- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 3Thông tư 45/2012/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 4Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 5Thông tư 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 8Thông tư 57/2015/TT-BCT Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 9Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liểu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 1Quyết định 21/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 56/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành trong kỳ 2014-2018
- 3Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần đến ngày 31/12/2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2017/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 11 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 45/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công thương về việc Quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương;
Căn cứ Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương về việc điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại tờ trình số 533/TTr-SCT ngày 31 tháng 7 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực ngày 22/8/2017.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 22/2017/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Quy định này phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong và các cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý (gọi chung là UBND cấp huyện).
1. Các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
3. Buôn bán hàng rong;
4. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
5. Các tổ chức và cá nhân khác liên quan.
Các đối tượng, nội dung khác không quy định tại Quy định này thực hiện theo quy định của Luật an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Bảo đảm sự quản lý thống nhất về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý ngành Công thương trên địa bàn;
2. Đảm bảo nguyên tác một cửa, một sản phẩm, một cơ sở kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
3. Đảm bảo tính khoa học, đầy đủ và khả thi
4. Phân cấp quản lý gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp;
5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương phải bảo đảm không chồng chéo; bảo đảm hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành được thực hiện thống nhất từ cấp tỉnh đến địa phương.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì xây dựng, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, đề án, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn.
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý.
4. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm cho Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện.
5. Định kỳ, đột xuất báo cáo kết quả thực hiện Quy định này về UBND tỉnh
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
Điều 5. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về an toàn thực phẩm đối với các đối tượng được phân cấp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 2 Quy định này.
2. Giao Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương đối với các đối tượng quy định tại khoản 2,3,4 Điều 2 Quy định này, cụ thể:
a) Tham mưu cho UBND cùng cấp tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, đề án, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn;
b) Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với đối tượng sản xuất thực phẩm quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này;
c) Hướng dẫn thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với đối tượng kinh doanh thực phẩm quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 2 Quy định này (theo mẫu tại Phụ lục 1,2 đính kèm);
d) Tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với đối tượng quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 2 Quy định này.
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn.
4. Thực hiện các quy định của Chính phủ. Bộ Công thương và UBND tỉnh về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn.
5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo phân cấp.
6. Định kỳ, đột xuất báo cáo kết quả thực hiện Quy định gửi Sở Công thương tổng hợp.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
Điều 6. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn
1. Chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên phạm vi địa bàn quản lý.
2. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm và Quy định này đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
3. Thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Công thương và UBND cấp trên về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm theo quy định.
5. Định kỳ, đột xuất báo cáo kết quả thực hiện Quy định gửi UBND cấp huyện tổng hợp.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
1. Thực hiện các quy định của Quy định này và các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
2. Chấp hành thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý tại địa phương theo quy định.
3. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin có liên quan đến sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
4. Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra và giám sát UBND cấp huyện thực hiện Quy định này. Định kỳ 06 tháng và hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm của ngành Công thương.
2. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến Quy định này đến UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp trên địa bàn. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gửi văn bản phản ánh về Sở Công thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét. sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do Sở Công thương đã cấp có giá trị đến hết thời hạn ghi trong Giấy.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới./.
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THỰC PHẨM NHỎ LẺ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 22/2017/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2017)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BẢN CAM KẾT
Chấp hành các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm
trong kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công thương
…………………., ngày….tháng…..năm …..
Kính gửi: …(cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận cam kết đảm bảo ATTP)
Tên cơ sở kinh doanh:…………………………………………………………….
Địa chỉ :……………………………………………………………….
Điện thoại:…………………………Fax:…………………………………………
Giấy đăng ký kinh doanh số:……………Ngày cấp:………Nơi cấp…… (nếu có)
Kinh doanh:………………………………………………………….
Tên chủ cơ sở:……………………..………………………………………...……
Số CMND/hộ chiếu:………… Ngày cấp:..................Nơi cấp:…………….……
Địa chỉ thường trú:…..………..……………………………………………..……
CAM KẾT:
Thực hiện đúng các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm với những nội dung sau:
- Cơ sở tuân thủ đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với khu vực kinh doanh thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với khu vực kho; điều kiện đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Điều 44, Điều 45, Điều 46, Mục 8, Chương VI Nghị định số 77/2016/NC-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Cơ sở cam kết đảm bảo, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước người tiêu dùng và pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm do cơ sở kinh doanh.
| Địa danh…, ngày… tháng… năm… |
Mặt sau Phụ lục 1 |
|
NỘI DUNG CAM KẾT ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM
A. Đối với khu vực kinh doanh thực phẩm
1. Bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
2. Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
3. Nền nhà thoát nước tốt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước.
4. Có đủ nước hợp vệ sinh để kinh doanh thực phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc địa phương về chất lượng nước sạch sinh hoạt.
5. Có trang thiết bị hoặc biện pháp để duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản của nhà sản xuất và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
6. Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
B. Đối với khu vực kho
1. Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm; ánh sáng, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất.
2. Có biện pháp phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
3. Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.
C. Đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm
1. Có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo chương trình do Bộ Công Thương quy định;
2. Bảo đảm yêu cầu về sức khỏe khi tham gia kinh doanh thực phẩm;
3. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh như Lao tiến triển, tiêu chảy cấp tính, bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rút A hoặc E cấp tính, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm da nhiễm trùng cấp không được tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm;
4. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải mang trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng và đeo khẩu trang, Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo nhẫn, đồ trang sức tay, đồng hồ; không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm.
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN KHÔNG YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN ĐẶC BIỆT THEO QUY ĐỊNH/BUÔN BÁN HÀNG RONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 22/2017/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2017)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BẢN CAM KẾT
Chấp hành các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm
trong kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành công thương
………., ngày….tháng…..năm …..
Kính gửi: …(cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận cam kết đảm bảo ATTP)
Tên chủ cơ sở kinh doanh………..………………………………………...……
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….
Điện thoại:…………………………Fax:…………………………………………
Giấy đăng ký kinh doanh số:……………Ngày cấp:………Nơi cấp…… (nếu có)
Số CMND/hộ chiếu:………… Ngày cấp:..................Nơi cấp:…………….…….
Kinh doanh:…………………………………………………..………………….
CAM KẾT
Thực hiện đúng các quy định về Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm với những nội dung sau:
- Tuân thủ các quy định tại Điều 31, Điều 32 Luật an toàn thực phẩm.
- Cơ sở cam kết đảm bảo, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước người tiêu dùng và pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm do cơ sở kinh doanh..
| Địa danh, ngày… tháng… năm… |
Mặt sau Phụ lục 2 |
|
NỘI DUNG CAM KẾT ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM
A. Đối với nơi bày bán thức ăn đường phố
1. Cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.
2. Được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.
B. Đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố
1. Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
2. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.
4. Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.
5. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
6. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- 1Quyết định 1930/2007/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cho huyện, thị do tỉnh Hà Giang ban hành
- 2Nghị quyết 37/2007/NQ-HĐND về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 2854/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 4Quyết định 1534/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 1601/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch và kinh phí hình thành và quản lý chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2017
- 6Quyết định 2553/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi các lĩnh vực giám định y khoa, vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, dược - mỹ phẩm, tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Long An
- 7Quyết định 55/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật: Chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm sản phẩm cá khô và mắm cá được kèm theo Quyết định 53/2009/QĐ-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 8Quyết định 43/2017/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 9Quyết định 33/2016/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
- 10Quyết định 4021/QĐ-UBND năm 2017 về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 11Quyết định 32/2017/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 12Quyết định 37/2017/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 13Quyết định 51/2017/QĐ-UBND về sửa đổi quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 35/2016/QĐ-UBND
- 14Quyết định 21/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 15Quyết định 56/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành trong kỳ 2014-2018
- 16Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần đến ngày 31/12/2018
- 1Quyết định 21/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 56/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành trong kỳ 2014-2018
- 3Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần đến ngày 31/12/2018
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 3Thông tư 45/2012/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 4Quyết định 1930/2007/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cho huyện, thị do tỉnh Hà Giang ban hành
- 5Nghị quyết 37/2007/NQ-HĐND về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 7Thông tư 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 10Thông tư 57/2015/TT-BCT Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 11Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liểu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 12Quyết định 2854/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 13Quyết định 1534/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
- 14Quyết định 1601/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch và kinh phí hình thành và quản lý chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2017
- 15Quyết định 2553/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi các lĩnh vực giám định y khoa, vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, dược - mỹ phẩm, tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Long An
- 16Quyết định 55/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật: Chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm sản phẩm cá khô và mắm cá được kèm theo Quyết định 53/2009/QĐ-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 17Quyết định 43/2017/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 18Quyết định 33/2016/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
- 19Quyết định 4021/QĐ-UBND năm 2017 về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 20Quyết định 32/2017/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 21Quyết định 37/2017/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 22Quyết định 51/2017/QĐ-UBND về sửa đổi quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành công thương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 35/2016/QĐ-UBND
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 22/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Tiến Nhường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/08/2017
- Ngày hết hiệu lực: 20/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực