Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1955/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;

Căn cứ Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;

Căn cứ văn bản số 1511/LĐTBXH-BHXH ngày 04/5/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

Căn cứ Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND Thành phố về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Liên Sở: Lao động Thương binh và Xã hôi - Tải chính tại Tờ trình số 1453/TTr LS:LĐTBXH-TC ngày 11/5/2020 về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc, nội dung, điều kiện hỗ trợ thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Mức chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Đối với các đối tượng người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo thực hiện theo Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND Thành phố về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 của thành phố Hà Nội.

Giao Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt danh sách đối tượng và kinh phí hỗ trợ các đối tượng trên địa bàn Thành phố.

Điều 2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục:

Thực hiện hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và cụ thể hóa trên địa bàn Thành phố như sau:

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

a. Doanh nghiệp lập, hoàn thiện hồ sơ và lấy xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (đối với doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở), cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1,2, Điều 2, Chương I Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở qua Phòng LĐTB&XH để thẩm định và phê duyệt, bao gồm:

- Danh sách đã có xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (đối với đơn vị có tổ chức công đoàn hoạt động) và cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương của lao động có tên trong danh sách.

- Bản sao Báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm 2020 và các giấy tờ chứng minh tài chính khác của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp gửi hồ sơ xét duyệt hằng tháng, thời hạn gửi hồ sơ xét duyệt cuối cùng chậm nhất là ngày 15/7/2020.

c. Trong 03 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ như sau:

- Phòng LĐTB&XH chủ trì phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế tổ chức thẩm định hồ sơ và trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

- Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d. Sau khi ban hành Quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện giao Phòng LĐTB&XH tổ chức chi trả cho doanh nghiệp trong thời gian 02 ngày làm việc.

đ. Trong thời gian 05 ngày làm việc, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động, tổng hợp hồ sơ chứng từ theo quy định gửi Phòng LĐTB&XH.

2. Hỗ trợ hộ kinh doanh

a. Hộ kinh doanh cá thể lập hồ sơ đề nghị gửi UBND cấp xã, hồ sơ gồm có:

- Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số: 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Bản sao Thông báo nộp thuế theo Mẫu số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.

- Thời gian hộ kinh doanh gửi hồ sơ xét duyệt chậm nhất là ngày 15/7/2020.

b. Trong 05 ngày, UBND cấp xã:

- Căn cứ vào đơn đề nghị và Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 31/3/2020, Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 28/4/2020 của Chủ tịch UBND Thành phố; UBND cấp xã xác nhận vào đơn của từng Hộ gia đình đề nghị. Nội dung xác nhận: đúng đối tượng, thời gian tạm ngừng kinh doanh.

- Niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã (thời gian niêm yết trong vòng 02 ngày làm việc).

- Tổng hợp báo cáo gửi Chi cục Thuế (theo Biểu số 01 hành kèm theo Quyết định này).

c. Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với Phòng Tai chính - Kế hoạch, Phòng LĐTB&XH rà soát, thẩm định, tổng hợp danh sách trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

d. Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời hộ kinh doanh bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ. Sau khi ban hành Quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện giao UBND cấp xã tổ chức chi trả cho các hộ kinh doanh cá thể trong thời gian 03 ngày làm việc.

3. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

a. Người lao động lập hồ sơ gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp, hồ sơ gồm có:

- Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Bản sao sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan BHXH về BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, trường hợp không có sổ BHXH thì người lao động nêu rõ lý do trong giấy đề nghị.

- Thời gian người lao động gửi hồ sơ xét duyệt chậm nhất là ngày 30/7/2020.

b. Trong 05 ngày làm việc, UBND cấp xã rà soát và xác nhận mức thu nhập của người lao động, tổng hợp danh sách trình UBND cấp huyện như sau:

- Thành lập Hội đồng xét duyệt (sau đây gọi tắt là Hội đồng) gồm: Chủ tịch UBND cấp xã - Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch UBND cấp xã phụ trách Văn hóa xã hội - Phó Chủ tịch Hội đồng; các thành viên gồm: Lãnh đạo MTTQ, Trưởng Công an, công chức LĐTB&XH, Trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư, Tổ trưởng dân phố hoặc Trưởng thôn, cảnh sát khu vực, công chức Tài chính - Kế toán,

- Hội đồng cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách (theo Biểu số 02 kèm theo Quyết định này) trình UBND cấp xã ký xác nhận gửi UBND cấp huyện qua Phòng LĐTB&XH (kèm theo biên bản họp Hội đồng).

c. Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ như sau:

- Phòng LĐTB&XH chủ trì, phối hợp BHXH, Phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

- Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời người lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d. Sau khi ban hành Quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện giao UBND: cấp xã tổ chức chi trả cho người lao động trong thời gian 03 ngày làm việc.

4. Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm

a. Người lao động (theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm) lập hồ sơ gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hằng tháng, hồ sơ gồm có:

- Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Bản photo hộ khẩu thường trú hoặc Giấy tạm trú.

- Người lao động có nơi thường trú và nơi tạm trú không trong phạm vi một xã, phường, thị trấn, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định này và ngược lại (theo Biểu số 03 kèm theo Quyết định này).

- Thời gian người lao động gửi hồ sơ xét duyệt chậm nhất là ngày 15/7/2020.

b. Trong 05 ngày làm việc, UBND cấp xã rà soát và tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện như sau:

- Thành lập Hội đồng xét duyệt (sau đây gọi tắt là Hội đồng) gồm: Chủ tịch UBND cấp xã - Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch UBND cấp xã phụ trách Văn hóa xã hội - Phó Chủ tịch Hội đồng; các thành viên gồm: công chức LĐTB&XH, công chức tư pháp hộ tịch, Lãnh đạo MTTQ, Trưởng Công an; Trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư, tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn, cảnh sát khu vực (Trường hợp có đối tượng bán vé số lưu động mời Chi nhánh Xổ số kiến thiết quận, huyện, thị xã tham gia).

- Hội đồng cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ.

- UBND cấp xã công khai với cộng đồng dân cư, niêm yết công khai danh sách tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa thôn, khu dân cư, tổ dân phố (nếu có), trang thông tin gồm tin của xã, phường, thị trấn (nếu có) trong 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện (theo Biểu số 04 kèm theo Quyết định này) gửi UBND cấp huyện qua Phòng LĐTB&XH (kèm theo biên bản họp Hội đồng).

c. Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ như sau

- Phòng LĐTB&XH chủ trì, phối hợp Công an huyện, phòng Tư pháp, phòng Tài chính Kế hoạch tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

- Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d. Sau khi ban hành Quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện giao UBND cấp xã tổ chức chi trả cho người lao động trong thời gian 03 ngày làm việc.

5. Người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.

a. Người sử dụng lao động lập, hoàn thiện hồ sơ và lấy xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (đối với doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở) theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Chương VI Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Người sử dụng lao động gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân) qua Phòng LĐTB&XH để thẩm định và phê duyệt, hồ sơ gồm có:

- Đề nghị xác nhận đối tượng hưởng chính sách vay vốn để trả lương ngừng việc theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng chính phủ.

- Danh sách đã có xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có).

- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/ hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).

- Bản sao báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm 2020 (đối với doanh nghiệp và tổ chức).

- Chậm nhất ngày 05 hàng tháng, người sử dụng lao động gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện (riêng tháng 5 chậm nhất là ngày 20 tháng 5); thời hạn gửi hồ sơ xét duyệt cuối cùng chậm nhất là ngày 05/7/2020.

c. Trong 05 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách như sau:

- Phòng LĐTB&XH chủ trì phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch, chi cục Thuế, Bảo hiểm xã hội, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện tổ chức thẩm định hồ sơ và trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách đề nghị được vay.

- Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách theo mẫu số 13, mẫu số 14 ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ gửi Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và người sử dụng lao động. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện phê duyệt cho vay và tổ chức giải ngân theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.

6. Đối tượng tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thực hiện theo văn bản số 1511/LĐTBXH-BHXH ngày 04/5/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Điều 3. Nguồn kinh phí, công tác lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ:

1. Nguồn kinh phí

a) Đối với kinh phí ngân sách hỗ trợ trực tiếp các đối tượng:

Các quận, huyện, thị xã chủ động tạm sử dụng ngân sách của quận, huyện, thị xã (50% dự phòng ngân sách, nguồn cải cách tiền lương còn dư, nguồn tài chính hợp pháp khác) để kịp thời chi trả cho các đối tượng thụ hưởng; trường hợp khó khăn về nguồn kinh phí, UBND huyện, thị xã kịp thời báo cáo UBND Thành phố (thông qua Sở Tài chính) để Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố xem xét, bố trí kinh phí thực hiện từ ngân sách cấp Thành phố.

Sau khi hoàn thành công tác chi trả kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng, UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp kinh phí thực hiện, gửi kèm các quyết định phê duyệt danh sách đối tượng và kinh phí hỗ trợ về Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chậm nhất ngày 10/8/2020. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND Thành phố, thống nhất Thường trực HĐND Thành phố quyết định về kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện chính sách theo quy định.

b. Kinh phí hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động được đảm bảo từ các nguồn tài chính hợp pháp của Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến thiết Thủ đô theo khoản 3, Điều 7 Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

c. Đối tượng là người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động (Nguồn vốn theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg).

2. Lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ

(1) Đối với kinh phí hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động

- Căn cứ quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ của Chủ tịch UBND cấp huyện; Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến thiết Thủ đô có trách nhiệm chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của phòng Lao động TĐ&XH; Phòng Lao động TB&XH chuyển đến tài khoản tiền gửi của UBND cấp xã thực hiện chi trả cho người bán lẻ xổ số lưu động.

- Sau khi hoàn thành chi trả tiền hỗ trợ, UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ chứng từ chuyển về Phòng LĐTB&XH để tổng hợp gửi Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến thiết Thủ đô lưu trữ, quyết toán theo quy định; phòng LĐTB&XH, UBND cấp xã lưu bộ hồ sơ photo gồm: Quyết định phê duyệt danh sách, danh sách ký nhận tiền của đối tượng, đơn xin hỗ trợ của đối tượng và các giấy tờ hợp pháp khác liên quan.

(2) Đối với kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng từ ngân sách (trừ người bán lẻ xổ số lưu động)

- Căn cứ quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ của Chủ tịch UBND cấp huyện; phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu trình UBND cấp huyện bố trí dự toán kinh phí chi hỗ trợ cho các đối tượng, giao phòng LĐTB&XH (đối với kinh phí hỗ trợ người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương), bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã (đối với kinh phí hỗ trợ các đối tượng còn lại).

- Trên cơ sở quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ và dự toán được giao; Phòng LĐTB&XH thực hiện thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ (người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương) theo quy định.

- Căn cứ dự toán bổ sung có mục tiêu, quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; UBND cấp xã bố trí dự toán và thanh quyết toán cho các đối tượng còn lại (ngoài đối tượng do phòng LĐTB&XH trực tiếp chi trả hỗ trợ) theo quy định. Định kỳ hàng tháng, UBND cấp xã tổng hợp báo cáo kinh phí hỗ trợ gửi phòng Tài chính - Kế hoạch và phòng LĐTB&XH.

- Phòng LĐTB&XH phối hợp phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp kinh phí hỗ trợ các đối tượng trình UBND cấp huyện báo cáo Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố về kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện chính sách theo quy định.

- Riêng việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội, được thực hiện theo quy trình đã thực hiện khi triển khai Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ các đối tượng người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội.

Điều 4. Trách nhiệm các cơ quan liên quan:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc các quận, huyện, thị xã tổ chức việc hỗ trợ theo quy định đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch; kịp thời tổng hợp, hướng dẫn các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương, đơn vị, kịp thời xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện tại các phiên họp thường kỳ hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND Thành phố.

- Đầu mối tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách trên cơ sở danh sách đối tượng được hỗ trợ đã được Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố phê duyệt kinh phí triển khai thực hiện.

- Tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.

2. Sở Tài chính

- Tham mưu nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ.

3. Bảo hiểm xã hội Thành phố

- Xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 1, Khoản 3 Điều 2, Điều 5 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xác nhận việc đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các trường hợp người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

- Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã phối hợp với các cơ quan liên quan xác nhận, thẩm định hồ sơ theo quy định.

- Triển khai thực hiện các quy định về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo văn bản số 1511/LĐTBXH-BHXH ngày 04/5/2020 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội.

4. Cục thuế thành phố Hà Nội

- Tuyên truyền cho các hộ kinh doanh nắm rõ chính sách hỗ trợ và các trình tự, thủ tục theo quy định.

- Chỉ đạo các Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND cấp huyện theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.

- Tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 hàng tháng.

5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội

Hỗ trợ Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố xác nhận nợ xấu của các doanh nghiệp để đảm bảo điều kiện cho vay.

6. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố

- Hướng dẫn Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện theo quy định.

- Hướng dẫn Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện phê duyệt cho vay khi nhận đủ hồ sơ vay vốn theo quy định và Quyết định phê duyệt của UBND cấp huyện. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.

- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính về kết quả thực hiện trước ngày 15 hàng tháng.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình của trung ương và địa phương tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi chính sách.

8. Kho bạc Nhà nước Hà Nội

Căn cứ danh sách được duyệt và dự toán kinh phí được giao, Kho bạc Nhà nước phối hợp các đơn vị thực hiện rút dự toán kịp thời, đảm bảo thời gian và thực hiện kiểm soát chi theo đúng quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

9. Công an Thành phố

Chỉ đạo Công an quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn triển khai các nhiệm vụ có liên quan trên địa bàn.

10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Khẩn trương chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ có liên quan tại Văn bản này; Làm tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

- Thẩm định, ban hành Quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo thực hiện chi trả cho các đối tượng theo quy định.

- Rà soát danh sách, kinh phí thực hiện chính sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, phối hợp Sở Tài chính trình UBND Thành phố phê duyệt kinh phí triển khai thực hiện.

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chế độ, chính sách của nhà nước đến người dân và đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan xử lý những vướng mắc phát sinh.

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung tại Quyết định này.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND Thành phố về tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ theo đúng quy định, đảm bảo đúng nguyên tắc, đối tượng, công khai, minh bạch, kịp thời, không để tiêu cực, lợi dụng, trục lợi chính sách.

- Phối hợp với MTTQ các cấp thực hiện giám sát theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Định kỳ hàng tuần báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc khó khăn, báo cáo UBND Thành phố qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định.

11. Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến thiết Thủ đô

- Đảm bảo kịp thời kinh phí hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động theo khoản 3, Điều 7 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo Chi nhánh xổ số kiến thiết các quận, huyện, thị xã phối hợp với UBND các phường, xã, thị trấn xét duyệt đối tượng đề nghị hỗ trợ là người bán vé số lưu động.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố

Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp bằng nhiều hình thức hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

13. Đề nghị Liên đoàn Lao động Thành phố

Chỉ đạo công đoàn các cấp chủ động phối hợp thực hiện, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động và việc chi trả chế độ cho người lao động theo quy định.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tại Điều 4 Quyết định này; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Các Đ/c Phó Bí thư Thành ủy;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c PCT HĐND, UBND TP;
- Ban KTNS, VHXH HĐNDTP;
- Ủy ban MTTQ Thành phố;
- Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo TU;
- Các đoàn thể chính trị Thành phố;
- VPUB: PVP Đ.H.Giang, V.T.Anh, các phòng: KGVX, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KGVK.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 


THÀNH PHỐ

QUẬN/HUYỆN

XÃ/PHƯỜNG

Biểu số 01

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC HỘ KINH DOANH NỘP ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG HỖ TRỢ THEO NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ

(Kèm theo Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 12 tháng 05 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

STT

MST

Tên HKD

Địa chỉ kinh doanh

Ngành nghề KD

Xác nhận của UBND xã/phường về thời gian tạm ngừng kinh doanh (Từ ngày... đến ngày ....)

Đối tượng

Ghi chú

Được hỗ trợ (Tích x)

Không được hỗ trợ (Tích x)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký tên, đóng dấu)

Hà Nội, ngày …tháng …năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG...
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Biểu số 02

ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN .......
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH
NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ CHẤM DỨT HĐLĐ, HĐLV NHƯNG KHÔNG ĐỦ KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

(Kèm theo Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 12 tháng 05 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

STT

Họ và tên

Năm sinh

Số CMND, thẻ căn cước

Địa chỉ thường trú

Địa chỉ tạm trú (nếu có)

Tham gia BHXH (nếu có Sổ BHXH không ghi cột (2)

Nơi Làm việc trước khi chấm dứt HĐLĐ, HĐLV

Thu nhập chính hiện nay (đơn vị tính 1000đ)

Hỗ trợ qua hình thức

Số sổ

(1)

Xác nhận của quan BHXH

(2)

Chuyển khoản ngân hàng

Bưu điện

Trực tiếp

Nam

Nữ

Tên tài khoản

Số TK

Ngân hàng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký tên, đóng dấu)

TM. UBND xã, phường, thị trấn ...
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu số 04

ỦY BAN NHÂN DÂN
xã, phường, thị trấn…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH
NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG BỊ MẤT VIỆC LÀM

THÁNG … NĂM 2020

(Kèm theo Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 12 tháng 05 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

STT

Họ và tên

Năm sinh

Số CMND, thẻ căn cước nếu có

Địa chỉ thường trú

Địa chỉ tạm trú (nếu có)

Số thẻ BHYT

Công việc chính (ghi tên theo ngành nghề tại điểm c khoản 1, 7

Nơi Làm việc trước khi mất việc (*)

Thu nhập chính hiện nay (đơn vị tính 1000đ)

Hỗ trợ qua hình thức

Chuyển khoản ngân hàng

Bưu điện

Trực tiếp

Nam

Nữ

Tên tài khoản

Số TK

Ngân hàng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký tên, đóng dấu)

TM. UBND xã, phường, thị trấn ...
(Ký tên, đóng dấu)

 

Biểu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN

Về việc không đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 42/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ tại nơi thường trú/tạm trú

(Kèm theo Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 12 tháng 05 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Kính gửi: Ủy ban nhân dân (xã/phường/thị trấn) ................

1. Tên tôi là:................................................. Ngày, tháng, năm sinh:..................... /...... /

2. Dân tộc:..................... ....................... Giới tính: ..........

3. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số:

Ngày cấp: ....../.......................... /....................... Nơi cấp:.................... .

4. Nơi ở hiện tại:........................................... ...................................................................

Nơi thường trú:

Nơi tạm trú:

Điện thoại liên hệ:

5. Số sổ bảo hiểm xã hội (nếu có): ................................... số thẻ bảo hiểm y tế:

Tôi đề nghị UBND xã, (phường, thị trấn)................................. xác nhận Tôi không đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ tại UBND (phường, thị trấn).................................................... để tôi được nhận hỗ trợ tại UBND xã (phường, thị trấn)

Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

Ngày ….tháng....năm 2020
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

....ngày................. tháng....năm 2020
UBND xã, phường, thị trấn ……
(Ký tên, đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1955/QĐ-UBND năm 2020 về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 1955/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/05/2020
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Đức Chung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản