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái II (giáp Cồn Bửng), trong phân khu bảo tồn tại Cồn Dài (giáp cửa sông Cổ Chiên), sẽ liên kết du lịch tham quan sinh thái rừng.

g). Về kết nối hạ tầng giao thông, trước mắt, cần phát triển hệ thống giao thông kết nối các khu vực và giảm áp lực cho đường độc đạo hiện nay từ Cồn Tra về Cồn Bửng. Theo đó, đường bộ sẽ ưu tiên xây dựng đường kết nối từ khu vực UBND xã Thạnh Phong về Cồn Bửng và đường từ Quốc lộ 57 (khu vực Khâu Băng) về rừng đặc dụng giáp cửa sông Cổ Chiên. Tổ chức giao thông đường thủy thông thương từ Cồn Bửng đến rạch Cây Dừa, phân khu hành chính. Tuyến này có thể kết hợp giao thông chính với du lịch tham quan sông nước. Các tuyến giao thông phụ sẽ thực hiện theo định hướng quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

5. Quy mô đất phát triển du lịch:

+ Quy mô đất dành phát triển du lịch dự kiến: 340 ha. Trong đó:

- Tại Cồn Bửng: các khu du lịch (thuộc quyền sở hữu của nhân dân và một phần đất rừng), bãi tắm (dọc bờ biển), diện tích 40 ha

- Trong khu rừng phòng hộ và đặc dụng diện tích rừng phát triển du lịch sinh thái là 300 ha (Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng quản lý),

+ Quy mô và phạm vi phát triển du lịch còn lồng ghép với các khu chức năng khác, như: Khu Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển; các công trình tôn giáo, tín ngưỡng; dân cư,...

6. Phát triển du lịch giai đoạn đầu (năm 2016-2020):

Ưu tiên thúc đẩy phát triển khu vực Cồn Bửng, kết hợp du lịch trải nghiệm nhà dân và tham quan rừng ngập mặn. Các cơ sở hạ tầng được đầu tư có tính chất đầu mối, là nền tảng, cũng là hạt nhân cho việc phát triển và nối kết đến từng cơ sở du lịch và dân cư trong địa bàn.

- Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

+ Nâng cấp Quốc lộ 57 (từ Cầu Ván đến Khâu Băng): Tạo sự thuận lợi cho giao thông đối ngoại

+ Nâng cấp đường từ đường Cồn Rừng đến Biển Đông: Hạn chế sự độc đạo của tuyến đường. Tạo cho giao thông thông suốt.

+ Đầu tư mới tuyến đường từ khu dân cư Cồn Mít đến Cồn Bửng: Hạn chế sự độc đạo của tuyến đường về Cồn Bửng. Tạo cho giao thông thông suốt.

+ Đầu tư mới tuyến đường từ QL.57 đến Biển Đông: Tạo cho giao thông thông suốt.

+ Tuyến đường ven Biển Đông (từ Công viên Tượng Đài đến bãi tập bắn): Hạn chế sự độc đạo của tuyến đường chính. Tạo cho giao thông thông suốt, tiếp cận bờ biển.

+ Đoạn đường nhánh (kết nối từ đường ven biển đến bờ biển): Hạn chế sự độc đạo của tuyến đường chính. Tạo cho giao thông thông suốt, tiếp cận bờ biển.

+ Xây dựng bãi xe các loại

- Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội:

+ Xây dựng khu di tích lịch sử tại Cồn Bửng

+ Chỉnh trang và xây dựng mới Lăng Ông, Miếu Bà:

+ Chỉnh trang Các công trình: Đài tưởng niệm, Nghĩa trang Liệt sĩ Hồ Cỏ, mộ 21 người, Lăng Ông, Thánh thất Thiên Tiên

+ Đầu tư xây dựng mới Chùa giai đoạn đến năm 2020

+ Điểm bán hàng nông thủy sản Cồn Bửng

+ Khái toán vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đến năm 2020: ước khoảng 130 tỷ đồng

7. Giai đoạn 2020 - 2030:

Sau năm 2020 đến 2030, tiếp tục nâng cấp và đầu tư hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng cho sự phát triển du lịch. Các công trình dự kiến:

- Hoàn chỉnh Khu Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển

- Đầu tư bến tàu giáp cầu Cồn Bửng

- Mở rộng hệ thống giao thông trong khu vực Cồn Bửng

- Nâng cấp hệ thống cấp điện trong khu vực

- Đầu tư mới trạm cấp nước hợp vệ sinh

- Mở rộng hệ thống giao thông đường thủy

- Xây dựng trạm y tế

Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này ước khoảng 40 tỷ đồng

Điều 2. Giao nhiệm vụ cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú:

1. Tổ chức công bố Đề án để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;

2. Phối hợp các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện đề án theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú; Ủy ban nhân dân xã Thạnh Phong, xã Thạnh Hải và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh (thay báo cáo);
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP;
- Sở Tư Pháp (kiểm tra);
- TTTTĐT, Website tỉnh;
- Phòng: KGVX, TH;
- Lưu: VT, Đ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Phước

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1691/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển du lịch xã Thạnh Phong và xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (giai đoạn đến năm 2030)

  • Số hiệu: 1691/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/07/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
  • Người ký: Nguyễn Hữu Phước
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/07/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản