Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2020/2003/QĐ-UB | Thái Nguyên, ngày 28 tháng 8 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH.
V/V BAN HÀNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (Sửa đổi).
- Căn cứ Quyết định số: 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về Một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
- Căn cứ Quy chế làm việc của UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số: 666/QĐ-UB, ngày 20/3/2000 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
- Căn cứ quyết định số 3768/QĐ-UB ngày 04/01/2001 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v Phê duyệt đề án: Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
- Theo đề nghị của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn sau khi đã được các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố thị xã thống nhất đề nghị.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn.
Điều 2: Giao cho sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành và đơn vị của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Ban hành kèm theo Quyết định số: 2020/2003/QĐ-UB.
Ngày 28 tháng 8 năm 2003 của tỉnh UBND tỉnh Thái Nguyên
a- Quy định này được áp dụng để khuyến khích phát triển và khuyến khích đầu tư phát triển các làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
b- Đối tượng: Là các hộ gia đình, cá nhân, tổ, tổ hợp tác, hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào sản xuất ở địa bàn nông thôn với các ngành nghề nông thôn được quy định tại Quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ. (sau đây gọi chung là cơ sở làng nghề nông thôn).
Ngoài các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn quy định tại Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng chính Phủ. Các cơ sở làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển làng nghề, mở rộng quy mô phát triển làng nghề truyền thống đã có còn được hưởng các chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn tại quy định này.
Điều 3: Chủ trương phát triển làng nghề nông thôn
a. Khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn sản xuất ra các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên vật liệu tự nhiên trong tỉnh (gỗ, mây, tre, lá, lâm thổ sản, thực phẩm, vật liệu....) được hưởng các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh.
b- Khuyến khích, tạo điều kiện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, nhất là nghề truyền thống và các ngành nghề: chế biến, bảo quản nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông thôn, xử lý, chế biến vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
c- Khuyến khích phát triển các cơ sở làng nghề ở nông thôn để thu hút được số lao động dư thừa, lao động nhàn rỗi theo mùa vụ ở nông thôn.
II. ƯU ĐÃI - HỖ TRỢ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN
Điều 4: Ưu đãi, hỗ trợ giá thuê đất và thành lập cơ sở làng nghề.
1. Các cơ sở làng nghề nông thôn đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển sản xuất.
2. Các cơ sở làng nghề nông thôn có nhu cầu sử dụng đất để di dời các cơ sở sản xuất cũ chật hẹp, ô nhiễm môi trường hoặc có nhu cầu thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất mới, để bảo vệ, chăm sóc, phục hồi, gây trồng vùng nguyên liệu thì được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ưu tiên cho thuê đất với mức giá thuê đất thấp nhất trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã.
3. Được miễn 100% tiền thuê đất trong 6 năm và 50% trong 9 năm tiếp theo để phát triển cơ sở làng nghề mới ở nông thôn. Đối với các cơ sở làng nghề truyền thống đã có, được giảm 50% tiền thuê đất trong 5 năm để mở rộng quy mô và phát triển sản xuất. Đối với ngành nghề chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, Dự án đầu tư vào vùng khó khăn, tùy theo quy mô, số lượng lao động, trình độ công nghệ, mức độ tiêu thụ nguyên liệu được ngân sách tỉnh hỗ trợ không quá 20% giá trị đền bù thiệt hại về đất.
4. Tiền cho thuê đất được để lại ngân sách xã để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương theo quy định của Luật ngân sách.
5. Cơ sở làng nghề nông thôn mới thành lập, có từ 50 lao động trở lên, có thu nhập ổn định được ngân sách tỉnh hỗ trợ 3 triệu đồng / một cơ sở làng nghề để khuyến khích làng nghề phát triển.
Điều 5: Nguyên liệu phục vụ sản xuất.
1. Ưu tiên đầu tư cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, nông, lâm, thủy sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ, ổn định cho cơ sở làng nghề nông thôn phát triển.
2. Ưu tiên cấp giấy phép khai thác và sử dụng theo quy định của pháp luật cho các tổ chức và cá nhân trong làng nghề có nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
3. Đối với nguyên liệu là tài nguyên rừng, ưu tiên chỉ tiêu trong kế hoạch được khai thác từ rừng tự nhiên cho các cơ sở làng nghề nông thôn. Khuyến khích sử dụng nguyên liệu từ rừng trồng. Đối với các sản phẩm lâm nghiệp không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, thì khi xuất khẩu cơ sở làng nghề không phải khai báo về nguồn gốc nguyên liệu.
4. Được miễn 100% thuế tài nguyên đối với các loại nguyên liệu khai thác tại chỗ để phục vụ cho phát triển sản xuất của cơ sở làng nghề nông thôn.
5. Hỗ trợ 40% gia giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn thuộc chương trình, đề án, dự án phát triển vùng nguyên liệu cho cơ sở làng nghề nông thôn và 100% kinh phí tập huấn kĩ thuật trồng, chăm sóc cây nguyên liệu theo hướng dẫn số 2698/TC-HDTT của Bộ Tài chính ngày 19/10/1994 về một số mức chi phí phục vụ cho công tác khuyến nông, lâm, ngư.
1. Các cơ sở làng nghề nông thôn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Quyết định số 4456/2001/QĐ-UB ngày 16 tháng 11 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các cơ sở làng nghề nông thôn được vay vốn của các tổ chức tín dụng và các nguồn tín dụng ưu đãi khác do địa phương và Nhà nước quy định dưới hình thức bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội theo Điều 26 của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
1- Các cơ sở làng nghề nông thôn được miễn giảm thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên.
- Miễn 5 năm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 60% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng phát triển các cơ sở làng nghề ở nông thôn.
2- Các cơ sở làng nghề nông thôn thực hiện việc đóng góp phí và lệ phí theo quy định tại Nghị định số: 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 cua Chính phủ bãi bỏ và nghiêm cấm việc thu các loại phí và lệ phí trái pháp luật đối với cơ sở làng nghề nông thôn
Điều 8: Thông tin, thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
1. Nhà nước tạo điều kiện để các cơ sở làng nghề nông thôn được tiếp cận với các thông tin về thị trường, giá cả, quy cách và tiêu chuẩn sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
2. Các cơ sở làng nghề nông thôn được giảm 50% chi phí thuê diện tích gian hàng tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thanh toán khoản giảm giá trên cho doanh nghiệp kinh doanh hội chợ triển lãm (thủ tục thanh theo thông tư số 84/2002/TT-BTC ngày 26/9/220 của Bộ tài chính). Ngoài ra còn được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 1/3 chi phí cho các cơ sở làng nghề nông thôn và nghệ nhân tham gia giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài do Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định cho từng trường hợp cụ thể.
Điều 9: Khoa học công nghệ và môi trường.
1. Sở khoa học công nghệ hàng năm dành một khoản kinh phí cho việc nghiên cứu, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và hướng dẫn việc áp dụng các loại công nghệ phù hợp để nâng cao giá trị sản phẩm của cơ sở làng nghề nông thôn.
2. Nhà nước khuyến khích cơ sở làng nghề nông thôn nhập máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến để hiện đại hóa sản xuất.
3. Các cơ sở làng nghề nông thôn thực hiện đầu tư công nghệ xử lý chất thải, thực hiện việc di chuyển cơ sở gây ô nhiễm đến địa điểm thích hợp để bảo đảm vệ sinh môi trường thì được hỗ trợ, được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ và Quyết định số 4456/2001/QĐ-UB ngày 16/11/2001 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
4. Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 20 triệu đồng phí chuyển giao công nghệ đối với các cơ sở làng nghề nông thôn, để chế biến, tiêu thụ sản phẩm của nông thôn làm ra để sản xuất ra các loại sản phẩm xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Điều 10. Về chất lượng sản phẩm.
1. Các cơ sở làng nghề nông thôn tự chịu trách nhiệm đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra.
2. Các cơ sở làng nghề nông thôn phải không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trong nước và xuất khẩu.
3. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển cơ sở làng nghề nông thôn có trách nhiệm đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu sản phẩm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí đăng kí thương hiệu sản phẩm hàng hóa, chất lượng sản phẩm theo hệ thống IMS nếu cơ sở làng nghề có nhu cầu.
1. Các địa phương thuê các chuyên gia giỏi, nghệ nhân về địa phương dạy nghề mới, truyền nghề ở nông thôn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí theo chế độ hiện hành.
2. Khuyến khích người thợ giỏi phấn đấu trở thành nghệ nhân, tôn vinh và khen thưởng những nghệ nhân có thành tích trong sự nghiệp phát triển làng nghề nông thôn của tỉnh.
3. Các cơ sở làng nghề nông thôn có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân có trình độ kĩ thuật cao về phục vụ cho làng nghề được ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 500.000 đồng / người (năm trăm ngàn đồng / người).
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a- Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy định này. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan: Kế hoạch Đầu tư, giao thông, điện lực, giáo dục - Đào tạo, Y tế quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ phát triển cơ sở làng nghề nông thôn.
c- Chủ trì, phối hợp với các sở, Ban, Ngành liên quan: Công nghiệp, Khoa học công nghệ, Thương mại - Du lịch; Liên minh Hợp tác xã triển khai công tác khuyến nông về chế biến nông lâm sản ngành nghề nông thôn, cung cấp thông tin về thị trường, trao đổi kinh nghiệm quản lý, tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở làng nghề nông thôn.
d- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan: Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ quản lý sản xuất, kinh doanh cho các cơ sở làng nghề nông thôn.
2. Sở Thương mại - Du lịch chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các chính sách giúp các làng nghề nông thôn tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu với các thủ tục đơn giản và mức thuế ưu đãi nhất. Thường xuyên cung cấp các thông tin về giá cả, nhu cầu về các loại sản phẩm của thị trường trong và ngoài nước cho các cơ sở làng nghề nông thôn.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ sở làng nghề nông thôn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ giá thuê đất và xử lý môi trường nông thôn.
4. Liên minh Hợp tác xã tham gia với các Sở, Ban, Ngành có liên quan tuyên truyền và giúp đỡ các làng nghề nông thôn thực hiện quy hoạch, kế hoạch và các chính sách của Nhà nước về phát triển làng nghề ở nông thôn.
5- Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng dẫn cơ sở làng nghề nông thôn biết thủ tục vay vốn đơn giản, thông báo công khai, có hình thức cho vay thích hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở làng nghề nông thôn vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất thấp nhất.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:
a- Quy hoạch chi tiết phát triển các cơ sở làng nghề nông thôn, chỉ đạo cấp cơ sở lập các dự án phát triển cơ sở làng nghề nông thôn một cách cụ thể.
b- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho phát triển cơ sở làng nghề nông thôn; chỉ đạo xây dựng các cụm tiểu, thủ công nghiệp quy mô nhỏ để tạo điều kiện cho các cơ sở làng nghề nông thôn phát triển.
c- Chỉ đạo các địa phương và cơ sở làng nghề nông thôn bảo đảm trật tự, an ninh, bảo vệ sản xuất, vệ sinh môi trường trên địa bàn.
d- Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các cơ sở làng nghề nông thôn. Trực tiếp xem xét giải quyết chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở làng nghề nông thôn. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trong kì kế hoạch ngân sách hàng năm.
1. Quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định ban hành.
2. Các Sở, Ban, Ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình, hướng dẫn thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách tại quy định này. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phát sinh phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xử lý.
- 1Quyết định 02/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 3Quyết định 22/2020/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4Quyết định 13/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định kèm theo Quyết định 32/2019/QĐ-UBND quy định về công nhận, quản lý và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Quyết định 19/2020/QĐ-UBND quy định về nội dung và mức hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 6Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 02/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2019
- 3Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 3Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 4Nghị định 178/1999/NĐ-CP về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
- 5Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 7Thông tư 84/2002/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 22/2020/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 9Quyết định 13/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định kèm theo Quyết định 32/2019/QĐ-UBND quy định về công nhận, quản lý và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 10Quyết định 19/2020/QĐ-UBND quy định về nội dung và mức hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 2020/2003/QĐ-UB về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 2020/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/08/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Hứa Đức Nhị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra