Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2091/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 04 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017-2020 THEO YÊU CẦU NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2017/NQ-CP NGÀY 06/02/2017 CỦA CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 33/TTr-STTTT ngày 18/07/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải thiện chỉ số Đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020 theo yêu cầu Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- VPCP, Bộ KHCN;
- TT TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành(20);
- CA tỉnh; TAND tỉnh; NHNN tỉnh;
- Các Cục: Thuế, Hải quan tỉnh;
- BHXH tỉnh;
- TTHCC tỉnh;
- Cty Điện lực BD;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PTTH; Báo BD; Cổng TTĐT tỉnh;
- LĐVP (Lượng, Huy), Dg, TH, CV; Tấn;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Minh Hưng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017-2020 THEO YÊU CẦU NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2017/NQ-CP NGÀY 06/02/2017 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2091/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải thiện chỉ số Đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020 như sau:

I. GIỚI THIỆU VỀ CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TOÀN CẦU

1. Giới thiệu chung

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index thường được viết tắt là GII) là một bộ công cụ được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Trường kinh doanh INSEAD (Pháp) và Đại học Cornell (Hoa Kỳ) xây dựng vào năm 2007 và là bộ công cụ dùng để đánh giá, đo lường và xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) của các quốc gia hoặc nền kinh tế. Bộ công cụ GII được tích hợp từ số đo (được quy chuẩn) của 7 trụ cột lớn, mỗi trụ cột lớn được tích hợp từ số đo của 3 trụ cột nhỏ, mỗi trụ cột nhỏ lại bao gồm từ 2 đến 5 chỉ số thành phần, tổng thể có khoảng 70 - 80 chỉ số, thay đổi tùy từng năm. Bốn chỉ số chính được tính toán, đo lường, trong đó bao gồm:

- Chỉ sphụ Đầu vào ĐMST: Năm yếu tố trong nền kinh tế tạo điều kiện cho các hoạt động ĐMST, bao gồm: (1) Thể chế, (2) Nguồn nhân lực và nghiên cứu, (3) Cơ sở hạ tầng, (4) Mức độ phát triển của thị trường và (5) Mức độ phát triển kinh doanh.

- Chỉ sphụ Đầu ra ĐMST: Đầu ra của ĐMST có hai trụ cột chính là: (6) Sản phẩm tri thức và công nghệ và (7) Sản phẩm sáng tạo.

- Chỉ số ĐMST Tổng hợp: Trung bình cộng của Chỉ số Đầu vào và Chỉ số Đầu ra.

- Tỷ lệ Hiệu quả ĐMST: Tỷ lệ giữa Chỉ số Đầu ra trên Chỉ số Đầu vào.

2. Chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam

2.1. Vị trí của Việt Nam trong các báo cáo về chỉ số Sáng tạo toàn cầu

Trong những năm gần đây, chỉ số ĐMST của Việt Nam có xu thế cải thiện theo chiều hướng tích cực. Mặc dù việc so sánh qua các năm không có ý nghĩa tuyệt đối và bị tác động bởi những thay đổi trong phương pháp tính toán của WIPO và các yếu tố khác nhưng không thể phủ nhận Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong ĐMST.

Bảng dưới đây cho biết thứ hạng của Việt Nam qua các năm:

Năm

Chỉ số ĐMST

Chỉ số
ĐMST Đầu vào

Chỉ số
ĐMST Đầu ra

Tỷ lệ Hiệu quả

2017

47/127

71

38

10

2016

59/128

79

42

11

2015

52/141

78

39

9

2014

71/143

100

47

5

2013

76/142

89

54

17

2012

76/141

83

59

27

2.2. Các điểm mạnh và điểm yếu trong chỉ số ĐMST của Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là mạnh ở các chỉ số thuộc nhóm Đầu ra của đổi mới sáng tạo (bao gồm “Sản phẩm của tri thức và công nghệ”, và “Sản phẩm sáng tạo”). Việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài cho phép Việt Nam đạt thứ hạng cao ở chỉ số về “Hấp thụ tri thức”, “Dòng vốn đầu tư nước ngoài”, cũng như “Lan truyền tri thức”, hay “Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa”.

Việt Nam được đánh giá là còn yếu ở nhóm chỉ số về “Môi trường kinh doanh”, “xếp hạng các đại học”, “Việc làm thâm dụng tri thức”, “Tỷ lệ lao động nữ có trình độ”, “Đăng ký sáng chế quốc tế PCT”, “Xuất khẩu dịch vụ ICT”, “Nhập khẩu dịch vụ ICT”.

Bảng dưới đây cho biết điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam trong báo cáo ĐMST toàn cầu 2017.

Điểm mạnh

Điểm yếu

Tỷ số Hiệu quả ĐMST (xếp hạng 10)

2.1. Giáo dục (xếp hạng 19)

2.1.1 Chi tiêu cho giáo dục (xếp hạng 26)

4.1.1 Mức độ dễ dàng tiếp cận tín dụng (xếp hạng 29)

4.1.2 Tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân (xếp hạng 22)

4.3.3 Quy mô thị trường nội địa (xếp hạng 34)

5.3. Tiếp nhận tri thức (xếp hạng 23)

5.3.2 Nhập khẩu công nghệ cao (xếp hạng 3)

5.3.4 Giá trị ròng của Dòng vốn vào về đầu tư trực tiếp nước ngoài (xếp hạng 26)

6.2. Tác động của tri thức (xếp hạng 5)

6.2.1 Tốc độ tăng năng suất lao động (xếp hạng 1)

6.3. Lan tỏa tri thức (xếp hạng 19)

6.3.2 Xuất khẩu công nghệ cao (xếp hạng 4)

7.1.1 Đăng ký nhãn hiệu theo nước xuất xứ (xếp hạng 20)

7.2.5 Xuất khẩu sản phẩm sáng tạo (xếp hạng 7)

1.3. Môi trường kinh doanh (xếp hạng 113)

1.3.3 Mức độ dễ dàng trong việc đóng thuế (xếp hạng 115)

2.2.3 Tỷ lệ di chuyển nhân lực cấp đại học cao đẳng ở trong nước (xếp hạng 103)

2.3.3 Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trung bình của 3 công ty hàng đầu có đầu tư ra nước ngoài (xếp hạng 43)

2.3.4 Điểm xếp hạng trung bình của 3 trường đại học hàng đầu trong bảng xếp hạng đại học thế giới QS (xếp hạng 75)

4.2. Đầu tư (xếp hạng 109)

5.1.1 Lao động trong các dịch vụ thâm

dụng tri thức (xếp hạng 94)

5.1.5 Lao động nữ được tuyển dụng có bằng cấp cao (xếp hạng 72)

5.3.3 Nhập khẩu dịch vụ ICT (xếp hạng 123)

6.1.2 Đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế theo nước xuất xứ, căn cứ theo Hiệp ước về Hợp tác sáng chế (xếp hạng 100)

6.3.3 Xuất khẩu dịch vụ ICT (xếp hạng 122)

7.2.3 Thị trường giải trí và truyền thông toàn cầu (xếp hạng 57)

Ngoài ra, một trong những điểm yếu của Việt Nam là việc thiếu số liệu và số liệu thiếu tính cập nhật. Việt Nam thiếu số liệu của 07 chỉ số, và có 11 chỉ số có số liệu không cập nhật. Việc thiếu số liệu chỉ số thành phần sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán chỉ số ĐMST của Việt Nam.

3. Vai trò của việc cải thiện các chỉ số Đổi mới sáng tạo tại địa phương

Hệ thống các chỉ số ĐMST của địa phương đóng vai trò quan trọng vào việc bổ sung cho hệ thống chỉ số ĐMST ở cấp quốc gia, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Vai trò của chỉ số ĐMST tại địa phương thể hiện như sau:

- Thứ nhất: Việc cải thiện hệ thống các chỉ số ĐMST của địa phương góp phần hình thành các chính sách đổi mới tại địa phương, thúc đẩy việc hiện đại hóa và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế tại địa phương.

- Thứ hai: Hệ thống chính sách đổi mới sẽ thúc đẩy hỗ trợ các hoạt động sáng tạo, phát triển các nhóm doanh nghiệp ĐMST của địa phương và của cả các khu vực khác.

(Thông tin chi tiết về cách tính toán và nguồn dữ liệu của các chỉ số Đổi mới sáng tạo có trong phần tài liệu hướng dẫn theo địa chỉ sau: http://khcnbinhduong.gov.vn/c1/1/2 77/ke-hoach-trien-khai-thuc-hien-nhiem-vu-cai-thien-chi-so-dmst).

II. CÁC CHỈ TIÊU VÀ MỤC TIÊU CHỦ YẾU CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

1. Đến năm 2020, góp phần cùng cả nước đạt chỉ số Đổi mới sáng tạo (theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO) trung bình ASEAN5 (gồm 5 nước: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia) về các nhóm chỉ tiêu:

- Nhóm chỉ tiêu về Thể chế (gồm Môi trường chính trị, Môi trường pháp lý và Môi trường kinh doanh) đạt tối thiểu 55 điểm (2016 là 51,7 điểm; 2017 là 52.8 điểm);

- Nhóm chỉ tiêu về Nguồn nhân lực và nghiên cứu (gồm Giáo dục, Nghiên cứu và Phát triển) đạt tối thiểu 31 điểm (2016 là 30,1 điểm; 2017 là 31 điểm);

- Nhóm chỉ tiêu về Cơ sở hạ tầng (gồm Công nghệ thông tin, Cơ sở hạ tầng chung và Bền vững sinh thái) đạt tối thiểu 43 điểm (2016 là 36,7 điểm; 2017 là 42/7 điểm);

- Nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển của thị trường (gồm Tín dụng, Đầu tư, Thương mại, Cạnh tranh) đạt tối thiểu 51 điểm (2016 là 43 điểm; 2017 là 52.8 điểm);

- Nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển kinh doanh (gồm Tính chuyên nghiệp, sự hiểu biết của đội ngũ lao động, Liên kết đổi mới sáng tạo, Sự hấp thụ kiến thức) đạt tối thiểu 35 điểm (2016 là 30,6 điểm; 2017 là 29.4 điểm);

- Nhóm chỉ tiêu về Sản phẩm kiến thức và công nghệ (gồm Tạo ra tri thức, Tác động của tri thức và Lan tỏa tri thức) đạt tối thiểu 33 điểm (2016 là 31,9 điểm; 2017 là 35 điểm);

- Nhóm chỉ tiêu về Sản phẩm sáng tạo (Tài sản vô hình, Sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, Sáng tạo trực tuyến) đạt tối thiểu 35 điểm (2016 là 32,6 điểm; 2017 là 34,8 điểm).

2. Tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thân thiện và minh bạch; tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; thúc đẩy doanh nghiệp khoa học công nghệ phát triển.

3. Xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp, “Thành phố thông minh” nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của công dân, giảm chi phí xã hội và sử dụng tài nguyên hợp lý, đồng thời cải thiện sự giao tiếp và tương tác giữa người dân và chính quyền.

III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

(Ghi chú: Thứ tự các cơ quan, đơn vị được sắp theo thứ tự các chỉ số cần được cải thiện trong Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo của WIPO)

1. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh; cần có những giải pháp phòng chống các hình thức bạo động, gây rối trật tự tại các khu, cụm công nghiệp.

2. Trung tâm Hành chính công tỉnh, các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đạt hiệu quả, đảm bảo về thời gian, quy trình, trách nhiệm giải quyết các thủ tục hành chính. Đặc biệt nâng cao trách nhiệm người đứng đầu tổ chức trong việc chỉ đạo, điều hành giải quyết các thủ tục hành chính một cách thuận lợi, nhanh chóng cho cá nhân, tổ chức.

- Tăng cường công khai, minh bạch, cập nhật và hướng dẫn rõ ràng các thủ tục hành chính, các quy định, chính sách, quy hoạch của nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trên địa bàn.

3. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Tăng cường công bố công khai, kịp thời các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; các thủ tục hành chính ban hành mới.

4. Tòa án nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Phấn đấu thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng xuống còn tối đa 200 ngày; thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp xuống còn 24 tháng.

5. Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong nộp tờ khai, nộp thuế, hoàn thuế đối với doanh nghiệp; công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế; cấp mã số thuế tự động cho doanh nghiệp để việc đăng ký doanh nghiệp mới.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc thành lập công ty công nghệ mới, công nghệ cao hoặc các công ty cũ chuyển tới địa phương; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp mua các sản phẩm sáng tạo, hoặc dịch vụ công nghệ, chẳng hạn: giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị, hàng hóa dùng trong các dự án khoa học, công nghệ; đổi mới, kích thích nhu cầu về sản phẩm nhập khẩu để nâng cao năng suất của các doanh nghiệp.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Thực hiện các quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về Khởi sự kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ trì phối hợp với cơ quan thuế, lao động, bảo hiểm xã hội kết nối các thủ tục nhằm rút ngắn thời gian Khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp. Đảm bảo hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển doanh nghiệp đều được lấy ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp; Giảm thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Duy trì đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp.

- Theo dõi, đôn đốc, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện chương trình số 34-CTr/TU ngày 15/12/2016 của Tỉnh ủy về đổi mới thu hút đầu tư trong giai đoạn 2016-2020; hỗ trợ các doanh nghiệp; chủ động tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu triển khai các nội dung về khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Theo dõi, đôn đốc, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình số 23-Ctr/TU ngày 16/8/2016 của Tỉnh ủy về huy động và phát huy các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020

7. Cục Hải quan tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Đảm bảo thời gian thông quan hàng hóa, tiếp tục giảm thời gian thực hiện theo lộ trình của Tổng cục Hải quan. Đẩy mạnh áp dụng hệ thống thông quan điện tử và áp dụng phương thức quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu.

8. Bảo hiểm xã hội Bình Dương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Rà soát, đơn giản thủ tục, hồ sơ, quy trình kê khai, thu, cấp số, thẻ và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện giao dịch điện tử trong kê khai, thu, chi và giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Nghiên cứu, đề xuất về đầu tư giáo dục, đảm bảo đúng quy định, hiệu quả, tránh dàn trải gây lãng phí. Rà soát, nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế xây dựng và mở rộng cơ sở đào tạo tại địa phương, đặc biệt là các cơ sở hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; tạo điều kiện thuận lợi cung ứng các dịch vụ giáo dục đào tạo theo cơ chế thị trường gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng.

- Hỗ trợ mở rộng các tổ chức giáo dục đào tạo chất lượng cao cho lực lượng lao động trong tương lai về sức khỏe, an sinh, công nghệ sinh học và công nghệ xanh. Chủ trì tham mưu, triển khai giải pháp nhằm nâng cao các hoạt động hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp.

10. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung thực hiện Đề án thành phố thông minh Bình Dương 2021, mô hình Ba nhà (nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp) theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tăng cường thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng vào cuộc sống thông qua các hoạt động hợp tác giữa chính quyền, các trường đại học và các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế thúc đẩy chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của trường đại học. Thành lập các quỹ hỗ trợ cho các sáng kiến nghiên cứu và phát triển. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích nhu cầu đổi mới công nghệ, nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp; khuyến khích các công ty nước ngoài hoạt động nghiên cứu và phát triển tại tỉnh Bình Dương.

- Thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng dịch vụ công trực tuyến phù hợp với cơ chế Hải quan một cửa; khắc phục tình trạng trùng lặp về yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ đối với các hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; cải thiện môi trường cho các công ty khởi nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp "phi công nghệ".

- Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp dựa trên tri thức và các doanh nghiệp khoa học công nghệ.

11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động đào tạo hợp tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục địa phương. Khuyến khích doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực đổi mới.

- Chủ trì tham mưu, triển khai giải pháp cải thiện, thống kê các chỉ số: Lao động có kiến thức trong các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức (Theo Danh mục Phân loại tiêu chuẩn nghề nghiệp Quốc tế (ISCO)); Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đào tạo chính thức cho nhân viên làm việc (% doanh nghiệp nói chung).

- Cập nhật nhu cầu của doanh nghiệp về nguồn nhân lực theo định hướng đổi mới, thực hiện các chương trình đào tạo doanh nhân, nhà quản lý và nhân viên.

12. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Tiếp tục triển khai Đề án đảm bảo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2017, tham mưu xây dựng Đề án giai đoạn 2018-2020.

- Chủ trì tham mưu, triển khai giải pháp cải thiện các chỉ số Truy cập ICT, Sử dụng ICT, Mức tham gia trực tuyến. Triển khai hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và viễn thông đến các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Nâng cấp Trung tâm dữ liệu của tỉnh với khả năng lưu trữ, dữ liệu lớn, hệ thống bảo mật an toàn dữ liệu, đảm bảo vận hành các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Thực hiện tuyên truyền các tài liệu, ấn phẩm về cơ chế, chính sách, tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Bình Dương, thông tin về các khu, cụm công nghiệm trên địa bàn tỉnh, các chương trình phổ biến công nghệ cho doanh nghiệp. Triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp, y tế, giáo dục, ngân hàng góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

- Thúc đẩy phát triển hạ tầng kết nối số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng; tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận, tham gia các chương trình trực tuyến của Chính phủ.

13. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực theo hướng đổi mới sáng tạo. Sửa đổi, bổ sung các chính sách đào tạo, thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp đặc điểm và ngân sách địa phương.

14. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động ngoại giao kinh tế, hợp tác với cơ quan ngoại giao Việt Nam ở các nước. Tổ chức định kỳ lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư, hội thảo gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại tỉnh Bình Dương, cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực đối ngoại, đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư và quan hệ đối ngoại.

- Tiếp tục phát huy tốt mối quan hệ với các đối tác quốc tế để thúc đẩy hợp tác quốc tế, đào tạo chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan đến giao dịch, thương mại quốc tế.

- Xây dựng cơ chế thúc đẩy vị thế quốc tế của Bình Dương thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế.

15. Công ty Điện lực Bình Dương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Thực hiện hiệu quả việc tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của khách hàng theo cơ chế một cửa; rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng giữa cơ quan nhà nước và điện lực trong giải quyết các thủ tục hành chính.

16. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp sinh thái, bảo vệ môi trường. Đề xuất giải pháp công khai hóa quỹ đất tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp đã có chủ trương. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các cơ chế hỗ trợ các sáng kiến mới thúc đẩy việc áp dụng công nghệ xanh, các nguồn năng lượng tái tạo; tiết kiệm năng lượng.

- Chủ trì tham mưu, triển khai giải pháp cải thiện chỉ số Bền vững sinh thái thuộc nhóm chỉ tiêu về Cơ sở hạ tầng trong Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Chủ trì tham mưu triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số về Tín dụng bao gồm Tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng, Tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân, Vay tài chính vi thuộc nhóm chỉ tiêu về Cơ sở hạ tầng trong Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Thực hiện Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Minh bạch hóa thông tin, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục tín dụng giúp doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận vốn vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện thanh toán điện tử trong thu nộp và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

18. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

- Xây dựng và ban hành danh mục các ngành nghề, dự án kêu gọi thu hút đầu tư. Đẩy mạnh các sáng kiến kinh doanh mới, áp dụng công nghệ số để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Xây dựng Chương trình hỗ trợ cho các dự án đổi mới công nghệ, dự án sáng tạo, khả năng tiếp cận trang thiết bị có hiệu suất cao, tiết kiệm, thân thiện môi trường.

- Xây dựng các chương trình định hướng các ngành cụ thể theo nhu cầu của thị trường. Xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mới. Tổ chức tài trợ các chương trình nâng cao nhận thức và đào tạo về các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho các ngành chiến lược của địa phương.

19. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Xây dựng Chương trình mời gọi đầu tư, mời gọi các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao.

20. Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Nghiên cứu thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giao thông vận tải, dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa.

21. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

22. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn, bền vững với môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới. Thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Hợp tác với các viện, trường đại học, trung tâm công nghệ cao nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp.

23. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế; triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng bệnh viện, trang thiết bị y tế; hợp tác đào tạo.

24. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Đẩy mạnh các hoạt động đầu tư có hiệu quả, trang thiết bị hiện đại và công nghệ mới, đặc biệt là hệ thống y tế công cộng và công nghệ thông tin và truyền thông nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Tiến hành rà soát, điều chỉnh kịp thời các quy hoạch để phù hợp với tình hình thực tế để tạo điều kiện cho nhà đầu tư tìm hiểu, quyết định lựa chọn lĩnh vực, địa điểm đầu tư, sản xuất kinh doanh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở các nhiệm vụ chủ yếu trong Kế hoạch, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ được giao và:

- Phối hợp, hỗ trợ các Bộ, ngành trong việc cung cấp thông tin, số liệu và thực hiện các biện pháp cải thiện chỉ số có liên quan.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đảm bảo tiến độ và hiệu quả mục tiêu đã đề ra.

- Chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tìm hiểu về phương pháp, cách tính và ý nghĩa của chỉ số Đổi mới sáng tạo (Chi tiết các cơ quan được phân công theo dõi trình bày tại Phụ lục kèm theo) đề xuất và thực hiện các biện pháp cải thiện các chỉ số ĐMST bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này.

2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, hoạt động và ý nghĩa của Kế hoạch này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp hiểu, tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện.

3. Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin để giúp các cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch cải thiện chỉ số có liên quan.

4. Chế độ báo cáo: Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 các tháng cuối quý) và hàng năm trước ngày 01 tháng 12, các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị được phân công đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, những vướng mắc, khó khăn phát sinh, gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Giao Sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ giao cho các Sở, Ban, ngành, doanh nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố tại Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh, đồng thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời những vấn đề phát sinh.

5. Yêu cầu các Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch này./.

 

 

Nơi nhận:
- VPCP, Bộ KHCN;
- TT TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành(20);
- CA tỉnh; TAND tỉnh; NHNN tỉnh;
- Các Cục: Thuế, Hải quan tỉnh;
- BHXH tỉnh;
- TTHCC tỉnh;
- Cty Điện lực BD;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PTTH; Báo BD; Cổng TTĐT tỉnh;
- LĐVP (Lượng, Huy), Dg, TH, CV;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Minh Hưng

 

PHỤ LỤC

KẾT QUẢ CHỈ SỐ NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA VIỆT NAM NĂM 2016 VÀ 2017; KIẾN NGHỊ VÀ PHÂN CÔNG THEO DÕI, THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CẢI THIỆN CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2091/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Chỉ Số/Chỉ tiêu thành phần

Kết quả năm 116

Kết quả năm 2017

Mục tiêu 2020*

Kiến nghị

Cơ quan chủ trì theo dõi/thực hiện

Điểm

Thứ hạng

Điểm

Thứ hạng

Điểm

Thứ hạng

 

 

 

Chỉ số Năng lực đổi mới sáng tạo

35,4

59

38.3

47

38.5

44

 

Tính toán thứ hạng và điểm số mục tiêu được xác định trên cơ sở điểm số của 7 trụ cột

1

Thể chế

51,7

93

52.8

87

Nhóm chỉ tiêu về Thể chế đạt tối thiểu 55 điểm

 

 

1.1

Môi trường chính trị

50

65

54.1

59

 

 

1

Đảm bảo ổn định và an ninh chính trị

62,8

66

64.1

59

Cần tiếp tục phát huy

Công an tỉnh

2

Nâng cao Hiệu lực chính phủ

37,3

72

44.1

68

Cần tiếp tục phát huy

Tất cả các đơn vị thuộc tỉnh

1.2

Môi trường pháp lý

51

106

48.9

103

 

 

1

Cải thiện Chất lượng các quy định pháp luật

30,1

103

29.4

100

Cần tập trung cải thiện

Sở Tư pháp chủ trì, các đơn vị phối hợp

2

Nâng cao hiệu quả Thực thi pháp luật

39,4

76

31.6

74

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Tư pháp chủ trì, các đơn vị phối hợp

3

Chi phí sa thải nhân công

24,6

101

24.6

101

Cần tập trung cải thiện

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

1.3

Môi trường kinh doanh

54,2

116

55.4

113

 

 

1

Tạo điều kiện thuận lợi cho khởi sự kinh doanh

81,3

88

81.8

92

Cần tập trung cải thiện

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2

Tạo thuận lợi trong giải quyết phá sản doanh nghiệp

35,8

103

35.1

105

Cần tập trung cải thiện

Tòa án nhân dân tỉnh

3

Tạo thuận lợi trong nộp thuế và BHXH

45,4

115

49.4

115

Cần tập trung cải thiện

Cục Thuế, Bảo hiểm Xã hội tỉnh

2

Nguồn nhân lực và nghiên cứu

30,1

74

31

70

Nhóm chỉ tiêu về Nguồn nhân lực và nghiên cứu đạt tối thiểu 31 điểm

 

 

2.1

Giáo dục

61

19

61.2

17

 

 

1

Chi tiêu cho giáo dục, % GDP

6,3

21

5.7

26

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Giáo dục và Đào tạo

2

Chi công/1 học sinh trung học, %GDP theo đầu người

-

-

-

-

Cần thống kê, thu thập dữ liệu

Sở Giáo dục và Đào tạo

3

Số năm đi học kỳ vọng

-

-

-

-

Cần thống kê, thu thập dữ liệu

Sở Giáo dục và Đào tạo

4

Điểm PISA đối với đọc, toán và khoa học

-

-

502

20

Cần tiếp tục phát huy

Sở Giáo dục và Đào tạo

5

Tỷ lệ học sinh/giáo viên trung học

-

-

-

-

Cần thống kê, thu thập dữ liệu

Sở Giáo dục và Đào tạo

2.2

Giáo dục đại học

28,3

84

27.8

86

 

 

1

Tỷ lệ tuyển sinh đại học

30,5

76

28.8

82

Cần tập trung cải thiện

Sở Giáo dục và Đào tạo

2

Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và kỹ thuật

22,4

39

22.4

40

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Giáo dục và Đào tạo

3

Tỷ lệ sinh viên nước ngoài học tập trong nước

0,1

103

0.1

103

Cần tập trung cải thiện

Sở Giáo dục và Đào tạo

2.3

Nguyên cứu và Phát triển

1,1

99

4.1

80

 

 

1

Nhà nghiên cứu, FTE (% 1 triệu dân)

-

-

674.8

58

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Khoa học và Công nghệ

2

Tổng chỉ cho R&D (GERD), %GDP

0,2

89

0.4

73

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Khoa học và Công nghệ

3

Chi R&D trung bình của 3 công ty hàng đầu có đầu tư ra nước ngoài (tỷ đô la)

0

45

0.0

43

Cần tiếp tục phát huy

Sở Khoa học và Công nghệ

4

Điểm trung bình của 3 trường đại học hàng đầu có trong xếp hạng QS đại học

0

73

0.0

75

Cần tập trung cải thiện

Sở Giáo dục và Đào tạo

3

Cơ sở hạ tầng

36,7

90

42.7

77

Nhóm chỉ tiêu về Cơ sở hạ tầng đạt tối thiểu 43 điểm

 

 

3.1

Công nghệ thông tin

41,3

82

52

75

 

 

1

Truy cập ICT

44,3

89

46

90

Cần tập trung cải thiện

Sở Thông tin và Truyền thông

2

Sử dụng lCT

30,1

78

35.1

77

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Thông tin và Truyền thông

3

Dịch vụ trực tuyến của chính phủ

41,7

78

57.2

72

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Thông tin và Truyền thông

4

Mức tham gia trực tuyến (online e- participation)

49

64

69.5

43

Cần tiếp tục phát huy

Sở Thông tin và Truyền thông

3.2

Cơ sở hạ tầng chung

34,5

65

39.8

52

 

 

1

Sản lượng điện, kWh/đầu người

1416

87

1553.1

84

Cần có giải pháp cải thiện

Điện lực Bình Dương

2

Hiệu quả logistics

3,2

46

42.2

63

Cần tập trung cải thiện

Sở Công thương

3

Tổng tư bản hình thành, %GDP

23,9

49

28.0

29

Cần tiếp tục phát huy

Tất cả các đơn vị thuộc tỉnh

3.3

Bền vững sinh thái

34,4

99

36.4

97

 

 

1

GDP/đơn vị năng lượng sử dụng

6,8

77

7.1

84

Cần tập trung cải thiện

Sở Công thương

2

Kết quả về môi trường

58,5

104

58.5

102

Cần tập trung cải thiện

Sở Tài nguyên và Môi trường

3

Số chứng chỉ ISO 14001/tỷ $PPP GDP

1,6

50

2.2

47

Cần tiếp tục phát huy

Sở Khoa học và Công nghệ

4

Trình độ phát triển của thị trường

43

64

52.8

34

Nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển của thị trường đạt tối thiểu 51 điểm

 

 

4.1

Tín dụng

38,1

48

59

17

 

 

1

Tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng

70

27

70

29

Cần có giải pháp cải thiện

Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Dương

2

Tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân, % GDP

100,3

25

111.9

22

Cần tiếp tục phát huy

Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Dương

3

Vay tài chính vi mô, % GDP

0,4

37

3.5

12

Cần tiếp tục phát huy

Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Dương

4.2

Đầu tư

22,9

125

30.5

109

 

 

1

Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số

45

97

53.3

80

Cần tiếp tục phát huy

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2

Giá trị vốn hóa các công ty niêm yết (%GDP)

24,7

56

26.8

54

Cần có giải pháp cải thiện

 

3

Số thương vụ đầu tư mạo hiểm

0

66

0.0

60

Cần tiếp tục phát huy

Sở Kế hoạch và Đầu tư

4.3

Thương mại, cạnh tranh, quy mô thị trường

68

44

68.9

41

 

 

1

Mức thuế quan áp dụng, bình quân gia quyền/ tất cả các sản phẩm (%)

3,5

63

3.1

69

Cần tập trung cải thiện

Sở Tài chính

2

Mức độ cạnh tranh trong nước

67,3

69

65.9

77

Cần tập trung cải thiện

Sở Công thương

3

Quy mô thị trường nội địa

512,6

35

594.9

34

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Công thương

5

Trình độ phát triển kinh doanh

30,6

72

29.4

73

Nhóm chỉ tiêu về Trình độ phát triển kinh doanh đạt tối thiểu 35 điểm

 

 

5.1

Lao động có kiến thức

27,8

93

23.3

102

 

 

1

Việc làm trong các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức (% tổng việc làm)

10,3

94

10.8

94

Cần tập trung cải thiện

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

2

Doanh nghiệp có hoạt động đào tạo chính thức (% doanh nghiệp nói chung)

43,5

31

22.2

69

Cần tập trung cải thiện

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

3

Phần chi R&D do doanh nghiệp thực hiện (% GDP)

0

68

0.2

52

Cần tiếp tục phát huy

Sở Khoa học và Công nghệ

4

Phần chi R&D do doanh nghiệp trang trải (% tổng chi cho R&D)

28,4

54

40.0

36

Cần tiếp tục phát huy

Sở Khoa học và Công nghệ

5

Lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (% tổng lao động)

6,6

75

7.4

72

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

5.2

Liên kết sáng tạo

22,2

101

20.8

100

Cần tập trung cải thiện

 

1

Hợp tác đại học - doanh nghiệp

37,8

86

38.9

76

Cần tiếp tục phát huy

Sở Giáo dục và Đào tạo

2

Quy mô phát triển của cụm công nghiệp

47

56

47.5

50

Cần tiếp tục phát huy

Sở Công thương

3

Chi R&D được tài trợ từ nước ngoài (% tổng chi cho R&D)

4

72

1.5

82

Cần tập trung cải thiện

Sở Khoa học và Công nghệ

4

Số thương vụ liên doanh liên kết chiến lược

0

42

0.0

65

Cần tập trung cải thiện

Sở Khoa học và Công nghệ

5

Số sáng chế nộp đơn tại 2 văn phòng (số lượng trên 1 tỷ $PPP GD P)

0

90

0.0

96

Cần tập trung cải thiện

Sở Khoa học và Công nghệ

5.3

Hấp thu tri thức

41,9

20

44.1

23

 

 

1

Trả tiền bản quyền (% tổng giao dịch thương mại)

-

-

-

-

Cần thống kê, thu thập dữ liệu

Sở Khoa học và Công nghệ

2

Nhập khẩu công nghệ cao (% tổng thương mại)

19,8

6

22.6

3

Cần tiếp tục phát huy

Sở Khoa học và Công nghệ

3

Nhập khẩu dịch vụ ICT (% tổng mậu dịch)

0,1

120

0.1

123

Cần tập trung cải thiện

Sở Thông tin và Truyền thông

4

Dòng vốn ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài (%GDP)

4,9

29

5.4

26

Cần tiếp tục phát huy

Sở Kế hoạch và Đầu tư

5

Số nhân viên nghiên cứu trong doanh nghiệp (đơn vị %, tính theo FTE, tính trên 1000 dân)

-

-

21.1

54

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Khoa học và Công nghệ

6

Sản phẩm kiến thức và công nghệ

31,9

39

35

28

Nhóm chỉ tiêu về Sản phẩm kiến thức và công nghệ đạt tối thiểu 33 điểm

 

 

6.1

Sáng tạo tri thức

6,8

80

8.0

73

 

 

1

Số đơn đăng ký sáng chế theo nước xuất xứ, trên 1 tỷ $PPP GDP

1

66

1.1

61

Cần tiếp tục phát huy

Sở Khoa học và Công nghệ

2

Đơn đăng ký sáng chế theo PCT, trên 1 tỷ $PPP GDP

0

81

0.0

100

Cần tập trung cải thiện

Sở Khoa học và Công nghệ

3

Đơn đăng ký giải pháp hữu ích theo nước xuất xứ, trên 1 tỷ $PPP GDP

0,5

34

0.6

35

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Khoa học và Công nghệ

4

Số công bố bài báo khoa học và kỹ thuật (trên 1 tỷ $PPP GDP)

5

95

5.6

94

Cần tập trung cải thiện

Sở Giáo dục và Đào tạo

5

Chỉ số H các bài báo được trích dẫn

133

58

10.6

58

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Giáo dục và Đào tạo

6.2

Tác động của tri thức

46,7

25

55.8

5

 

 

1

Tốc độ tăng năng suất lao động (GDP/người lao động)

4,5

10

6.9

1

Cần tiếp tục phát huy

Tất cả các đơn vị thuộc tỉnh

2

Mật độ doanh nghiệp mới

-

-

-

-

Cần thống kê, thu thập dữ liệu

Sở Kế hoạch và Đầu tư

3

Tổng chi cho phần mềm máy tính GDP

0,3

33

0.3

39

Cần có giải pháp cải thiện

Tất cả các đơn vị thuộc tỉnh

4

Số chứng chỉ ISO 9001, trên 1 tỷ $PPP GDP

7,4

47

7.5

48

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Khoa học và Công nghệ

5

Sản lượng ngành công nghệ cao và công nghệ trung bình cao (% tổng sản lượng sản xuất)

26,2

48

0.3

46

Cần tiếp tục phát huy

Sở Khoa học và Công nghệ

6.3

Lan tỏa tri thức

42,3

20

41.4

19

 

 

1

Tiền bản quyền tác giả, lệ phí, giấy phép (% tổng giao dịch thương mại)

-

-

-

-

Cần thống kê, thu thập dữ liệu

Sở Khoa học và Công nghệ

2

Xuất khẩu công nghệ cao (% tổng giao dịch thương mại)

22,5

4

26.8

4

Cần tiếp tục phát huy

Sở Khoa học và Công nghệ

3

Xuất khẩu dịch vụ ICT (% tổng mậu dịch)

0,1

119

0.1

122

Cần tập trung cải thiện

Sở Thông tin và Truyền thông

4

Dòng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (%GDP)

1,1

45

0.8

59

Cần tập trung cải thiện

Sở Kế hoạch và Đầu tư

7

Sản phẩm sáng tạo

32,6

52

34.8

52

Nhóm chỉ tiêu về Sản phẩm sáng tạo đạt tối thiểu 33 điểm

 

 

7.1

Tài sản vô hình

46,3

54

46.2

52

 

 

1

Đăng ký nhãn hiệu theo nước xuất xứ, trên 1 tỷ $PPP GDP

75,8

17

81.7

20

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Khoa học và Công nghệ

2

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo nước xuất xứ

3,4

36

3.3

33

Cần tiếp tục phát huy

Sở Khoa học và Công nghệ

3

Sáng tạo mô hình kinh doanh nhờ ICT

57,7

66

57.1

78

Cần tập trung cải thiện

Sở Thông tin và Truyền thông

4

Sáng tạo mô hình tổ chức nhờ ICT

53,4

65

54.2

61

Cần tiếp tục phát huy

Sở Thông tin và Truyền thông

7.2

Sản phẩm và dịch vụ sáng tạo

31,5

40

27.4

36

 

 

1

Xuất khẩu dịch vụ văn hóa và sáng tạo (% tổng giao dịch thương mại)

-

-

-

-

Cần thống kê, thu thập dữ liệu

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

2

Phim truyện quốc gia được sản xuất, tính trên 1 triệu dân độ tuổi từ 15-69 tuổi

1,2

68

0.2

98

Cần tập trung cải thiện

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

3

Thị trường giải trí và đa phương tiện toàn cầu

0,5

58

0.9

57

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

4

Sản lượng in ấn và xuất bản (% tổng sản lượng sản xuất)

1,3

49

0.7

81

Cần tập trung cải thiện

Sở Thông tin và Truyền thông

5

Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo (% tổng giao dịch thương mại)

5,1

9

6.0

7

Cần tiếp tục phát huy

Sở Khoa học và Công nghệ

7.3

Sáng tạo trực tuyến

6,4

72

19.3

64

 

 

1

Tên miền gTLDs, trên 1 nghìn dân số có độ tuổi từ 15-69 tuổi

2,7

70

2.6

70

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Thông tin và Truyền thông

2

Tên miền ccTLDs, trên 1 nghìn dân số có độ tuổi từ 15-69 tuổi

3,2

60

2.6

60

Cần có giải pháp cải thiện

Sở Thông tin và Truyền thông

3

Sửa mục từ Wikipedia hàng tháng (trên 1 triệu dân số có độ tuổi từ 15-69 tuổi)

267,7

95

4.9

64

Cần tiếp tục phát huy

Sở Thông tin và Truyền thông

4

Tải video lên Youtube, chia cho số dân trong độ tuổi từ 15-69 tuổi.

17,9

55

24.3

52

Cần tiếp tục phát huy

Sở Thông tin và Truyền thông

*Lưu ý: Các mức điểm tối thiểu phấn đấu đến năm 2020 căn cứ theo Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ, các điểm này được tính dựa trên kết quả bộ chỉ số ĐMST năm 2016, khi có sự sửa đổi, bổ sung từ phía Trung ương thì UBND tỉnh cũng sẽ chỉnh sửa cho phù hợp.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2091/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải thiện chỉ số Đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020 theo yêu cầu Nghị quyết 19-2017/NQ-CP

  • Số hiệu: 2091/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/08/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Đặng Minh Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/08/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản