Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2117/1997/QĐ-BKHCNMT | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1997 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT VÀ VI SINH VẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22-05-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Quản lý Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật".
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 582/QĐ-NSY ngày 02-11-1987 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành quy định tạm thời về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan bảo tồn, lưu giữ, sử dụng nguồn gen và giống động vật, thực vật và vi sinh vật và bãi bỏ những quy định trước đây về quản lý và bảo tồn, lưu giữ quỹ gen trái với Quyết định này.
Điều 3. Các ông Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tham gia bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen thuộc các Bộ, ngành và các địa phương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| Phạm Khôi Nguyên (Đã ký) |
VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT VÀ VI SINH VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2117/1997/QĐ-BKHCN&MT ngày 30 tháng 12 năm 1997)
Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là bảo vệ tài nguyên di truyền nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thuỷ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm bảo duy trì được tính đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên sinh học cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện tại cũng như trong tương lai.
1. Nguồn gen được quy định trong Quy chế này là những sinh vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền sinh học có khả năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống mới của thực vật, động vật và vi sinh vật.
2. Nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật là tài nguyên quốc gia và là một bộ phận hợp thành quan trọng trong việc bảo vệ tính đa dạng sinh học, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và kinh tế của các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp thực phẩm, y tế.
3. Bảo tồn, lưu giữ tài nguyên di truyền được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau (Insitu, Exsitu, On-Farm, in vivo, in vitro) tại các cơ sở, tổ chức, các thành phần kinh tế khác (trong đó có cả tư nhân) và được liên kết thành một Mạng lưới dưới sự quản lý thống nhất của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ BẢO TỒN, LƯU GIỮ NGUỒN GEN:
1. Điều tra, khảo sát và thu thập các nguồn gen thích hợp với tính chất và đặc điểm của từng cây, con và vi sinh vật.
2. Bảo tồn lâu dài và an toàn các nguồn gen đã thu thập được thích hợp với đặc tính sinh học cụ thể của từng đối tượng cần giữ, trình độ kỹ thuật, khả năng thiết bị của cơ quan có nhiệm vụ lưu giữ quy mô cần bảo tồn.
3. Đánh giá các nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học cụ thể phù hợp với đối tượng.
4. Tư liệu hoá: các nguồn gen sau khi đánh giá đều phải tư liệu hoá dưới các hình thức: phiếu điều tra, phiêu miêu tả, phiếu đánh giá, hình vẽ, bản đồ phân bố, chụp ảnh, ấn phẩm thông tin, catalog hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu tin học.
5. Trao đổi thông tin tư liệu và nguồn gen cần được tiến hành thường xuyên giữa các cơ quan tham gia trong hệ thống bảo tồn, lưu giữ đồng thời cung cấp các thông tin tư liệu về nguồn gen cho các cơ quan khoa học, sản xuất khi có nhu cầu. Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với nước ngoài nhưng phải được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
III. ĐỐI TƯỢNG CẦN ĐƯỢC ĐƯA VÀO BẢO TỒN, LƯU GIỮ:
1. Ưu tiên các nguồn gen quý, hiếm đặc thù của Việt Nam và đang có nguy cơ bị mất.
2. Các nguồn gen đã được đánh giá các chỉ tiêu sinh học.
3. Các nguồn gen cần cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống và phục vụ đào tạo.
4. Các nguồn gen được nhập từ nước ngoài đã được ổn định và thuần hoá ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất.
1. Hoạt động quản lý và bảo tồn, lưu giữ nguồn gen được tiến hành trên phạm vi cả nước. Hệ thống các cơ quan tham gia bảo tồn, lưu giữ nguồn gen của các Bộ, ngành, địa phương được liên kết thành một Mạng lưới các cơ quan bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và đặt dưới sự quản lý thống nhất của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
2. Hoạt động quản lý và điều hành Mạng lưới cơ quan bảo tồn, lưu giữ nguồn gen bao gồm các nội dung sau:
- Hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức xét duyệt các Đề án bảo tồn, lưu giữ nguồn gen hàng năm để trình Lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xét duyệt.
- Tổ chức cho các cơ quan tham gia trong hệ thống đăng ký chủng loại gen đang được bảo tồn, lưu giữ tại các cơ quan đó theo Đề án chung đã được duyệt và Đề án trong năm về các chỉ tiêu số lượng, chất lượng cụ thể.
- Xây dựng số kiểm tra hàng năm về kế hoạch bảo tồn, lưu giữ nguồn gen để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương làm kế hoạch.
- Hàng năm, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường trong đó có kế hoạch về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật. Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn và tổng hợp nhu cầu bảo tồn, lưu giữ nguồn gen của các cơ quan thực hiện gửi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với toàn bộ kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường của năm sau. Kế hoạch bảo tồn, lưu giữ nguồn gen phải được thảo luận trong Hội nghị thảo luận kế hoạch năm của Bộ, ngành, địa phương và được tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt cùng các nội dung khác của kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường.
- Kiểm tra, đôn đốc các mặt hoạt động các cơ quan tham gia hệ thống bảo tồn, lưu giữ. Trong trường hợp cần thiết, khi các cơ quan không chấp hành các điều khoản trong quy định này hoặc không đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ thì có thể đề nghị Lãnh đạo Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đình chỉ hoặc chuyển giao nhiệm vụ cho cơ quan khác.
3. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các tỉnh, thành phố có nhu cầu bảo tồn, lưu giữ nguồn gen đặc hữu của địa phương mình sẽ là cơ quan thực hiện nhiệm vụ:
- Giúp Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, đưa vào kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường của địa phương và quản lý toàn diện công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thuộc phạm vi địa phương sau khi kế hoạch được phê duyệt.
- Phối hợp với đơn vị chủ trì thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để thống nhất công tác quản lý về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen theo ngành và lãnh thổ.
4. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia Mạng lưới bảo tồn, lưu giữ nguồn gen:
- Quản lý và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại phần II của Quy chế này về toàn bộ số lượng và chất lượng nguồn gen đã được duyệt trong Đề án (kể cả nguồn gen mà cơ quan phối hợp bảo tồn, lưu giữ).
5. Các Bộ, ngành, địa phương:
- Xây dựng Đề án tổng thể bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thuộc lĩnh vực do cơ quan đảm nhiệm.
- Các Bộ, ngành chủ quản, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm đăng ký với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về số lượng cụ thể các chủng loại nguồn gen đang được giữ tại các đơn vị theo các chỉ tiêu kỹ thuật quy định cho từng chủng loại.
- Hàng năm lập kế hoạch và báo cáo cụ thể về tình hình quản lý nguồn gen thuộc đơn vị đang bảo tồn, lưu giữ gửi cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý nguồn gen cho các cán bộ kỹ thuật và các đơn vị phối hợp.
- Báo cáo định kỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý.
6. Các tổ chức khoa học, công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, cá nhân... thuộc các Bộ, ngành, địa phương có điều kiện cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật có thể đảm nhận được nhiệm vụ bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật trong lĩnh vực chuyên môn hẹp của Bộ, ngành, địa phương mình nhưng phải được sự chấp thuận và phải chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn của cơ quan chủ trì.
- Hàng năm các Bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch tài chính cho công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen từ Ngân sách khoa học, công nghệ và môi trường. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ xem xét và giao chỉ tiêu hàng năm cho các Đề án bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thuộc các Bộ, ngành, địa phương thành một hạng mục của kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường.
- Các Bộ, ngành, địa phương cần tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác phục vụ công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen.
- Tranh thủ các nguồn tài chính của các tổ chức quốc tế để đào tạo cán bộ, trao đổi chuyên gia, hội thảo quốc tế, hợp tác với các tổ chức quốc tế, với các nước trong khu vực và quốc tế cùng điều tra, thu thập, trao đổi nguồn gen và để bổ sung trang thiết bị, tiến hành điều tra, bảo tồn, lưu giữ, tư liệu hoá và trao đổi các thông tin tư liệu.
1. Vụ trưởng Vụ Quản lý Công nghệ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc thực hiện Quy chế này.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực trên cơ sở Quy chế này chỉ định cơ quan chủ trì và ban hành Quy chế quản lý về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật của cơ quan mình.
3. Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
- 1Quyết định 79/2005/QĐ-BNN về trao đổi quốc tế nguồn gen cây trồng quý hiếm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 80/2005/QĐ-BNN về Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 18/2010/TT-BKHCN quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Quyết định 79/2005/QĐ-BNN về trao đổi quốc tế nguồn gen cây trồng quý hiếm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 80/2005/QĐ-BNN về Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 22-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Quyết định 2117/1997/QĐ-BKHCNMT năm 1997 về Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật do Bộ Trưởng Bộ Khoa Học Công nghệ Và Môi Trường ban hành
- Số hiệu: 2117/1997/QĐ-BKHCNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/1997
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Người ký: Phạm Khôi Nguyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 14/01/1998
- Ngày hết hiệu lực: 07/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra