Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2167/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 13 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/12/2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006;
Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 51/TTr-STTTT ngày 18/06/2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết, tổng kết cho Chính phủ, Tỉnh ủy theo quy định.
Điều 3. Quyết định ngày có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 2167/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 của UBND tỉnh)
Trên cơ sở các chủ trương, kế hoạch của Trung ương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã tham mưu, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm triển khai ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
- Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18/02/2016 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”;
- Chương trình số 129-CTr/TU ngày 11/3/2020 của Tỉnh ủy về Chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Quyết định số 3206/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh phê duyệt đề án “Bình Dương Navigator - Chương trình đột phá kinh tế xã hội Bình Dương đến năm 2021, tầm nhìn 2030”;
- Quyết định số 3566/QĐ-UBND ngày 03/12/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông của tỉnh Bình Dương;
- Nghị quyết số 23-NQ/TU Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X về phương hướng, nhiệm vụ năm 2019;
- Kế hoạch số 1404/KH-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 2376/QĐ-UBND ngày 24/8/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Hệ thống đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020;
- Quyết định số 3004/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 1.0;
- Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 05/4/2021 của UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong cơ quan Nhà nước của tỉnh Bình Dương;
- Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến cấp tỉnh, huyện, xã trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu (CSDL)... cơ bản phục vụ được nhu cầu xử lý công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị. Đối với các dự án nền tảng dùng chung, phần mềm dùng chung sử dụng vốn đầu tư ban đầu để thực hiện, sau đó dùng vốn sự nghiệp để điều chỉnh, nâng cấp theo yêu cầu của Chính phủ, UBND tỉnh. Các dự án đầu tư đã được đưa vào vận hành, khai thác triệt để, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị. Một số kết quả đạt được về hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh cụ thể như sau:
- Hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện, xã được đầu tư nâng cấp đồng bộ1; trang bị đầy đủ các thiết bị bảo mật2 và được cấu hình đồng bộ, thống nhất theo quy hoạch chung, đáp ứng an toàn thông tin, đảm bảo điều kiện kỹ thuật cho cán bộ, công chức hoạt động cũng như phục vụ các ứng dụng dùng chung do tỉnh triển khai (một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến, quản lý văn bản, hội nghị truyền hình,...).
- Đã đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng thông tin tại các Trung tâm dữ liệu của tỉnh phục vụ cho các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp như: Trung tâm dữ liệu phục vụ vận hành phần mềm, máy tính, hệ thống bốc số tự động, Kiosk tra cứu, hệ thống camera giám sát, WiFi công cộng...
- Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) đáp ứng 120 điểm cầu tham dự cuộc họp cùng lúc. Công tác triển khai cấp phát, sử dụng chứng thư số chuyên dùng trong việc phát hành, lưu chuyển văn bản điện tử trên môi trường mạng đạt tỷ lệ 100% đối tượng là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (đã được cấp, đào tạo, tập huấn sử dụng chứng thư số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp).
- Hệ thống Trung tâm dữ liệu (DC) và Trung tâm dữ liệu dự phòng (DR) của tỉnh được đầu tư năm 2014, trải qua nhiều lần nâng cấp, bổ sung đến nay hoạt động rất hiệu quả, giúp cho tỉnh triển khai một cách đồng bộ, tập trung nhiều phần mềm, ứng dụng dùng chung cho các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Đã triển khai Trục tích hợp dữ liệu của tỉnh cơ bản đáp ứng việc liên thông tích hợp dữ liệu giữa các cơ quan trong nội bộ tỉnh; tích hợp liên thông với Trục tích hợp dữ liệu quốc gia theo Kiến trúc chính quyền điện tử đã được ban hành.
Toàn bộ hệ thống liên thông được chia làm 5 phần: Ứng dụng người dùng; Nền tảng tích hợp địa phương (LGSP); Dịch vụ dữ liệu; Dịch vụ chứng thực; Dịch vụ thông báo thời gian thực... giúp kết nối tỉnh với Trục quốc gia (NGSP) và kết nối với một số hệ thống thông tin của Văn phòng Chính phủ.
Các CSDL được đầu tư đảm bảo tính sẵn sàng kết nối, chia sẻ, đồng thời kết nối được Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia, Trục liên thông quốc gia. Các CSDL tiêu biểu đã triển khai trên địa bàn tỉnh:
- CSDL thông tin đất đai;
- CSDL cán bộ công chức viên chức;
- CSDL số hóa của các ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Văn thư Lưu trữ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thư viện tỉnh (trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
- CSDL doanh nghiệp của tỉnh;
- CSDL thông tin quy hoạch đô thị;
- CSDL ngành Công Thương;
- CSDL thông tin quản lý dữ liệu ngành Y tế (HIS);
- CSDL thông tin quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo.
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, tăng cường các ứng dụng nền tảng và ứng dụng nội bộ theo Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương phiên bản 1.0.
Phần mềm quản lý văn bản (QLVB) tập trung đã được triển khai cho các cơ quan, đơn vị. Đến nay, tỷ lệ cơ quan thực hiện kết nối, liên thông các phần mềm QLVB từ cấp tỉnh đến cấp xã đạt tỷ lệ 100%; trục liên thông văn bản cũng đã được Sở Thông tin và Truyền thông đầu tư nâng cấp đảm bảo điều kiện kết nối liên thông văn bản bốn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ. Các nghiệp vụ theo hướng dẫn của Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước đã hoàn thiện và đưa vào khai thác vận hành.
Phần mềm một cửa điện tử được triển khai hoàn chỉnh thống nhất ở tất cả Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã; cung cấp các tiện ích thực hiện các nghiệp vụ xử lý hồ sơ, phản hồi trạng thái qua tin nhắn, các ứng dụng OTT, hỗ trợ tra cứu thông tin hồ sơ phục vụ cho người dân và doanh nghiệp... Các ứng dụng chuyên ngành như tài nguyên môi trường (ViLIS), thuế đã được thực hiện liên thông giúp cán bộ, công chức thụ lý hồ sơ một cách nhanh nhất.
Cổng dịch vụ công của tỉnh (tính đến ngày 31/12/2020) cung cấp 1.234 dịch vụ công mức độ 3, 4 (mức độ 3 là 308, mức độ 4 là 926) trên tổng số 1.960 TTHC còn hiệu lực tại 03 cấp trên địa bàn tỉnh, trong đó dịch vụ công mức độ 4 đạt 47,2%, vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 17/2019/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ yêu cầu là 30%; Tích hợp được 318 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã được triển khai cho các Sở, Ban, ngành tại Trung tâm Hành chính tỉnh.
Cổng thông tin điện tử của tỉnh được xây dựng, nâng cấp, đáp ứng các yêu cầu và các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhiều năm liền Cổng thông tin điện tử tỉnh được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp hạng nằm trong tốp đầu danh sách 63 tỉnh, thành phố.
Các phần mềm tác nghiệp cũng đã được các cơ quan triển khai phục vụ công tác tin học hóa nghiệp vụ. Qua các dự án, hệ thống thông tin đã triển khai góp phần tin học hóa các nghiệp vụ của các Sở, Ban, ngành giúp giảm thời gian và tối ưu hóa công việc cho cán bộ, công chức trong bối cảnh tinh giản biên chế.
Nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước, các cơ quan đảng, đoàn thể, chính trị - xã hội cơ bản được duy trì ổn định qua các năm, chế độ ưu đãi cho cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách CNTT vẫn được duy trì. Trên địa bàn tỉnh hiện có 133 cán bộ hưởng ưu đãi, gồm: Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách CNTT, bán chuyên trách CNTT, cán bộ viễn thông (trong đó: Thạc sỹ: 8; đại học: 70; cao đẳng: 14; trung cấp: 14; văn bằng chứng chỉ khác như CCNA, MCSA, A, B: 27). Chỉ số và xếp hạng hạng mục Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước của tỉnh trong các năm gần đây luôn nằm trong tốp cao của cả nước. Trong những năm qua, Tỉnh đã quan tâm đầu tư đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT, ban hành các chính sách, chế độ ưu đãi cho công chức, viên chức làm CNTT, hình thành nên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có chất lượng, cơ bản đáp ứng nhu cầu xây dựng và vận hành Chính quyền điện tử trong tương lai.
Công tác đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan, đơn vị được duy trì ổn định. Đến nay, hầu hết các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, các Sở, Ban, ngành đã được trang bị các giải pháp an toàn thông tin như: tường lửa; phần mềm lọc thư rác; phần mềm bảo mật, diệt vi rút; hệ thống cảnh báo truy cập trái phép. Các Trung tâm dữ liệu của tỉnh đều được triển khai các giải pháp an toàn thông tin tiên tiến nhằm phục vụ tốt cho quá trình vận hành, khai thác dịch vụ tại các Trung tâm này.
Các kết nối Internet công cộng, kết nối thông qua Mạng số liệu chuyên dùng của các cơ quan trong Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh đã được quy hoạch, cấu hình lại theo hướng quản lý tập trung nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho toàn bộ hệ thống mạng Tòa nhà.
Hệ thống giám sát của tỉnh cũng đã bước đầu kết nối, đồng bộ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (National Cyber Security Center - NCSC) trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, thường xuyên thực hiện giám sát, cảnh báo kịp thời đến Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị để khắc phục.
Bên cạnh đó, Hệ thống quản lý phòng chống mã độc tập trung của tỉnh cũng đã được kết nối và chia sẻ với Cục An toàn thông tin theo quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại và Công văn số 2290/BTTTT-CATTT ngày 17/7/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn kết nối, chia sẻ thông tin về mã độc giữa các hệ thống kỹ thuật.
1. Kết quả đạt được
Căn cứ vào hiện trạng nêu trên, các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương có hạ tầng kỹ thuật đạt mức độ khá; số lượng và chất lượng nhân lực CNTT tạm đủ để triển khai hoạt động ứng dụng CNTT; tuy nhiên, kết quả ứng dụng còn chưa đáp ứng yêu cầu. So sánh mục tiêu, hạng mục của kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành 82,61% mục tiêu đề ra, chưa hoàn thành 17,39% (trong đó có 8,69% mục tiêu đang thực hiện và 8,70% mục tiêu không thực hiện được).
Việc ứng dụng CNTT cũng đã góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong việc cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
2. Hạn chế
Bên cạnh các kết quả đạt được, việc ứng dụng CNTT còn một số hạn chế:
- Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước chưa mang tính bắt buộc thực hiện, một số ứng dụng còn triển khai riêng lẻ, chưa tin học hóa toàn bộ quy trình mà chỉ thực hiện một phần hoặc một số công đoạn dẫn đến chưa thể phát sinh dữ liệu số; dữ liệu tại các cơ quan, đơn vị chưa nhiều, chưa hình thành CSDL chuyên ngành, gây khó khăn trong việc tích hợp, chia sẻ. Dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai nhiều nhưng tỷ lệ phát sinh hồ sơ còn thấp, người dân vẫn chưa sử dụng nhiều các tiện ích trực tuyến của Chính quyền cung cấp.
- Khó khăn trong bố trí nguồn vốn cho CNTT; một số cơ quan, đơn vị không chủ động trong việc vận dụng linh hoạt nguồn vốn cho ứng dụng CNTT.
- Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh chưa được khai thác triệt để; nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước của tỉnh có xu hướng giảm và thay đổi vị trí việc làm.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên chủ yếu do:
- Thiếu sự quan tâm đồng bộ của lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị trong ứng dụng CNTT; năng lực ứng dụng CNTT và hiểu biết về Chính quyền điện tử của cán bộ, công chức cấp xã hiện nay còn thấp, chưa đồng đều dẫn đến việc hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến chưa nhiều; các hệ thống dùng chung của tỉnh triển khai đến cấp xã chưa được khai thác triệt để, nhất là các hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến.
- Bộ thủ tục hành chính thường xuyên thay đổi, chưa được chuẩn hóa, dẫn đến các hệ thống thông tin đã cung cấp chưa thật sự tiện ích, một số thủ tục hành chính còn khá phức tạp, nhiều thành phần hồ sơ trong khi văn bản, hướng dẫn không chi tiết dân đến người dân hạn chế sử dụng qua hình thức trực tuyến.
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
- Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
- Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021;
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Chương trình số 19/CTr-TU ngày 31/5/2021 về việc ban hành Chương trình phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045;
- Chương trình số 20/CTr-TU ngày 31/5/2021 về việc ban hành Chương trình tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2021- 2025, định hướng 2025-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Xây dựng và hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trở thành yêu cầu bắt buộc trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh để phát triển dữ liệu số, làm nền tảng phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và phát triển thành phố thông minh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính quyền và chất lượng dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp.
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến.
- 90% hồ sơ công việc của các sở ngành, cơ quan cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc của các cơ quan cấp huyện và 60% hồ sơ công việc của các cơ quan cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.
- 80% báo cáo định kỳ của cơ quan nhà nước cấp tỉnh - huyện - xã được thực hiện thông qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và kết nối hệ thống báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành.
- Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính hoặc tương đương được thực hiện trực tuyến.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản.
- 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
- 100% dịch vụ công mức độ 3, 4 của tỉnh được cung cấp trên cổng dịch vụ công của tỉnh.
- 100% dịch vụ công mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan nhiều đến người dân và doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
- 100% cơ quan nhà nước của tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.
- 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
- 100% cơ quan nhà nước tham gia xử lý các vấn đề người dân phản ánh qua tổng đài 1022 đúng thời gian quy định.
- 70% thông tin cung cấp cho người dân và doanh nghiệp có cơ chế phản hồi thông tin; 100% thông tin phản hồi phải được cơ quan nhà nước xử lý thông báo lại cho người dân và doanh nghiệp phản hồi.
- 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, 50% cơ quan nhà nước cấp xã được giám sát an toàn thông tin theo mô hình 04 lớp thông qua Trung tâm giám sát an toàn thông tin tỉnh (SOC).
- 100% hệ thống thông tin cấp tỉnh, huyện được xác định và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- 100% cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách công nghệ thông tin được đào tạo các lớp chuyên đề về an toàn thông tin.
- 100% cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện, xã được tham gia đào tạo, cập nhật các kiến thức về an toàn thông tin cho người sử dụng.
- Định kỳ 1 đến 2 năm, tổ chức diễn tập ứng các tình huống ứng cứu khẩn cấp sự cố về an toàn thông tin.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng đô thị thông minh
- 100% các Sở, Ban, ngành xây dựng danh mục tài nguyên thông tin dữ liệu và thực hiện chia sẻ.
- Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thành phố thông minh tỉnh Bình Dương.
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
- Tổ chức triển khai, cập nhật và duy trì Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phù hợp Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Chiến lược phát triển Chính phủ số của Quốc gia.
- Ban hành Quy chế quản lý, vận hành khai thác Cổng dịch vụ công của tỉnh; Phần mềm Một cửa điện tử tỉnh.
- Ban hành Quy chế quản lý, vận hành khai thác Trung tâm điều hành thành phố thông minh (IOC) và Trung tâm giám sát an toàn thông tin tỉnh (SOC).
- Ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác hệ thống mạng nội bộ, mạng chuyên dùng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác nền tảng tích hợp dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) và yêu cầu khung chia sẻ thông tin, mở dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành Quy định phối hợp phát triển hạ tầng truyền dẫn phục vụ đô thị thông minh song song với công tác quy hoạch đô thị, giao thông.
- Ban hành chính sách nhằm thúc đẩy người dân, doanh nghiệp tham gia cung cấp thông tin và khai thác các dịch vụ của Chính quyền số.
2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
a) Phát triển hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp chuẩn hóa hệ thống mạng tại Trung tâm hành chính tỉnh và tại các cơ quan cấp huyện, cấp xã.
b) Nâng cấp hoàn thiện các Trung tâm dữ liệu của tỉnh, sử dụng công nghệ điện toán đám mây để phục vụ các hệ thống thông tin của tỉnh và kết nối vơi Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo mô hình hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
c) Chuyển đổi sang sử dụng giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) cho các hệ thống thông tin của tỉnh.
d) Hoàn thiện và mở rộng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh phục vụ triển khai các ứng dụng cho Chính quyền số; hình thành hệ thống mạng trục phục vụ triển khai các ứng dụng CNTT (IoT, Camera...) cho đô thị thông minh.
e) Phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) dựa trên nền tảng mạng diện rộng công suất thấp (LPWAN) phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ, chuyên ngành trong triển khai Chính quyền số gắn kết với phát triển đô thị thông minh, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp, bảo đảm triển khai hiệu quả, tránh chồng chéo, tận dụng, kết hợp tối đa với hạ tầng đã đầu tư của tỉnh.
3. Phát triển các hệ thống nền tảng
a) Hoàn thiện Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP) kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong các cơ quan của tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) theo Khung Kiến trúc quốc gia (Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 và phiên bản cập nhật) để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan ngoài tỉnh.
b) Triển khai Nền tảng Xác thực định danh (SSO) cho người dân và cán bộ, công chức, viên chức sử dụng trong các hệ thống thông tin; Cung cấp và quản lý các dịch vụ cho phép các hệ thống sử dụng xác thực tập trung qua nhiều phương thức khác nhau.
c) Triển khai Nền tảng Danh mục, mã dùng chung cung cấp công cụ giúp quản trị tập trung và thống nhất tất cả các danh mục dùng chung giữa các hệ thống đảm bảo việc liên thông kết nối dữ liệu, xử lý giữa các hệ thống thông tin của tỉnh.
d) Triển khai Nền tảng Giám sát cung cấp các tính năng giám sát, quản lý tập trung tình trạng hoạt động, trạng thái của các hệ thống thông tin.
đ) Triển khai Nền tảng khai phá dữ liệu giúp xử lý và khai phá dữ liệu chuyên ngành có tại kho dữ liệu dùng chung hướng đến việc hình thành, lưu trữ dữ liệu phục vụ báo cáo thống kê, mô phỏng, dự đoán.
e) Triển khai Nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) cung cấp các tính năng và dịch vụ nền tảng liên quan máy học, trí thông minh nhân tạo phục vụ phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin dựa trên cơ sở các dữ liệu lớn; hỗ trợ tương tác thông qua hình thức nhân dạng con người như ngôn ngữ tự nhiên và tiếng nói.
a) Phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính quyền số trong nội bộ tỉnh, bảo đảm không trùng lặp, cập nhật, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia theo yêu cầu và thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); thực hiện chia sẻ, tích hợp dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành với các địa phương; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; hầu hết các dữ liệu gốc được lưu trữ dưới dạng máy có thể đọc được và chia sẻ dưới dạng dịch vụ giao diện lập trình ứng dụng (API).
b) Triển khai nền tảng phân tích dữ liệu, xử lý dữ liệu, kho dữ liệu dùng chung và cổng thông tin dữ liệu mở của tỉnh nhằm cung cấp, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước cho người dân, doanh nghiệp sử dụng; đồng thời giúp cơ quan nhà nước tham chiếu chéo dữ liệu trong quá trình tác nghiệp, khai thác dữ liệu đê phục vụ quá trình điều hành kinh tế, xã hội của tỉnh.
c) Hoàn thiện các cơ sở dữ liệu trọng điểm của tỉnh để cung cấp dịch vụ dữ liệu cho kho dữ liệu của tỉnh, cụ thể:
- CSDL nền hệ thống thông tin địa lý;
- CSDL quy hoạch, đô thị;
- CSDL doanh nghiệp;
- CSDL công chức, viên chức;
- CSDL chuyên ngành giao thông;
- CSDL chuyên ngành tài nguyên và môi trường;
- CSDL chuyên ngành công thương;
- CSDL chuyên ngành lao động - thương binh xã hội;
- CSDL chuyên ngành y tế;
- CSDL chuyên ngành giáo dục;
- CSDL chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch;
- CSDL chuyên ngành khoa học và công nghệ.
5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
a) Phát triển các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ chuyên ngành và hoạt động nội bộ cho toàn bộ các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành, gắn với sử dụng CNTT là bắt buộc trong tác nghiệp các cơ quan nhà nước để hình thành các dữ liệu số.
b) Triển khai hệ thống thông tin báo cáo dùng chung, từng bước tự động hóa công tác báo cáo, thống kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước các cấp và kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
c) Phát triển ứng dụng di động dùng chung của tỉnh là đầu mối cung cấp, tích hợp các dịch vụ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo ra kênh tương tác trực tuyến để người dân tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của cơ quan nhà nước.
d) Hoàn thiện hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh, hệ thống quản lý văn bản và điều hành kết hợp một số nền tảng cộng tác, tác nghiệp... để hình thành dần hệ thống làm việc từ xa theo hướng thuê dịch vụ nhằm đa dạng hóa các hình thức làm việc phù hợp với các đối tượng, hoàn cảnh khác nhau, bảo đảm kế thừa, kết nối với các hệ thống thông tin của quốc gia, của bộ, ngành đã được xây dựng.
đ) Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính làm cơ sở đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, cán bộ công chức đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
e) Hợp nhất Cổng dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
a) Triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình bốn lớp theo chiều sâu với việc kiện toàn lực lượng tại chỗ; thuê lực lượng giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; định kỳ kiểm tra, đánh giá; Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát an toàn thông tin tỉnh; kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).
b) Toàn bộ máy tính cho các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh được cài đặt phần mềm hệ điều hành, phần mềm văn phòng có bản quyền.
c) Các cơ quan, đơn vị xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
d) Thực hiện xác định mức độ an toàn thông tin theo cấp độ của các hệ thống thông tin cấp tỉnh, huyện và xây dựng phương án bảo vệ; định kỳ thực hiện Chương trình tư vấn, đánh giá an toàn thông tin số tại một số cơ quan để thực hiện dịch vụ tư vấn đánh giá hạ tầng mạng nội bộ, hệ thống thông tin nhằm rà soát các lỗi hệ thống và đề xuất hướng khắc phục.
đ) Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị, thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp và hệ thống trung tâm dữ liệu.
e) Tham gia các chiến dịch bảo đảm an toàn, an ninh mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động; Tham gia Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông điều phối.
g) Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.
a) Đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho CBCCVC đến cấp xã
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho lãnh đạo, lớp lãnh đạo quản lý CNTT (CIO) cho tất cả các cán bộ lãnh đạo của các cơ quan đơn vị. Đào tạo nhận thức về chuyển đổi số cho Lãnh đạo, cán bộ công chức, đồng thời thông qua các đoàn thể nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp.
- Tổ chức các chương trình đào tạo thiết thực và phù hợp với từng loại đối tượng CBCCVC; nâng dần tỷ lệ các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng và khai thác các phần mềm thiết thực: quản lý văn bản, một cửa điện tử, các phần mềm tác nghiệp khác.
- Đào tạo chuyển giao công nghệ mới: Cử cán bộ có năng lực đi đào tạo ở các trường đại học trong và ngoài nước để tiếp thu và chuyển giao các công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ tốt hơn cho tỉnh.
b) Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo an toàn an ninh thông tin
Phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị, cơ sở đào tạo, trường đại học để đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng cho cán bộ chuyên trách CNTT về an toàn thông tin, chính quyền điện tử, chính phủ số, thành phố thông minh.
c) Nâng cấp hệ thống trường, trung tâm, cơ sở đào tạo CNTT
Khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động của các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn tỉnh; đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên để nâng cao số lượng, chất lượng đào tạo CNTT. Bên cạnh đó, quan tâm phát triển mạnh hệ thống giáo dục CNTT ở cấp phổ thông. Cung cấp các tiện ích thông minh như thư viện, các phòng thực hành mô hình, mô phỏng phục vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh.
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước phục vụ xây dựng đô thị thông minh
a) Xây dựng trụ sở Trung tâm điều hành thành phố thông minh làm trụ sở triển khai các hạng mục ứng dụng CNTT dùng chung và các dịch vụ điều hành của đô thị thông minh phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Đầu tư trang thiết bị Trung tâm điều hành; tích hợp, mở rộng hệ thống camera giám sát phục vụ thành phố thông minh.
c) Triển khai các giải pháp giao thông thông minh cung cấp dữ liệu thông tin cho trung tâm điều hành, kho dữ liệu của tỉnh.
d) Mở rộng hệ thống quan trắc, chia sẻ cơ sở dữ liệu và quản lý môi trường phục vụ phát triển thành phố thông minh tỉnh Bình Dương và cung cấp dữ liệu cho trung tâm điều hành, kho dữ liệu của tỉnh.
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách pháp luật để nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số.
b) Tổ chức phổ cập kỹ năng số cho người dân, hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ số của cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động xã hội hóa.
c) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa thực tiễn của CNTT trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuyên truyền về các ứng dụng công nghệ mới đến các cơ quan đơn vị trong tỉnh thông qua hình thức hội thảo, tọa đàm.
Vận dụng linh hoạt, có hiệu quả việc hợp tác, giải quyết vấn đề dựa trên Mô hình Ba nhà gồm Nhà nước -Nhà khoa học (viện/trường) - Nhà doanh nghiệp, tăng tính đột phá trong quá trình thực hiện ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Thu hút lực lượng kỹ sư CNTT trẻ đã được đào tạo chính quy, bố trí vào các vị trí chuyên trách CNTT trong các cơ quan đơn vị. Đến năm 2025, các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, huyện có đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách CNTT đạt chất lượng cao. Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách này.
Điều chỉnh, bổ sung quy định chế độ ưu đãi cán bộ, công chức làm công tác công nghệ thông tin, viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được phê duyệt tại Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 08/6/2009 của UBND tỉnh nhằm đảm bảo chế độ bám sát thực tế, tạo sức thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, đặc biệt đối với các tỉnh kết nghĩa với tỉnh Bình Dương như:
- Tham quan, học tập các mô hình triển khai Chính quyền điện tử tiên tiến.
- Xây dựng đầu mối để các bộ phận nghiệp vụ trao đổi, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm (thông qua mô hình đào tạo trực tiếp kết hợp với đào tạo trực tuyến từ xa để giảm chi phí).
5. Đảm bảo tài chính triển khai
Đảm bảo nguồn vốn để xây dựng trung tâm điều hành, tích hợp dữ liệu, các ứng dụng quản lý, điều hành. Song song đó, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu kinh phí chi thường xuyên để vận hành các ứng dụng, phần mềm, hệ thống hạ tầng CNTT hiện có.
6. Giải pháp tổ chức, điều hành
Kiện toàn cơ cấu Ban chỉ đạo Chuyển đổi số và ứng dụng CNTT phục vụ xây dựng thành phố thông minh của tỉnh, đồng thời bổ sung nguồn nhân lực cán bộ chuyên trách về CNTT cho các cơ quan đơn vị của tỉnh nhằm đẩy mạnh triển khai tăng cường ứng dụng CNTT. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo CNTT ở các cơ quan, đơn vị.
Người đứng đầu các cơ quan phải chủ động, có quyết tâm chính trị cao, theo sát và ủng hộ quá trình ứng dụng CNTT tại cơ quan mình.
Kế hoạch sẽ được thực hiện trong 5 năm, từ 2021-2025. Việc triển khai sẽ tập trung một số công tác thường xuyên và các dự án trọng điểm và các dự án tin học hóa các hoạt động tại các Sở, Ban, ngành. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện các công việc thường xuyên trong từng năm (tổ chức hội thảo về CNTT, Thanh kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước, đào tạo các lớp về an toàn an ninh thông tin). Danh mục các dự án, nhiệm vụ, chương trình sẽ triển khai theo lộ trình được trình bày trong Phụ lục đính kèm Kế hoạch này.
Trong giai 2021 - 2025, kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số được sử dụng từ nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo các quy định hiện hành.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Điều tra khảo sát ứng dụng CNTT: thực hiện các đợt điều tra khảo sát nhằm đánh giá tình hình và thúc đẩy ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
- Tổ chức lựa chọn theo quy định, hợp tác với đơn vị có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện nội dung trong Kế hoạch; Tổ chức và theo dõi công tác đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo và khả năng ứng dụng kiến thức vào công việc tại cơ quan.
- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án ứng dụng CNTT của các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền được giao; Tập huấn nghiệp vụ lập dự án ứng dụng CNTT và giám sát việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT.
- Thanh kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT: thường xuyên thực hiện các đợt thanh kiểm tra về việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Giám sát việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; Tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông về những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch, từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho việc triển khai trong những năm tiếp theo.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện hiệu quả Kế hoạch này theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đúng theo chế độ quy định hiện hành.
3. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch theo các quy định hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH TRONG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm Quyết định số 2167/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 của UBND tỉnh)
TT | Dự án, nhiệm vụ, chương trình | Chủ trì | Nội dung | Thời gian bắt đầu |
|
|
| ||
1 | Xây dựng hệ thống phần mềm nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu cấp tỉnh phục vụ triển khai Khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh giai đoạn 2017-2018 | Sở TTTT | Xây dựng Kho dữ liệu và cổng thông tin dữ liệu; Hoàn thiện Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP) kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong các cơ quan của tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) theo Khung Kiến trúc quốc gia (Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 và phiên bản cập nhật) để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài tỉnh. | 2021 |
2 | Đầu tư Trung tâm điều hành thành phố thông minh tỉnh Bình Dương giai đoạn 1 | Sở TTTT | Xây dựng Trung tâm điều hành và bổ sung hạ tầng cho Trung tâm dữ liệu dự phòng | 2019 |
3 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về chứng thực, luật sư, giám định tư pháp | Sở Tư pháp | Hình thành CSDL về chứng thực, luật sư, giám định tư pháp, bổ sung dữ liệu cho kho dữ liệu tỉnh | 2021 |
|
|
| ||
A | Phát triển hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
1 | Nâng cấp chuẩn hóa hệ thống mạng tại Trung tâm hành chính tỉnh | Sở TTTT, các Sở, Ban, ngành | Phát triển hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp chuẩn hóa hệ thống mạng tại Trung tâm hành chính tỉnh | 2022 |
2 | Nâng cấp chuẩn hóa hệ thống mạng tại tại các cơ quan cấp huyện, cấp xã | UBND cấp huyện, xã | Phát triển hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp chuẩn hóa hệ thống mạng tại tại các cơ quan cấp huyện, cấp xã | 2022 |
3 | Đầu tư nâng cấp các Trung tâm dữ liệu | Sở TTTT | Đầu tư bổ sung trang thiết bị, hạ tầng cho các Trung tâm dữ liệu tỉnh phục vụ các ứng dụng, nền tảng dùng chung và kho dữ liệu | 2023 |
4 | Đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu Tỉnh ủy | VP Tỉnh ủy | Đầu tư bổ sung trang thiết bị, hạ tầng cho Trung tâm dữ liệu Tỉnh ủy phục vụ các ứng dụng khối Đảng | 2021 |
5 | Chuyển đổi sang sử dụng giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) cho các hệ thống thông tin của tỉnh. | Sở TTTT | Chuyển đổi sang sử dụng giao thức Internet thế hệ mới (Ipv6) cho các hệ thống thông tin của tỉnh. | 2023 |
6 | Mở rộng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh phục vụ triển khai các ứng dụng cho Chính quyền số | Sở TTTT | Hoàn thiện và mở rộng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh phục vụ triển khai các ứng dụng cho Chính quyền số | 2022 |
7 | Mở rộng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh hình thành hệ thống mạng trục phục vụ triển khai các ứng dụng CNTT (IoT, Camera,...) cho đô thị thông minh. | Sở TTTT | Mở rộng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh hình thành hệ thống mạng trục phục vụ triển khai các ứng dụng CNTT (IoT, Camera...) cho đô thị thông minh. | 2023 |
8 | Phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) dựa trên nền tảng mạng diện rộng công suất thấp (LPWAN) | Sở TTTT | Phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) dựa trên nền tảng mạng diện rộng công suất thấp (LPWAN) phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ, chuyên ngành trong triển khai Chính quyền số gắn kết với phát triển đô thị thông minh, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp, bảo đảm triển khai hiệu quả, tránh chồng chéo, tận dụng, kết hợp tối đa với hạ tầng đã đầu tư của tỉnh. | 2023 |
9 | Triển khai áp dụng mô hình cập nhật dữ liệu GIS ngành xây dựng theo quy trình nghiệp vụ | Sở Xây dựng | Triển khai áp dụng mô hình cập nhật dữ liệu GIS ngành xây dựng theo quy trình nghiệp vụ | 2020 |
10 | Ứng dụng công nghệ vệ tinh, viễn thám xây dựng nguồn dữ liệu tham chiếu định hướng cập nhật, số hóa dữ liệu về giao thông, quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng | Sở Xây dựng | Ứng dụng công nghệ vệ tinh, viễn thám xây dựng nguồn dữ liệu tham chiếu định hướng cập nhật, số hóa dữ liệu về giao thông, quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng | 2022 |
11 | Đầu tư hệ thống wifi công cộng phục vụ người dân tại Khu trung tâm Hành chính | Sở TTTT | Đầu tư hệ thống wifi công cộng phục vụ người dân tại Khu trung tâm Hành chính | 2021 |
12 | Xây dựng Hệ thống máy chủ vận hành dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển thành phố thông minh tỉnh Bình Dương | Sở TNMT | Xây dựng Hệ thống máy chủ vận hành dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển thành phố thông minh tỉnh Bình Dương | 2021 |
13 | Hệ thống theo dõi, thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao | Văn phòng UBND tỉnh | Hệ thống theo dõi, thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao | 2021 |
14 | Hệ thống quản lý hồ sơ lưu trữ điện tử | Văn phòng UBND tỉnh | Hệ thống quản lý hồ sơ lưu trữ điện tử | 2021 |
15 | Ứng dụng GIS 3D và các mô hình thành phố 3D trong công tác quản lý đô thị và các hoạt động xây dựng (Thí điểm trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một) | Sở Xây dựng | Ứng dụng GIS 3D và các mô hình thành phố 3D trong công tác quản lý đô thị và các hoạt động xây dựng (Thí điểm trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một) | 2021 |
16 | Đề xuất và thực hiện thí điểm mô hình quản lý GIS kết hợp BIM trong quản lý đầu tư xây dựng | Sở Xây dựng | Đề xuất và thực hiện thí điểm mô hình quản lý GIS kết hợp BIM trong quản lý đầu tư xây dựng | 2022 |
17 | Triển khai thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Sở Nội vụ | Triển khai thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương | 2021 |
B | Phát triển các hệ thống nền tảng |
|
|
|
1 | Nền tảng Xác thực định danh SSO cho người dân và CBCC VC | Sở TTTT | Triển khai Nền tảng Xác thực định danh SSO cho người dân và CBCC VC sử dụng trong các hệ thống thông tin; Cung cấp và quản lý các dịch vụ cho phép các hệ thống sử dụng xác thực tập trung qua nhiều phương thức khác nhau; | 2022 |
2 | Nền tảng quản lý Danh mục, mã dùng chung | Sở TTTT | Triển khai Nền tảng Danh mục, mã dùng chung cung cấp công cụ giúp quản trị tập trung và thống nhất tất cả các danh mục dùng chung giữa các hệ thống đảm bảo việc liên thông kết nối dữ liệu, xử lý giữa các hệ thống thông tin của tỉnh; | 2022 |
3 | Nền tảng Giám sát hệ thống thông tin | Sở TTTT | Triển khai Nền tảng Giám sát cung cấp các tính năng giám sát, quản lý tập trung tình trạng hoạt động, trạng thái của các hệ thống thông tin; | 2024 |
4 | Nền tảng BI khai phá dữ liệu | Sở TTTT | Triển khai Nền tảng khai phá dữ liệu giúp Xử lý và khai phá dữ liệu chuyên ngành có tại kho dữ liệu dùng chung hướng đến việc hình thành, lưu trữ dữ liệu phục vụ báo cáo thống kê, mô phỏng, dự đoán; | 2024 |
5 | Nền tảng AI, máy học, trí thông minh nhân tạo | Sở TTTT | Triển khai Nền tảng AI cung cấp các tính năng và dịch vụ nền tảng liên quan máy học, trí thông minh nhân tạo phục vụ phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin dựa trên cơ sở các dữ liệu lớn; hỗ trợ tương tác thông qua hình thức nhân dạng con người như ngôn ngữ tự nhiên và tiếng nói; | 2024 |
C | Phát triển dữ liệu, ứng dụng và dịch vụ |
|
|
|
1 | Phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tích hợp và chia sẻ dữ liệu về kho dữ liệu tỉnh (19 Sở, Ban, ngành, 09 UBND cấp huyện) | 19 Sở, Ban, ngành, 09 UBND cấp huyện | Phát triển các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ chuyên ngành và hoạt động nội bộ cho toàn bộ các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, cấp xã phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành, gắn với sử dụng CNTT là bắt buộc trong tác nghiệp các cơ quan nhà nước để hình thành các dữ liệu số; Phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính quyền số trong nội bộ tỉnh, bảo đảm không trùng lặp,cập nhật, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia theo yêu cầu và thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); thực hiện chia sẻ, tích hợp dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành với các địa phương; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; hầu hết các dữ liệu gốc được lưu trữ dưới dạng máy có thể đọc được và chia sẻ dưới dạng dịch vụ giao diện lập trình ứng dụng (API). | 2022 - 2025 |
2 | Triển khai hệ thống thông tin báo cáo | VP UBND tỉnh | Triển khai hệ thống thông tin báo cáo dùng chung, từng bước tự động hóa công tác báo cáo, thống kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước các cấp và kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; | 2022 |
3 | Phát triển ứng dụng di động dùng chung của tỉnh | Sở TTTT | Phát triển ứng dụng di động dùng chung của tỉnh là đầu mối cung cấp, tích hợp các dịch vụ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo ra kênh tương tác trực tuyến để người dân tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của cơ quan nhà nước; | 2023 |
4 | Nâng cấp hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh | Sở TTTT | Hoàn thiện hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh | 2021 |
5 | Nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành | Sở TTTT | Hệ thống quản lý văn bản và điều hành kết hợp một số nền tảng cộng tác, tác nghiệp... để hình thành dần hệ thống làm việc từ xa theo hướng thuê dịch vụ nhằm đa dạng hóa các hình thức làm việc phù hợp với các đối tượng, hoàn cảnh khác nhau, bảo đảm kế thừa, kết nối với các hệ thống thông tin của quốc gia, của Bộ, ngành, đã được xây dựng. | 2023 |
6 | Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính | Trung tâm Hành chính công | Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính làm cơ sở đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, cán bộ công chức đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả. | 2022 |
7 | Hệ thống đào tạo, thi trực tuyến | Sở Nội vụ | Thi tuyến, thi nâng ngạch quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính hoặc tương đương được thực hiện trực tuyến. | 2024 |
8 | Xây dựng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính | Sở TTTT | Hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. | 2023 |
D | Bảo đảm an toàn thông tin |
|
|
|
1 | Triển khai hệ thống SOC | Sở TTTT | Triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình bốn lớp theo chiều sâu với việc kiện toàn lực lượng tại chỗ; thuê lực lượng giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; định kỳ kiểm tra, đánh giá; Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát an toàn thông tin tỉnh (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin). | 2021 |
2 | Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin | Các cơ quan, đơn vị | Các cơ quan, đơn vị xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. | 2021-2025 |
3 | Xác định cấp độ các hệ thống thông tin | Các cơ quan, đơn vị có hệ thống thông tin | Thực hiện xác định mức độ an toàn thông tin theo cấp độ của các hệ thống thông tin cấp tỉnh, huyện và xây dựng phương án bảo vệ; định kỳ thực hiện Chương trình tư vấn, đánh giá an toàn thông tin số tại một số cơ quan để thực hiện dịch vụ tư vấn đánh giá hạ tầng mạng nội bộ, hệ thống thông tin của nhằm rà soát các lỗi hệ thống và đề xuất hướng khắc phục. | 2021-2025 |
4 | Rà soát, đánh giá an toàn thông tin | 19 Sở, Ban, ngành, 09 UBND cấp huyện | Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp và hệ thống trung tâm dữ liệu. | 2021-2025 |
E | Phát triển nguồn nhân lực |
|
|
|
1 | Dự án đảm bảo nguồn nhân lực giai đoạn 2021 2025 | Sở TTTT | Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho lãnh đạo, lớp CIO cho tất cả các cán bộ lãnh đạo của các cơ quan đơn vị. Đào tạo nhận thức về chuyển đổi số cho Lãnh đạo, cán bộ công chức, đồng thời thông qua các đoàn thể nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp. |
|
G | Chương trình hoạt động thường xuyên |
|
|
|
1 | Hội nghị, hội thảo về công nghệ hàng năm | Sở TTTT | Tổ chức hội thảo, hội nghị tuyên truyền hằng năm về CNTT, chính quyền số, đô thị thông minh... | 2021-2025 |
2 | Học tập, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT quốc tế | Sở TTTT | Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, đặc biệt đối với các tỉnh kết nghĩa với tỉnh Bình Dương | 2021-2025 |
3 | Đào tạo chuyên gia, thi chứng chỉ quốc tế | Sở TTTT |
| 2021-2025 |
1 Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có trang bị máy tính đạt 100%, 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND huyện, cấp xã đã có mạng nội bộ (LAN); 19 Sở, Ban, ngành, 09 cấp huyện và 91 UBND cấp xã đã kết nối mạng điện rộng (WAN) của tỉnh thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng nâng tổng số điểm kết nối lên 184 điểm. 100% đơn vị cấp huyện và cấp xã trên toàn tỉnh đều thực hiện đảm bảo mô hình kết nối mạng Internet thông qua thiết bị cân bằng tải phân chia mục đích sử dụng giữa đường truyền số liệu chuyên dùng và Internet.
2 100% hạ tầng CNTT ờ cấp huyện, cấp xã được đầu tư đồng bộ đảm bảo kết nối đường truyền số liệu chuyên dùng và 01 đường Internet tập trung của đơn vị thông qua thiết bị tường lửa và cân bằng tải. Hạ tầng CNTT bộ phận một cửa được trang bị đồng bộ và đảm bảo phục vụ công tác tiếp nhận xử lý hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công các mức độ.
- 1Kế hoạch 4001/KH-UBND năm 2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2021
- 2Kế hoạch 6493/KH-UBND năm 2016 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 3Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phát triển chính quyền số tỉnh Sơn La năm 2021
- 4Quyết định 5362/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 2893/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 22/2021/QĐ-UBND về Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2021 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025
- 8Kế hoạch 627/KH-UBND năm 2018 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Nông năm 2019
- 9Kế hoạch 104/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Sóc Trăng năm 2020
- 10Quyết định 1553/QĐ-UBND về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2021 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 11Quyết định 3252/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Long năm 2020
- 12Kế hoạch 6711/KH-UBND năm 2020 triển khai Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính quyền điện tử tỉnh Khánh Hòa
- 13Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 14Quyết định 2245/QĐ-UBND năm 2021 quy định về Bộ chỉ số đánh giá Chính quyền số của các cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La
- 15Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2021 về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 16Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2021 về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Tuyên Quang năm 2022
- 17Kế hoạch 111/KH-UBND về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang năm 2021
- 18Kế hoạch 11132A/KH-UBND năm 2018 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Khánh Hòa năm 2019
- 19Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 20Quyết định 238/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 21Quyết định 08/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2023 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3Quyết định 36/2009/QĐ-UBND quy định chế độ ưu đãi cán bộ, công chức, viên chức làm công tác công nghệ thông tin, viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Kế hoạch 1404/KH-UBND năm 2016 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020
- 6Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2018 về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 28/2018/QĐ-TTg về gửi, nhận văn bản điện tử giữa cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 2290/BTTTT-CATTT năm 2018 về hướng dẫn kết nối, chia sẻ thông tin về mã độc giữa các hệ thống kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Quyết định 3004/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, Phiên bản 1.0
- 10Quyết định 2376/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Thí điểm thành lập Hệ thống đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020
- 11Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 12Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 13Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 14Quyết định 3566/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông của tỉnh Bình Dương
- 15Quyết định 458/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020-2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 2323/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyền thông ban hành
- 17Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Công văn 2606/BTTTT-THH-ATTT năm 2020 về Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 20Kế hoạch 4001/KH-UBND năm 2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2021
- 21Kế hoạch 6493/KH-UBND năm 2016 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 22Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phát triển chính quyền số tỉnh Sơn La năm 2021
- 23Quyết định 03/2021/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong cơ quan Nhà nước của tỉnh Bình Dương
- 24Quyết định 5362/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 25Quyết định 2893/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025
- 26Quyết định 22/2021/QĐ-UBND về Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 27Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2021 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025
- 28Kế hoạch 627/KH-UBND năm 2018 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Nông năm 2019
- 29Kế hoạch 104/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Sóc Trăng năm 2020
- 30Quyết định 1553/QĐ-UBND về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2021 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 31Quyết định 3252/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Long năm 2020
- 32Kế hoạch 6711/KH-UBND năm 2020 triển khai Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính quyền điện tử tỉnh Khánh Hòa
- 33Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 34Quyết định 2245/QĐ-UBND năm 2021 quy định về Bộ chỉ số đánh giá Chính quyền số của các cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La
- 35Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2021 về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 36Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2021 về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Tuyên Quang năm 2022
- 37Kế hoạch 111/KH-UBND về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Tuyên Quang năm 2021
- 38Kế hoạch 11132A/KH-UBND năm 2018 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Khánh Hòa năm 2019
- 39Quyết định 610/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 40Quyết định 238/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 41Quyết định 08/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2023 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
Quyết định 2167/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 2167/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Mai Hùng Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra