Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1955/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;

Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;

Căn cứ Quyết định 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 48/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về nội dung chi và mức chi hoạt động khuyến nông trên địa bàn Thành phố;

Xét ý kiến của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 413/TTr-SNN ngày 08 tháng 3 năm 2016 về phê duyệt “Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở - ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố để triển khai “Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020”.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Du lịch, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận 9, 12, Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TTUB : CT, các PCT;
- VPUB: các PVP;
- Các Phòng CV, TTCB
- Lưu: VT, (CNN-Tg) MH

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Liêm

 

CHƯƠNG TRÌNH

QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)

Phần I

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG GÂY NUÔI CÁ SẤU, ĐỘNG VẬT HOANG DÃ GIAI ĐOẠN 2011- 2015

Chương trình phát triển, kiểm soát động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3328/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011; Chương trình phát triển cá sấu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3329/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011. Với mục tiêu tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã theo quy định của pháp luật; riêng đàn cá sấu phấn đấu đến năm 2015 đạt 190.000 con, đảm bảo chọn giống thuần chủng, nâng cao chất lượng đàn, nâng cao chất lượng nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; nâng cao kỹ thuật thuộc da và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ người nuôi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm, tăng giá trị sử dụng đất trong khu vực nông thôn ngoại thành.

Thông qua việc tăng cường các biện pháp quản lý và bằng các giải pháp hỗ trợ cụ thể của Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động gây nuôi, kết quả thể hiện qua thực trạng tình hình tổ chức sản xuất, phát triển đàn, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong những năm qua.

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

1. Công tác quản lý

Công tác quản lý đối với trại nuôi đã được tăng cường, Chi cục Kiểm lâm đã ban hành và phổ biến công khai quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận trại nuôi, khai báo biến động tăng giảm, xác nhận nguồn gốc vật nuôi. Về mặt tổ chức thực hiện, Chi cục đã phân cấp cho đơn vị cơ sở quản lý trên từng địa bàn, quan tâm trang bị cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ sở, phân công cán bộ vững nghiệp vụ, có kiến thức chuyên môn, nhiệt tình để giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân gây nuôi động vật hoang dã. Qua đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, mọi biến động tăng, giảm đàn của từng trại nuôi luôn được cập nhật, theo dõi kịp thời; đồng thời tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động gây nuôi động vật hoang dã. Đến nay, đã có 100% tổ chức, hộ nuôi được cấp Giấy chứng nhận trại nuôi và mở sổ theo dõi khai báo nhập, xuất động vật hoang dã.

2. Công tác kiểm tra, kiểm soát

- Công tác kiểm soát ngăn chặn hành vi vận chuyển, mua bán, cất giữ, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép cũng được tăng cường, về tổ chức lực lượng đã tăng thêm một tổ công tác cơ động để tăng tần suất hoạt động kiểm tra trên các trục đường thường xuất hiện những điểm mua bán động vật hoang dã trái phép. Ngoài ra, nhằm tăng cường sự chủ động đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về mua bán, kinh doanh, vận chuyển, nuôi nhốt, cất giữ động vật hoang dã trái với quy định của pháp luật, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như: Cảnh sát bảo vệ môi trường, An ninh sân bay Tân Sơn Nhất, Công an, Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng của các quận, huyện để tổ chức những đợt kiểm tra tại các khu vực trọng điểm mua bán, cất giữ, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã; các nhà hàng, quán ăn có quảng cáo và món ăn chế biến từ động vật hoang dã không có nguồn gốc hợp pháp.

Trong 5 năm qua đã thu được những kết quả đáng kể:

- Phát hiện lập biên bản, xử lý 236 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; tịch thu tang vật gồm: 11.033 kg và 6.155 cá thể là động vật hoang dã thông thường và 197 cá thể thuộc loài quý, hiếm nằm trong phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ/CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ. (Xem phụ lục số 1 đính kèm).

- Tình trạng nhà hàng, quán ăn trước đây có quảng cáo và bán các món ăn chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc là động vật hoang dã trái phép đến nay đã giảm rõ rệt.

- Chuyển hóa được nhiều điểm mua bán trái phép động vật hoang dã dọc theo các trục đường trong khu vực trung tâm Thành phố. Tuy nhiên, tình trạng mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt, cất giữ trái phép động vật hoang dã hiện vẫn còn diễn ra với phương thức ngày càng tinh vi khó phát hiện.

3. Công tác tuyên truyền.

Trong 5 năm qua, đã tổ chức 10 lớp tập huấn về nghiệp vụ liên quan đến cá sấu và động vật hoang dã cho chủ cơ sở gây nuôi và cán bộ, công chức kiểm lâm, Công an, Quản lý thị trường và cán bộ của Ủy ban nhân dân các quận - huyện với hơn 1.000 người tham dự; thực hiện 03 phóng sự truyền hình tập trung vào những nội dung về nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn trong gây nuôi động vật hoang dã đối với đời sống con người, nhằm phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật gây nuôi, giúp cho các tổ chức và cá nhân nuôi cá sấu và động vật hoang dã nhận thức về nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn để phòng tránh; tuyên truyền cho hơn 68.000 lượt người; phát hơn 10.000 tờ bướm tuyên truyền; vận động 4.045 lượt người làm cam kết không săn, bắt, mua bán, cất giữ, nuôi nhốt, vận chuyển động vật hoang dã, trong đó có hơn 500 chủ nhà hàng, quán ăn.

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GÂY NUÔI, PHÁT TRIỂN ĐÀN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1. Tình hình tổ chức gây nuôi: (Xem phụ lục số 2 đính kèm).

Tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2015, hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã diễn ra trên địa bàn 16 quận, huyện với 166 tổ chức và hộ gia đình gây nuôi, trong đó:

- Nuôi cá sấu có 12 doanh nghiệp, 02 hợp tác xã và 32 hộ gia đình.

- Nuôi động vật hoang dã khác có 11 doanh nghiệp; 01 hợp tác xã và 108 hộ gia đình.

Tổng cộng có 23 doanh nghiệp, 03 hợp tác xã, 140 hộ gia đình nuôi cá sấu và động vật hoang dã.

2. Tình hình phát triển đàn.

Hiện có 129 loài động vật hoang dã được gây nuôi với tổng đàn là 535.115 cá thể. Trong đó, gây nuôi mục đích thương mại có 10 loài và 532.373 cá thể, chiếm tỷ lệ 99,49%; gây nuôi mục đích phi thương mại có 119 loài với 2.742 cá thể, chiếm tỷ lệ 0,51%. (Xem phụ lục số 3 đính kèm)

- Tổng đàn cá sấu gây nuôi trên địa bàn Thành phố luôn ổn định và duy trì bình quân trên, dưới 170.000 con/ năm. Đến cuối tháng 7 năm 2015 đạt số lượng 176.086 con, gồm: 8.989 con bố, mẹ; 5.481 con hậu bị, 132.216 con thương phẩm và 29.400 cá sấu con. Tổng đàn tăng 0,53% so với năm 2011 và đạt 92,68% so với mục tiêu của Chương trình phát triển cá sấu đề ra (Xem phụ lục số 3.1 a đính kèm).

- Các loài động vật hoang dã thông thường gây nuôi với mục đích thương mại, ngoài đàn cá sấu thì có 9 loài động vật hoang dã khác với tổng đàn lên đến 356.287 cá thể, so với đầu năm 2011, những loài có chiều hướng tăng về số lượng gồm: Trăn (tăng gấp 2,5 lần), Heo rừng (tăng 1,39 lần), Rùa (tăng 66,98%), Kỳ đà (tăng 68,67%), Cầy vòi hương (tăng 28,77%), các loài bò sát khác (tăng 7,32%) riêng chim Trĩ đỏ mới phát triển trong năm 2015; những loài có chiều hướng giảm gồm: Nhím (giảm 47,97%), rắn các loại (giảm 8,78 %),Gấu (giảm 40,19%), (Xem phụ lục số 3.1b đính kèm).

- Các loài động vật hoang dã gây nuôi với mục đích phi thương mại tại các tổ chức có chức năng nghiên cứu, bảo tồn và hoạt động trong lĩnh vực du lịch như Thảo Cầm viên Sài Gòn, Khu du lịch Suối Tiên, Khu du lịch Đầm Sen, Khu du lịch Vàm Sát, Khu du lịch sinh thái Cần Giờ, Công Viên nước Củ Chi.... Tình hình biến động không lớn, chỉ một số loài tăng đàn như: Sư tử tăng 7 con; Cọp tăng 19 con; Tê giác tăng 13 con; Công Ấn độ tăng 74 con, Cheo cheo tăng 47 con và Khỉ tăng 548 con. Nguồn tăng chủ yếu từ sinh sản tại chỗ, còn lại do các đơn vị có chức năng nhập hợp pháp từ nước ngoài, đưa vào phục vụ cho khách tham quan. Riêng Gấu nuôi giảm 125 con. (Xem phụ lục số 3.2 đính kèm)

Tình hình phát triển đàn chủ yếu là những loài có lượng sinh sản khá ổn định, đạt tỷ lệ sống cao; hoặc đối với một số loài có mức đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi đơn giản dễ chăm sóc, thị trường tiêu thụ ổn định. Một số loài giảm do trong điều kiện nuôi nhốt, sức sinh sản kém hoặc chu kỳ sinh sản dài, tỷ lệ sống thấp không đủ số lượng bổ sung phát triển đàn.

3. Tình hình tiêu thụ: (Xem phụ lục số 4 đính kèm)

- Đối với cá sấu sống, da thuộc, da muối và da Trăn khô chủ yếu xuất qua thị trường Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ý, Đức. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng này trong năm 2011 và 2012 do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên số lượng xuất khẩu giảm, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ, người nuôi gặp nhiều khó khăn; từ năm 2013 đến nay tình hình xuất khẩu đã có dấu hiệu hồi phục, năng lực gây nuôi sinh sản có chiều hướng tăng, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu còn hạn chế nên 04 trại nuôi đủ điều kiện nuôi sinh sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn của CITES chỉ xuất khẩu bình quân 10.500 con/ năm, đạt khoảng 50% so với năng lực (Xem biểu số 5 đính kèm).

Lượng tiêu thụ trong nước, có thể phân loại sản phẩm theo dạng nguyên liệu như sau:

+ Đối với da cá sấu, da trăn là nguồn nguyên liệu cung ứng cho một số ngành sản xuất trong nước, số lượng cá sấu thương phẩm tiêu thụ trong nước bình quân 18.000 con/năm; riêng số lượng cá sấu bố mẹ cung cấp bình quân 23.000 con/năm, đủ cung ứng cho nhu cầu gây nuôi của Thành phố và có thể cung cấp cho địa phương khác.

+ Đối với xương cá sấu, xương trăn đã được nhiều cơ sở sử dụng để sản xuất thực phẩm chức năng, được một số cơ sở y tế sử dụng kết hợp trong điều trị xương, khớp cho người, mở ra triển vọng trong tiêu thụ xương cá sấu, góp phần nâng giá trị sử dụng và giá trị kinh tế đối với cá sấu.

+ Đối với thịt cá sấu là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, hiện nay giá tại nơi giết mổ trong điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là 60.000đ/kg và được tiêu thụ trong hệ thống các siêu thị.

- Đối với các loài động vật hoang dã khác, chủ yếu được tiêu thụ trong nước thông qua việc cung cấp con giống cho nhu cầu gây nuôi sinh sản và sinh trưởng trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận; một phần cung cấp thịt phục vụ người tiêu dùng.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những mặt đạt được

Trong giai đoạn 2011-2015, thông qua “Chương trình phát triển cá sấu” và “Chương trình phát triển, kiểm soát động vật hoang dã” đã nâng cao vai trò quản lý Nhà nước ngăn chặn và làm hạn chế tình trạng tiêu thụ động vật rừng hoang dã trái phép; công tác tuyên truyền, hướng dẫn được thực hiện thường xuyên đã góp phần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gây nuôi động vật hoang dã trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn chuồng trại, về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y.

- Công tác quản lý trại nuôi động vật hoang dã không ngừng được cải tiến. Chi cục Kiểm lâm đã ban hành quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong khâu cấp giấy Chứng nhận trại nuôi, xác nhận nguồn gốc động vật hoang dã; đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành chức năng nắm tình hình gây nuôi động vật hoang dã trên từng địa bàn.

- Hoạt động gây nuôi cá sấu và các loài động vật hoang dã khác trong 5 năm qua có chuyển biến về chất. Số hộ nuôi nhỏ lẻ có chiều hướng giảm, ngược lại một số trại nuôi cá sấu, trăn và một số động vật hoang dã khác có quy mô lớn đã có sự đầu tư chiều sâu, nghiên cứu ứng dụng thành công một số quy trình kỹ thuật nuôi nâng cao chất lượng da, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra giá trị mới. Có cơ sở xây dựng được chuỗi sản phẩm từ khâu chăn nuôi đến khâu sản xuất chế biến và tiêu thụ, tạo sự chủ động trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã thông thường với mục đích thương mại sử dụng 26,26 ha đất nông nghiệp, chiếm 11,76% tổng diện tích gây nuôi (Xem phụ lục số 6 đính kèm). Đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đáng kể phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, với tổng giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân đạt 88,8 tỷ đồng/năm, giá trị sản xuất trên một ha đất bình quân đạt trên 3,3 tỷ đồng/năm, góp phần tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa, đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Có thể coi đây là một bộ phận trong cơ cấu ngành chăn nuôi, mở ra hướng chuyển dịch đối với diện tích đất nhiễm phèn, mặn trồng lúa năng xuất thấp, góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố.

2. Những khó khăn, hạn chế

- Công tác quản lý.

+ Đối với công tác quản lý của cơ quan chức năng trong những năm qua đã được tăng cường. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán, vận chuyển, chế biến, cất giữ, động vật rừng không có nguồn gốc hợp pháp hoạt động ngày càng tinh vi và còn diễn biến phức tạp. Qua số liệu khảo sát trên địa bàn Thành phố hiện có 166 tổ chức, hộ gia đình đăng ký gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã, trên 500 nhà hàng, quán ăn có sử dụng thực phẩm từ động vật hoang dã, ngoài ra có nhiều nhà thuốc bào chế Đông dược có sử dụng thành phần hoặc dẫn xuất của động vật hoang dã không khai báo, đăng ký chưa có thống kê đầy đủ.

+ Đối với các trại nuôi cá sấu, động vật hoang dã nhỏ lẻ của hộ gia đình vấn đề quản lý con giống chưa được quan tâm, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường chưa được chặt chẽ. Trong các giải pháp hỗ trợ thì giải pháp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ chưa được đầu tư đúng mức, hiệu quả còn thấp.

+ Trong điều kiện quản lý các cơ sở, trại gây nuôi phân bố rải rác trên địa bàn các huyện ngoại thành nhưng bộ phận chuyên trách chưa được trang bị phương tiện chuyên dụng phục vụ cho công tác kiểm tra. Mặt khác, khâu quản lý hồ sơ, cập nhật số liệu còn thực hiện theo cách truyền thống, việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa nhiều, thiếu chiều sâu dẫn đến việc truy xuất, tổng hợp số liệu mất nhiều thời gian, độ chính xác chưa cao. Vì vậy, trong công tác quản lý gặp không ít khó khăn, hạn chế.

- Hoạt động chăn nuôi.

+ Tình trạng chung của các trại nuôi cá sấu, động vật hoang dã với mục đích thương mại đều thiếu vốn nên việc đầu tư mở rộng quy mô, nghiên cứu cải tiến quy trình kỹ thuật nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm (từ khâu nuôi đến khâu chế biến) còn nhiều hạn chế.

+ Còn một số trại nuôi quy mô nhỏ lẻ của hộ gia đình chưa nắm vững kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi cũng như cách phòng ngừa dịch bệnh dẫn đến rủi ro cao. Đó còn là nguyên nhân chính làm sụt giảm về số lượng trại nuôi của hộ gia đình trong thời gian qua.

+ Ngoài 04 trại nuôi cá sấu đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của CITES cung cấp con giống đạt chất lượng, còn lại các trại nuôi sinh sản khác do chưa nắm vững quy trình, kỹ thuật quản lý con giống bố, mẹ nên khả năng đồng huyết cao, chưa bảo đảm chất lượng con giống.

+ Mối liên kết trong chuỗi sản phẩm, từ khâu chăn nuôi, chế biến tiêu thụ sản phẩm cá sấu nên chưa có sự liên kết, thống nhất, dẫn đến tình trạng giá đầu vào của từng công đoạn trong chuỗi sản phẩm thiếu ổn định; chưa có sự hợp tác trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Trong xuất khẩu đối với cá sấu và Trăn, tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô còn chiếm tỷ trọng cao. Các cơ sở thuộc da, chế biến sản phẩm thời trang có sử dụng nguyên liệu từ da cá sấu, da trăn chưa mạnh dạn đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, chưa bắt kịp thị hiếu, tâm lý tiêu dùng của thị trường thế giới, chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, lượng sản phẩm xuất khẩu chưa tương xứng với năng lực sản xuất của khâu chăn nuôi. Riêng đối với xuất khẩu sản phẩm cá sấu còn bị chi phối bởi những yếu tố khách quan, do là loài động vật hoang dã thuộc đối tượng chịu sự điều chỉnh của Công ước về kiểm soát buôn bán quốc tế về động vật hoang dã (CITES) và chỉ có cá sấu gây nuôi sinh sản thuộc thế hệ F2 mới được xuất khẩu, lượng xuất khẩu còn phụ thuộc vào hạn ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp đối tác nước ngoài được cơ quan CITES nước sở tại cấp. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ.

+ Thị trường tiêu thụ cá sấu và động vật hoang dã trong nước còn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, làm cho giá cả không ổn định gây tâm lý bất an cho người nuôi gây thiệt hại trước mắt và lâu dài đối với hoạt động gây nuôi.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. SỰ CẦN THIẾT

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025; Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong công tác quản lý và tình hình hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã trong những năm qua còn nhiều bất cập và tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định, cần có chính sách hỗ trợ của Thành phố nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn, kỹ thuật, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện thúc đẩy nghề nuôi động vật hoang dã nói chung và nuôi cá sấu nói riêng được phát triển bền vững.

Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 nhằm đề ra những giải pháp cụ thể để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý; khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, tập trung các nguồn lực để phát triển, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; giải quyết hài hòa mối quan hệ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã trong những năm tới.

II. NHỮNG DỰ BÁO

1. Thuận lợi:

- Những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất.

- Qua triển khai thực hiện Chương trình phát triển cá sấu và động vật hoang dã giai đoạn 2011 - 2015 với những thành quả đạt được đã tạo tiêu đề và là cơ sở phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

- Trong bối cảnh tiến tới thực hiện một khu vực thị trường chung ASEAN với việc tự do hóa lưu chuyển hàng hóa trong khu vực với mức thuế bằng không; cùng việc tham gia ký kết Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa, trong đó có sản phẩm cá sấu và trăn.

2. Thách thức, khó khăn:

- Trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với sản phẩm từ cá sấu, trăn. Với thực trạng quy mô sản xuất còn nhỏ, lẻ và công nghệ chế biến còn yếu, kém nên rất khó cạnh tranh.

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, ngoài thị trường truyền thống thì việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cá sấu, trăn còn gặp nhiều khó khăn.

- Các tổ chức hợp tác xã, hộ nuôi cá sấu, động vật hoang dã quy mô nhỏ không đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng, bởi không có tài sản thế chấp khi vay vốn tín dụng.

- Còn không ít trại nuôi cá sấu của hộ gia đình trình độ quản lý, kiến thức chăn nuôi còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa chú trọng vào việc áp dụng các tiến bộ khoa học, chất lượng sản phẩm chăn nuôi chưa cao.

- Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển mạnh, các cơ sở chế biến sản phẩm thời trang từ nguyên liệu da cá sấu, da trăn sức cạnh tranh thấp, giá trị sản phẩm hàng hóa chưa cao, ảnh hưởng đến giá đầu ra của khâu chăn nuôi.

- Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã còn trong giai đoạn phát triển nguồn giống, giá con giống cao, hiệu quả chăn nuôi còn thấp.

III. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

- Luật Đa dạng sinh học năm 2008.

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.

- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;

- Chỉ thị số 3837/CT-BNN-TCLN ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý gây nuôi, mua bán, sử dụng động vật hoang dã;

- Quyết định số 4110 QĐ/BNN-KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: quy phạm kỹ thuật nuôi trăn đất, trăn gấm; nuôi rắn Hổ Mang và nuôi cá sấu.

- Quyết định số 83/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy định về quản lý và điều kiện an toàn trong hoạt động nuôi vận chuyển cá sấu và động vật hoang dã nguy hiểm.

IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP

1. Quan điểm

Phát triển nghề gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã phải đảm bảo tính bền vững, bảo vệ môi trường, góp phần đảm bảo tính đa dạng sinh học, duy trì nguồn gen của động vật hoang dã gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, định hướng hoạt động gây nuôi theo đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã trong tự nhiên.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát:

Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, ngăn chặn tình trạng mua bán, tiêu thụ động vật rừng hoang dã trên địa bàn Thành phố; tạo điều kiện phát triển nghề nuôi cá sấu và động vật hoang dã hợp pháp, góp phần cải thiện đời sống người dân ngoại thành, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, chế biến, gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã đúng quy định của pháp luật; ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi trường hợp lợi dụng gây nuôi để tiêu thụ cá sấu và động vật hoang có nguồn gốc không hợp pháp.

- Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, điều kiện an toàn, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ và kinh doanh cá sấu và các loài động vật hoang dã.

- Phát triển gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã đúng quy hoạch, phấn đấu đến năm 2020 chấm dứt hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã vì mục đích thương mại trên địa bàn các quận nội thành, đặc biệt tại các khu vực dân cư.

- Từng bước đưa hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã phát triển trở thành một bộ phận trong ngành chăn nuôi, góp phần tạo ra giá trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố. Phấn đấu đến năm 2020 nâng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của cá sấu và động vật hoang dã đạt bình quân 3,5 tỷ đồng/ha/năm.

- Duy trì và nhân rộng số lượng trại nuôi cá sấu đăng ký tiêu chuẩn của CITES, tăng cường hỗ trợ đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, khẳng định thương hiệu cá sấu của Thành phố trên thị trường trong nước và thế giới, tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm chế biến; giảm dần tình trạng xuất nguyên liệu thô.

- Hình thành các trại giống cá sấu và động vật hoang dã đạt tiêu chuẩn chất lượng. Riêng cá sấu tăng tỷ lệ đàn giống bố-mẹ, tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm cung cấp giống cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, tạo tiền đề xây dựng các vùng nuôi tập trung và ổn định lâu dài.

- Từng bước phát triển các cơ sở, trại chăn nuôi tập trung theo phương thức an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng, phổ biến, nhân rộng các mô hình: tổ chức chăn nuôi kinh tế hộ hiệu quả; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến chi phí thấp, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. Nhân rộng loại hình tổ chức hợp tác xã chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã.

3. Các giải pháp:

- Để thực hiện được các mục tiêu phát triển nghề nuôi và chế biến cá sấu và động vật hoang dã từ nay đến năm 2020, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Giải pháp nâng cao năng lực quản lý.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã chấp hành các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.

+ Tăng cường quản lý chặt chẽ các nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất sản phẩm thuộc da, thuốc Đông dược có sử dụng nguyên liệu là bộ phận, dẫn xuất của động vật hoang dã.

+ Thực hiện các biện pháp chuyển hóa những điểm nóng mua bán, cất giữ trái phép động vật hoang dã còn tồn tại rên địa bàn các quận, huyện.

+ Cải tiến phương pháp quản lý đối với trại nuôi: lập cơ sở dữ liệu cập nhật thống kê đầy đủ số lượng trại nuôi, chủng loài, số lượng cá thể; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình biến động tăng, giảm đàn của từng trại nuôi theo quy định.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trại nuôi thực hiện các phương án bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong hoạt động gây nuôi, vận chuyển đối với động vật hoang dã quy định của pháp luật.

+ Nâng cao năng lực cán bộ tại cơ sở, nắm vững kiến thức pháp luật, quản lý chuồng trại, kỹ thuật gây nuôi, xử lý dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

- Giải pháp cơ chế, chính sách vốn đầu tư phát triển.

+ Áp dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn vay ưu đãi theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ, nhằm giúp các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi, chế biến sản phẩm từ cá sấu, Trăn có điều kiện thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu về quy trình kỹ thuật nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; xây dựng thương hiệu, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới.

- Giải pháp hỗ trợ phát triển.

+ Hướng dẫn chủ trại nuôi cá sấu tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại, quản lý đàn giống đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu để tiến tới đăng ký cơ quan CITES, tạo cơ hội tiếp cận thị trường thế giới.

+ Hỗ trợ xây dựng các trại nuôi sinh sản áp dụng quy trình quản lý con giống, cung ứng con giống chất lượng đến người nuôi với giá cả hợp lý.

+ Hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình một phần kinh phí trong nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng những kỹ thuật mới trong chăn nuôi động vật hoang dã thông thường đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh phòng bệnh và xử lý môi trường.

+ Tổ chức giới thiệu, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất có hiệu quả trong Thành phố và ở các tỉnh bạn

- Giải pháp tổ chức liên kết.

+Trong thời gian chưa đủ điều kiện để thành lập được Hiệp hội nuôi động vật hoang dã cần thiết phải tổ chức diễn đàn liên kết thông qua những buổi tọa đàm có sự tham dự của đại diện: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà chăn nuôi, nhà chế biến, nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện để các bên tìm tiếng nói chung nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc, khó khăn về kỹ thuật, về giá cả, về tiêu thụ sản phẩm, duy trì sự ổn định để phát triển, đảm bảo lợi ích của các bên, tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

+ Riêng nội bộ những nhà chăn nuôi cần tăng cường sự liên kết giữa các trại nuôi trên địa bàn trong cùng một địa phương, hoặc giữa những trại nuôi cùng một loài trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện tăng cường sự trao đổi, học tập kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi. Khuyến khích phát triển loại hình kinh tế Hợp tác xã chăn nuôi.

V. NỘI DUNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong quản lý cũng như trong hoạt động chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã hiện nay và trên cơ sở những mục tiêu, giải pháp đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020, cần được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Thành phố tập trung vào những nội dung sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

a) Mục đích: Nhằm tạo điều kiện nâng cao nhận thức, định hướng các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã tuân thủ các quy định của pháp luật và phát triển bền vững.

b) Đối tượng và nội dung tuyên truyền.

- Đối tượng gồm các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng nguyên liệu là động vật hoang dã hoặc bộ phận của động vật hoang dã.

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật; những vấn đề cần quan tâm trong hoạt động chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã hướng đến mục tiêu hiệu quả, an toàn và bền vững.

c) Hình thức, phương pháp thực hiện:

- In, phát tài liệu, áp phích (poster), văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động trong chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã. Kết hợp hoạt động kiểm tra để phát chuyển nội dung tuyên truyền về bảo vệ và phát triển gây nuôi động vật hoang dã đến từng tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Phối hợp các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình thực hiện các phóng sự đề cập về những vấn đề bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã; giới thiệu, nhân rộng những mô hình chăn nuôi hiệu quả.

d) Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

e) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan báo chí và đài phát thanh, truyền hình Thành phố.

2..Thiết lập hệ thống dữ liệu thông tin cơ sở gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã, cơ sở sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu là bộ phận của động vật hoang dã

a) Mục đích: Nhằm quản lý, truy xuất thông tin dữ liệu về đối tượng quản lý, phục vụ cho lập kế hoạch kiểm tra, thực hiện công tác quản lý xác nhận nguồn gốc động vật hoang dã; ngăn chặn hành vi sử dụng động vật hoang dã, bộ phận của chúng không có nguồn gốc hợp pháp.

b) Nội dung và phương thức thực hiện.

- Trong năm đầu, thuê lập phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu.

- Lập kế hoạch và tổ chức phối hợp điều tra khảo sát, thu thập thông tin đối tượng quản lý để xây dựng cơ sở dữ liệu.

- Hàng năm, thực hiện kế hoạch phúc tra nhằm cập nhật bổ sung cơ sở dữ liệu gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn phố.

c) Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm Thành phố.

d) Cơ quan phối hợp chỉ đạo thực hiện: Chi cục Kiểm lâm Thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện.

e) Cơ quan phối hợp thực hiện: Chi cục Kiểm lâm Thành phố; Phòng Kinh tế các quận, huyện.

3. Tổ chức phối hợp truy quét những điểm nóng mua bán, cất giữ trái phép động vật hoang dã còn tồn tại trên địa bàn các quận, huyện.

a) Mục đích: Nhằm chuyển hóa, xóa các điểm nóng về mua bán, cất giữ trái phép động vật hoang dã trên địa bàn các quận, huyện.

b) Nội dung và phương thức thực hiện.

- Hàng năm, sử dụng nguồn dữ liệu kết hợp kết quả trinh sát để xác định địa bàn trọng điểm, lên danh sách cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, chế biến sản phẩm có sử dụng nguyên liệu từ động vật hoang dã, các điểm nóng thường xuất hiện nạn mua bán, cất giữ trái phép động vật hoang dã.

- Lập kế hoạch phối hợp, tổ chức lực lượng liên ngành gồm đại diện các cơ quan chức năng địa phương tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại các cơ sở gây nuôi, nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất sản phẩm da, thuốc Đông dược; truy quét, xóa các điểm nóng về mua bán, cất giữ trái phép động vật hoang dã trên địa bàn các quận, huyện trên địa bàn quận, huyện.

c) Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm Thành phố.

d) Cơ quan phối hợp chỉ đạo thực hiện: Chi cục Kiểm lâm Thành phố; Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện.

e) Cơ quan phối hợp thực hiện: Chi cục Kiểm lâm Thành phố; Công an, Quản lý thị trường, phòng kinh tế các quận, huyện.

4. Nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý

a) Mục đích: Nhằm bồi dưỡng kiến thức pháp luật và chuyên môn về quản lý động vật hoang dã, góp phần nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hỗ trợ đối với hoạt động gây nuôi.

b) Nội dung, đối tượng

- Hàng năm, tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, kỹ thuật gây nuôi, quản lý chuồng trại, xử lý dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Đối tượng gồm cán bộ, công chức làm công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã của Chi cục Kiểm lâm và cán bộ làm công tác quản lý lĩnh vực sản xuất tại các xã có phong trào gây nuôi động vật hoang dã phát triển.

- Tổ chức 01 lượt học tập kinh nghiệm tại những tỉnh, thành có phong trào nuôi động vật hoang dã được quản lý, phát triển tốt.

- Đối tượng gồm cán bộ làm công tác quản lý động vật hoang dã tại các đơn vị cơ sở thuộc Chi cục Kiểm lâm và cán bộ Phòng kinh tế các huyện ngoại thành.

c) Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm lâm Thành phố.

5. Trang bị phương tiện phục vụ công tác quản lý

a) Mục đích: Nhằm tạo điều kiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã thuộc Chi cục Kiểm lâm, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã.

b) Nội dung:

- Trang bị 02 máy vi tính, máy in cho bộ phận quản lý, xử lý cơ sở dữ liệu.

- Trang bị xe 01 ô tô chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm tra.

c) Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm lâm Thành phố.

6. Tổ chức phổ biến, tập huấn kỹ thuật, học tập kinh nghiệm chăn nuôi

a) Mục đích: Giúp các tổ chức, cá nhân chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã có điều kiện tiếp cận với quy trình kỹ thuật chăn nuôi mới; học tập, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.

b) Nội dung:

- Xây dựng những cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cá sấu và một số loài động vật hoang dã là thế mạnh của Thành phố.

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật và phổ biến kinh nghiệm, kết quả từ những mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã mang lại hiệu quả cao.

- Tổ chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm giữa chủ trại nuôi ở Thành phố và các tỉnh bạn.

c) Phương pháp thực hiện:

- Phối hợp với Trung tâm khuyến nông Thành phố, nghiên cứu tài liệu kết hợp với những kinh nghiệm trong tổ chức chăn nuôi thực tiễn của những trại nuôi đạt kết quả để biên soạn thành cẩm nang.

- Trên cơ sở những mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thành công, lựa chọn những trại nuôi đạt tiêu chuẩn về an toàn, bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế cao trong Thành phố và các tỉnh bạn để tổ chức tập huấn, phổ biến, học tập trao đổi kinh nghiệm giữa những người chăn nuôi.

d) Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm.

e) Cơ quan phối hợp: Chi cục Kiểm lâm; Trung tâm khuyến nông.

7. Tổ chức diễn đàn liên kết nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Cá sấu, Trăn trên thị trường thế giới

a) Mục đích: Tạo điều kiện để các nhà: quản lý, khoa học, chăn nuôi, chế biến và phân phối có tiếng nói chung, tạo sự ổn định để phát triển, đảm bảo lợi ích của các bên, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm Cá sấu trong điều kiện hội nhập với thị trường trong khu vực và thế giới.

b) Yêu cầu:

- Nội dung hội thảo bám sát tình hình thực tiễn về cơ chế quản lý, về kỹ thuật, về giá cả, về thị trường tiêu thụ trong các khâu chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Tạo sự liên kết giải quyết có hiệu quả những vấn đề vướng mắc, khó khăn giữa các khâu chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Thành phần tham dự hội thảo là đại diện các nhà quản lý, khoa học, chăn nuôi, chế biến và phân phối có thẩm quyền, vai trò, khả năng và điều kiện để giải quyết, tháo ngỡ những vấn đề thực tiễn mà chương trình nghị sự hội thảo đề ra.

c) Phương thức thực hiện:

- Trên cơ sở những vấn đề phát sinh hàng năm, đặt hàng đơn vị, tổ chức có liên quan nghiên cứu viết báo cáo tham luận.

- Mời các thành phần có liên quan tham dự.

- Tổ chức hội thảo, trao đổi, thỏa thuận, thống nhất giải pháp giải quyết vấn đề vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ.

d) Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố.

e) Đơn vị tổ chức thực hiện: Chi cục Kiểm lâm Thành phố; Trung tâm Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp.

8. Xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi động vật hoang dã nâng cao tỷ lệ sinh sản và chất lượng con giống

a) Mục đích: Trong điều kiện hiện nay, ngoài cá sấu và trăn thì tình hình con giống các loài động vật hoang dã khác còn hạn chế, mục đích xây dựng mô hình là tìm các biện pháp kỹ thuật nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao tỷ lệ sinh sản và chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu chăn nuôi.

b) Yêu cầu:

- Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong hoạt động chăn nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã.

- Tổ chức, hộ gia đình lập phương án nêu rõ nội dung: mục đích, yêu cầu, biện pháp cải tiến hoặc ứng dụng kỹ thuật, chi phí đầu tư, thời gian thực hiện đăng ký với cơ quan chuyên môn phê duyệt.

- Con giống đưa vào thực hiện mô hình có nguồn gốc hợp pháp.

- Ký kết thỏa ước hợp tác xây dựng mô hình, thành quả được đúc kết đưa vào cẩm nang để phổ biến rộng rãi trong hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã.

c) Số lượng mô hình, đối tượng, chính sách hỗ trợ.

- Số lượng mô hình gồm 10 trại nuôi của tổ chức hoặc hộ gia đình hiện gây nuôi sinh sản cá sấu, trăn hoặc một trong những loài động vật hoang dã thông thường có giá trị kinh tế cao.

- Mức hỗ trợ chi phí mua con giống và vật tư thiết yếu, tối đa không quá 25.000.000 đồng cho một mô hình.

d) Phương thức thực hiện.

- Biên soạn, in ấn biểu mẫu: đơn đăng ký, phương án, bản thỏa ước hợp tác thực hiện mô hình, sổ theo dõi quá trình chăn nuôi.

- Khảo sát điều kiện, quy mô trại nuôi, số lượng, nguồn gốc con giống.

- Phân loại trại nuôi, lên danh sách, tổ chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn lập phương án và cách thức ghi chép các thông số kỹ thuật trong quá trình nuôi.

- Tổ chức ký kết thỏa ước hợp tác thực hiện mô hình.

- Tổ chức kiểm tra nắm tình hình thực hiện các mô hình.

- Tổng kết đánh giá kết quả, báo cáo cơ quan chủ quản và phổ biến nhân rộng những mô hình thành công.

e) Cơ quan chủ trì: Chi cục Kiểm lâm.

g) Đơn vị phối hợp: Phòng quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN (Xem chi tiết tại phụ lục số 7 đính kèm)

1. Nguồn kinh phí: Ngân sách của Thành phố cấp theo chế độ kinh phí sự nghiệp thường xuyên.

2. Tổng dự toán kinh phí thực hiện chương trình: 3.487.340.000 đồng

a) Nhóm nâng cao năng lực quản lý: 2.641.340.000 đồng, gồm:

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật: 447.500.000 đồng;

- Thiết lập hệ thống dữ liệu thông tin: 410.090.000 đồng;

- Tổ chức phối hợp kiểm tra, truy quét: 636.000.000 đồng;

- Nâng cao kiến thức quản lý: 232.750.000 đồng;

- Trang bị phương tiện quản lý: 915.000.000 đồng.

b) Nhóm hỗ trợ phát triển: 846.000.000 đồng, gồm:

- Tổ chức phổ biến, tập huấn kỹ thuật, học tập kinh nghiệm: 413.000.000 đồng;

- Tổ chức diễn đàn liên kết: 42.000.000 đồng;

- Xây dựng mô hình chăn nuôi: 391.000.000 đồng.

3. Phân kỳ thực hiện.

- Năm 2016: 1.968.340.000 đồng;

- Năm 2017: 372.250.000 đồng;

- Năm 2018: 372.250.000 đồng;

- Năm 2019: 372.250.000 đồng;

- Năm 2020: 402.250.000 đồng.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có liên quan chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc phối hợp triển khai thực hiện.

- Công an Thành phố chỉ đạo các Phòng chức năng tăng cường phối hợp lực lượng Kiểm lâm tổ chức kiểm tra, truy quét, chuyển hóa những điểm nóng mua bán trái phép động vật hoang dã.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập và thẩm duyệt các dự án đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm.

- Sở Công Thương tạo điều kiện giúp các tổ chức doanh nghiệp chế biến sản phẩm hàng hóa từ da cá sấu, da trăn trong việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; đồng thời chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường tăng cường phối hợp lực lượng Kiểm lâm tổ chức kiểm tra, truy quét, chuyển hóa những điểm nóng mua bán trái phép động vật hoang dã.

- Sở Tài chính cân đối, bố trí ngân sách hàng năm thực hiện Chương trình.

- Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân chăn nuôi cá sấu và động vật hoang dã được tiếp cận các nguồn vốn vay theo chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình của Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi; giới thiệu những điển hình sản xuất giỏi và chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban điều phối, tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo các mục tiêu, nội dung, yêu cầu của Chương trình đề ra.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các cơ quan chức năng, chính quyền cấp quận, huyện có liên quan báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét giải quyết./.

 

PHỤ LỤC 1

THỐNG KÊ TÌNH HÌNH VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

NỘI DUNG

Đơn vị tính

NĂM

TỔNG CỘNG

2011

2012

2013

2014

2015

- Số vụ vi phạm

vụ

56

54

63

38

25

236

-Tang vật tịch thu

 

 

 

 

 

 

 

+ Động vật hoang dã thông thường tính theo trọng lượng.

Kg

4.189

2.196

1.545

1.992

1.111

11.033

+ Động vật hoang dã thông thường tính theo con

con

1.919

628

1.291

1.072

1.245

6.155

+ Động vật hoang dã thuộc loài quý, hiếm

con

7

21

15

99

55

197

 

PHỤ LỤC 2

THỐNG KÊ LOẠI HÌNH KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Tính đến thời điểm 31/7/2015)
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

SỐ TT

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

LOẠI HÌNH KINH TẾ

TỔNG

(Quận/Huyện)

Doanh nghiệp

Hợp tác xã

Hộ gia đình

TỔNG CỘNG

23

3

140

166

1

Quận 1

1

0

0

1

2

Quận 2

0

0

2

2

3

Quận 4

1

0

0

1

4

Quận 7

1

0

1

2

5

Quận 9

4

1

7

12

6

Quận 11

1

0

0

1

7

Quận 12

2

1

9

12

8

Quận Thủ Đức

2

0

8

10

9

Quận Bình Tân

0

0

3

3

10

Quận Gò Vấp

0

0

3

3

11

Quận Tân Bình

0

0

2

2

12

Huyện Bình Chánh

1

0

22

23

13

Huyện Cần Giờ

2

0

17

19

14

Huyện Củ Chi

5

0

45

50

15

Huyện Hóc Môn

1

1

21

23

16

Huyện Nhà Bè

2

0

0

2

 

PHỤ LỤC 3

TÌNH HÌNH GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUA CÁC NĂM
(TÍNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN 31 THÁNG 7 NĂM 2015)
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính : con

SỐ TT

LOÀI/MỤC ĐÍCH

SỐ LIỆU ĐẦU KỲ QUA CÁC NĂM

Tính đến 31/7 2015

So với đầu kỳ năm 2011 (+;-%)

Ghi chú

2011

2012

2013

2014

2015

TỔNG CỘNG:

482.162

476.183

472.280

439.087

485.842

535.115

 

II

MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

479.882

473.937

469.972

436.581

483.100

532.373

10,94

10 loài

1

Cá sấu

186.050

169.258

172.793

158.950

154.292

176.086

-5,36

 

2

Nhím

4.311

2.688

2.740

2.243

2.237

2.243

-47,97

3

Trăn

14.968

25.660

35.280

22.981

27.686

53.719

258,89

4

Rắn các loại

28.562

26.127

22.773

25.555

25.865

26.053

-8,78

5

Heo rừng

563

1.048

1.250

1.349

1.306

1.349

139,61

6

Rùa các loại

10.457

13.840

14.199

14.199

16.421

17.461

66,98

7

Kỳ đà các loại

1.815

1.945

2.442

2.388

3.388

3.388

86,67

8

Cầy vòi hương

431

646

646

555

386

555

28,77

9

Bò sát lưỡng cư

232.725

232.725

217.849

208.361

249.762

249.762

7,32

10

Chim Trĩ Đỏ

 

 

 

 

1.757

1.757

 

I.

MỤC ĐÍCH PHI THƯƠNG MẠI

2.280

2.246

2.308

2.506

2.742

2.742

20,26

119 loài

 

PHỤ LỤC 3.1

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM ĐÀN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ GÂY NUÔI VỚI MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
(Giai đoạn từ năm 2011 đến 31 tháng 7 năm 2015)
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính : con

SỐ TT

TÊN LOÀI

Số đầu kỳ

Số tăng trong kỳ

Số giảm trong kỳ

Số lượng tính đến 31 tháng 7/2015

Cộng:

479.882

800.389

747.898

532.373

1

Cá Sấu

186.050

192.337

202.301

176.086

2

Nhím

4.311

2.609

4.677

2.243

3

Da Trăn

14.968

140.555

101.804

53.719

4

Rắn các loại

28.562

14.225

16.734

26.053

5

Heo rừng

563

1.828

1.042

1.349

6

Rùa các loại

10.457

18.831

11.827

17.461

7

Kỳ đà các loại

1.815

3.518

1.945

3.388

8

Cầy vòi hương

431

1.930

1.806

555

9

Bò sát lưỡng cư

232.725

422.799

405.762

249.762

10

Chim Trĩ Đỏ

0

1.757

0

1.757

 

PHỤ LỤC 3.1A

DIỄN BIẾN TĂNG ĐÀN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ GÂY NUÔI VỚI MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI QUA TỪNG NĂM
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính : con

SỐ TT

LOÀI

Năm

TỔNG CỘNG

2011

2012

2013

2014

7 tháng năm 2015

CỘNG

186.163

173.673

152.338

157.912

130.303

800.389

1

Cá Sấu

27.685

40.126

31.255

19.683

73.588

192.337

2

Nhím

0

1.510

118

969

12

2.609

3

Da Trăn

21.538

24.894

10.571

31.486

52. 066

140.555

4

Rắn các loại

1.970

1.607

6.678

3.594

376

14.225

5

Heo rừng

895

463

355

29

86

1.828

6

Rùa các loại

7.272

3.481

3.204

2.794

2.080

18.831

7

Kỳ đà các loại

702

990

511

1.315

0

3.518

8

Cầy vòi hương

739

478

334

41

338

1.930

9

Bò sát lưỡng cư

125.362

100.124

99.312

98.001

0

422.799

10

Chim Trĩ Đỏ

0

0

0

 

1.757

1.757

 

PHỤ LỤC 3.1B

DIỄN BIẾN GIẢM ĐÀN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ GÂY NUÔI VỚI MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI QUA TỪNG NĂM
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính : con

Số TT

LOÀI

Năm

TỔNG CỘNG

2011

2012

2013

2014

7 tháng năm 2015

CỘNG

192.108

177.638

185.729

113.150

79.273

747.898

1

Cá Sấu

44.477

36.591

45.098

24.341

51.794

202,301

2

Nhím

1.623

1.458

615

975

6

4.677

3

Da Trăn

10.846

15.274

22.870

26.781

26.033

101. 804

4

Rắn các loại

4.405

4.961

3.896

3.284

188

16.734

5

Heo rừng

410

261

256

72

43

1.042

6

Rùa các loại

3.889

3.122

3.204

572

1.040

11.827

7

Kỳ đà các loại

572

493

565

315

 

1.945

8

Cầy vòi hương

524

478

425

210

169

1.806

9

Bò sát lưỡng cư

125.362

115.000

108.800

56.600

 

405.762

10

Chim Trĩ Đỏ

0

0

0

0

0

0

 

PHỤ LỤC 3.2

DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NUÔI VỚI MỤC ĐÍCH PHI THƯƠNG MẠI (TÍNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN 31 THÁNG 7 NĂM 2015)
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

SỐ TT

LOÀI

M

Số lượng tăng, giảm năm 2015 so với năm

2011

2012

2013

2014

Tháng 7/2015

 

TỔNG ĐÀN

2.280

2.246

2.308

2.506

2.742

 

1

Gấu

311

267

255

225

186

-125

2

Báo gấm

3

3

3

3

3

0

3

Đà điểu

2

2

2

2

2

0

4

Nai

83

83

83

83

83

0

5

Hươu sao

111

111

111

111

111

0

6

Cọp

15

25

25

27

34

19

7

Sư tử

6

6

6

13

13

7

8

Ngựa vằn

5

5

5

5

5

0

9

Gà rừng

13

13

13

13

13

0

10

Voi

12

12

12

12

12

0

11

Tê giác trắng

5

5

18

18

18

13

12

Khỉ đuôi dài

1.595

1.595

1.656

1.875

2.143

548

13

Khỉ râu trắng

3

3

3

3

3

0

14

Khỉ đuôi lợn

41

41

41

41

41

0

15

Khỉ mặt đỏ

22

22

22

22

22

0

16

Khỉ Lọ Nồi

2

2

2

2

2

0

17

Khỉ sóc

5

5

5

5

5

0

18

Bò tót

2

2

2

2

2

0

19

Hà mã

5

5

5

5

5

0

20

Linh dương sừng xoắn

5

5

5

5

5

0

21

Linh dương Eland

4

4

4

4

4

0

22

Linh dương đầu bò

7

7

7

7

7

0

23

Linh dương sừng mác

3

3

3

3

3

0

24

Voọc bạc

20

20

20

20

20

0

25

Báo Lửa

3

3

3

3

3

0

26

Công Ấn Độ

12

18

37

62

86

74

27

Cheo Cheo

10

10

29

37

57

47

28

Đà điểu Châu Phi

7

7

7

7

7

0

29

Chồn mực

7

7

7

7

7

0

30

Chồn đèn

2

2

2

2

2

0

31

Ó biển

3

3

3

3

3

0

32

Đon

254

254

254

254

254

0

34

Của đinh

1.677

1.677

1.677

1.677

1.677

0

35

Nhông cát

45

45

45

45

45

0

36

Cầy lỏn tranh

17

17

17

17

17

0

37

Sóc đất

2

2

2

2

2

0

38

Vịt trời

22

22

22

22

22

0

39

Chim trích

28

28

28

28

28

0

40

Tê Tê Java

15

15

15

15

15

0

41

Rái cá lông mượt

5

5

5

5

5

0

42

Công Việt Nam

14

14

14

14

14

0

43

Đại Bàng

2

2

2

2

2

0

44

Cá sấu hoa cà

28

28

28

28

28

0

45

Cá sấu Cu ba

2

2

2

2

2

0

46

Voọc chà và chân nâu

1

1

1

1

1

0

47

Voọc vá chân đen

2

2

2

2

2

0

48

Vượn má vàng

1

1

1

1

1

0

49

Vượn Pi Lê

1

1

1

1

1

0

50

Vượn đen má trắng

29

29

29

29

29

0

51

Vượn cáo

5

5

5

5

5

0

52

Dã nhân

3

3

3

3

3

0

53

đười ươi

6

6

6

6

6

0

54

Sóc đen

2

2

2

2

2

0

55

Sói xám

1

1

1

1

1

0

56

Chồn bạc má

1

1

1

1

1

0

57

Rái cá vuốt bé

8

8

8

8

8

0

58

Chồn họng vàng

2

2

2

2

2

0

59

Cầy giông sọc

1

1

1

1

1

0

61

Mèo rừng

11

11

11

11

11

0

62

Mèo cá

1

1

1

1

1

0

63

Báo hoa mai

2

2

2

2

2

0

65

Linh dương Bles

1

1

1

1

1

0

66

Linh dương sừng kiếm

12

12

12

12

12

0

67

Hà mã lùn

1

1

1

1

1

0

70

Mang

9

9

9

9

9

0

71

Hươu cao cổ

5

5

5

5

5

0

73

Bồ nông chân xám

4

4

4

4

4

0

74

Cò ruồi

3

3

3

3

3

0

75

Cò Nhạn

2

2

2

2

2

0

76

Cò ngàng nhỏ

1

1

1

1

1

0

77

Cò ngàng nhỡ

2

2

2

2

2

0

78

Vạc

2

2

2

2

2

0

79

Cò Quắm đầu đen

6

6

6

6

6

0

80

Cò đỏ

7

7

7

7

7

0

81

Diệc lửa

4

4

4

4

4

0

82

Điêng điểng

3

3

3

3

3

0

83

Cốc đế

2

2

2

2

2

0

84

Cóc đế nhỏ

1

1

1

1

1

0

85

Cóc đen

1

1

1

1

1

0

86

Nhan sen

29

29

29

29

29

0

87

Vịt trời

8

8

8

8

8

0

88

Vịt mồng

2

2

2

2

2

0

89

Hạc cổ trắng

1

1

1

1

1

0

90

Hồng hạc

9

9

9

9

9

0

91

Già đẫy Java

19

19

19

19

19

0

92

Già đẫy lớn

1

1

1

1

1

0

93

Đại bàng má trắng

1

1

1

1

1

0

94

Diều hoa

1

1

1

1

1

0

95

Gà lôi lam đuôi trắng

3

3

3

3

3

0

96

Gà lôi lam mào trắng

2

2

2

2

2

0

97

Gà lôi vằn

1

1

1

1

1

0

98

Gà lôi trắng

8

8

8

8

8

0

99

Gà lôi hồng tía

4

4

4

4

4

0

100

Gà tiền mặt đỏ

2

2

2

2

2

0

101

Trĩ sao

12

12

12

12

12

0

103

Vẹt mào trắng

1

1

1

1

1

0

104

Vẹt mào vàng

1

1

1

1

1

0

105

Vẹt cánh xanh

1

1

1

1

1

0

106

Vẹt trắng mào đỏ

3

3

3

3

3

0

107

Vẹt xanh

7

7

7

7

7

0

108

Vẹt đỏ

2

2

2

2

2

0

109

Vẹt đầu hồng

2

2

2

2

2

0

110

Vẹt mỏ đỏ

4

4

4

4

4

0

111

Vẹt ngực đỏ

4

4

4

4

4

0

112

Vẹt xanh đầu vàng

1

1

1

1

1

0

113

Vẹt xám

1

1

1

1

1

0

114

Cao cát

3

3

3

3

3

0

115

Hồng Hoàng

4

4

4

4

4

0

116

Nhồng

2

2

2

2

2

0

117

Cưỡng

1

1

1

1

1

0

118

Nai cà tông

34

34

34

34

34

0

119

Hươu vàng

61

61

61

61

61

0

 

PHỤ LỤC 4

THỐNG KÊ TỔNG SẢN PHẨM, GIÁ TRỊ SẢN XUẤT BÌNH QUÂN/NĂM
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

Số TT

Sản phẩm

đvt

Sản phẩm qua các năm (*)

Tổng sản phẩm bình quân/ năm

Đơn giá bình quân các năm (**)

Tổng giá trị sản xuất bình quân/năm

2011

2012

2013

2014

2015

 

TỔNG GIÁ TRỊ

 

 

 

 

 

 

 

 

88.849.420.000

1

Cá sấu

 

44.477

36.591

45.098

29.341

51.794

41.460

 

64.416.600.000

1.1

Cá sấu thương phẩm

con

12.777

17.395

21.350

8.970

29.023

17.903

3.000.000

53.709.000.000

1.2

Cá sấu con

con

31.500

18.199

23.573

20.171

22.650

23.219

400.000

9.287.600.000

1.3

Da thuộc

tấm

200

897

 

 

 

219

3.000.000

657.000.000

1.4

Da muối

tấm

 

100

175

200

121

119

2.000.000

238.000.000

1.5

Thịt Cá sấu

kg

4.500

5.000

6.000

8.000

 

4.700

50.000

235.000.000

1.6

Cao từ xương Cá sấu

kg

 

250

300

400

500

290

1.000.000

290.000.000

2

Nhím

con

1.623

1.458

615

975

6

935

800.000

748.000.000

3

Da Trăn

tấm

10.846

15.274

22.870

26.781

26.033

20.361

1.000.000

20.361.000.000

4

Rắn các loại

con

4.405

4.961

3.896

3.284

188

3.347

300.000

1.004.100.000

5

Heo rừng

con

410

261

256

72

43

208

1.000.000

208.000.000

6

Rùa các loại

con

3.889

3.122

3.204

572

1.040

2.365

400.000

946.000.000

7

Kỳ đà các loại

con

572

493

565

315

 

389

840.000

326.760.000

8

Cầy vòi hương

con

524

478

425

210

169

361

1.200.000

433.200.000

9

Bò sát lưỡng cư

con

125.362

115.000

108.800

56.600

 

81.152

5.000

405.760.000

10

Chim Trĩ Đỏ

con

0

0

0

0

0

 

 

0

Ghi chú:

(*) Sản phẩm qua các năm được thống kê từ nguồn hồ sơ xác nhận nguồn gốc động vật hoang dã của Chi cục Kiểm lâm

(**) Đơn giá bình quân tính theo giá xuất chuồng/kho đối với động vật hoang dã sống hoặc sản phẩm của chúng qua các năm của cơ sở gây nuôi.

 

PHỤ LỤC 5

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THEO HẠNG NGẠCH ĐƯỢC CẤP MÃ SỐ THẺ CITES
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

Chỉ tiêu

NĂM

Bình quân/

Ghi chú

2011

2012

2013

2014

tổng

Số thẻ theo hạn ngạch

14.000

17.000

38.000

31.000

100.000

20.000

Năng lực được cơ quan CITES đánh giá và cấp thẻ

Số thẻ thực sử dụng

7.683

6.338

21.239

17.080

52.340

10.468

Số lượng Cá sấu xuất khẩu thực tế.

Tỷ lệ sử dụng/ hạn ngạch (%)

54,88

37,28

55,89

55,1

52,34

 

 

 

PHỤ LỤC 6

THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LAO ĐỘNG TRONG GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
(Tính đến thời điểm 31/7/2015)
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

Số TT

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH (Quận/ Huyện)

Diện tích đất sử dụng (ha)

Số lao động sử dụng (người)

Tổ chức

Hộ gia đình

Cộng

Tổ chức

Hộ gia đình

Cộng

Tổng cộng

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

 

TỔNG CỘNG

210,47

12,81

223,28

27

156

20

117

47

273

320

1

Quận 1

191,20

0,00

191,20

2

53

0

0

2

53

55

2

Quận 2

0,00

0,01

0,01

0

0

0

0

0

0

0

3

Quận 4

0,02

0,00

0,02

0

0

0

0

0

0

0

4

Quận 7

0,00

0,01

0,01

0

0

0

1

0

1

1

5

Quận 9

1,03

0,35

1,38

5

21

0

6

5

27

32

6

Quận 11

0,15

0,00

0,15

2

11

0

0

2

11

13

7

Quận 12

1,60

0,18

1,78

5

18

1

4

6

22

28

8

Quận Thủ Đức

6,00

0,78

6,78

1

8

0

6

1

14

15

9

Quận Bình Tân

0,00

0,03

0,03

0

0

0

3

0

3

3

10

Quận Gò Vấp

0,00

0,02

0,02

0

0

0

3

0

3

3

11

Quận Tân Bình

0,00

0,02

0,02

0

0

0

0

0

0

0

12

Huyện Bình Chánh

0,11

3,17

3,28

3

4

7

20

10

24

34

13

Huyện Cần Giờ

4,11

1,40

5,51

2

12

1

15

3

27

30

14

Huyện Củ Chi

5,20

6,00

11,20

5

23

9

36

14

59

73

15

Huyện Hóc Môn

1,00

0,80

1,80

2

3

2

22

4

25

29

16

Huyện Nhà Bè

0,05

0,04

0,09

0

3

0

1

0

4

4

(Nguồn: Số liệu điều tra đến 31/7/2015 của Chi cục Kiểm lâm TP.HCM)

 

PHỤ LỤC 6A

THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LAO ĐỘNG TRONG GÂY NUÔI CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VỚI MỤC ĐÍCH PHI THƯƠNG MẠI THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Tính đến thời điểm 31/7/2015)
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

Số TT

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH (Quận/ Huyện)

Diện tích đất sử dụng (ha)

Số lao động sử dụng (người)

Tổ chức

Hộ gia đình

Cộng

Tổ chức

Hộ gia đình

Cộng

Tổng cộng

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

 

TỔNG CỘNG

 

196,93

0,09

197,02

9

88

0

7

9

95

104

1

Quận 1

 

191,20

0,00

191,20

2

53

0

0

2

53

55

2

Quận 2

 

0,00

0,01

0,01

0

0

0

0

0

0

0

3

Quận 4

 

0,02

0,00

0,02

0

0

0

0

0

0

0

4

Quận 7

 

0,00

0,01

0,01

0

0

0

1

0

1

1

5

Quận 9

 

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

6

Quận 11

 

0,15

0,00

0,15

2

11

0

0

2

11

13

7

Quận 12

 

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

8

Quận Thủ Đức

 

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

9

Quận Bình Tân

 

0,00

0,03

0,03

0

0

0

3

0

3

3

10

Quận Gò Vấp

 

0,00

0,02

0,02

0

0

0

3

0

3

3

11

Quận Tân Bình

 

0,00

0,02

0,02

0

0

0

0

0

0

0

12

Huyện Bình Chánh

 

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

13

Huyện Cần Giờ

 

4,11

0,00

4,11

2

12

0

0

2

12

14

14

Huyện Củ Chi

 

1,40

0,00

1,40

3

10

0

0

3

10

13

15

Huyện Hóc Môn

 

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

16

Huyện Nhà Bè

 

0,05

0,00

0,05

0

2

0

0

0

2

2

(Nguồn: Số liệu điều tra đến 31/7/ 2015 của Chi cục Kiểm lâm TP.HCM)

 

PHỤ LỤC 6B

THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LAO ĐỘNG TRONG GÂY NUÔI CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VỚI MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Tính đến thời điểm 31/7/2015)
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

SỐ TT

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH (Quận/ Huyện)

Diện tích đất sử dụng (ha)

Số lao động sử dụng (người)

Tổ chức

Hộ gia đình

Cộng

Tổ chức

Hộ gia đình

Cộng

Tổng cộng

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

 

TỔNG CỘNG

13,54

12,72

26,26

18

68

20

110

38

178

216

1

Quận 1

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

2

Quận 2

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

3

Quận 4

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

4

Quận 7

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

5

Quận 9

1,03

0,35

1,38

5

18

0

6

5

24

29

6

Quận 11

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

7

Quận 12

1,60

0,18

1,78

5

18

1

4

6

22

28

8

Quận Thủ Đức

6,00

0,78

6,78

1

8

0

6

1

14

15

9

Quận Bình Tân

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

10

Quận Gò Vấp

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

11

Quận Tân Bình

0,00

0,00

0,00

0

0

0

0

0

0

0

12

Huyện Bình Chánh

0,11

3,17

3,28

3

12

7

17

10

29

39

13

Huyện Cần Giờ

0,00

1,40

1,40

0

0

1

18

1

18

19

14

Huyện Củ Chi

3,80

6,00

9,80

2

8

9

36

11

44

55

15

Huyện Hóc Môn

1,00

0,80

1,80

2

3

2

22

4

25

29

16

Huyện Nhà Bè

0,00

0,04

0,04

0

1

0

1

0

2

2

(Nguồn: Số liệu điều tra đến 31/7/2015 của Chi cục Kiểm lâm TP.HCM)

 

PHỤ LỤC 07

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN CÁ SẤU VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Kèm theo Chương trình quản lý, phát triển Cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Sản phẩm

Chi phí bình quân năm

Thời gian thực hiện (số năm)

Tổng chi phí

Phân kỳ kinh phí thực hiện

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

2016

2017

2018

2019

2020

TỔNG CỘNG (A)+(B)

 

 

 

 

 

3.487.340

1.968.340

372.2501

372.250

372.250

402.250

A

NHÓM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ:

 

2.641.340

1.588.340

263.250

263.250

263.250

263.250

I

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

 

 

 

89.500

 

447.500

89.500

89.500

89.500

89.500

89.500

1.

In, nhân bản, đóng tập tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ động vật hoang dã

bộ tài liệu nhân bản

200

20

4.000

5

20.000

4.000

4.000

4.000

4.000

4.000

4.

Xây dựng các phóng sự chuyên đề bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, tiêu thụ sản phẩm; giới thiệu, nhân rộng những mô hình chăn nuôi hiệu quả

Phóng sự truyền hình

1

30.000

30.000

5

150.000

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

2.

Thiết kế áp phích (poster) tuyên truyền bảo vệ và phát triển động vật hoang dã

mẫu

3

1.000

3.000

5

15.000

3.000

3.000

3.000

3.000

3.000

3.

In áp phích (poster) tuyên truyền có kích thước (60 cm x 80 cm) phũ màng, loại PP (500 tờ/mẫu x 3 mẫu =1500 tờ).

tờ

1.500

35

52.500

5

262.500

52.500

52.500

52.500

52.500

52.500

II

Thiết lập hệ thống dữ liệu thông tin cơ sở gây nuôi Cá sấu và động vật hoang dã, cơ sở sản xuất sản phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật hoang dã.

 

 

 

220.650

 

410.090

410.090

-

-

-

-

1.

Thuê xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu

Phần mềm

1

100.000

100.000

1

100.000

100.000

-

-

-

-

2.

Xây dựng kế hoạch, đề cương điều tra, khảo sát

 

 

 

4.750

1

4.750

5.750

 

 

 

 

-

Xây dựng đề cương chi tiết

đề cương

1

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Lập mẫu phiếu điều tra đến 30 chỉ tiêu

mẫu

1

750

750

 

 

 

 

 

 

 

-

In, ấn phiếu điều tra khảo sát

bộ

500

2

1.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Giấy, bút

đợt

1

1.000

1.000

 

 

 

 

 

 

 

3.

Họp triển khai, hướng dẫn thực hiện

 

 

 

1.500

1

1.500

1.500

-

-

-

-

-

Trang trí hội trường

lần

1

 

0

 

 

 

 

 

 

 

-

Tiền nước uống (cán bộ Kiểm lâm và cán bộ 24 quận, huyện)

người/ngày

50

30

1.500

 

 

 

 

 

 

 

4.

Tiến hành điều tra, khảo sát

 

 

 

105.900

1

105.900

105.900

-

-

-

-

-

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu điều tra

cơ sở

500

70

35.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Nhiên liệu phương tiện ô tô đi lại các quận huyện. (20 lít/ngày x 04 ngày/quận, huyện x 24 quận, huyện  =1.920 lít)

lít

1.920

20

38.400

 

 

 

 

 

 

 

-

Công tác phí cho cán bộ thuộc cơ quan phối hợp (điều tra 500 phiếu; 1 ngày điều tra 6 phiếu x 3 người)

ngày

250

130

32.500

 

 

 

 

 

 

 

5.

Nhập liệu, tổng hợp, viết báo cáo kết quả

 

 

 

8.500

1

8.500

8.500

-

-

-

-

-

Nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý

phiếu

500

 

0

 

 

 

 

 

 

 

-

Tiền nước họp báo cáo kết quả

người/ngày

50

30

1.500

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng hợp xử lý dữ liệu, viết báo cáo

KH

1

7.000

7.000

 

 

 

 

 

 

 

6.

Phúc tra cập nhật dữ liệu hàng năm

 

 

 

47.360

4

189.440

0

47.360

47.360

47.360

47.360

-

Xây dựng phép điều tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu điều tra

cơ sở

250

70

17.500

 

 

 

 

 

 

 

-

Nhiên liệu phương tiện đi lại các quận huyện. (20 lít x 02 ngày x 24 quận, huyện = 960 lít)

lít

960

20

19.200

 

 

 

 

 

 

 

-

Công tác phí cho bộ thuộc cơ quan phối hợp điều tra (phúc tra 250 phiếu; 1 ngày phúc tra 6 phiếu x 2 người)

ngày

82

130

10.660

 

 

 

 

 

 

 

-

Nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý

phiếu

250

 

0

 

 

 

 

 

 

 

III.

Tổ chức phối hợp truy quét những điểm nóng về mua bán, cất giữ trái phép động vật hoang dã còn tồn tại trên địa bàn các quận, huyện

 

 

 

127.200

5

636.000

127.200

127.200

127.200

127.200

127.200

1.

Nước uống họp các đơn vị trong lực lượng phối hợp triển khai kế hoạch kiểm tra, truy quét. (24 Quận, huyện x 10 người/lần )

người

240

30

7.200

5

36.000

7.200

7.200

7.200

7.200

7.200

2.

Nhiên liệu phương tiện các lực lượng phối hợp. (20 lít x 3 xe x 2 ngày x 24 quận, huyện = 2880 lít)

lít

2.880

20

57.600

5

288.000

57.600

57.600

57.600

57.600

57.600

3.

Công tác phí cho lực lượng phối hợp. (10 công/ lần x 2 ngày x 24 quận, huyện = 480 công)

công

480

130

62.400

5

312.000

62.400

62.400

62.400

62.400

62.400

IV.

Nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ qun lý

 

 

 

46.550

5

232.750

46.550

46.550

46.550

46.550

46.550

1.

Tổ chức tập huấn bồi dưỡng

đợt

 

 

7.550

5

37.750

7.550

7.550

7.550

7.550

7.550

-

Khảo sát địa điểm tập huấn

công

2

150

300

 

 

 

 

 

 

 

-

Văn phòng phẩm, bút, tập, bìa hồ sơ

bộ

50

10

500

 

 

 

 

 

 

 

-

In ấn tài liệu tập huấn

bộ

50

25

1.250

 

 

 

 

 

 

 

-

Thuê hội trường

ngày

1

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Thù lao báo cáo viên

buổi

2

500

1.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ tiền ăn báo cáo viên

ngày

1

 

0

 

 

 

 

 

 

 

-

Tiền xe báo cáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Chi nước uống 1 ngày

người

50

30

1.500

 

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ tiền ăn người tham gia tập huấn

người

50

 

0

 

 

 

 

 

 

 

2.

Tổ chức học tập kinh nghiệm tại những tỉnh, thành có phong trào nuôi động vật hoang dã được quản lý, phát triển tốt

 

 

 

39.000

5

195.000

39.000

39.000

39.000

39.000

39.000

-

Thuê phương tiện (ô tô)

ngày

3

4.000

12.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Thuê phòng lưu trú (200.000 đồng/ người/ngày x 2 ngày = 600.000đ/người)

người

30

600

18.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ tiền ăn cho những người không hưởng lương từ ngân sách (100.000đ/người/ngày x 3 ngày = 300.000đ/người)

người

30

300

9.000

 

 

 

 

 

 

 

V.

Trang bị phương tiện phục vụ công tác quản lý

 

 

 

915.000

1

915.000

915.000

-

-

-

-

1

Máy vi tính cho bộ phận quản lý, xử lý cơ sở dữ liệu

bộ

2

12.500

25.000

1

25.000

25.000

-

-

-

-

2

Máy in

máy

1

10.000

10.000

1

10.000

10.000

-

-

-

-

3

Trang bị xe 01 ô tô chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm tra

chiếc

1

880.000

880.000

1

880.000

880.000

-

-

-

-

B

NHÓM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

 

 

 

 

 

846.000

380.000

109.000

109.000

109.000

139.000

I.

Tổ chức phổ biến, tập huấn kỹ thuật, học tập kinh nghiệm chăn nuôi

 

 

 

82.600

5

413.000

82.600

82.600

82.600

82.600

82.600

1.

Biên soạn cẩm nang kỹ thuật chăn nuôi

quyển

1

10.000

10.000

5

50.000

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

2.

In Cẩm nang kỹ thuật chăn nuôi

quyển

200

20

4.000

5

20.000

4.000

4.000

4.000

4.000

4.000

3.

Tổ chức tập huấn kỹ thuật

 

 

 

29.300

5

146.500

29.300

29.300

29.300

29.300

29.300

-

Thuê hội trường

ngày

1

5.000

5.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Thù lao báo cáo viên

buổi

2

300

600

 

 

 

 

 

 

 

-

Photo tài liệu tập huấn

bộ

150

25

3.700

 

 

 

 

 

 

 

-

Văn phòng phẩm, bút, tập, bìa hồ sơ

bộ

50

10

500

 

 

 

 

 

 

 

-

Chi nước uống

người/ngày

150

30

4.500

 

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ tiền ăn cho những người không hưởng lương từ ngân sách tham gia tập huấn

người

150

50

7.500

 

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ chi phí đi lại

người

150

50

7.500

 

 

 

 

 

 

 

4.

Tổ chức học tập kinh nghiệm

 

 

 

39.300

5

196.500

39.300

39.300

39.300

39.300

39.300

-

Hỗ trợ người báo cáo mô hình trại nuôi (1 người/trại x 3 trại = 3 người)

người

3

500

1.500

 

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ người hướng dẫn tham quan mô hình ( 2 người/trại x 3 trại = 6 người)

người

6

300

1.800

 

 

 

 

 

 

 

-

Thuê phương tiện

ngày

3

5.000

15.000

 

 

 

 

 

 

 

 

Thuê phòng lưu trú (300.000 đ/người/ngày x 2 ngày = 600.000đ/người)

người

30

400

12.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Chi hỗ trợ tiền ăn cho những người không hưởng lương từ ngân sách; một lượt/ năm (100.000 đ/ngày/người x 3 ngày = 300.000đ/người)

người

30

300

9.000

 

 

 

 

 

 

 

II.

Tổ chức diễn đàn liên kết nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Cá sấu, Trăn trên thị trường thế giới.

 

 

 

8.400

5

42.000

8.400

8.400

8.400

8.400

8.400

1.

Thuê hội trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Chi tổ chức hội thảo

buổi

1

 

8.400

5

42.000

8.400

8.400

8.400

8.400

8.400

-

Người chủ tọa

người

1

200

200

 

 

 

 

 

 

 

-

Thư ký: 100.000 đồng/buổi

người

2

100

200

 

 

 

 

 

 

 

-

Photo tài liệu hội thảo

Bộ

50

20

1.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Văn phòng phẩm, bút, tập, bìa hồ sơ

bộ

50

10

500

 

 

 

 

 

 

 

-

Báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng

bài

5

500

2.500

 

 

 

 

 

 

 

-

Đại biểu được mời tham dự.

người

50

50

2.500

 

 

 

 

 

 

 

-

Tiền nước uống

người

50

30

1.500

 

 

 

 

 

 

 

III.

Xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi động vật hoang dã nâng cao tỷ lệ sinh sản và chất lượng con giống

 

 

 

 

 

391.000

289.000

18.000

18.000

18.000

48.000

1.

Biên soạn, in ấn biểu mẫu đăng ký, phương án, bản thỏa ước hợp tác thực hiện mô hình, sổ ghi chép kỹ thuật

bộ

10

100

1.000

1

1.000

1.000

 

 

 

 

2.

Khảo sát trại nuôi, kiểm tra thực hiện mô hình

 

 

 

18.000

5

90.000

18.000

18.000

18.000

18.000

18.000

-

Chi nhiên liệu phương tiện (30 lít x 5 ngày x 3 lượt) = 450 lít

lít

450

20

9.000

5

45.000

 

 

 

 

 

-

Chi công tác phí:

4 người x 5 ngày x 3 lượt = 60 người

người

60

150

9.000

5

45.000

 

 

 

 

 

3.

Xây dựng mô hình hộ chăn nuôi

 

10

 

300.000

1

300.000

270.000

0

0

0

30.000

-

Hỗ trợ xây dựng mô hình

mô hình

10

25.000

250.000

 

 

250.000

 

 

 

 

-

Chi phí tổ chức thẩm định mô hình

mô hình

10

2.000

20.000

 

 

20.000

 

 

 

 

-

Đánh giá, tổng kết xây dựng mô hình

mô hình

10

3.000

30.000

 

 

 

 

 

 

30.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1955/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020

  • Số hiệu: 1955/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/04/2016
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Thanh Liêm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 26
  • Ngày hiệu lực: 20/04/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản