Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2013/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 10 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH TRƯỞNG, PHÓ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BAN DÂN TỘC VÀ PHÒNG DÂN TỘC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH SƠN LA

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các. cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-UBDT-BNV ngày 17 tháng 9 năm 2010 của liên tịch Uỷ ban Dân tộc và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 388/TTr-SNV ngày 30 tháng 9 năm 2013 ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Ban Dân tộc và phòng Dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La gồm 4 Chương và 10 Điều.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 34/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, phó các phòng chuyên môn thuộc Ban Dân tộc và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Dân tộc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo VP, Phòng KTN;
- Sở Tư pháp;
- Các trung tâm: lưu trữ, Tin học;
- Lưu: VT, KTN - Hiệu 20 bản.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Cầm Ngọc Minh

 

QUY ĐỊNH

ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH TRƯỞNG, PHÓ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BAN DÂN TỘC VÀ PHÒNG DÂN TỘC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH SƠN LA

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1 . Quy định này quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, phó các đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh và Trưởng, phó Phòng Dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Làm cơ sở để Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, Trưởng Ban Dân tộc, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố áp dụng trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với Trưởng, phó các đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh và Trưởng, phó Phòng Dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La.

2. Điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Ban Dân tộc thực hiện theo quy định tại Quyết định 19/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh trưởng, phó phòng nghiệp vụ thanh tra tỉnh; chánh thanh tra, Phó Chánh Thanh tra các sở, ban, ngành; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố cửa tỉnh Sơn La.

Điều 2. Vị trí, chức trách

1. Trưởng, phó các đơn vị thuộc Ban dân tộc tỉnh là công chức lãnh đạo quản lý Văn phòng, các phòng chuyên môn thuộc Ban Dân tộc tỉnh chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh về mọi lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.

2. Trưởng, Phó phòng Dân tộc thuộc ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước LTY ban nhân dân huyện, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về ngành và 'lĩnh vực được giao phụ trách theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn.

1. Công chức khi được xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng, phó các đơn vị thuộc Ban dân tộc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc ủy ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh theo quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tại Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

2. Điều kiện, tiêu chuẩn nêu trong Quy rừng này là căn cứ để Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xem xét bổ nhiệm, quy hoạch, đánh giá, luân chuyển, điều động công chức lãnh đạo, quản lý và xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý theo từng chức danh đối với Trưởng, phó các đơn vị thuộc Ban dân tộc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Dân tộc thuộc ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tỉnh Sơn La.

Chương II

TIÊU CHUẨN CHUNG

Điều 4. Tiêu chuẩn chung

1. Phẩm chất

a) Có tinh thần yêu nước, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng. CÓ ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

c) Có bản lĩnh vững vàng, dám nghe dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; thẳng thắn trong đấu tranh phê bình và tự phê bình chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ

d) Phong cách làm việc dân chủ, quan hệ chân tình và bình đẳng với đồng nghiệp, đồng sự, gần gũi với quần chúng.

đ) Đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh, làm việc có hiệu quả; không vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nước, nội quy của cơ quan; có uy tín, được tập thể cán bộ, công chức trong đơn vị tín nhiệm.

2. Hiểu biết

a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản pháp quy của Nhà nước về các lĩnh vực công tác dân tộc và các lĩnh vực khác có liên quan; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng.

b) Có trình độ về lý luận chính trị, văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực công tác dân tộc, có năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được gì ao .

c) Có kinh nghiệm tổ chức triển khai thực hiện các văn bản Quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực được phân công.

d) Thực hiện nghiêm Luật cán bộ, công chức và Quy chế của ngành, đơn vị

đ) Am hiểu tình hình chính trị và kinh tế - xã hội của địa phương, trong nước, các nước trong khu vực và thế giới; có khả năng dự báo được xu thế - phát triển của ngành ở địa phương

Điều 5. Điều kiện để bổ nhiệm

1. Tuổi bổ nhiệm lần đầu đối với công chức cấp tỉnh không quá 5 5 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ. Riêng các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng cấp huyện, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ).

2. Hồ sơ đầy đủ, lý lịch cá nhân rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền xác minh và xác nhận theo quy định.

3. Có sức khoẻ tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4. Không trong thời gian bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.

Chương III

TIÊU CHUẨN CỤ THÊ

Điều 6. Tiêu chuẩn cụ thể của Trưởng các đơn vị thuộc Ban dân tộc tỉnh

1. Tiêu chuẩn về nghiệp vụ

a) Có năng lực tham mưu, tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của đơn vị để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

b) Có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, các giải pháp kinh tế - xã hội để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực được giao tại địa phương.

c) Có năng lực quản lý điều hành, có kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành theo lĩnh vực được phân công đảm nhiệm. Hướng dẫn công chức trong đơn vị thực hiện và phối hợp với các cấp, các cơ quan có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao.

d) Có thời gian giữ chức vụ Phó đơn vị hoặc các chức vụ tương đương khác từ 02 năm trở lên.

2. Tiêu chuẩn về trình độ

a) Chuyên môn

Tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên ngành được đào tạo thuộc một trong các lĩnh vực: dân tộc, kinh tế quốc dân, kinh tế kế hoạch, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại và một số chuyên ngành theo yêu cầu triển khai nhiệm vụ.

b) Lý luận chính trị: Tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị trở lên.

c) Quản lý Nhà nước

Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên.

d) Ngoại ngữ: Biết 1 ngoại ngữ trình độ B.

đ) Trình độ tin học văn phòng: Sử dụng tốt tin học văn phòng trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.

e) Biết ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số.

Điều 7. Tiểu chuẩn cụ thể của Phó các đơn vị thuộc Ban dân tộc tỉnh

1. Tiêu chuẩn về nghiệp vụ

a) Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật thuộc chuyên ngành được giao.

b) Có năng lực xây dựng phương án, đề án, kế hoạch nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và khả năng tham mưu, tổng hợp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

c) Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Tiêu chuẩn về trình độ

a) Chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên ngành được đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác .

b) Lý luận chính trị: Đủ điều kiện, tiêu chuẩn học lớp trung cấp Lý luận chính trị trở lên.

c) Quản lý nhà nước: Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

d) Ngoại ngữ: Biết một ngoại ngữ trình độ A.

đ) Có trình độ tin học văn phòng:. Sử dụng tốt tin học văn phòng trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.

e) Biết ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số.

Điều 8. Tiêu chuẩn cụ thể của Trưởng phòng Dân tộc cấp huyện

1. Tiểu chuẩn chung về nghiệp vụ

a) Có năng lực tham mưu, tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của đơn vị để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

b) Có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đê xuất, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, các giải pháp kinh tế - xã hội để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực được giao tại địa phương.

c) Có năng lực quản lý điều hành, có kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành theo lĩnh vực được phân công đảm nhiệm. Hướng dẫn công chức trong đơn vị thực hiện và phối hợp với các cấp, các cơ quan có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao.

d) Có thời gian giữ chức vụ Phó đơn vị hoặc các chức vụ tương đương khác từ 02 năm trở lên.

2. Tiêu chuẩn về trình độ

a) Chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên ngành được đào tạo thuộc một trong các lĩnh vực: dân tộc, kinh tế, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại và một số chuyên ngành theo yêu cầu triển khai nhiệm vụ.

b) Lý luận chính trị: Tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị trở lên.

c) Quản lý Nhà nước: Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên.

d) Ngoại ngữ: Biết 1 ngoại ngữ trình độ B.

đ) Trình độ tin học văn phòng: Sử dụng tốt tin học văn phòng trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.

e) Biết ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số.

Điều 9. Tiểu chuẩn cụ thể của Phó Trưởng phòng Dân tộc cấp huyện

1. Tiêu chuẩn về nghiệp vụ

a) Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật thuộc chuyên ngành được giao.

b) Có năng lực xây dựng Phương án, Đề án, kế hoạch nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và khả năng tham mưu, tông hợp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

c) Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Tiêu chuẩn về trình độ

a) Chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên ngành được đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác;

b) Lý luận chính trị: Đủ điều kiện, tiêu chuẩn học lớp trung cấp Lý luận chính trị trở lên.

c) Quản lý nhà nước: Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

d) Ngoại ngữ: Biết một ngoại ngữ trình độ A.

đ) Có trình độ tin học văn phòng: Sử dụng tốt tin học văn phòng trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.

e) Biết ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Trưởng Ban Dân tộc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.

2. Sở Nội vụ có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

3 . Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp) xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 21/2013/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Ban Dân tộc và phòng Dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La

  • Số hiệu: 21/2013/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/10/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Cầm Ngọc Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/10/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 13/11/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản